VIỆT NAM : CÁN BỘ HAY CÁN CUỐC?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

VIỆT NAM : CÁN BỘ HAY CÁN CUỐC? ba_den

Joined: Oct 14, 2002 Posts: 1082 Posted: 2003-08-22, 04:37:14

KÊ KHAI TÀI SẢN RỒI ĐỂ ĐẤY NH̀N CHƠI !

Phạm Trần --------------------------------------------------------------------------------

Hoa Thịnh Đốn.- Ở Việt Nam bây giờ tham nhũng, mánh mun, bao che, chạy chức, chạy quyền, ăn chia là sân chơi của lớp người có chức,có quyền. Nhân dân có biết cũng không làm ǵ được, đi tố cáo sợ mang họa vào thân.

Bằng chứng th́ nhiều vô số, không ai có sức mà kê khai v́ những tệ nạn này sinh sôi nẩy nở mau gấp trăm ngh́n lần số vụ bị đem ra xét xử. Nguyên nhân là ở đội ngũ cán bộ, đảng viên mất đạo đức, mất định hướng “cách mạng” ngày một nhiều. T́nh trạng trên bảo dưới không nghe, không làm theo lệnh Đảng hay chỉ làm lấy lệ để báo cáo không c̣n là chuyện lâu lâu mới xẩy ra một lần.

Đội ngũ cán bộ được coi là “hạt nhân” của chế độ đă biến thành gánh nặng cho cả nước, nhưng xem ra Đảng không c̣n sức hấp dẫn để thuyết phục họ từ bỏ những thói hư tật xấu.

Nếu ngày xưa Hồ Chí Minh nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” th́ ngày nay “cái gốc” này đang mục rữa trước tiền tài và danh vọng, đang làm cho dân nghèo nước mạt.

V́ vậy mà mấy tháng gầm đây đă xuất hiện nhiều cuộc thảoluận và bài báo băn khoan về sự sa sút đạo đức, quan liêu, tham nhũng, mất định hướng tư tưởng xây dựng Nhà nước xă hội chủ nghĩa của đội ngũ rường cột của chế độ.

Đào Duy Quát, Phó Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương viết: “Trong xă hội ta hiện nay, một trong những vấn đề nổi cộm nhất, đang làm cả xă hội hết sức lo lắng là vấn đề tha hóa, suy thoái về đạo đức xă hội.” (Tài liệu Ban Tư tưởng – Văn hóa)

Lê Đức B́nh của Hội đồng Lư luận Trung ương phát biểu: “Cần đổi mới công tác quản lư cán bộ, khắc phục khuyết điểm chính là bệnh quan liêu... Lâu nay có những cán bộ lănh đạo hiểu cán bộ thuộc diện ḿnh quản lư chủ yếu qua các cuộc hội nghị, nghe những bài phát biểu của họ, có đi xuống địa phương và cơ sở th́ chủ yếu cũng để họp nghe báo cáo... Đảng viên và quần chúng không phải không hay biết về sai phạm của số cán bộ bị truy tố và xét xử vừa qua. Lâu nay dư luận khá nhiều, đơn thư khiếu nại, tố cáo không ít. Có điều là lănh đạo và tổ chức không lắng nghe hoặc thẩm tra chưa kỹ rồi cho qua...” (Tạp chí Xây dựng Đảng, 7-2003)

T́nh trạng B́nh nêu lên đă xẩy ra trong vụ án Năm Cam có vi phạm của nhiều cán bộ, đảng viên cao cấp như Trần Mai Hạnh, Ủy viên Trung ương đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Bùi Quốc Huy, Thứ trưởng Bộ Công an và Phạm Sỹ Chiến, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.

Nhưng những cán bộ lănh đạo chỉ huy Hạnh, Huy và Chiến không bị quy trách nhiệm. Như thế là đảng đă vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết Đại hội IX viết rằng: ”Xem xét trách nhiệm h́nh sự hoặc có h́nh thức kỷ luật thích đáng đối với những người đứng đầu cơ quan, đơn vị ở nơi xẩy ra những vụ tham nhũng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.”

Những người đứng đầu đảng CSVN không thể nói rằng, Hạnh, Huy và Chiến đă không gây ra “hậu quả nghiêm trọng” nên Lê Đức B́nh mới viết:”Cách đây vài tháng, nhân vụ án Năm Cam, trên báo Đại Đoàn Kết có đăng một bài trả lời phỏng vấn. Phóng viên hỏi: ”Lănh đạo một bộ mà cán bộ dưới quyền có nhiều sai phạm, một thứ trưởng bị truy tố, một thứ trưởng bị cách chức, vậy bộ trưởng có chịu trách nhiệm ǵ không ? Đồng chí được phỏng vấn trả lời đại ư: Việc bổ nhiệm, đề bạt thứ trưởng không thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, cho nên không thể quy trách nhiệm, xử lư luật bộ trưởng được. Thiết nghĩ, bộ trưởng là người đứng đầu, có trách nhiệm chỉ đạo công việc và quản lư cán bộ dưới quyền kể cả thứ trưởng; thứ trưởng là người gần gũi nhất với ḿnh mà hư hỏng th́ bộ trưởng không thể thoái thác trách nhiệm.”

Đây là trường hợp Lê Minh Hương, Bộ trưởng Bộ Công an không hề bị khiển trách hay cách chức xử lư mà được “im lặng” thay thế bởi Lê Hồng Anh. Trong vụ án Năm Cam, Bùi Quốc Huy bị phạt 4 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đúng như Nghị quyết của đảng đă quy trách đối với người lănh đạo như trường hợp Lê Minh Hương. Nhưng Hương không hề hấn ǵ mà c̣n được Bộ Chính trị che chở và bảo vệ.

CHỐNG NHAU

Sự việc B́nh nêu lên không chỉ là một mà là tiêu biểu nhất cho thái độ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược của đội ngũ lănh đạo đảng CSVN. Bằng chứng như vấn đề giám sát cán bộ, đảng viên của nhân dân và của dư luận đă không được thi hành triệt để nên lệnh buộc cán bộ, đảng viên, công chức kê khai tài sản đă trở thành tṛ chơi, tṛ cười rất nhiễu nhương trong xă hội.

Nghị quyết 4 của Ban Chấp hành Trương ương hiện nay (khóa IX) đă buộc mọi cấp phải :”Tạo điều kiện để tổ chức và quần chúng quản lư và giám sát, nhất là giám sát việc h́nh thành những tài sản mới, góp phần ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực.” Nhưng điều khoản này đă bị những Nghị định quái gở khác của Nhà nước chà đạp lên làm mất hiệu lực. Chẳng hạn như Nghị định 64 của Chính phủ năm 1998 viết nếu người nào “để lộ bí mật nội dung bản kê khai sẽ bị ử lư kỷ luật hoặc truy cứu trách nhịem h́nh sự”. Tiếp đến là Nghị định 13 của Chính phủ công bố năm 2002 lại viết:”Bản kê khai của những người là đảng viên phải báo cáo trước chi bộ nơi sinh họat.”, có nghĩa là chỉ có những người trong chi bộ đọc và biết với nhau, có xúc tiến điều tra hay để đó là việc riêng của chi bộ, nhân dân không có quyền xen vào !

Lê Đức B́nh hỏi:” Điều đáng suy nghĩ là có mấy chi bộ đă đấu tranh phát hiện được tham nhũng của đảng viên, cán bộ trong đơn vị ḿnh ? Phải chăng hầu hết đều do quần chúng phát hiện, tố giác kết hợp với điều tra, thanh tra. Vậy quy định như trên th́ làm sao người ngoài đảng có thể giúp phát hiện những man trá trong bản kê khai tài sản của một số người ?”

Nhiêu cử tri cũng đă biên thư cho Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc yêu cầu công bố những bản kê khai tài sản của cán bộ nhưng đảng vẩn làm thinh như điếc không sợ súng. B́nh nói như thổi vào tai lănh đạo Đảng:”Kiến nghị đó rất xác đáng, tiếc rằng chưa được thực hiện. Ta đang quan tâm đến dân chủ ở cơ sở, nhưng chưa đủ. Vấn đề không chỉ ở cấp cơ sở mà lănh đạo các cấp trên cần quan tâm thực hiện dân chủ tốt hơn nữa.”

Cấp trên đây là ai ? Có Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng trong danh sách người B́nh yêu cầu không ? Tại sao lại có t́nh trạng cán bộ, đảng viên cấp lănh đạo không thi hành dân chủ mà lại lớn tiếng hô người khác phải thực hành dân chủ ?

Cũng như hô chống tham nhũng, vận động thi hành quyết định buộc cán bộ, đảng viên –nhất là cấp lănh đạo—phải kê khai tài sản mà lại không rà soát xem lời khai có đúng với thực trạng không ? Khai rồi để vào tủ th́ khai làm ǵ cho tốn cơm, tốn của nhân dân ?

Theo quy định của đảng th́ tài sản phải kê khai gồm nhà, đất, các loại cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp đầu tư vào doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; những tài sản có giá trị 50 triệu đồng trở lên. Nhưng có mấy ai dại đột khai ḿnh đứng tên, làm chủ những tài sản to lớn này. Bằng chứng cho đến bây giờ, đảng và nhà nước vẫn không sao trả lời được câu hỏi : Tại sao nhiều cán bộ, đảng viên lĩnh lương hành chính (công chức) mà có dư tiền gửi con đi học nước ngoài tốn từ 12 đến 20 ngàn đô la mỗi năm ?

Ông Diệp Văn Sơn thuộc Bộ Nội Vụ, trong cuộc phỏng vấn của Đoan Trang (báo Tuổi Trẻ) hồi tháng 7-2003 đă cho rằng việc kê khai tài sản ở Việt Nam “trong thời gian qua c̣n mang tính h́nh thức.”

Ông Sơn nêu ra một trong những điều khó biết chính xác là do “thói quen của ta là chi tiêu bằng tiền mặt. Các cơ quan quản lư bất độngh sản th́ quản lư manh mún, quản lư theo từng cụm nên khó quản lư đối với người muốn phân tán tài sản rải rác..”

Viên chức này cũng tiết lộ: “Trong việc kê khai tài sản, từ trước đến nay chưa có biện pháp kiểm ra, xác minh. Chỉ khi đương sự có chuyện không suôn sẻ ta mới làm. Ta cũng chưa có biện pháp công khai, chưa có sự giám sát của quần chúng. Trong tất cả công việc xẩy ra, thanh tra, công an...chỉ phát hiện được 20% tiêu cực; 80% kia, thậm chí hơn nữa, là do quần chúng phát hiện...”

“Trong xă hội bây giờ có nhiều chuyện lắm”, ông Sơn nói tiếp,” có cán bộ cho con đi học nước ngoài 12.000 USD/năm, cho vợ đi du lịch chỗ này chỗ kia...Mọi người biết cả. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra được những người đi học ấy là con cán bộ nào, bằng nguồn tiền nào. Tại sao chưa xử lư ? Đừng đợi khi cán bộ bị kỷ luật ǵ đó mới bắt đầu đi phanh phui.”

Hữu Thọ, Trợ lư của Nông Đức Mạnh cũng lên tiếng than phiền :”Cán bộ, công chức đều sinh hoạt và được sự đánh giá của các cơ quan, tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể. Nhưng t́nh h́nh hiện nay, tính chiến đầu trong sinh hoạt của nhiều tổchức đang suy yếu, cho nên đánh giá chưa thật chính xác.”

Hoặc:”Cũng cần phải thấy, trong t́nh h́nh hiện nay, ư kiến đóng góp của nhân dân c̣n bị hạn chế rất nhiều.”

Người dân không muốn đóng góp ư kiến v́ họ đă nói nhiều nhưng mọi việc vẫn đâu hoàn đó, cán bộ bị tố cáo cứ tiếp tục tham nhũng và lại t́m cách “trả thù” người tố cáo ḿnh.

Thọ viết:”Cũng có trường hợp sợ bị trù úm thậm chí bị trả thù. Có cụ đă về hưu là lăo thành cách mạng nói:”Ḿnh th́ không ngại ǵ. Họ cũng chẳng trù úm được ḿnh. Nhưng con cháu ḿnh th́ sao ?” Một vài vụ thuê lưu manh trả thù khiến cho mọi người e ngại. Ngay trong vụ án Năm Cam, một số nhân chứng không muốn ra ṭa, cũng v́ sợ chúng báo thù...Hiện nay nhân dân rất nghại những ư kiến phê b́nh, phát hiện, tố cáo gửi lên cấp trên thường được gửi trở lại cơ sở. Một số cán bộ đă lấy đó làm căn cứ để trù úm người tố cáo..”

Tại sao cán bộ lại có thể lộng quyền, lộng ngôn đến thế trong một đất nước được đảng CSVN khoe khoang là “Nhà nước pháp quyền ?” Và tại sao đảng viên và cán bộ lại có thể ngang nhiên vi phạm kỷ luật và luật pháp nghiêm trọng đến vậy mà Nông Đức Mạnh không làm ǵ nổi, hay cá đối bằng đầu cả với nhau ?

Ta có nên gọi đội ngũ được Hồ Chí Minh gọi là “hạt nhân” của chế độ hiện nay là đầy tớ của nhân dân hay là những chủ nhân cán cuốc đào bới của cải của nhân dân ? -/-

Phạm Trần http://f2.pg.photos.yahoo.com/vietnamcongsans

-- lu cho an cuop (vietnamcongsans@yahoo.com), May 03, 2004


Moderation questions? read the FAQ