Bùi Tín và cảm nghĩ sau 29 năm nhìn lại Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

2004-05-01

Bấm vào đây để nghe cuộc trao đổi này Rightclick to download this audio

Cựu đại tá Quân Đội Nhân Dân, ông Bùi Tín, là người từng tiến vào dinh Độc Lập hôm 30 tháng tư năm 1975 để chứng kiến và tiếp nhận văn kiện bàn giao chính quyền do Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, ông Dương Văn Minh, ký ngày hôm đó. Hiện ông Bùi Tín sống lưu vong ở Pháp từ nhiều năm nay, sau khi bày tỏ chính kiên bất đồng với chính quyền Hà Nội.

Chúng tôi phỏng vấn ông Bùi Tín về cảm nghĩ của ông nhân lúc đến ngày 29 năm miền Nam Việt Nam gọi là được giải phóng do lực lượng quân đội Cộng Sản miền Bắc. Mời quý vị nghe Việt-Long và ông Bùi Tín.

Việt Long: Với tư cách trước đây là một sĩ quan cao cấp của quân đội miền Bắc, đã vào dinh Độc Lập ở Sài Gòn vào ngày 30 tháng tư năm 1975 và chứng kiến lễ ký bàn giao chính quyền của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, là ông Dương Văn Minh, ông vui lòng cho biết cảm tưởng của ông về ngày hôm đó.

Bùi Tín: Vâng, đã 29 năm qua. Trước kia tôi coi ngày này là ngày đại thắng vẻ vang, thế nhưng 29 năm sau tôi cảm thấy rất là ngậm ngùi vì phái kỷ niệm cái ngày đó xa đất nước. Thế nhưng mà cái ngậm ngùi nhiều hơn nữa là đất nước vẫn chưa có được cái độc lập hòan tòan, và nhất là nhân dân đồng bào vẫn chưa được có cái quyền tự do của một người công dân chân chính như của tất cả mọi đất nước bình thường khác.

Đúng vào ngày này tôi cũng nhớ đến các đồng đội của tôi, những đồng chí của tôi, nhất là những người như cựu Đại tá Phạm Quế Dương 15 tháng nay vẫn còn nằm ở trong tù và chưa được xét xử. Và đấy là một con người rất là lương thiện, rất là yêu nước và là một con người đấu tranh cho độc lập của tổ quốc và lại có cái tinh thần đấu tranh chống tham nhũng mà bây giờ lại ngồi ở trong tù. Thế mà năm nay lại cũng là ngày kỷ niệm Điện Biên Phủ.

Lâu nay tôi chỉ mong là cái ngày kỷ niệm nửa thế kỷ Điện Biên Phủ này thì những người lãnh đạo ở trong nước sẽ có một cái dũng khí phôi phục danh dự cho những chiến sĩ Điện Biên đã bị người ta lăng nhục như là tướng Đặng Kiêm Giang, là người cấp trên của tôi mà tôi rất là tôn trọng. Người anh hùng Điện Biên Phủ đó đã lo tất cả hệ thống hậu cần cho mặt trận mà theo tôi nếu không có ông thì thắng lợi Điện Biên Phủ không thể đạt được đến như thế. Thế mà đến nay ông Đặng Kiêm Giang vẫn còn bị coi như là một người phản đảng, phản quốc.

Việt Long: Thưa ông, so sánh những thành quả mà Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đạt được sau 29 năm gọi là "giải phóng miền Nam", với cuộc chiến tranh mà đã đưa đến kết quả là Nhà Nước Cộng Sản miền Bắc hòan tòan chiếm lĩnh được mniển Nam, thì ông thấy rằng cái giá phải trả nó có tương xứng hay không?

Bùi Tín: Tôi thấy cái giá của cuộc kháng chiến gọi là chống Pháp, chống Mỹ đã quá là lớn, đến mấy triệu người chết nhưn kết quả là gì? Kết quả là cho đến nay có thể nói là đất nước vẫn chưa thật sự độc lập, vẫn còn tùy thuộc vào cái gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin rất là xa xôi, tùy thuộc vào một cách ảo tưởng. Và đặc biệt là cho đến nay quyền tự do công dân vẫn chưa có... Do đó Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước nghèo nhất. Nếu trước kia người ta rất tự hào với chuyện Việt Nam là một nước đi đầu trong phong trào chống đế quốc thực dân nhưng bây giờ lại lẹt đẹt là nước đứng cuối về đời sống của dân chúng mà lại đứng đầu về tham nhũng.

Tôi thấy rằng tất cả những điều đó là trách nhiệm nặng nề của đảng lãnh đạo, trách nhiệm nặng nề của nhà nước hiện nay; Tuy là có đổi mới chút ít về kinh tế nhưng vẫn chưa dám mạnh dạn đổi mới thực sự về chính trị, do đó tình hình về nhiều mặt của đất nước càng thê thảm hơn trước: đạo đức suy đồi, nội bộ chia rẻ, nát từ trên nát xuống. Như là hôm nay tôi nhận được thư của ông Đặng Quốc Bảo tố cáo người đứng đầu nhà nước là ông Trần Đức Lương tham nhũng không biết bao nhiêu mà kể...

Do đó cho nên tôi thấy có rất nhiều cay đắng nhưng tôi cũng thấy an ủi đựơc một phần là đã có những người trong nước dám nói lên công khai những tội lỗi thối nát của những người lãnh đạo đất nước như thế. Điều này chứng tỏ đang có những chuyển động ở bên dưới là nhân dân đang lắng nghe và đang đòi hỏi phải có một chế độ trong sạch hơn, lương thiện hơn và có một chế độ dân chủ thực sự chứ không phải là một chế độ độc đóan như xưa nữa. Việt Long: Thưa ông, bây giờ nhìn lại ngày 30 tháng tư sau 29 năm, thì theo suy nghĩ của ông, trước đây, Đảng Cộng Sản Việt Nam nên hay không nên phát động cuộc chiến gọi là "giải phóng miền Nam"?

Bùi Tín: Theo tôi, việc phát động giải phóng miền Nam nếu để đi đến kết quả hòa hợp được dân tộc, đòn kết được mọi người thỉ quả thích đáng, rất là nên. Nhưng mà 29 năm nay những người lãnh đạo lại không làm gì để hòa hợp hòa giải cả, họ vẫn coi những người Việt ở hải ngọai chỉ là con bò sữa để vắt sửa và vẫn khinh thị như qua cái nghị quyết 36 vừa qua. Đây là cái nghị quyết kêu ngọai người Việt ở nước ngòai phải qùy xuống mà đầu hàng một lần nữa thì mới cho về nước, mới hợp tác... chứ không phải đối xử với 2 triệu đồng bào ở nước ngòai một cách bình đẳng, một cách tôn trọng về mặt chính trị và danh dự, về tư thế của một người công dân.

Việt Long: Thưa ông khi ông nói là "nếu mà cuộc chiến giải phóng miền Nam tạo được một thế hòa giải giữa trong với ngoài..." như vậy phải chăng ông muốn nói rằng nếu miền Bắc giải phóng miền Nam và đưa đến thế hòa giải như vậy thì vẫn nên tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng để lật đổ chế độ miền Nam? Đúng không ạ?

Bùi Tín: Tôi thì tôi không muốn lật lại những vấn đề thuộc về lịch sử đã qua, bởi vì rất khó mà dùng chữ nếu. Nhưng đã hy sinh đến như thế mà khi đạt được thống nhất và thực hiện được hòa hợp hòa giải thì đất nước ta bây giờ phát triển có kém gì Thái Lan, Philippines, Đại Hàn... Thế mà không được như thế cho nên cái cuộc chiến tranh càng trở nên phi lý, một cảnh huynh đệ tương tàn, và để đi đến kết quả là vẫn chia rẽ đất nước cho đến tận bây giờ. Ở trong nước nhân dân gọi là được giải phóng nhưng vẫn bị thống trị bởi một đảng duy nhất và cộng đồng ở nước ngòai vẫn cay đắng nhìn thấy những người thắng phá họai đất nước, tàn phá đất nước đến tận gốc về mặt nhân cách, về mặt đạo đức, về mặt thuần phong mỹ tục cũng như về việc xây dựng một đất nước có pháp luật văn minh tiên tiến.

Việt Long: Xin cám ơn ông Bùi Tín đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này!

-- MA CO HO CHI MINH_TRAN DAN TIEN (MoiRoCSBipBomHoChiMinh@damtac.net), May 01, 2004

Answers

Response to Bùi Tín và cảm nghĩ sau 29 năm nhìn lại Việt Nam

Toi khong noi xau ong ta, nhung xin cac ban hay hay than trong chuyen dang va nha nuoc ta hat rat la hay,, ....quan tinh thiet gia khong luong duoc....Tuong Duong Van minh Co phai la thang vietcong khong ?.....

-- lu cao (vietnamcongsans@yahoo.com), May 01, 2004.

Response to Bùi Tín và cảm nghĩ sau 29 năm nhìn lại Việt Nam

theo toi Duong Van Minh chi la` 1 chu' ba phai, nhe da. tuong rang` se duoc lam tong thong sau khi dau hang`. cho nen y moi tuyen bo 1 cach ngu xuan truoc khi dau hang`

con` Duong Van Nhut bay gio khong thay lu Vem nhac toi???? chac' la bi thanh trung roi

-- MA CO HO CHI MINH_TRAN DAN TIEN (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), May 02, 2004.


Response to Bùi Tín và cảm nghĩ sau 29 năm nhìn lại Việt Nam

Bao nhieu xuong may anh em guc nga ? bao nhieu nuoc mat dong bao chay ? de danh doi 1 thang tuong khon nan nhu vay ?

-- lu cho" thui (vietnamcongsans@yahoo.com), May 02, 2004.

Moderation questions? read the FAQ