neu that su binh dang thi dau so dung den hai chu "dan chu"???

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

TRẦN ĐỘ 1923 - 2002 "Muốn có tự do, hạnh phúc, phải có dân chủ !"

--------------------------------------------------------------------------------

CÂU ĐỒI CỦA HỘI NHÂN DÂN VN CHỐNG THAM NHŨNG:

Vung gươm dẹp giặc ngoài, TRẦN thân xây độc lập. Hạ bút chống thù trong, ĐỘ thế cứu dân quyền.

Ngày thương binh liệt sỹ 27 – 7 – 2002 . Kính viếng hương hồn Anh Tạ Ngọc Phách tức Trần Độ nhân tướng quân Đại Ngộ

Tâm b́nh đẳng không phân cao thấp Một t́nh thương chung khắp thế gian (*) “ Thử tâm vi liễu, thân tiên liễu Tu hướng tuyền đài diện cố nhân ” (**)

Rằm tháng 6 Nhâm Ngọ Chân đền Thánh Gióng Sóc Sơn DƯƠNG HÙNG ghi B2 – P6 Tập thể Văn Chương ĐT: 8 515479

( * ) Lời Kinh Phật (** ) Lời thơ của cụ Phan Bội Châu Nguyễn Công Truyễn dịch:

Thống khối giang sơn ái quốc dân Non nước anh em nghĩ cực ḷng Nhu trung vô kế chủng trầm luân Ḿnh ra tay vớt măi không xong Thử tâm vi liễu, thân tiên liễu Trí kia chưa thoả thân đă chết Tu hướng tuyền đài diện cố nhân Thẹn gặp người xưa ở chín sông

Việt Nam hồn số 7 Ngày 1-7-1926

THƠ TẶNG LĂO TƯỚNG TRẦN ĐỘ

V́ đại nghĩa chân nhân Thân mấy độ trần thân Tướng dẫu không nguyên giáp Hồn vẫn vẹn t́nh dân

Bùi Minh Quốc

VIẾNG LĂO TƯỚNG TRẦN ĐỘ

Công thành không làm phách Danh toại chẳng cầu nhàn Bút gươm vung mấy độ Đáng mặt NGHĨA TƯỚNG QUÂN!

Trần Khuê

THƯ CHIA BUỒN TRƯỚC LINH CỮU TƯỚNG TRẦN ĐỘ

Đă khép lại cuộc đời một anh hùng.

Bảy mươi tám năm, Tạo hóa đă gieo Ông vào giữa ṿng xoáy của ba cuộc chiến trường kỳ, liên tục không một ngày yên nghỉ.

Hôm nay Tạo hóa đă rút Ông đi khi cuộc chiến giành Dân chủ Tự do cho nhân dân chỉ mới bắt đầu.

Nhưng chính trong đoạn thứ ba ngắn ngủi này phẩm chất kết tinh của một thế nhân anh hùng đă kịp thăng hoa.

Trong một thời đoạn ngắn ngủi Ông đă hoàn thành cuộc “đổi mới” gian nan trong con người ḿnh.

Không cần một chiến công huyền thoại. Chưa có ǵ hoàn thiện, càng chẳng có ǵ viên măn như từ Chân lư sinh ra.Tất cả đều b́nh thường, cái ǵ ở Ông cũng c̣n có thể bàn luận, tu chỉnh. Nhưng cái b́nh thường quư giá ấy trong một triệu người chưa dễ đă có một người làm được.

Cái b́nh thường ấy đáng tin cậy, lôi cuốn, có tác dụng làm mẫu v́ nó là kết quả một cuộc chiến nội tâm, tuy diễn ra trong một con người nhưng lại đủ sức tiêu biểu.

Thưa ông Trần Độ linh thiêng.

Bằng những hy sinh của ông trong hai cuộc chiến trước, ông chỉ cần ngậm miệng và nằm khểnh th́ sự hiển vinh hẳn đă có thừa. Vậy mà ông vẫn tự nguyện gánh lấy phần nhọc nhằn đến tận phút lâm chung. Người đời quá khôn, ông thuộc một thiểu số những người tự gánh lấy phần dại. Chẳng hiểu sao lại có câu cửa miệng “Sống khôn chết thiêng”, sống mà tranh khôn hết cả phần thiên hạ th́ chết rồi sẽ rữa ra như cục đất chứ c̣n ǵ mà thiêng được ! C̣n tướng Trần Độ, tôi nghĩ Ông sẽ thiêng như Quan Vũ.

Trước nỗi tiếc thương, mất mát, người ta thường nghĩ : Những người tử tế, ích lợi cho đời th́ sao cứ chịu đủ thứ bệnh tật, sao phải sớm ra đi? Sao ông Trời cứ chơi khăm loài người, bao giờ cũng chia phần hơn cho cái Ác, như thể ủng hộ cái Ác vậy?. Nhưng ngẫm lại đấy chính là cái cung cách để Con Tạo mài giũa, trau truốt và tôn vinh cái Thiện đó thôi.

Trước linh cữu một người anh hùng, tôi kính cẩn nhắc lại câu đối chữ Nho mà tôi đă viếng sống Ông những ngày Ông đang lâm bệnh:

*VĂN VƠ TUNG HOÀNH, TRUNG TƯỚNG PHONG TRẦN, THẾ SỰ SONG KIÊN SONG TRỌNG ĐẢM !

*BẮC NAM XUẤT NHẬP , ĐẠI QUÂN TẾ ĐỘ, HÙNG BINH NHẤT TRƯỢNG NHẤT ĐAN TÂM !

(Khi là quan Vơ, anh hùng. Khi là quan Văn, lại anh hùng. V́ Độc lập, anh hùng. V́ Dân chủ Tự do, lại anh hùng. Khó lắm thay.)

Anh hùng nào đi qua rồi cũng để lại một khoảng trống.V́ tiếc thương ta lo khoảng trống ấy không thể bù đắp. Nhưng tôi lại cứ tin ở ḷng Trời. ḷng Dân. Thiên nhiên chẳng bao giờ bỗng dưng lại để chừa ra một khoảng chân không. Sự nghiệp cao cả mà Ông kỳ vọng và hiến thân nhất định sẽ được tiếp nối.

Đà lạt ngày... Vĩnh biệt (Hà Sĩ Phu, từ nơi quản chế



-- vovanloc (vovanloc@hellokitty.com), December 13, 2003


Moderation questions? read the FAQ