Bài viết của Sỉ Quan Cộng Sạn

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Tôi có bài viết của Sĩ Quan CS, tôi viết một người sống ở Hà Nội thời gian trước, có người thân theo CS. Coi như phe đối lại với VNCH. Bài viết này nói về cuộc sống của Hà Nội trước đây, hy vọng bạn có thể dùng nó để hiểu hơn về cuộc sống của người dân ngay tại HN. Chiến đấu th́ cũng phải có hậu cần chứ nhỉ. ===============================*o0o*============== ==========================

H́ h́, định post bên 7x, nhưng cũng là dân Hà Nội, phải đóng góp cho box ḿnh một bài viết chứ nhỉ. (Tớ vừa đua đ̣i nấu phở, lúc chờ nồi nước dùng sôi lơ đăng thế nào làm nó trào gần hết. Hơi điên tiết, ăn xong quay vào máy tính gơ lại những suy nghĩ của tớ lúc ấy, bù cho nồi phở nghiệp dư bị mất chất)

Có một bài viết nào đó nói rằng đặc trưng của Hà Nội là quá tŕnh chuyển đổi từ làng thành đô thị. Tớ thấy như thế thật. Ngay cả bây giờ, đầu thế kỷ 21, Hà Nội đang tiếp thu vào ḿnh những khu vực mà cách đây không lâu đúng là những làng thật sự: Ngọc Hà, Cổ Nhuế, Vĩnh Tuy, Nhân Chính… Khi nhớ lại thời thơ ấu của ḿnh, tớ cũng thấy nó giống ở “làng” hơn là giống ở thành phố, nếu so sánh với trẻ con ở các thành phố lớn khác trên thế giới. Thậm chí cũng có đổ dế, đào củ mài, câu cá, bắt lươn, bắt rắn… chả giống ǵ ở Vienna, mặc dù nhà tớ chẳng xa trung tâm Hà Nội bao nhiêu, đi xe đạp 20 phút đến Hồ Gươm. Thế hệ bọn tớ là một thế hệ chuyển tiếp.

Ngơ nhỏ phố nhỏ, nhà tôi ở đó. Đêm nằm nghe trong gió, tiếng sông Hồng thở than.

Và thế là, tớ được sinh ra trong thời chiến. Nhưng trong đầu không c̣n chút ư ức nào về bom đạn. Kể ra lúc lớn lên cũng thấy gần nhà có một cái vỏ bom to tướng, làm nơi trẻ con ẩn nấp khi chơi trốn t́m. Nhà tớ c̣n một tấm bản đồ năm 75. Tổng động viên, cha đang là giáo viên cũng nhập ngũ, bí mật quân sự không cho phép mẹ biết cha ở đâu. Mẹ bèn đánh dấu những nơi quân giải phóng tiến vào Nam. Rồi cha trở về nguyên vẹn, may mắn hơn nhiều người khác. Mẹ tớ là người Sài G̣n, đất nước thống nhất c̣n đem đến niềm vui đoàn tụ. Nhưng rồi những lo toan trong cuộc sống nhanh chóng lấn át sự vui mừng khi đất nước thống nhất.

Bây giờ, khi đă lớn, tớ mới hiểu những nỗi lo toan của cha mẹ. Như nhiều gia đ́nh ở Hà Nội khác, lúc này miếng ăn đă không c̣n là nỗi bận tâm hàng ngày nữa. Lớp thanh niên bọn tớ đă trưởng thành nḥm ngó công ty nọ công ty kia, nhà nào khá giả c̣n bàn tính chuyện đất cát, chuyện cho con cái du học… Những “giấc mơ con” bây giờ đă vượt qua khỏi chuyện chiều nay ăn ǵ, phiếu vải đă đến chưa, gạo mới hay gạo cũ. Nhưng ngày ấy… Những ngày cửa hàng mậu dịch có bán thịt phiếu, gạo sổ là cả một sự kiện. Cả ngơ cùng xôn xao b́nh phẩm, đi ra đi vào mùi mỡ rán, hành phi, mùi thịt kho thơm nức, dân ḿnh vốn có tài trong việc tạo mùi (tớ đă làm điếc mũi các chú Tây mấy lần bằng những kinh nghiệm này). Tiêu chuẩn mấy lạng thịt một tháng được chế biến ngay với mọi sáng tạo. Người lọc hết mỡ rán ăn dần, người đem rang thịt giă ruốc cho trẻ con, có người luộc tất ăn một bữa rồi cả tháng ăn chay. Niêu tóp mỡ sau khi rán có khi dùng được cả tuần, nào rim, nào xào tỏi xào rau. (Ờ, 10 năm sau tớ lại một lần nữa nếm mùi tem phiếu, nhưng không phải ở Hà Nội, mà ở… nước Nga). Tớ có lần đọc một bài báo trong đó các phi công Mỹ bị bắt than phiền chế độ ăn uống trong nhà tù không chấp nhận được, nhưng tớ chỉ cười ruồi. Đâu chỉ tù binh Mỹ, bữa cơm của họ c̣n có chất đạm, cả Hà Nội hồi ấy thiếu thốn, cơm độn mỳ, su hào kho ăn cả tháng là chuyện b́nh thường.

Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay... câu ấy trong một bài hát nào đó tớ nghe rất nhiều thời bé.

Trước cửa nhà tớ có một giàn mướp, mùa hè hoa vàng rực rỡ. Canh mướp ăn trưa hè mát ruột. Có nhà không trồng mướp th́ cũng bầu bí sắn dây, mỗi lần đào sắn dây là cả một ngày vui. Nhà nhà tăng gia, khắp nơi vườn rau tự cấp, rau cải rau muống rau ngót rau đay, nhà này bán cho nhà kia (bây giờ tớ đang thèm một đĩa ngọn bí xào tỏi đây) Không thể tưởng tượng được Hà Nội ngày ấy khác bây giờ nhiều thế nào. Tớ c̣n vài tấm ảnh đen trắng, trông chang một miền quê nào đó, con đường đầu ngơ vết lốp xe đạp chằng chịt, cây cối dây leo um tùm. Có lần đi học, tớ c̣n bắt gặp một đám đông đuổi lợn rơi từ… ban công tầng 3 xuống đất. Kết quả của kế hoạch nuôi 2 triệu con lợn để phát triển nền kinh tế chăn nuôi gia đ́nh Ờ, mà ở Hà Nội lúc ấy c̣n có cả củ mài nhé, hoặc là một loại củ ǵ đó tương tự như thế, không hiểu sao lũ trẻ bọn tớ gọi là củ Hoài Sơn, tớ đào được hẳn một củ to đùng, dễ phải đến 4-5 kư. Hồi ở Nga có lần tớ gặp một bụi ngải cứu xanh rờn ngay sau khoa, hái về đúc trứng được mấy ngày, mấy chú Tây toàn trêu là mày giống... thỏ.

Thời ấy tớ chỉ biết vô tư chơi bời nghịch ngợm. Con trẻ con thường hay chơi đuổi bắt giữa những đường hào, những công trường cả năm vẫn thế. Buổi sáng đi học, trong túi có một cái rút dép, chạy nhiều quá đứt quai là h́ hục rút, cho đến khi không c̣n rút được nữa th́ vắt vai vác về nhà. Đi học về là quẳng ngay cặp sách lên giường, dép vào gậm giường, rồi biến. (Sau này có mốt g̣ trắng, nhựa trong có quai hậu hẳn hoi, “quân khu” đi cải tạo về thường trưng diện cùng với áo bay mũ cối nhập từ Liên Xô. Nh́n từ xa thấy một anh trông chân chất ngồi quán nước đang rít thuốc lào là phải lảng, lôi thôi “nh́n đểu” là bị trấn khăn quàng đỏ như chơi). Việc nhà duy nhất là buổi sáng đi đá bóng về được mẹ sai ra cửa hàng rau gần Bạch Mai mua về một bó rau muống. Rau muống mậu dịch chở bằng xe tải vào đổ xuống cả một vỉa hè, xanh xanh, vàng vàng, trông xấu nhưng mà rẻ, tấp nập người xông vào chọn. Buổi trưa sau khi nghe tiếng c̣i báo yên lúc 12 giờ, vắt chân lên cổ chạy ra nhà bát giác để xếp hàng lĩnh bánh mỳ, đến nơi đă thấy người đứng người ngồi, người không có mặt xếp hàng bằng những viên gạch vỡ, nón rách, nón mà úp mấy viên gạch là những mấy người đă chiếm chỗ. Tiêu chuẩn 13 cân gạo một tháng, thường là 7 cân gạo 3 cân mỳ và 3 cân đổi bằng bánh mỳ. Vừa nghe câu chuyện cảnh giác vừa ngồi nhặt thóc. Vào thời ấy cái ǵ cũng quy ra phở, cái này được hai bát phở, cái kia năm bát.

Xếp hàng man rợ nhất có lẽ là xếp hàng mua gói đồ ngày tết (btw, cái hàng xếp dài nhất trong đời mà tớ đă nh́n thấy có lẽ là hàng người mong vào cửa hàng McDonals đầu tiên ở Matxcơva năm 92, dễ đến cả cây số, ṿng quanh công viên). Nhịn ăn nhịn mặc cả năm nhưng có 3 ngày tết, trẻ con nhà nào cũng quần mới áo mới. Tính toán sắp đặt trước đó cả tháng. Ba nhà chung một nồi bánh chưng, tối 27 ánh lửa bập bùng, khoai vùi trong tro lấy ra vừa ăn vừa thổi. Lợn tiết kiệm đổ ra. Kéo nhau ra công viên Thống Nhất. Chụp ảnh. Nhặt pháo rơi. Vây quanh ông già nặn tượng. Không khí thật náo nhiệt, bây giờ ngày tết cũng không khác ngày thường bao nhiêu, giống như mấy ngày nghỉ cuối tuần.

Những tṛ chơi trẻ con thuở ấy rất đa dạng, phần nhiều là bằng những đồ tự tạo, nhiều khi thành mốt, cả Hà Nội rộ lên và cùng chơi. Khắp nơi trẻ con cầm một cái que đẩy một cái ṿng sắt chạy leng keng, đến vỉa hè giật lên một cái điệu nghệ chạy tiếp, oai không để đâu cho hết. Mùa hè những cây nhăn trong khu đầy bọ xít, trẻ con lại có một tṛ chơi mới, đua bọ xít, vặt chân dán nhựa đường vào một miếng tôn. Đua xe 1 động cơ, hai động cơ, thậm chí đến 10 động cơ, trong đó có vài động cơ không thèm vỗ cánh. Rồi dính ve bằng crếp ngâm xăng. Đấy là những tṛ tớ thấy lạ lạ, chứ chơi bi đánh dáo, nuôi cá chọi, thả diều, chơi chun... th́ chắc trẻ con ở đâu cũng chơi. Bây giờ th́ thôi rồi, thằng em họ tớ chỉ có ngồi bắn Half Life suốt cả ngày thôi.

Buổi tối nằm trong cái chái nhà lợp giấy dầu, nh́n qua khe vách thấy một bầu trời đầy sao, kể cũng thú vị và lăng mạn. Nhưng nỗi khổ đến khi trời mưa, khắp nơi trong nhà là chậu, là nồi, có nơi chỉ là một cái ly để hứng những giọt mưa tư tách. Năm 84 th́ phải, Hà Nội ngập lớn, cha vẫn tại ngũ, ba mẹ con ngồi lên giường, nước ngập mấp mé, nh́n thấy cả rắn nước loăng quăng bơi lượn trong nhà. Anh em tớ c̣n thích thú thả câu, mẹ th́ lo lắng. Đi học tàu điện chết gí không chạy qua Trại Găng được, cặp sách đội trên đầu, cứ thế lội nước đến trường. Thế nhưng có một điều là bọn tớ hồi ấy lại rất chăm học, toàn rủ nhau đi mượn tạp chí Kvan về ngồi giải toán.

Không khí chiến tranh duy nhất mà tớ c̣n nhớ là những ngày tháng hai năm 79. C̣n bé tư, tớ phải đội mũ rơm và đeo túi cứu thương đến lớp. Xung quanh nhà xuất hiện những hố cá nhân và giao thông hào được thanh niên xung phong đào bới. Không khí thật khẩn trương, radio phát bài tiếng súng đă vang trên bầu trời biên giới…. Trẻ con bọn tớ lại lôi súng gỗ ra chơi. Chiến tranh với lũ trẻ con ngây thơ bọn tớ giống như một tṛ chơi. “Lệnh bắt sống”, “trên từng cây số”, những Dianov với Popov lúc ấy là những thần tượng. Ôi, giá như con người chỉ... make love, not war th́ hay nhỉ

Lớn lên một chút, tớ biết yêu. Cô bé thật xinh, thích Dianov, và tớ cũng thật lỳ. Dù tớ vốn nhút nhát, không có thể h́nh cũng như năng khiếu ǵ đặc biệt, t́nh yêu đă là động lực để tớ học (hy vọng gây ấn tượng). Mà đă nói yêu ǵ đâu, cầm tay cũng không. Nhưng cả hai biết rằng có một cái ǵ đó lớn hơn t́nh bạn, v́ mắt trong mắt nói rất nhiều Kỷ niệm trong hành trang lên đường là một tấm h́nh 6x9 đen trắng. Tấm h́nh đă theo tớ rong ruổi ở xứ người.

Nhét vào đây thêm hai cảm nghĩ của tớ:

Ngày đặt chân đến nước ngoài: Cảm giác ấy vẫn c̣n trong đầu tớ như mới ngày hôm qua vậy. Thằng tớ lần đầu tiên bước chân lên cái máy bay IL86 to vật lúc mới 16 tuổi, nh́n cái ǵ cũng lạ, cũng thơm một mùi sang trọng. Thậm chí tớ sợ làm rớt đồ ăn ra khay, sợ sẽ làm bẩn một cái khay đẹp như thế. Các bác thông cảm, Việt Nam lúc ấy c̣n nghèo, chưa được như bây giờ. Máy bay xuống Sheremetievo 2, sân bay quốc tế, từ sáng sớm. Mùa hè nhưng nh́n qua cửa sổ thấy sương mù dày đặc. Bị bỏ đói cho đến trưa, bọn tớ được ùa ra canteen, nh́n món ăn nào cũng ngây ngất, có điều khi ăn th́ không thể nào nuốt nổi, món nào cũng đầy váng sữa, kể cả súp và Salad (mấy năm sau ăn như điên, c̣n đổ thêm cả váng sữa vào đó nữa). Bước ra ngoài trời, mịa kíp, cái ǵ thế này, không gian trong không chịu nổi. Chả bù cho ở nhà, khói và bụi trên đường B52 đi học hàng ngày đă thành quen trong tiềm thức. Không khí trong vắt, tớ nh́n thấy cả những cái cây xa tít ở chân trời, trong đến mức tớ cảm thấy choáng, cứ ngỡ như ảo ảnh, phải ra đứng sau… cái ống xả xe buưt một lúc mới b́nh tĩnh lại được (j/k). Con đường vào thành phố th́ dài, nhưng tớ thấy cũng như đường Nguyễn Trăi nhà ḿnh thôi, nhà tập thể giống nhau như đúc, cứ một đoạn lại cảm giác ḿnh lặp lại. Có điều, sao mà chúng nó to đến thế, lại sạch như lau như ly. Đầu buổi chiều, tớ trốn vào thành phố chơi, lang thang khắp nơi trong những bến tàu điện ngầm hai ba tầng được xây như những cung điện, dạo bước trên những viên gạch của phố cổ Arbat, đứng nh́n nhà thờ trên quảng trường Đỏ, cái mà tớ vẫn nh́n thấy từ bé qua tranh ảnh. Chắc là những người xung quanh lúc ấy có nh́n tớ th́ sẽ thấy buồn cười. Một cảm xúc nổi bật trong muôn vàn cảm xúc mà tớ có lúc ấy, bây giờ tớ vẫn nhớ. Đó là mong muốn có bên cạnh ḿnh một người, giá như người ấy có mặt ở đây cùng với ḿnh, cùng chia sẻ bao nhiêu những cảm giác ḿnh đang có, th́ hay biết bao.

Ngày về: trên máy bay tớ cứ bồi hồi, chỉ mong cho mau đến nhà. Cô bạn gái tớ đă đi lấy chồng. Máy bay phải đổi rất nhiều chặng, càng gần Việt Nam th́ càng đông người Việt, mấy tiếng đồng hồ cuối cùng từ Sài G̣n vào Hà Nội máy bay giống y cái xe buưt. Nhốn nháo, khạc nhổ, trẻ con khóc í éo, người lớn căi cọ. Hành lư để khắp nơi, nào khăn mặt, nào giấy báo, nào mũ nón. Ấy là mùa hè năm 96. Trên máy bay đă thấy ruộng đồng nhà cửa nhom nhem. Đến Nội Bài, sân bay quốc tế lụp xụp. Ra đến cửa th́ thấy người là người. Sao mà nhiều thế, vẫy, gọi, la hét. “Cô ơi” “bác ơi” “đi đằng này đằng này” “nh́n cái vali ḱa” “xê ra nào” “em về Hà Nội hả, để đấy anh xách cho”. Đường cao tốc Bắc Thăng Long bé tư, có đàn trâu đi ngang qua. Tay bám chặt vào ghế, tớ hoảng sợ trước những tiếng c̣i xe.

Nhưng t́nh cảm của tớ về quê hương thân yêu nhanh chóng thay đổi. Kư ức hiện về rơ nét. Tớ th́ thầm với ḿnh tên những con đường quen thuộc khi xe đi ngang qua. Đây Cầu Giấy, đường Láng, Ngă Tư Sở, Ngă Tư Vọng. Kia rồi hồ Bảy Mẫu rợp bóng cây, Đại Cồ Việt với những rặng Bằng Lăng tím... âm thanh phố phường mới hấp dẫn làm sao, ai cũng nói tiếng Việt, nghe cái hiểu ngay. Đến khi gặp mẹ già th́ tớ đă hiện nguyên h́nh là đứa con trai Hà Nội. Những ngày sau đó tớ không nén nổi xúc động khi gặp lại bạn xưa. Cô hàng xóm bé nhỏ ngày nào, rất thích mài sắn dây, giờ đă là hoa khôi trường Ngoại Ngữ. Thầy giáo cấp hai tóc đă bạc trắng, sau một lúc vẫn nhận ra thằng học tṛ cũ. Bọn đồng lứa vẫn đá banh, đuổi bắt có thằng bây giờ vợ con đùm đề. Tớ cảm thấy thời gian ở VN là quá ít.

Quay lại châu Âu, tớ lại choáng lần nữa, lần này có điềm đạm hơn. Khi nh́n những phong cảnh bên này, tớ hậm hực một điều là người VN ḿnh vẫn chưa được hưởng những sung sướng ấy. Bây giờ tớ đă quyết định, tương lai của tớ là ở VN.

Bên box ITC có một bác nào sống ở nước ngoài lâu mới về, post rằng ai bảo là sống ở Việt Nam là khổ, ở nước ngoài họ lo lắng đủ thứ, ở nhà tha hồ ăn chơi. Tớ lại thấy ngược lại. Những nỗi âu lo của người Việt ḿnh, nó cứ bám lấy suốt đời, như một định mệnh. Thằng bạn trong một buổi chiều ngồi uống cà phê giữa quảng trường đầy chim bồ câu đă than thở “sao tao thấy những khuôn mặt Tây ở đây nó sáng sủa hạnh phúc quá, cuộc sống thật đơn giản, không phải nghĩ ngợi nhiều, người Việt lo đủ thứ”. Một buổi sáng đi qua Ngă Tư Sở, giờ đi làm bị tắc đường, cả một biển người kẹt cứng, khói xe máy um cả lên, tớ có dịp ngắm nh́n những khuôn mặt người Hà Nội, đăm chiêu. Những nỗi lo muôn thuở, vụn vặt, lo đến cơ quan đối phó với xếp, lo học này học kia, lo lương lo thưởng, sáng sớm đẩy cái xe máy ra đường đă bắt đầu phải lo. Hát karaoke đấy, uống bia đấy, nhưng vẫn là khuôn mặt của những lo toan không dứt.

Thôi vậy nhỉ, kết thúc một cái:

Thuở c̣n thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ...

-- lu cho" thui (vietnamcongsans@yahoo.com), May 01, 2004


Moderation questions? read the FAQ