ĐÔI D̉NG LỊCH-SỬ NƯỚC VIỆT

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Fr..vietsciences

Lich-sử tên nước Việt Theo ḍng lịch sử, nước Việt Nam đă mang nhiều Quốc hiệu : Vào niên đại vua Kinh Dương, năm 2879 TCN., với quốc hiệu Xích Quỷ, địa bàn quốc gia rộng lớn, phía bắc tới sông Dương tử (cả vùng hồ Động Đ́nh), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái B́nh Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, thuộc nước Tàu ngày nay). Về sau do sự lấn áp vơ dơng của du mục Hoa tộc, Việt tộc lui dần về địa bàn gốc. Đánh dấu bằng các niên đại vua Hùng với tên nước là Văn Lang. Năm chót của niên đại này là năm 257 tr.D.L.

Văn Lang (2879 - 258 TCN) : Thuộc về đời Hồng Bàng Đầu thời kỳ đồ đồng, những bô lạc người Việt sống ở miền Bắc và phía Bắc trung tâm Việt Nam. Tính ra có khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng cao nguyên mièn Bắc và miền châu thổ sông Hồng Hà, hơn 12 nhóm Âu Việt sống nơi miền Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, pḥng chống lụt lội, chống lại kẻ thù... Họ có khuynh hướng gom tụ lại thành một nhóm to lớn hơn. Trong số những bộ lạc Lạc Việt, Văn Lang là mạnh nhất. Những bộ lạc Lạc Việt được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người cầm đầu tự xưng là Hùng Vương.

Trong thời kỳ đô hộ bởi Chế độ phong kiến phương Bắc, nước Việt Nam bị chia cắt nhiều và mang tên như là những quận huyện của nhà nước cai trị đương thời : Năm 221 trước CN, Tần Thủy Hoàng, vua Trung Hoa, xâm chiếm lănh thổ Việt. Nhà Tần lược định phía Nam và gọi là Tượng quận (246 -206 TCN).

Âu Lạc (257 - 207 TCN) : Đời nhà Thục An Dương Vương Âu Việt đă đuổi được Trung hoa và lấy tên Âu Lạc (năm 208 trước CN).

- Nhà Hán lật đổ nhà Triệu và chia Tượng quận ra thành 3 quận nhỏ : Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (202 TCN - 220).

- Cuối nhà Đông Hán trị v́ ở Trung Quốc, vua Hiến Đế đổi quận Giao Chỉ thành Giao Châu. Nhưng sau đó bị Trung Hoa xâm lấn trong suốt 700 năm.

Mùa Xuân 542, Lư Bi xua đuổi được quân Tàu và tự xưng vua nước Vạn Xuân nhưng không bao lâu lại bị quân Tàu chiếm trở lại từ năm 602 cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng trận Bạch Đằng năm 938 và chấm dứt sự đô hộ của người Tàu.

- Sau đến nhà Đường: Nước Việt Nam lại mang tên mới là An Nam đô hộ phủ (618 - 907)

Đại Cồ Việt : Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh thắng Thập nhị Tướng Quân và thống nhất lănh thổ, ông xưng Vương và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Tên này giữ nguyên dưới triều đại nhà Đinh (869-979), Lê (980-1009) và cho đến đầu triều đại nhà Lư (1010-1053).

Đại Việt : Năm 1054, vua Lư Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. Tên này được giữ cho đến đời nhà Trần.

Đại Ngu

Năm 1400, Hồ Quư Ly cướp ngôi vua Trần và đổi quốc hiệu là Đại Ngu (nghĩa là ḥa b́nh). Tên này được dùng cho đến khi quân Minh xâm chiếm nước Đại Ngu và thắng họ Hồ năm 1407.

Sau 10 năm kháng cự với quân Minh đang xâm chiếm nước ta (1418-1427), Lê Lợi đại thắng quân Minh. Năm 1428 ông lên ngôi và lấy trở lại tên cũ là Đại Việt. Tên này tồn tại trong suốt triều đại nhà Lê (1428-1787) và nhà Tây Sơn (1788-1810).

An Nam quốc : Nhà Tống công nhận một quốc gia độc lập, dưới triều vua Lư Anh Tông

Việt Nam (1802) : Thời vua Gia Long thống nhất cả hai miền Nam Bắc, lấy quốc hiệu là Việt Nam từ chữ An Nam và Việt Thường

Đại Nam : Trong triều đại Minh Mạng (1820-1840) tên nước lại được đổi là Đại Nam nhưng cái tên Việt Nam vẫn tồn tại rộng răi khắp nơi trong văn chương, kinh tế và xă hội.



-- Ng-V-Nam (tosu_cs@yahoo.com), March 08, 2004

Answers

Response to ĐĂ”I DĂ’NG LỊCH-SỬ NƯỚC VIỆT

(Fr..Vietscience)

Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam

Chữ Hán:

Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam c̣n lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng h́nh (chữ Hán cổ). Điều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi. Đến thế kư VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng răi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, v́ vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.

Chữ Nôm:

Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đ̣i hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và t́nh cảm của bản thân người Việt. Chính v́ vậy chữ Nôm đă ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.

Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá tŕnh h́nh thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rơ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).

Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đă xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt.

Từ thời Lư thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV th́ hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Theo sử sách đến nay c̣n ghi lại được một số tác phẩm đă được viết bằng chữ Nôm như đời Trần có cuốn Thiền Tông Bản Hạnh.

Đến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đă phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như Hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đă có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.

Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa.

Chữ Quốc Ngữ hiện nay:

Alexandre de RHODES Pigneau de Behaine (1741-1799)

Ông Alexandre de RHODES viết quyển Từ điển Portugais-Latin-Vietnamien và tham dự việc chuyển sang mẫu tự alphabet La Mă.

Việc chế tác chữ Quốc Ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục ḍng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai tṛ của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre de RHODES (Avignon, 1591 - Perse, 1660 )

Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đă có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Đặc biệt là ông đă dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày.

Xét về góc độ ngôn ngữ th́ cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công tŕnh đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. C̣n cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói b́nh dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.

Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh đă khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine ( Bá Đa Lộc) th́ chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang dùng hiện nay.

Hành tŕnh của chữ viết Việt Nam

(Phạm Đức Dương) Tiếng Việt Mường như nhiều người đă biết, được h́nh thành cách đây gần 3000 năm do kết quả của quá tŕnh cộng cư giữa người Môn-khmer với người Tày cổ, h́nh thành một cộng đồng dân cư mới ở tam giác châu thổ sông Hồng, sông Mă. Ngôn ngữ Việt - Mường chung gồm hai phương ngữ chính là tiếng kẽ chợ ở đồng bằng và tiếng miền ngược ở trung du miền núi. Khi nhà Hán đặt ách thống trị ở Giao Chỉ (đồng bằng Bắc bộ) vào năm 111 sau Công Nguyên, cư dân ở đồng bằng đă tiếp xúc với văn hóa Hán thông qua bộ máy cai trị của các quan thái thú. Với chính sách đồng hóa và nô dịch, họ đă mở trường học chữ nho, bắt người Việt sống theo điển chế Trung Hoa... do ảnh hưởng của 1000 năm đô hộ của người Trung Hoa mà tiếng kẻ chợ đă trở thành tiếng Việt và tiếng miền ngược trở thành tiếng Mường ngày nay.

Đến thế kỷ thứ 10, khi người Việt giành được độc lập và dựng nên quốc gia Đại Việt, tiếng Việt trở thành tiếng phổ thông và tách khỏi tiếng Mường.

Suốt mười thế kỷ độc lập, các triều đại quân chủ Việt Nam tự nguyện tiếp nhận mô h́nh văn hóa Hán một cách chủ động và thống nhất trong cả nước. Chữ Hán được dùng làm quốc tự trong triều đ́nh, trong thi cử, trong văn chương bác học. Đó là thứ chữ của giai tầng thống trị được suy tôn trọng vọng và là chữ chính thống. Song song với nó, tiếng Việt tồn tại trong quảng đại quần chúng và là quốc ngữ. Do đó dẫn đến một nghịch lư: quốc tự của triều đ́nh không phải để ghi quốc ngữ. V́ vậy người Việt phải mượn kư tự chữ Hán để ghi tiếng Việt, đánh dấu sự ra đời của chữ nôm. Đó là điều đáng ngạc nhiên v́ khi đó các nước láng giềng của ta như Lào, Cam-pu-chia, Thái lan... đều mượn chữ ấn Độ để sáng tạo nên chữ viết của họ. Do vậy quốc tự và quốc ngữ của họ là một và được dùng đến bây giờ.

V́ chữ nôm để ghi tiếng Việt nên người Việt dùng để sáng tác thơ ca theo tiếng mẹ đẻ của ḿnh. C̣n chữ Hán được dùng để sáng tác thơ kiểu Trung Quốc (thơ Đường...), và đặc biệt để viết văn xuôi (Hoàng Lê Nhất thống trí, Truyền kỳ Mạn lục, Lĩnh nam Trích quái...). Thế kỷ thứ 17 - 18 được đánh dấu bởi sự bùng nổ của văn chương chữ nôm với các tác phẩm truyện, thơ, ngụ ngôn nổi tiếng như (Kiều của Nguyễn Du, bản dịch Chinh Phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, thơ Hồ Xuân Hương...).

Tiếng Việt thời đó h́nh thành hai lớp từ mượn Hán: lớp Việt hóa hoàn toàn: ví dụ: tiền, hàng, chợ, mùa... Và lớp Hán Việt là những từ mượn Hán và chưa Việt hóa triệt để: chẳng hạn ta có từ núi nên không thể nói "tôi lên sơn" nhưng ta lại nói "có cô sơn nữ ở vùng sơn cước hát bài sơn ca trong một sơn trại..." Chữ nôm do vậy chưa bao giờ được thống nhất về cách ghi, mỗi người có thể ghi khác nhau. Điều đó lư giải tại sao cùng một tác phẩm chữ nôm lại có nhiều cách "luận" và hiểu khác nhau.

Đến thế kỷ 17, với mục đích du nhập Thiên Chúa giáo vào Việt Nam, các giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha được sự giúp đỡ của các giáo sĩ người Việt đă La tinh hóa chữ viết để truyền giáo (thường chữ viết gắn liền với tôn giáo), đồng thời tách người Việt ra khỏi khuôn viên của chữ vuông và văn hóa Khổng giáo.

Quá tŕnh xây dựng chữ viết trên cơ sở chữ La tinh mà ngày nay gọi là chữ quốc ngữ đă lặp lại quy tŕnh sáng tác chữ nôm. Alexandre de Rhodes (Bá Đa Lộc) và các giáo sĩ người Âu phải giải quyết hai vấn đề: một là thêm những dấu phụ để phù hợp với cách đọc của người Việt khác với tiếng La tinh, tiếng Bồ Đào Nha..., hai là (khác với chữ nôm) phải ghi riêng biệt từng tiếng khác với cách viết liền như tiếng châu Âu đa tiết.

Quá tŕnh này được phản ánh qua ba cuốn từ điển:

An Nam - Bồ Đào Nha (Gaspar de Amaral);

Bồ Đào Nha - An Nam (Antoine de Barbosa) và

An Nam - Bồ Đào Nha - La tinh (A. de Rhodes - 1651).

V́ tôn trọng cách phát âm của người bản ngữ nên A. de Rhodes đă ghi các âm "ph" thay cho "f", "tl" thay cho "tr", ngaoc (ngọc), thaoc (thóc), bvua (vua); bvui (vui)...

Chính v́ địa vị không chính thức và tính không chuẩn hóa của chữ nôm mà chữ quốc ngữ dễ dàng thay thế. Hơn nữa hệ chữ La tinh lại rất dễ đọc và tiện lợi. V́ vậy, lúc đầu các cụ đồ Nho đă hết sức sỉ vả, coi nó là thứ chữ con giun, con dế của đế quốc. Sau này khi thấy nó tiện lợi, học nhanh, dễ chuyển tải các nội dung yêu nước th́ chính các cụ Đông kinh Nghĩa thục trong khi chống "cựu học", cổ vũ "tân học" đă phát động việc truyền bá chữ quốc ngữ và văn minh châu Âu"Mở tân giới xoay nghề tân học

Đón tân trào, dựng cuộc tân dân Tân thư, tân báo, tân văn..."(Nguyễn Quyền, giáo học Đông kinh Nghĩa thục)Chính từ công cụ chữ viết quan trọng này, việc tiếp xúc văn hóa Đông - Tây nửa đầu thế kỷ 20 diễn ra sôi động.

Trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, tiếng Việt được đánh giá như một trong những nhân tố quan trọng, đóng vai tṛ tích cực vào quá tŕnh hội nhập của Việt Nam với thế giới.

-- (tosu_cs@yahoo.com), March 08, 2004.


Response to ĐĂ”I DĂ’NG LỊCH-SỬ NƯỚC VIỆT

Anh ban tre Ng-V-Nam (tosu_cs@yahoo.com)

Viêc anh dang làm khi viê't lai nhung gịng lich-su trên là diêm da'ng khen ngoi và cung câ`n da'ng duoc dào sâu thêm dê qua do' moi anh em kha'c co' thê t́m hiêu diêm quan trong mà tôi da dê`-câp râ't nhiêù lâ`n : CHU-NGHIA VIET-NAM Ch'inh Chu-Nghia Viet-Nam bàng bac thê hiên qua tung trang lich-su, dac biêt là giai-doan LÂP QUÔ'C , nê'u co' thê duoc HAY CÔ' GANG KHAI-TRIÊN GIAI-DOAN này ; Sau do' anh cô' gang viê't vê`VAN-HOA' - PHONG-TUC... Râ't cam on anh ban tre.

-- nguoicaoniên (xuanhutra'idâ't@yahoo.com), March 08, 2004.


Response to ĐĂ”I DĂ’NG LỊCH-SỬ NƯỚC VIỆT

interesting article, thanks TSCS

-- HO CHI MINH MA CO (MoiRoCSBipBomHoChiMinh@damtac.net), March 08, 2004.

Response to ĐĂ”I DĂ’NG LỊCH-SỬ NƯỚC VIỆT

Con su hien dien cua CHU THUYET CONG SAN tai Viet Nam ?

-- Long Dut Mach. (nongducmanh@phuchutit.com), March 08, 2004.

Response to ĐĂ”I DĂ’NG LỊCH-SỬ NƯỚC VIỆT

Goi anh ban tre "Long Dut Mach. (nongducmanh@phuchutit.com)",

Chu Nghia Công-San tai VN tu no' se bi thoa'i-hoa' chang co' ǵ dê lo ngai, CNCS cung nhu moi chu-nghia, moi tu-tuong ngoai-lai kha'c ( ngay ca tôn-gia'o nua ) khi vào VN hoac bi biê'n nhâp ( Vietnamization ) hoac bi dào-thai do' là kha-nang không thê môt dâ't nuoc, môt dân-tôc nào co' duoc, cung chi'nh nho thê' mà VN da tô`n tai duoc qua hon 4000 nam lich-su.

-- nguoicaoniên (xuanhutra'idâ't@yahoo.com), March 09, 2004.



Moderation questions? read the FAQ