Nói Với hạt cát

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

ĐỖ THÁI NHIÊN

Hạt cát là một vật thể nhỏ li tị Mầu sắc của nó có thể là trắng, vàng hoặc đen. Thông thường hạt cát nằm lặng im trên bãi cát hoang liêu nào đó. Thông thường hạt cát không có khả năng làm cho loài người phải bận tâm. Thế nhưng do những đưa đẩy tình cờ và oái oăm của dòng đời, hạt cát bất ngờ rơi vào một chiếc giầy và nằm giữa hai ngón chân của người mang giầỵ Trong trường hợp này, con người không thể không chú ý tới hạt cát. Con người gần như bị ép buộc phải "nói chuyện" với hạt cát.

Những ngày trước Tết Con Khỉ 2004, tin tức Nguyễn Cao Kỳ về Việt Nam đã mang đến cho người Việt trong và ngoài nước hai suy nghĩ:

- Thứ nhất: về mặt phẩm hạnh làm người và "tài năng" kinh bang tế thế, Nguyễn Cao Kỳ hiển nhiên chỉ là một hạt cát.

- Thứ hai: Sự việc Nguyễn Cao Kỳ "hồi tà" bằng cách tâng bốc tà quyền CSVN với tất cả ngôn ngữ cầu cạnh của "hàng thần lơ láo" đã làm cho dư luận Việt Nam vô cùng khó chịụ Cảm giác khó chịu này chẳng khác nào cảm giác của một người bị hạt cát chen vào nằm giữa hai ngón chân.

Do hai suy nghĩ kể trên, bài viết: "Nói Với Hạt Cát" được thành hình. Hạt cát ở đây chính là hạt cát Nguyễn Cao Kỳ. Câu chuyện bắt đầu:

CHỦ ĐỀ MỘT: ca tụng chế độ độc đảng của CSVN.

Theo tin của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA): ngày 15/1/2004, tại Saigon, Nguyễn Cao Kỳ đã đồng hóa chế độ CSVN với Singapore, Nam Hàn và Đài Loan trước đây để cho rằng một đảng cầm quyền mạnh có thể mang lại "sự ổn định và kỷ luật" nhằm giúp VN thoát khỏi cảnh nghèo khổ.

Trả lời Nguyễn Cao Kỳ:

CSVN là một chế độ nổi tiếng trên khắp thế giới do ba đặc điểm: ít học, tham ô và triệt để độc tàị Trong khi đó lịch sử đã ghi nhận Singapore, Nam Hàn, Đài Loan là ba quốc gia đã phát triển nhờ các chế độ kia có kỷ luật (nhất là không tham ô) và nhờ vào đội ngũ công nhân viên có trình độ cao trên các địa bàn kinh tế, hành chánh, pháp lý. Vì vậy, đồng hóa CSVN với Singapore, Đại Hàn và Đài Loan rõ ràng chỉ là kỹ thuật dối gạt của những tay "cò mồi" vụng về ở các sòng bàị

CHỦ ĐỀ HAI ố Xây dựng kinh tế trước, cải tổ chính trị saụ

Vẫn theo tin tức ngày 15/01/2004 từ Saigon, sau khi chơi golf với chỉ tịch ủy ban nhân dân thành phố của Việt Cộng, Nguyễn Cao Kỳ đã nói với báo chí rằng: "vấn đề ưu tiên là xây dựng nền kinh tế để có một từng lớp trung lưu tại VN và sau đó mới nên nghĩ đến việc cải tổ chính tri.."

Trả lời Nguyễn Cao Kỳ:

Kinh tế là hạ tầng cơ sở, chính trị là thượng tầng kiến trúc, kinh tế là lượng, chính trị là chất. Kinh tế và chính trị chẳng khác nào hai mặt của một bàn taỵ Hai mặt này hỗ trợ lẫn cho nhau để quốc gia phát triển. Ý kiến cho rằng "ưu tiên phát triển kinh tế, sau đó mới nghĩ tới cải tổ chính trị", rõ ràng là suy nghĩ của những người chưa đọc xong bài học nhập môn về chính tri.. Tại các quốc gia dân chủ, mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế được vận hành như sau: trong trường hợp nhà cầm quyền chính trị thất bại trên địa bàn kinh tế do thiếu khả năng hoặc do tham ô, quần chúng sẽ chế tài nhà cầm quyền kia bằng cách xử dụng lá phiếu để chọn cấp lãnh đạo mớị Nhờ vậy, hoạt động kinh tế của quốc gia dân chủ được điều hành hợp lý, quyền lợi kinh tế được phân bổ công bằng cho toàn xã hộị Ngược lại, dưới chế độ CSVN, khẩu hiệu "Ưu tiên phát triển kinh tế, cải tổ chính trị hãy gác qua một bên" đã giúp cho nhà cầm quyền xem lá phiếu của người dân chỉ là trò đùạ Họ không ngừng gia tăng mức độ độc tài và tham ộ Hàng năm, các số hiệu của những cơ quan kinh tế quốc tế đều xác nhận chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá caọ Thế nhưng lợi nhuận của tình trạng tăng trưởng kia đã chạy vào túi riêng của đảng CS thay vì phục vụ phúc lợi xã hộị Điều này giải thích lý do tại sao trong những vụ cháy nhà lớn tại Saigon, VC chỉ có thể chữa cháy bằng vài chiếc xe cứu hỏa còn sót lại từ thời Pháp thuộc. Mới đây nhất, ngày 15/01/2004 nhân một bản tin của đài BBC, người ta được biết: để phục vụ nhiều triệu dân sống tại Hà Nội, bệnh viện lớn nhất của kinh thành Thăng Long chỉ có hai chiếc xe cứu thương! Một mặt CSVN không ngừng rêu rao kinh tế VN ngày càng phát triển. Mặt khác, đời sống của người dân đi kèm với mọi phúc lợi xã hội tại Việt Nam vẫn bị cầm chân ở mức độ tồi tệ nhất. Tại sao có sự mâu thuẫn kiả Thắc mắc này đã được hạt cát Nguyễn Cao Kỳ trả lời: "ưu tiên phát triển kinh tế, sau đó mới nghĩ đến việc cải tổ chính trị".

CHỦ ĐỀ BA- Dân chủ không phù hợp với hiện tình Việt Nam.

Được báo chí hỏi về dân chủ tại Việt Nam, Nguyễn Cao Kỳ trả kời:"Tôi nghĩ rằng: thật là sai lầm khi có một số người, nhất là một số Việt kiều ở Hoa Kỳ, hiện nay vẫn còn kêu gọi,đòi hỏi là Việt Nam phải áp dụng một số hình thức dân chủ như hiện nay họ được hưởng tại Hoa Kỳ." Nguyễn Cao Kỳ kết luận: "Đó là một điều sai lầm. Nó không phù hợp với tình thế hiện nay tại Việt Nam."

Trả lời Nguyễn Cao Kỳ:

"Tình thế hiện nay là tình thế nào ? Tình thế độc tài áp bức nhằm bảo vệ tập đoàn thiếu học và tham ô ư ? Không riêng gì người Việt Nam tại Hoa Kỳ mà là người Việt trên toàn thế giới, kể cả người Việt ở trong nước, kể cả hàng ngũ cựu đảng viên cao cấp của CSVN và rất nhiều người trong giới trẻ do CSVN đào tạo đều nhất loạt và quyết tâm đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ. Các tổ chức vận động tự do dân chủ này không hề chọn mô thức dân chủ của bất kỳ quốc gia nào để làm mẫu mực cho Việt Nam tương laị Dân chủ mà người Việt Nam đang nỗ lực đấu tranh cần được giải thích theo nghĩa phổ quát nhất: đất nước là đất nước của toàn dân.Vì vậy, toàn dân phải có quyền chỉ định thành phần lãnh đạo quốc gia thông qua sự việc quyền ứng cử và bầu cử của người dân phải được tuyệt đối tôn tro.ng. Đó là nội dung cốt lõi của dân chủ. Đó còn là chân ý nghĩa của tính chính thống chính trị mà mọi nhà cầm quyền đều phải tuân giữ. Chế độ CSVN là con đẻ của những cuộc bầu cử gian dốị Chế độ này hiển nhiên là một chế độ phi chính thống, nó đang tiến vào hố đào thải của lịch sử.

CHỦ ĐỀ BỐN ố Giọt nước mắt của Nguyễn Cao Kỳ.

Một ngày sau khi về tới VN, Nguyễn Cao Kỳ đã tâm sự với CS :trong suốt cuộc đời chìm nổi của mình, đương sự đã hai lần khóc. Lần thứ nhất vào cuối tháng 04/1975, và "lần thứ hai tôi khóc chính là lúc trên máy bay trở về VN khi sắp hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất."

Trả lời Nguyễn Cao Kỳ

Trên nghệ thuật sân khấu kịch nghệ, khán giả thường thấy hai loại kép. Đó là kép độc và kép mùị Kép độc là diễn viên đóng vai phản trắc, độc ác... Kép mùi là diễn viên tạo cho khán giả cảm nghĩ ngậm ngùi xúc đô.ng. Tự biết hành động "hồi tà" của Nguyễn Cao Kỳ là một tội phạm cực độc, viên tướng "đào ngũ trốn theo địch quân" đã cố gắng vỗ về dư luận bằng cách dùng hai giọt nước mắt để chuyển từ kép độc sang kép mùị Điều đáng chú ý là Nguyễn Cao Kỳ không hề giải thích ý nghĩa của hai giọt nước mắt kia.Cho.n thái độ không giải thích Nguyễn Cao Kỳ có ẩn ý tránh né những câu chất vấn mà đương sự không thể trả lờị Nước mắt nào cho Phạm Phú Quốc, Lưu Kim Cương và hàng ngàn chiến sĩ không quân khác? Nước mắt nào cho biết bao chiến sĩ VNCH đã gục ngã để Nguyễn Cao kỳ được sống đế vương tại VNCH ? Nước mắt nào cho đông đảo quần chúng Tân Sa Châu khi bị Nguyễn Cao Kỳ "thề cuội" trước giờ trốn khỏi VN năm 1975? Nước mắt nào cho hàng trăm ngàn đồng bào đã chết trong lòng biển trên đường đi tìm tự dỏ Nước mắt nào cho hàng triệu quân cán chính VNCH bị tàn phế hoặc tử vong trong các trại tù CS? Đàng sau những câu chất vấn không thể trả lời vừa nêu vẫn chỉ là hai giọt nước mắt tiền chế của kép mùi Nguyễn Cao Kỳ.

CHỦ ĐỀ NĂM ố Hãy quên quá khứ .

Gác hai giọt nước mắt qua một bên, Nguyễn Cao Kỳ tiếp tục lấy lòng VC. Ông lớn tiếng kêu gọi: "Tôi nghĩ rằng bổn phận của tất cả mọi người VN là phải đoàn kết để xây dựng VN thành một con rồng tại Á Châụ Hãy quên đi quá khứ và hướng về tương laị"

Trả lời Nguyễn Cao Kỳ.

Muốn biết người VN có nên quên quá khứ hay không, chúng ta hãy suy nghĩ về quá khứ trên hai lập trường: điều hành xã hội và phục vụ lịch sử.

1) Lập trường điều hành xã hội:

Một cựu phạm nhân tội đại hình bị giám đốc của một xí nghiệp bác đơn xin việc làm với lý do lý lịch bất hảọ Trong trường hợp này, cựu phạm nhân không thể khiếu nại là xí nghiệp đã không chịu "quên đi quá khứ" của đương đơn. Chẳng những không quên đi quá khứ mà còn phải ghi nhận quá khứ như một kỹ thuật trọng yếu trong việc điều hành xã hộị Không quên quá khứ không phải là vấn đề tình cảm cá nhân hay tư thù của mỗi người, mà là nhu cầu không có không được của công cuộc duy trì an ninh trật tự xã hộị

Nếu mang tội ác của một cá nhân lẻ loi so sánh với tội ác của một đảng thì đó là cuộc so sánh giữa hạt muối và biển cả. Đối với một cá nhân phạm nhân, xã hội không thể "quên đi quá khứ", tại sao Nguyễn Cao Kỳ lại ngớ ngẩn kêu gọi người Việt Nam hãy quên đi quá khứ của tập đoàn ác đảng CSVN? Chính vì không quên quá khứ cho nên người dân ở các xã hội dân chủ đã sử dụng lá phiếu để phế bỏ quyền hành của những cấp lãnh đạo, những chánh đảng đã phạm lỗi lầm trong quá khứ. Chỉ có nhân dân Việt Năm mới là chủ thể duy nhất có thẩm quyền ra tuyên phán có nên quên quá khứ đối với CSVN hay không. Muốn biết nhân dân tuyên phán như thế nào, CSVN hãy để cho nhân dân được quyền tự do ứng cử và bầu cử.

2/ Lập trường phục vụ lịch sử:

a/ Vấn đề ranh giới quốc Cộng:

Lịch sử của loài người nói chung và của mỗi dân tộc nói riêng là một cuộc đấu tranh bất tận giữa Thiện và Ác. Ác là những kẻ phản quốc, cướp chính quyền, độc tài, tham ô, bán nước. Không cần phải "tố Cộng" dông dài, tất cả người Việt Nam đều biết, thế giới đều biết, CSVN là một ÁC ĐẢNG. Thiện là những người yêu nước, tận tâm phục vụ quốc gia, những người lương hảo mà chúng ta thường gọi là NGƯỜI QUỐC GIẠ

Nhiệm vụ của mỗi công dân đối với lịch sử là bền bỉ bảo vệ lịch sử, giúp cho lịch sử tiến về hướng xây dựng một xã hội tự do dân chủ hơn, công bằng hơn, Người hơn. Nói cách khác nhiệm vụ của mỗi công dân đối với lịch sử chính là nhiệm vụ làm cho Thiện thắng Ác, Quốc thắng Cô.ng. Xã hội nào cũng có vấn đề Thiện chống Ác. Trong xã hội Việt Nam hiện nay cái ác lớn nhất là Ác Cô.ng. Kêu gọi "quên đi quá khứ" hàm ý kêu gọi xóa bỏ ranh giới Quốc - Cộng, ranh giới Thiện ố Ác. Con người khác loài vật ở chỗ con người có khả năng phân biệt Thiện ố Ác, làm điều Thiện, tránh điều Ác. Xóa bỏ ranh giới Thiện ố Ác (ngôn ngữ thời sự gọi là ranh giới Quốc Cộng) có nghĩa là đưa con người xuống hàng động vật. Tương quan giữa Người với Người là tương quan giữa con vật với con vật. Xã hội loài người sẽ biến thành rừng xanh trong đó thảo khấu các loại được tự do tung hoành.

b/ Tính chính thống của chế độ chính tri..

Toàn dân là chủ nhân ông của đất nước. Toàn dân sử dụng lá phiếu để xây dựng chế độ chính tri.. Một chế độ như vậy gọi là chế độ có tính chính thống. Tính chính thống chính trị là công cụ giúp người dân dùng lá phiếu để trừng phạt nhà cầm quyền, truất phế nhà cầm quyền khi nhà cầm quyền làm điều ác. Tính chính thống vừa là cây roi, vừa là kim chỉ nam giúp cho các chế độ chính trị điều hành quốc gia theo đúng hướng của lịch sử: hướng Chân, Thiện, Mỹ.

Chế độ CSVN có Ủy Ban Nhân dân các loại, có Quốc hội nhưng tất cả đều được "dân bầu" theo kiểu "Đảng chỉ định, công an kiềm kẹp, dân bầu". Chế độ CSVN hiển nhiên là một chế độ phi chính thống.

- CSVN là một ác đảng.

- CSVN là một chế độ phi chính thống.

Hai yếu tố kể trên đã hối thúc tất cả người Việt Nam hãy duy trì ranh giới Thiện ố Ác, ranh giới Quốc ố Cộng để quyết tâm đấu tranh cho một chế độ chính trị chính thống, một chế độ tự do dân chủ thực sư.. Đo Ôlà câu trả lời đanh thép của lịch sử dành cho luận điệu tuyên truyền xảo quyệt của kẻ ác "hãy quên đi quá khứ".

Năm chủ đề nằm trong kịch bản "hòa hợp hòa giải" do hạt cát Nguyễn Cao Kỳ trình diễn tại Saigon đều là năm chủ đề xây dựng trên những luận cứ ấu trĩ, trái với sự thực của lịch sử. Tuy nhiên, sau khi vở kịch chấm dứt, sau khi tấm màn sân khấu hạ xuống, người xem kịch đã nhanh chóng nhận ra phản tác dụng của vở ki.ch. Phản tác dụng kia được hiện giải bằng phương pháp lý luận tổng hợp giữa tương phản và loại suỵ Điều này có nghĩa là chúng ta hãy ghi nhận và suy nghĩ ngược lại những gì Nguyễn Cao Kỳ đã nói rạ Sau đó lấy toàn bộ hiện tình chính trị Việt Nam trừ đi những điều đã nóị Phần còn lại chính là sự thực. Sự thực đó là: bên dưới những lời biện hộ vá víu của Nguyễn Cao Kỳ dành cho CSVN lại chính là lời thú nhận rằng chế độ CSVN là chế độ tuyệt đối không có dân chủ nhân quyền. Những tổ chức được Việt cộng tôn xưng là Ủy Ban Nhân Dân, là Quốc Hội hiển nhiên là hàng giả.

Mặc dầu kịch bản "hòa hợp hòa giải" chất chứa vô số sự kiện vụng về và phản tác du.ng. Thế nhưng chắc chắn "Hạt cát Nguyễn Cao Kỳ" không có khả năng dàn dựng ra kịch bản đó. Vậy ai tà tác giả thực sự của tác phẩm kiả câu trả lời nằm ở bản tin sau đây:

Các năm về trước Nguyễn Cao Kỳ đã nhiều lần xin được về thăm Việt Nam nhưng đều bị CSVN bác đơn. Thế rồi tháng 7 năm ngoái (2003) Nguyễn Đình Bin, Đại Sứ CSVN tại Pháp đã tìm cách tiếp xúc với Nguyễn Cao Kỳ và thu xếp cho ông này về Việt Nam trước tết Giáp Thân". (Tin tức này do chính Nguyễn Cao Kỳ nói với báo chí tại Saigon).

Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, CSVN chính là bộ óc đã tạo ra những ấu trĩ và phản tác dụng trong vở tuồng "hòa hợp hòa giải". Sự thể này minh chứng dứt khoát rằng CSVN rất gian trá nhưng hoàn toàn không khôn ngoan. Bước qua năm con Khỉ 2004, bài viết này gửi đến Bộ Chính trị CSVN lời chúc năm mới: chúc rằng Năm Mới Việt Cộng khôn ngoan hơn năm cũ. Trên tuyệt đỉnh của khôn ngoan CSVN sẽ nghe được tiếng nói nghiêm khắc của lịch sử: trao trả tự do dân chủ vốn của nhân dân về lại với nhân dân là quyết định khôn ngoan nhất.

ĐỖ THÁI NHIÊN

-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), February 02, 2004


Moderation questions? read the FAQ