Người Việt ở Đài Loan: “Ô sin” là kiếp tôi đ̣i

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Người Việt ở Đài Loan: “Ô sin” là kiếp tôi đ̣i

(Phóng sự riêng cho NV)
Nguoi Viet on line, Friday, March 05, 2004 3:03:53 PM

Phóng sự của Vũ Như Thật

“Ô sin” nghĩa là người đi ở, làm việc trong nhà, chị sen, cô sến, la phông tên, vân vân. Trong một tuần lễ ở Đài Loan tôi được nghe mọi người Việt dùng hai chữ này không ai cần giải thích. V́ ở Việt Nam đă quen dùng từ khi bộ phim Ô Sin được chiếu, ai cũng hiểu tên gọi mới này. Bộ phim Ô Sin chiếu ở Việt Nam trước đây mươi năm, nhân vật chính làm người ở tên là cô Ô Sin, một nông dân Nhật Bản, đă được biến thành danh từ chung ở Việt Nam.

Kiếp ô sin bắt đầu tủi nhục ngay từ khi bước chân ra phi trường, bị các nhân viên công an cửa khẩu đối đăi khinh rẻ và đôi khi rất thô bạo. Một người bạn tôi mới đi Việt Nam trở về kể rằng khi chị ra tới phi trường th́ thấy một đám phụ nữ đi chung. Khoảng một chục cô, mỗi người đều mặc cái áo khoác ngoài mầu xanh đậm giống nhau, trên áo có bảng tên từng cô và nhăn hiệu của công ty tuyển người. Nhân viên phi cảng quát tháo với họ: “Sao lại viết thế này?” Hoặc: “C̣n thiếu một thứ giấy nữa! Đi về làm lại đi!” Cô gái không biết chữ ngẩn ngơ không biết trả lời sao chỉ biết dạ dạ vâng vâng líu ríu cúi đầu đi ra. Trong khi đó, ông bạn tôi là Việt kiều về nước du lịch được chào đón tử tế, lễ độ. Ông nhận xét: Người Việt Nam thường hay khinh rẻ người Việt Nam nhất!

Cô Diễm Quyên ở Đài Bắc đă nhiều lần phải ra ṭa án quận Sĩ Lâm làm thông dịch cho mấy ô sin bị chủ nhân đối xử tàn ngược. “Nhiều người không biết chữ, chữù Việt Nam cũng không biết,” cô nói. “Và tiếng Quan thoại th́ biết rất ít.” Cô Quyên làm việc với tính cách thiện nguyện, trong một tổ chức giúp đỡ các người lấy chồng hoặc đi làm tại Đài Loan. Nhiều ô sin đă được ṭa án giải thoát ra khỏi cảnh làm việc như nô lệ.

Chị Phượng, làm việc ở một quán ăn tại Đài Bắc, đă nói với tôi rằng phần lớn các ô sin là người miền Bắc Việt Nam, đông nhất là từ miền Nghệ Tĩnh. Cũng v́ đó là những miền đông dân và nghèo nhất nước. Người miền Nam không đi làm ô sin v́ không chấp nhận cảnh cực khổ như vậy được; họ đi làm “cô dâu,” c̣n đỡ cực khổ hơn. Theo tờ báo Lao Động ở trong nước, một công ty xuất khẩu cá Cafatex ở miền Hậu giang cũng như nông trường Sông Hậu đă không kiếm được nữ công nhân làm việc v́ nhiều cô gái vùng này bỏ đi lấy chồng Đài Loan. Công ty may quần áo Ô Môn, Tây Đô ở Cần Thơ đă phải ra miền Trung để tuyển công nhân. V́ chỉ sốn ở miền quê, tŕnh độ học vấn quá thấp nên các ô sin Việt Nam không thông hiểu ǵ hết khi kư các hợp đồng. Có người được công ty mối lái nói sẽ qua Đài Loan làm việc trông nom một bà già, nhưng khi đến nơi th́ phải hầu hạ cho cả một gia đ́nh; mà nhà này lại chứa bạc, ngày nào cũng đông khách. Khách đánh bạc suốt ngày, chị sen phải làm việc từ 8 giờ sáng tới nửa đêm mới được nghỉ. Nhưng tại sao không bỏ việc, khi chủ nhân làm trái với hợp đồng? V́ chính chị sen không dám bỏ. Thà rằng chịu khổ cực nhưng c̣n có việc làm và giúp được gia đ́nh ở Việt Nam, c̣n hơn trở về nước và chịu cảnh thất nghiệp. Lợi tức của một nông dân Nghệ Tĩnh có thể không tới mươi đô la một tháng, số tiền kiếm được ở Đài Loan sau khi chính bản thân ḿnh có cơm ăn hàng ngày cũng là một số lớn. Trong bài trước tôi đă nói đến một “cô dâu” 19 tuổi từ Củ Chi qua, v́ cô là chị lớn nhất nhà với 4 đứa em mà cô kiếm được việc làm.

Báo chí ở Sài G̣n đă kể chuyện chị Nguyễn Kim Thanh khi tới phi trường Trung Chính ở Đài Loan đă bị người chủ giật lấy tấm thể thông hành, hộ chiếu, để kiểm soát. Trong mười ngày đầu tiên làm việc chị bị chủ nhân đánh, đấm, đạp, bạt tai và phạt đứng ṿng tay nghe chửi. Theo hợp đồng chị phải giúp việc cho một gia đ́nh bốn người nhưng cuối cùng phải vào làm cho cơ xưởng sản xuất rượu của chủ nhân. Làm vệ sinh, khuân vác, từ 5 giờ sáng, tối về mới làm việc nhà cho đến nửa đêm. Sau 20 ngày như vậy, chỉ kêu cứu cảnh sát Đài Loan rồi được đưa trả về nước. Một trường hợp khác, cô N.T.T.V. kư hợp đồng làm việc cho một gia đ́nh 6 người, nhưng đến Đài Loan th́ phải làm việc cho một quán karaoke, bi đánh dập, có khi bị phạt không trả lương, sau cùng bị truc xuất về nước. Có cả những trường hợp các cô ô sin bị sách nhiễu t́nh dục.

Các ô sin được trả lương ra sao? Một tháng được nhiều nhất từ 15 đến 18,000 đồng tiền Đài Loan (NT.) Trong những tháng đầu, sau khi trừ các khoản nợ phải trả cho công ty môi giới cùng các thứ thuế má, bảo hiểm sức khỏe, th́ c̣n lại được 3,000 NT. Sau sáu tháng làm việc, số tiền bị trừ bớt đi, có thể để dành được 5,000. Số tiền đó tăng lên, sau hai năm nh́u cô giữ lại được 12,000 NT. Con số 5,000 NT tương đương với 150 đô la, gần bằng số thu nhập trung b́nh một năm của người nông dân miền Bắc. Khi tính toán như vậy th́ những người đi làm ô sin phải kể là may mắn.

Nhưng họ làm việc không kể giờ giấc và không có giới hạn về công việc. T́nh trạng đó các cô người làm người Việt Nam mới chịu, c̣n các cô ô sin nước khác thường không chấp nhận. Tôi đă gặp trên xe lửa một cặp bạn trẻ chừng 20 tuổi người Indonesia, anh chàng làm công nhân c̣n cô bạn nhỏ bé th́ làm việc trong nhà, một ô sin. Cả hai đều biết chút tiếng Anh và họ tṛ truyện với người lạ một cách tự nhiên, vui vẻ. Cô cho biết số lương của cô cũng ngang các ô sin Việt Nam nhưng mỗi tuần cô đều có ngày nghỉ. Hai người mới đi chơi cả ngày, v́ cả hai được nghỉ. Trên xe lửa từ Đài Bắc đi ra ngoại ô tôi cũng gặp ba bốn cô người Phi Luật Tân, họ cũng đi làm việc trong nhà ở Đài Loan, họ đều trong lớp tuổi 18, 20 và nói chuyện tíu tít vui vẻ sau một ngày nghỉ đi chơi với nhau.

Người Phi Luật Tân đă đi làm công trong nhà ở các nước khác từ nhiều thập niên trước, họ làm việc ở Hồng Kông, Singapore, cũng như Đài Loan. Cho nên các cô ô sin người Phi đều biết chút tiếng Anh và biết các bổn phận cũng như quyền lợi của họ, hơn các cô từ Việt Nam qua. Các công nhân người Phi Luật Tân và người Thái Lan sang làm việc ở Đài Loan đều có nghiệp đoàn bảo vệ họ. Công nhân Phi nhiều người đă tốt nghiệp chương tŕnh hai năm ở trường cao đẳng, và nói được tiếng Anh nên cũng được đăi ngộ tốt hơn. Chủ nhân người Đài Loan không thể bóc lột được họ, số giờ làm việc tối đa mỗi tuần là 42 giờ rưỡi theo luật định, như dân bản xứ. Và lương tối thiểu là gần 16 ngàn NT. V́ các công nhân Phi và Thái được đại diện của nước họ ở Đài Loan hướng dẫn, có nghiệp đoàn bảo vệ cho nên quyền lợi của họ được tôn trọng. Có những vụ công nhân làm việc trong nhà người Phi Luật Tân ở Hồng Kông bị bạc đăi là báo chí trong nước Phi và đảng đối lập đă phản đối chính phủ ngay, gây ồn ào khiến chính quyền xứ Hồng Kông cũng phải can thiệp.

Đại diện chính quyền Việt Nam ở Đài Loan, văn pḥng Kinh tế Văn hóa Biện sự xứ nằm trong một cao ốc ở đường Tùng Giang lộ, không lớn hơn một văn pḥng phường khóm. Nhân viên ở đó vẫn giữ tác phong cán bộ công an phường, coi các người Việt Nam đến lo giấy tờ như đến xin ân huệ của nhà nước. Và ở trong nước th́ các tờ báo chỉ đăng các tin giật gân về những vụ các cô dâu bị bạc đăi chứ không dám đặt vấn đề cho các nhà ngoại giao Việt Nam.

Mỗi cô ô sin đi làm ở Đài Loan cũng phải đầu tư một số tiền. Những người ở Đài Loan cho tôi biết họ phải chi 30 triệu đồng Việt Nam, bào Tuổi Trẻ ở Sài G̣n cho con số 15 triệu đồng. Tương đương với 10 lần thu nhập b́nh quân của một nông dân. nếu chưa làm được hai năm mà đă phải trở về th́ coi như lỗ vốn. V́ vậy không mấy ai dám bỏ việc, càng không dám phản đối gây khó khăn cho người chủ. Ngoài ra, các ô sin Việt Nam khi ở trong nước đă quen sống dưới một xă hội độc tài, gia trưởng, nh́n lên trên là chỉ biết sợ cho nên cũng không có thói quen đ̣i hỏi quyền lợi.

Đến đây chúng tôi xin kết thúc loạt bài phóng sự về người Việt Nam ở Đài Loan. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn người Việt ở Đài Loan đă giúp tôi các tin tức, đưa tới các nơi cần gặp và giới thiệu với nhiều người. Đặc biệt chúng tôi xin cảm ơn cô Nguyễn Diễm Quyên ở Đài Bắc, anh Kiếp Ve Sầu, một biệt hiệu, và cô Thảo ở Chung Ly. Ở nơi xa quê hưong mà đuợc gặp đồng bào là một niềm vui, nhất là khi đuợc chia sẻ với nhau những chuyện về cuộc sống. Cảm ơn vợ chồng Chương-Phụng và Greg (Tài Lộc) đă cho tôi chỗ trú ngụ và chỉ dẫn đường đi để tôi làm xong công việc này. Xin hẹn ngày gặp lại.

Vũ Như Thật

-- Con cua cu Ho - Nong Duc Manh (Con_cua_cu_Ho@hn.vnn.vn), March 05, 2004


Moderation questions? read the FAQ