HAY~ XEM NGUY. CONG NO^ BAN' NUOC' CONG~ RAN CAN GA` NHA` NHU THE NAO`

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bruxelles, ngày 27.01.2003 Lội Ngược

Sau Hiệp Định Paris, kư ngày 27.01.1973, người ta nhắc tới câu thơ "Nam quốc sơn hà, Nam đế cư" (được coi như Tuyên Ngôn Độc Lập của dân tộc ta đổi với Bắc triều), với hàm ư Hiệp Định Paris cũng là văn bản thừa nhận Độc Lập của dân tộc ta đổi với thế giới và mở ra một kỷ nguyên mới, Kỷ Nguyên Độc Lập (1), kể từ khi bị thực dân Pháp xâm chiếm tới ngày này.

Sau ngày 30.04.1975, bộ máy tuyên truyền của Hà Nội đưa ra luận điểm "kể từ nay, đất nước ta sạch bóng quân thù" và nhắc lại câu "nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước bằng 5, bằng 10 ngày nay" (tuyên bố của ông Hồ Chí Minh khi Mỹ bắt đầu oanh tạc miền Bắc, chiến tranh lan rộng ra trên toàn lănh thổ Việt Nam).

Về mặt lịch sử, nh́n từ góc độ Cách Mạng Tháng Tám (khởi đầu là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc), trải qua gần 30 năm chiến tranh (1945-1973), chí ít là về mặt lư thuyết, với văn bản lịch sử này, người ta có thể coi đây là kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta, với bao hy sinh, gian khổ, mất mát của nhân dân ta (đại đa số là nông dân ta gánh chịu).

Khi nh́n lại lịch sử, từ sau Hiệp Định Paris, 30 năm đă qua, chúng ta không khỏi bàng hoàng, xót xa khi thấy từ Vinh Quang quá khứ (1973) lại biến thành Ô Nhục thời đại:

1. Một năm sau Hiệp Định Paris, năm 1974, Trung Quốc đem quân xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc đó thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH, miền Nam cũ). Có lẽ theo tính toán của họ, th́ :

•Hoa Kỳ đang bỏ rơi miền Nam và cả Đông Dương (với kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh hay nói cách khác là "thay đổi mầu da của xác chết", c̣n kết quả của cuộc chiến này không c̣n là mối quan tâm của Hoa Kỳ), •chiến tranh Việt Nam sắp kết thúc và đây là cơ hội để chiếm Hoàng Sa v́ khó có khả năng Hoa Kỳ can thiệp trở lại và đối đầu với Trung Quốc trong thời điểm này, •VNCH c̣n phải nỗ lực tiếp tục chiến tranh nên không có sức đề kháng, •c̣n Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH, miền Bắc cũ) chịu ảnh hưởng, áp lực của họ nên tất nhiên không dám hó hóe; do đó, đây là cơ hội bằng vàng để tạo ra t́nh trạng đă rồi.

Ngày nay, đối với Trung Quốc, quần đảo Hoàng Sa đă thuộc về họ, không c̣n điều ǵ phải thương thuyết cả !

Sau đó, theo chính sách gặm nhấm, Trung Quốc đă liên tục, từng bước chiếm đóng một số đảo trong quần đảo Trường Sa, lập các đầu cầu quân sự tại các đảo này và họ sẵn sàng "thương thuyết" song phương với một số nước trong vùng cũng lên tiếng đ̣i chủ quyền, ngoại trừ Việt Nam (!), v́ đối với họ Việt Nam không có tiếng nói nào tại quần đảo này cả (viện dẫn công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ Tướng Chu Ân Lai trước đây).

Để thấy rơ hơn ư nghĩa của việc Trung Quốc, năm 1974, xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, hăy giả sử là từ sau 30.04.1975, nếu quần đảo Hoàng Sa vẫn c̣n là của Việt Nam, th́ việc các nước khác, kể cả Trung Quốc, muốn xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa th́ không phải là việc dễ !. V́, ngoài lănh vực quân sự (là điều Trung Quốc có khả năng thực hiện), trên mọi lănh vực khác (chính trị, ngoại giao, ...) điều này có nghĩa là có chiến tranh giữa hai nước; trong trường hợp Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa, th́ điều này có nghĩa là Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm lăng nước ta !. Chính v́ Trung Quốc đă chiếm được quần đảo Hoàng Sa nên họ dễ dàng dùng chính sách gặm nhấm song song với áp lực chính trị để từng bước lấn chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa, các cuộc đụng độ được giới hạn mức độ để tránh sự chú tâm của dư luận.

2. Năm 1979, lợi dụng lúc Việt Nam đang phải đối phó với Pôn-pốt (tay sai của Trung Quốc) ở miền Nam (có nghĩa là quân chính quy tập trung ở vùng biên giới Việt-Miên, tại biên giới Việt-Trung chỉ c̣n lại quân địa phương mà thôi), Đặng Tiểu B́nh đem quân sang đánh, để "cho Việt Nam một bài học". Trong cuộc chiến tranh biên giới này, Trung Quốc đă lấn chiếm nhiều vùng biên giới, sau đó gài hàng chục triệu quả ḿn trước khi rút quân (2), khiến cho Việt Nam không dễ ǵ lấy lại các vùng bị lấn chiếm. Có lẽ họ đă chuẩn bị tiền đề cho một Hiệp Định Biên Giới Việt-Trung sau này !. Cũng cần nhắc lại là trước và sau chiến tranh biên giới, Trung Quốc vẫn thường xuyên lấn chiếm các vùng đất khác dọc theo biên giới và chẳng ai ngây thơ tới nỗi nghĩ rằng các vùng đất bị lần chiếm chỉ là các nơi "khỉ ho, c̣ gáy", có mất cũng không sao !, các chiến lược gia của họ tất nhiên phải tính toán địa điểm và giá trị chiến lược của các địa điểm mà họ muốn lấn chiếm (thí dụ: các cao điểm và sử dụng các sắc tộc miền núi)

3. Năm 1999, Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, kư tại Hà Nội ngày 30-12-1999, do bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Truyền (Tang Jia-xuan) và bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm kư.

Ngoại trừ các quan chức chóp bu của đáng CSVN, không ai biết ǵ về nội dung của hiệp ước, do đó chúng ta có quyền nghi ngờ rằng đây là hiệp ước "nhượng đất" cho Trung Quốc, v́ nếu đây là một hiệp ước (tương đối) b́nh đẳng, Việt Nam không bị thiệt tḥi quá đáng th́ chẳng việc ǵ Hà Nội phải dấu diếm cả. Một dấu hiệu của sự "nhượng đất" này là ông Lê Khả Phiêu đă bị mất chức Tổng Bí Thư sau đó, trong đại hội 9 đảng CSVN, v́ bị chê trách là đă nhượng bộ Trung Quốc quá nhiều và theo các nguồn tin ở trong nước th́ chính hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh đă chửi ông Phiêu là "ngu" và đă tiết lộ một số nhân nhượng trong hiệp ước với mục đích là hạ bệ ông này. V́ Hà Nội mới chỉ công bố Hiệp ước này (ngày 29.08.2002, trên báo Nhân Dân điện tử, trong mục "Đời Sống Chính Trị", tiểu mục "T́m hiểu pháp luật" (!)) và không công bố các bản đồ (mặc dù chính Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng đă tuyên bố: "Bộ bản đồ này là một bộ phận cấu thành và không tách rời của Hiệp ước năm 1999." ! (3)), phụ lục đính kèm, nên không ai biết đich xác là Việt Nam mất bao nhiêu đất đai và đây có phải là các vùng đă bị xâm chiếm trong cuộc chiến tranh biến giới hay không (nói cách khác, đây có phải là hiệp ước nhằm chính thức hóa các vùng đă bị Trung Quốc lấn chiếm hay không). Theo ước tính của những người trong nước th́ mất khoảng 720-900 km2 (so với Tân Gia Ba chỉ có khoàng 660 km2).

4. Năm 2000, Hiệp định phân định lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, kư tại Bắc Kinh ngày 25-12-2000, do bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Truyền và bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên kư, có chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương chứng kiến. Hiệp định này được kư cùng một lúc với Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa. Cũng giống như Hiệp ước biên giới, cho tới nay, Hà Nội không công bố hai Hiệp định này, chỉ được biết qua miệng ông Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng trong cuộc phỏng vấn "dành cho phóng viên VASC Orient trong chiều 28/1/2002" (4): "chúng ta được 53,2% tổng diện tích và Trung Quốc được 46,8% tổng diện tích Vịnh Bắc Bộ". So với Hiệp Ước Thiên Tân kư giữa Pháp và nhà Thanh, với Hiệp định phân định lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ th́ Việt Nam mất khoảng 10.000 km2 vùng biển, đâu là cơ sở pháp lư, công pháp quốc tế để biện minh cho sự mất mát to lớn này ?. Hơn nữa, từ sự mất biển này, đâu là các hậu quả về kinh tế, quốc pḥng, ngoại giao, ... ?. Hiệp định hợp tác nghề cá, với bề ngoài có vẻ như là một hiệp định kinh tế, nhưng điều này cũng có nghĩa là Trung Quốc có quyền giao thông và khái thác vùng biển này và họ có dùng quyền này vào các mục đích quân sự hay không th́ không ai biết được. Đối với Việt Nam, hai Hiệp định về lănh hải này có nghĩa là dân tộc ta không những bị thiệt tḥi rất lớn về kinh tế mà về quốc pḥng cũng cần đặt câu hỏi: Việt Nam c̣n có điều kiện tối thiểu và tối cần để pḥng ngự ?. Đối với toàn vùng Đông Á và thế giới, hai Hiệp định về lănh hải này có ư nghĩa chiến lược rất lớn: điều này có nghĩa là Trung Quốc kiểm soát được Vịnh Bắc Bộ, và cùng với Hoàng Sa và một phần Trường Sa, làm bàn đạp khống chế toàn bộ vùng Biển Đông ! Các nước trong vùng và thế giới, đặc biệt là các cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ... sẽ phản ứng ra sao ?, khi Trung Quốc dễ dàng dùng đường biển chuyển hàng lậu, khả nghi, ... qua các nước trong vùng ?, khi giao thông trên Biển Đông bị Trung Quốc khống chế ?, khi Trung Quốc đang trở thành một cường quốc quân sự, với tham vọng bá quyền, bành trướng (5) và với những kẻ cầm quyền độc tài, dùng chiêu bài dân tộc quá khích, ôm mộng phục thù phương tây ?, ... Bài học lịch sử về Hitler c̣n đó, các chiến lược gia tây phương không đến nỗi dễ quên, hơn nữa, họ làm việc rất có hệ thống, do đó chắc chắn họ có các sách lược, phương án đề pḥng (tất nhiên là để bảo vệ quyền lợi của họ) (6).



-- Con Chau' Khi~ Dit' Do~ Ho Chi Minh mat^' day. ban nuoc' (khiditdoCongSanVN@thaokhau.net), August 09, 2003


Moderation questions? read the FAQ