So sanh' tu cach' nhan pham giua lu moi CS o Dong Duc va` nguoi VNCH

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Dan Chim Viet

Đầu tiên, mục sư Thomas rất lấy làm lạ khi thấy trong các buổi giảng lễ của ông ở Berlin có hai nhóm người châu Á luôn ngồi tách xa nhau. Không chỉ vậy, những lúc nói chuyện tại tiền sảnh nhà thờ, hai nhóm người này lại có ư tránh nhau, nh́n nhau với ánh mắt xa lạ, e dè. Sau này, ông mục sư c̣n ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng, tất cả họ đều là người Việt nam- chỉ có điều, một nhóm là người Việt Tây Berlin, c̣n nhóm kia là người Việt Đông Berlin.

Thực ra, sự phân biệt này không hoàn toàn chính xác. Theo ước đoán của chính quyền Đức, số người Việt hiện nay ở Tiểu bang Berlin xấp xỉ trên 40 ngàn , trong đó, số người có đăng kư nhân khẩu chính thức là khoảng 12 ngàn (Tây Berlin khoảng 4 ngàn, Đông Berlin khoảng 8 ngàn), kể cả gần 3 ngàn người đă nhập quốc tịch Đức. Như vậy, gần 3/4 số người Việt ở Berlin không có giấy tờ hợp lệ - họ là những người đang xin tỵ nạn (nhưng chưa hoặc không được công nhận tỵ nạn) tại các tiểu bang khác dồn về Berlin để t́m cách làm ăn. Đối với mọi sắc dân xin tỵ nạn, nhà nước Đức đều có trách nhiệm lo chỗ ở (tại Berlin nói riêng và các tiểu bang phía Đông nói chung, là các chung cư trung b́nh 2-3 người một pḥng), với chi phí chỗ ở khoảng 300-500 euro mỗi tháng. Nếu tính cả phí tổn bảo hiểm y tế b́nh quân 200 euro/tháng và các dịch vụ xă hội khác (như giảm giá tàu xe, miễn phí tư pháp,...) và tiền ăn mặc 160-200 euro/tháng được phát (gọi là trợ cấp tỵ nạn), th́ chi phí của chính quyền cho một người xin tỵ nạn là khoảng xấp xỉ 1000 euro mỗi tháng. Tuy nhiên, đa phần người xin tỵ nạn Việt nam c̣n rất trẻ, c̣n rất nhiều nhu cầu, nên gần 200 euro tiền mặt đối với họ là không đủ.

Bà Meinbach- nhân viên xă hội một trại tỵ nạn dành cho thanh thiếu niên ngay gần trung tâm Berlin "hết sức ngạc nhiên khi thấy hầu hết các cô cậu tỵ nạn Việt nam đều xài quần áo mác-mỏ đắt tiền và hút thuốc lá sang chứ không dùng thuốc quấn". Lư do đơn giản là hầu hết dân xin tỵ nạn Việt nam đều không trông chờ (có nhiều người c̣n "khinh") trợ cấp tỵ nạn; và họ đều t́m kế kiếm tiền riêng.

Nơi trú ngụ của dân xin tỵ nạn từ xa đến ở Berlin là nhà người quen hoặc là những căn hộ nhỏ nhờ người quen thuê hộ. Điều kiện ăn ở và sinh hoạt trong những "tổ hợp chung chạ" bất hợp pháp này cũng chẳng khá hơn so với ở chung cư tỵ nạn, có những căn hộ đứng tên một người thuê, nhưng tối đến là 9-10 người lăn lóc trên những tấm đệm trải tạm. "Nhưng dù sao, người ḿnh ở với nhau vẫn cứ vui hơn, và cũng tiện cho chuyện làm ăn hơn"- một thanh niên 19 tuổi cho biết như vậy.

Hàng xóm người Đức "không thể tưởng tượng nổi" và không dễ chấp nhận hiện trạng "vui vẻ" này, nên chỉ những hăng nhà chả mấy đàng hoàng mới dám "nhắm mắt" cho thuê những căn hộ trên. Điều không may cho con số 3 /4 này là, theo luật tỵ nạn của Đức, họ chỉ được phép cư ngụ và di chuyển trong phạm vi địa phương (quận, huyện, thành phố) mà họ đă nộp đơn xin tỵ nạn, và trong thời gian chưa hoặc không được chấp nhận tỵ nạn này (tỷ lệ người Việt được công nhận tỵ nạn tại Đức là 2-3 phần ngàn), việc xin được giấy phép lao động, đặc biệt ở các tiểu bang phía Đông, là một điều không tưởng. V́ vậy, 3 /4 người Việt ở Berlin phải ở "chui", và ngoài việc ăn trộm hay bán thuốc lá lậu thuế, nếu kiếm được việc làm trong một cơ sở kinh doanh của người Việt nam nào đó, th́ cũng là làm "lậu". Đối với số người này, việc bị cảnh sát bắt giữ và đuổi về vùng quy định là một nguy cơ luôn lơ lửng trên đầu.

Tại Berlin, cũng có khoảng 2000-3000 người Việt nam được đăng kư xin tỵ nạn và tạm dung- phần lớn là thanh thiếu niên hoặc những người khai bớt tuổi thành thanh thiếu niên, và cũng có những người từ nơi xa đến đây không phải để làm ăn phi pháp. Những người này "chui" vào Berlin mấy triệu dân này "để có bạn cho vui". (Nhiều trại tỵ nạn tại các tiểu bang khác phía Đông được tu sửa từ những trại lính Liên Xô cũ, ở tách hẳn khỏi những khu vực dân cư). Một cô gái trẻ cho biết: "Mấy đứa bọn em suốt ngày nằm xem chương tŕnh TVT 4 hoặc băng phim tập Trung quốc, Việt nam. Thực ra, cũng có đứa thích xem chương tŕnh Đức, nhưng mù tịt tiếng, nên đành chịu...C̣n quay trở về Việt nam ư? Về đó, thần thế không có, chúng em biết làm ǵ? Mất bao nhiêu tiền mới sang được đến đây, nay về tay không, biết ăn nói với cha mẹ và làng nước ra sao? Thôi th́ người ta cho ở ngày nào th́ biết ngày đó vậy!". Rồi ở đây, cuộc sống bất ổn đến mức bấp bênh, khép kín đến mức bế tắc này sẽ dẫn những chàng trai, cô gái đó tới đâu? Cảnh sát Đức cho biết: trong người Việt, nạn nghiện ma túy đă trở nên trầm trọng và đă có vài cô gái Việt phải bán thân.

So với số người này, 1 /4 đồng bào c̣n lại (mà bà con tỵ nạn gọi gộp lại là "kiều", Việt kiều- để chỉ những đồng hương ở phía Tây, hay là "dân có Pass", dân có hộ chiếu - giấy tờ với dấu của Đức cho phép thường trú, dùng để chỉ dân "cựu lao động hợp tác" phía Đông ), có những quan tâm hoàn toàn khác. Tại nhà thờ đă kể trên, câu chuyện giữa những người được gọi là "dân Tây Berlin" chủ yếu xoay quanh chuyện xă hội Đức, chuyện công sở, hội họp, chuyện tổ chức dạ hội Party,... Đến nước Đức từ trước 30.4.1975 (phần đa là sinh viên du học) hoặc sau đó (là thuyền nhân), họ đă được chính quyền sở tại ưu ái khá nhiều. Hoàn toàn không phải lo đến chuyện quy chế lưu trú, họ dễ dàng được tham gia các chương tŕnh học tập, đào tạo và nhanh chóng ḥa đồng vào xă hội Đức. Phần đông những người này thạo tiếng Đức, có công ăn việc làm ổn định, và ở ngay cái đất nước c̣n khá là "quốc gia chủ nghĩa" này, nhiều người trong họ vẫn có vị trí nhất định trong xă hội, có người là giáo sư viện trưởng y khoa, có người là chuyên viên cao cấp của công ty lớn,...Vậy nên chẳng có ǵ làm lạ khi nỗi đắn đo của họ khi hè đến là đi nghỉ mát ở Hy lạp hay ở Hoa kỳ, hoặc là cuối tuần này đi khiêu vũ ở đâu. Nếu ai trong họ không may bị thất nghiệp quá lâu, th́ việc nhận trợ cấp xă hội đảm bảo cuộc sống cũng rất nhẹ nhàng.

Đồng hương của họ ở phía Đông th́ ít được lưu tâm hơn. Nội dung chủ yếu câu chuyện của họ là t́nh h́nh cửa hàng buôn bán, là chuyện về phép thăm nhà, chuyện học hành của con cái. Tuyệt đại đa số có nguồn gốc là những người từ các tỉnh miền Bắc Việt nam sang "lao động hợp tác" tại Cộng ḥa Dân chủ Đức trước đây, họ chỉ được nước Đức thống nhất chính thức cấp quy chế thường trú từ 1997, đa phần kèm theo điều kiện là không được đ̣i hỏi trợ cấp xă hội, tức là họ bắt buộc phải tự lo cho đời sống của ḿnh.

Vào những ngày bức tường Berlin mới sụp, nhiều bà con bên Tây hân hoan, tận t́nh chào đón những người đồng hương "mới thoát cũi, sổ lồng". Thế rồi, tiếp theo vài tháng mặn nồng t́nh nghĩa đồng bào, là một cảm nhận thất vọng bẽ bàng. Anh B., một kỹ sư tin học ở Tây Berlin từ 1972, đă đứng liền hàng tuần lễ bên những chỗ tường đổ t́m gặp và mời về nhà ḿnh những người bà con từ bên Đông, để sau khi tay bắt mặt mừng mới nhận thấy rằng "họ không thể nói chuyện được với nhau, nhất là những vấn đề về đất nước. H́nh như, đầu óc những người bên Đông c̣n đặc sệt ư thức hệ cộng sản".

Anh C., cựu đội trưởng một đội "hợp tác lao động", không nhận vé máy bay về Việt nam cùng 3000 DM tiền nước Đức bồi thường do hủy bỏ hợp đồng, kiên quyết ở lại Berlin, sau thời gian choáng ngợp với sự huy hoàng của Tây Berlin, lại quay về ngụ tại bên Đông với một niềm tâm sự: "Dân bên đó -tức người Việt nam ở Tây Berlin, chẳng hiểu biết ǵ về chúng tôi. Chuyện chính trị của họ sặc mùi phản động". Những định kiến về nhau như vậy, cho đến nay, hầu như vẫn không hề phai nhạt.

Vậy cho nên mỗi khi đến Tết Nguyên đán, Rằm Trung thu,...bà con hai bên đều phải tổ chức riêng. Ai đó "dũng cảm" đi thăm ḍ "phía bên kia", thường phải trải qua những kinh nghiệm không dễ chịu, để "một lần đi rồi không bao giờ quay trở lại". Thực ra, vài năm sau khi nước Đức thống nhất, đă bắt đầu có sự "giao thoa" nhân khẩu: một số người bên Đông thuê nhà ở bên Tây, và ngược lại; nhưng để vui vẻ, ḥa đồng với bạn bè, họ bao giờ cũng t́m về chốn cũ.

Phần đa xuất thân từ miền Bắc, mang gốc gác "xă hội chủ nghĩa", người bên Đông cảm thấy ngỡ ngàng, khó chịu khi phải đứng chào cờ vàng ba sọc của chế độ Việt nam Cộng ḥa thuở trước để rồi sau đó được nghe những câu "quốc hận", "nhà tù quỷ đỏ" trong nhiều buổi hội họp bên Tây. Phần lớn ra đi từ miền Nam, nhiều người bên Tây đă phải chịu cưỡng bách, tù đầy, đă mất đi cả một cơ nghiệp, tương lai, cả một cuộc đời nhiều người hy vọng, và đă không ít người mất cả vợ con trên đường vượt biển. Họ sẽ có cảm giác bị làm nhục khi phải vỗ tay rào rạt lúc ai đó tặng hoa cảm ơn ông đại sứ Hà nội đă đến dự một lễ hội bên Đông. Tại đó, họ sẽ phải âm thầm choáng váng khi được nghe hát vang "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Sẽ chẳng có ǵ là phóng đại khi thấy rằng: Người Việt tại đây chưa được chữa lành vết thương chia cắt Đông-Tây, và cũng chẳng có ai giúp họ lấp rănh đào ngăn cách Bắc- Nam ngày trước. Vĩ tuyến 17 đă được người ḿnh mang ra nước ngoài và vẫn lù lù một cách vô h́nh tại đất Berlin.

Anh C., xưa kia là đại úy "Quân đội nhân dân Việt nam", nay cả vợ chồng con cái đang cặm cụi trong một "Quán Tầu" nhỏ tại Đông Berlin, sau khi bị cô con gái kéo sang dự một buổi dạ hội sinh viên tại Tây Berlin, về nhà tức tối: "Đù mẹ (một câu chửi anh học được trong những ngày "chiến đấu" tại miền Nam), dạ hội ǵ mà chúng nó treo cờ ngụy. Ngồi cạnh tôi là một thằng trước kia là sỹ quan cộng ḥa, bị cải tạo 2 năm rồi di tản sang đây. Tôi bảo nó: Sao chúng mày ngoan cố thế? Mày có biết ngồi cạnh mày là một kẻ chiến thắng không...?". C̣n đối với câu hỏi: "Sao chiến thắng mà ông phải kéo cả nhà sang đây?" th́ anh đại úy lặng im.

Khi được hỏi ư kiến về dự định tổ chức một buổi hội thảo về sự ngăn cách Đông-Tây của người Việt, anh M.- kỹ sư, lănh đạo một hiệp hội của người Việt ở Tây Berlin, trả lời dứt khoát: "Phía chúng tôi chẳng có một sự ngăn cách nào cả. Phá bỏ định kiến hoàn toàn là chuyện của bà con phía Đông!", và anh vẫn tiếp tục "rất ngại sang phía Đông", vẫn hăm hở hy sinh cả thời gian và tiền của tổ chức mít tinh vào ngày 30 tháng Tư "quốc hận", c̣n dân "Cộng ḿnh"[1] phía Đông vẫn hồn nhiên tổ chức "Đêm thơ nghiệp dư nhân ngày Thương binh, Liệt sỹ", vẫn kính cẩn mời "Sứ quán nhà ḿnh" đến nói lời ca ngợi "công ơn Đảng ta và Bác Hồ vĩ đại".

Một người bên Đông, tham gia vào một tổ chức đ̣i "Dân chủ cho Việt nam", khi hỏi lư do không được Sứ quán Việt nam cấp thị thực về thăm nhà, nhận được trả lời: "V́ cậu đă đứng hẳn vào chiến tuyến bên kia...". Đất Việt hết đạn bom đă được 28 năm, bức tường Berlin đă không c̣n từ 13 năm, mà chiến tuyến vẫn c̣n trong đầu quá nhiều người Việt tại Berlin. Bên này "chiến tuyến" có những cửa hàng sách báo tràn ngập An ninh thế giới hay Văn nghệ Quân đội, bên kia "chiến tuyến" có những buổi hội thảo "Dân chủ, Nhân quyền" và những tạp chí chính trị phát không hai, ba tháng một lần. Nh́n kỹ, sự phân chia "chiến tuyến" c̣n phức tạp hơn nhiều: Ở bên này, có không ít người bị chính quyền trong nước liệt vào hàng "phản bội", mang "âm mưu chống phá thành quả cách mạng"; ở bên kia, có nhiều người bị nguyền rủa "ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản". Xem ra, chiếc bánh chưng Việt nam vẫn được coi là nhân nghĩa ngày xưa, nay không phải chỉ bị xẻ dọc làm đôi, mà là bị phân chia nhàu nát bằng vô số những bức tường vô h́nh nhưng có đầy uy lực.



-- MA CO DIEM DUC. HO CHI MINH (MoiRoCSBipBomHoChiMinh@damtac.net), May 02, 2004

Answers

Noi Di tom lai Cong San van la thang cong san..Chat Cut trong Dau tui no khong bao gi tay sach .1 the he da an sau trong long con nguoi ...ngoai tru la nhung the he ve sao nay ,moi mong thoat khoi nhung can ba cua lu chung no gay ra

-- lu cho" thui (vietnamcongsans@yahoo.com), May 02, 2004.

Đọc bài của anh MCĐĐ. HCM tôi thấy thật buồn. Sao mà bọn chúng nó NGU đến thế. Đă ra đuợc nước ngoài nh́n thấy thế nào là ánh sáng dân chủ văn minh, nhưng họ vẩn mù ḷa về trí phán xét. Tôi vẩn kh nghỉ bài viết trên là trung thực. Không trung thực bởi v́ tôi đă từng ở Hà Nội vài tuần và đă tiếp xúc nhiều mặc dù tôi là dân miền Nam. Tôi có nhận xét 90% dân miền Bắc oán ghét chế độ Cộng Sản.

-- Diet Gian Tru Bao (DietGianTruBao@DGTB.com), May 02, 2004.

Moderation questions? read the FAQ