NHUNG~ NGUOI` LAM^` DUONG` LAC. LOI^' DA~ TINH~ CON ME^

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Hai tài liệu hở mật ở trong nước (Bài 2) Vũ Thư Hiên và Tâm Việt 2003-06-09

Những ngày gần đây, ở trong nước đă có phổ biến trong giới cựu chiến binh trên toàn quốc hai tài liệu úp mở nhằm đả kích ba cá nhân mà Nhà nước đang t́m cách đưa ra xử dưới tội danh “gián điệp.” Sở dĩ ta có thể gọi hai tài liệu kia là “úp úp mở mở” v́ tuy được phổ biến tối đa trên toàn quốc song trong đó lại có ghi “Tài Liệu Sinh Hoạt Nội Bộ Không Đưa Công Khai Trên Các Phương Tiện Thông Tin Đại Chúng.” Có nghĩa là người phổ biến nó muốn giấu bàn tay của ḿnh. Nhưng v́ nó được phổ biến quá rộng răi nên không lạ là cả hai tài liệu đă lọt ra ngoài và gặp một số phản ứng không thuận lợi. Trước đây, chúng tôi đă gửi đến quư vị tài liệu 1 và ghi lại phản ứng của vài người ở hải ngoại. Hôm nay, Tâm Việt tŕnh bầy tài liệu 2, cộng phản ứng, qua giọng đọc của Việt Long và Gia Minh...

Tài liệu 2 mang tên “Những Hoạt Động Vi Phạm Pháp Luật Của Phạm Quế Dương, Trần Khuê Và Trần Dũng Tiến.”

Tài liệu kể lại vụ bắt ông Phạm Quế Dương ngày 28/12/2002 ở Sài G̣n sau khi ông đi gặp ông Trần Khuê về và đă ra đến ga Sài G̣n để chuẩn bị về Hà nội. Tài liệu trông ra cả một âm mưu to lớn “chống đối chế độ” dưới danh nghĩa “Hội chống tham nhũng” và một sự cấu kết “với bọn phản động lưu vong để h́nh thành 6 ‘văn pḥng đại diện’ ở Mỹ, Ca na đa, Nga, Đông Âu, Châu Âu, Châu Á, Châu Úc và 4 đại diện trong nước.” Trong “âm mưu” này, tài liệu thấy cả một nỗ lực to lớn gọi là “câu kết chặt chẽ với những tên cầm đầu phản động lưu vong ở Pháp, Mỹ… âm mưu lập đảng gọi là ‘Phong trào dân chủ’ nhưng lấy danh nghĩa công khai ‘Phong trào đấu tranh chống tham nhũng’ để tập hợp lực lượng nhằm lật đổ chế độ.” Đó là nguyên văn trích từ tài liệu nói trên.

Rồi tài liệu cho biết là “tại nhà [ông] Phạm Quế Dương ở 37 Phố Lư Nam Đế (Hà Nội), cơ quan công an đă thu được 902 đầu tài liệu, trong đó có một số tài liệu ‘tối mật’ của Đảng, Nhà nước.” Công an cũng đă t́m ra, gọi là “phát hiện [ông] Phạm Quế Dương có 4 tài khoản mở tại Ngân hàng, trong đó có tài khoản dành riêng cho việc nhận tiền đô la Mỹ, đồng ơ rô và đồng phờ răng (Pháp). Tại các tài khoản này, trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2000 cho đến tháng 10 năm 2002, Phạm Quế Dương đă 7 lần nhận tiền do Nguyễn Gia Kiểng cầm đầu tổ chức mang danh ‘tập hợp dân chủ đa nguyên’ và một số trong tổ chức ‘Đảng nhân dân hành động’ của Nguyễn Sỹ B́nh từ Mỹ gửi về với tổng số tiền khoảng hơn 200 triệu đồng (qui đổi từ các loại ngoại tệ ra tiền Việt). Lực lượng điều tra c̣n thu được tại nhà Phạm Quế Dương nhiều hoá đơn nhận tiền, hóa đơn chi trả v.v…”

Riêng “tại nhà Trần Khuê ở 296 đường Nguyễn Trăi, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan công an cũng thu được 90 đầu tài liệu liên quan đến hoạt động của các đối tượng đă bị bắt, xử lí về tội làm gián điệp như Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ B́nh và một số đối tượng cơ hội chính trị khác.” Rồi tài liệu cũng đi vào chi tiết ông Trần Khuê nhận được tiền của hải ngoại và có liên lạc với ông Nguyên Khả Phạm Thành Chương ở Úc.

Cuối cùng, tài liệu cho hay là “ngày 22/01/2003, công an thành phố Hà Nội bắt ông Trần Dũng Tiến khi [ông] đang in sao 9 đầu tài liệu, đặc biệt là hai tài liệu do chính [ông] viết: “Hộp đen Trăm ngày đám tang Trần Độ” và “Điên cuồng đàn áp trí thức và sĩ quan quân đội có công với nước.”

Dù cả ba ông đều chưa bị đưa ra ṭa để xét xử nhưng tài liệu trên đă khẳng định và gọi ngay người ta là “chúng”: “Những tài liệu, vật chứng thu được của các đối tượng trên cho thấy chúng đă phạm tội nghiêm trọng, đă câu kết với bọn cầm đầu tổ chức phản động lưu vong người Việt và các thế lực thù địch ở nước ngoài để chống Nhà nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 02/01/2003, cơ quan an ninh điều tra đă khởi tố Phạm Quế Dương và Trần Khuê về tội gián điệp theo điều 80 bộ luật h́nh sự và riêng Trần Khuê c̣n bị khởi tố thêm về tội không chấp hành quyết định quản chế hành chính theo điều 269 bộ luật h́nh sự.”

Tài liệu cũng cho biết, ông “Phạm Quế Dương sinh năm 1932, quê quán Hà Tây, thường trú 37 Lư Nam Đế, Hà Nội; đại tá quân đội, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự, đă nghỉ hưu. Từ năm 1986 [do làm] Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học và Tổ quốc đă cho đăng bài ‘Bàn về sự lănh đạo của Đảng,’ có nội dung đ̣i bỏ điều 4 Hiến pháp, xoá bỏ vai tṛ lănh đạo của Đảng. Từ đó đến nay, mặc dù các cơ quan chức năng đă tiến hành nhiều biện pháp từ giáo dục, khuyên ngăn đến răn đe, cảnh cáo, nhưng [ông tỏ ra] ngày càng ... chống đối chế độ quyết liệt. Với vai tṛ là ‘Đại diện thường trực của Phong trào dân chủ phía Bắc, [ông] thường xuyên liên hệ với một số tổ chức và cá nhân người Việt” ở ngoài nước.

C̣n ông “Trần Khuê [th́] sinh năm 1936 tại Nam Định, thường trú tại 296 Nguyễn Trăi, phường 8, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, nguyên giáo viên trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, nghỉ hưu năm 1989. Từ năm 1999 đến nay, [ông] đă viết một số tài liệu đ̣i xoá bỏ điều 4 Hiến pháp, đổi tên Đảng, tên nước, hủy bỏ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, công kích Đảng, Nhà nước và các đồng chí lănh đạo. [Ông] được cử là[m] ‘đại diện’ cho ‘Phong trào dân chủ’ ở phía Nam.”

Cựu chiến binh “Trần Dũng Tiến sinh năm 1929, hộ khẩu thường trú tại 12 ngơ 95, phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, Hà Nội; năm 1945 tham gia tự vệ, năm 1946, vào bộ đội, học trường Lục quân Trần Quốc Tuấn khoá 3, là sĩ quan tham mưu Sư đoàn 320; năm 1960 bị kỉ luật và chuyển ngành về xí nghiệp Giày da Hà Nội, nghỉ hưu năm 1990. ... Gần đây, [ông] nổi lên với vai tṛ là đầu mối liên lạc giữa [một số người] ở các địa phương; nhiều lần được cử đi Thái B́nh, Hải Pḥng, thành phố Hồ Chí Minh... Từ 1996 đến nay, [ông] đă trực tiếp viết hơn 50 đầu tài liệu... và đă 5 lần bị các lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây bắt... và một lần bị giam giữ hành chính v́ có hành vi [phản đối ở] bên ngoài phiên toà xét xử Lê Chí Quang.”

Được hỏi về tài liệu này, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả “Đêm giữa ban ngày,” con của cựu bí thư riêng của cụ Hồ, ông Vũ Đ́nh Huỳnh, đă cho biết là có nhiều điều sai trong tài liệu trên. Ông nói:

“Chẳng hạn, trong bài viết về lư do bắt bớ các nhà dân chủ có đoạn ‘Tại nhà Trần Khuê... công an cũng thu được 90 đầu tài liệu liên quan đến hoạt động của các đối tượng đă bị bắt, xử lí về tội làm gián điệp như Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ B́nh và một số đối tượng cơ hội chính trị khác.’ Ai theo dơi thời sự cũng biết Lê Chí Quang không hề bị buộc tội gián điệp mà v́ tội ‘tàng trữ và tán phát tài liệu chống nhà nước’ và ‘âm mưu lật đổ nhà nước.’ Nguyễn Vũ B́nh th́ chưa có tội danh v́ chưa có phiên toà.”

Được hỏi về chuyện người ta buộc tội hai ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê nhận tiền nước ngoài để hoạt động lật đổ th́ sao, ông Vũ Thư Hiên đưa ngay ra kinh nghiệm của hai ông tổ CS Các Mác và Ăng ghen. Ông nói:

“Không biết công an Hà Nội có t́m ra một con dao găm, một khẩu súng lục hay một quả ḿn nào trong nhà hai ông ấy không? Hoặc những tờ truyền đơn kêu gọi nhân dân nổi dậy? Chắc là không. Ở nước Đức Karl Marx nghèo lắm khi viết Tư bản luận, có hôm c̣n đói ăn nữa, ông ấy hoàn thành được cuốn sách đó (nói cho đúng, đoạn cuối do Friedrich Engels viết) là nhờ tiền của Engels gửi cho. Karl Marx trong trường hợp này cũng phạm tội có âm mưu lật đổ (chính quyền tư bản Đức), và nhận tiền của bọn phản động nước ngoài (Engels ở Anh) để làm chuyện đó. Khi một người chỉ mới viết ra những ư nghĩ trong đầu ḿnh và chia sẻ ư kiến của ḿnh với mọi người th́ không thể coi người đó là có tội, chính kẻ đàn áp người đó mới là có tội chà đạp nhân quyền.”

Về chuyện tiền nong th́ nhà văn Vũ Thư Hiên cho biết là chỉ riêng cách đây 2 năm ông Phạm Quế Dương đă bị rắc rối v́ VP Bank ở Hà nội tính chặn, không cho ông lănh giải thưởng quốc tế $7000 đô la của ông. Bảy ngh́n, theo ông Hiên, tính theo giá hối đoái hôm nay th́ đă là 110 triệu bạc VN rồi. Nếu ông có hơn thế một chút trong nhà băng th́ thiết tưởng cũng không thể nói là ông lấy tiền của hải ngoại để “âm mưu” bất cứ cái ǵ. Và như chính tài liệu xám kia nói, ông Phạm Quế Dương lại c̣n giữ sổ sách cẩn thận như “nhiều hoá đơn nhận tiền, hóa đơn chi trả v.v…” th́ rơ ràng ông là người làm ăn đứng đắn, công khai chứ không thể là người lúi xùi, gian lận được.

Thành thử tài liệu mà người ta tưởng là đưa ra được để tiền chế một cái án cho ba ông Phạm Quế Dương, Trần Khuê và Trần Dũng Tiến, xem ra lại đầy lỗ hổng. Chả trách, từ tháng 10 năm 2001, nhà thơ Bùi Minh Quốc ở Đà lạt đă bắt chước cụ Tam nguyên Yên đổ mà có bài thơ sau để tặng ông Trần Khuê: Tôi nghe tham nhũng nó lèn ông Nó lại nhâng nhâng vơ hội đồng Ĺ mặt độc quyền: tao tự chống Nhờn môi nó nhậu cả non sông Thân già hiến trọn cho Dân Nước Bút trẻ đâm toang rắn lốt rồng Đêm ngắm sao Khuê càng kính bạn Ngày trông trời biếc chúc xuân ông.

Thế mới biết chưa chắc ai đă dân chủ hơn ai và ai không dân chủ.



-- Nam Cam (deepsea2@optusnet.com.au), July 19, 2003


Moderation questions? read the FAQ