Phần 2. TÔN TRỌNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN SỰ, GỒM:

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Phần 2. TÔN TRỌNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN SỰ, GỒM:

a. Quyền tự do ngôn luận và báo chí

Hiến pháp quy định quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí; tuy nhiên, Chính phủ hạn chế đáng kể những quyền tự do này trên thực tế, nhất là đối với quyền tự do ngôn luận về chính trị và tôn giáo. Chính phủ áp dụng nhiều điều khoản về an ninh quốc gia và chống xuyên tạc quy định trong Hiến pháp và Bộ luật H́nh sự để ngăn chặn mạnh mẽ các quyền tự do đó. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, và các tổ chức xă hội nằm dưới sự kiểm soát của Đảng kiểm soát tất cả các cơ quan báo chí, cả báo in lẫn báo điện tử. Chính phủ giám sát thông qua Bộ Văn hóa và Thông tin, bổ sung cho sự giám sát này là định hướng của Đảng và luật về an ninh quốc gia có nội dung đủ rộng để bảo đảm rằng các cơ quan báo chí trong nước tự kiểm duyệt chính họ. Trong năm qua, tổ chức NGO quốc tế Nhà báo Không Biên giới khẳng định Việt Nam là một trong 10 nước đàn áp tự do báo chí nhất thế giới.

Luật báo chí quy định nhà báo phải bồi thường bằng tiền cho những cá nhân hay tổ chức bị tổn hại do các bài báo của họ, dù những bài đó có đúng sự thật đi nữa. Các nhà quan sát lưu ư rằng luật này hạn chế phạm vi phóng sự điều tra. Một số báo đài tiếp tục thử mức hạn chế báo chí của Chính phủ bằng cách in các bài báo phê phán các hành động của các quan chức Đảng và Chính phủ; tuy nhiên, quyền tự do phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam và giới lănh đạo cao cấp vẫn bị cấm. Tuy nhiên trong năm qua, có một số bài báo về những chủ đề thường được coi là nhạy cảm như vụ truy tố các quan chức cấp cao của Đảng trong phiên ṭa xử trùm tội phạm Năm Cam. Chính phủ yêu cầu các quan chức phải xin phép bộ chủ quản trước khi cung cấp thông tin cho phóng viên nước ngoài. Các nhà báo phải được sự đồng ư của ban biên tập trước khi cung cấp thông tin.

Đảng và Chính phủ chấp nhận việc thảo luận công khai một số chủ đề và phần nào đó cho phép có nhiều lời chỉ trích hơn trước. Luật này cho phép công dân góp ư công khai hơn về một chính phủ yếu kém, thủ tục hành chính, tham nhũng và chính sách kinh tế. Các nhà lănh đạo cấp cao của Chính phủ và Đảng đă đi thăm một vài tỉnh cố gắng giải quyết những lời than phiền của nhân dân. Tuy nhiên, vào ngày 29/1, Ṭa án Nhân dân Hà Nội đă kết án tù bốn người từ 24 đến 42 tháng tù sau khi họ phổ biến khắp 61 tỉnh và Quốc hội các lá thư tố cáo chính sách giải phóng mặt bằng địa phương. Ngày 22/8, ṭa án tỉnh Đồng Nai đă kết án 4 người từ 30 đến 42 tháng tù v́ xúi giục nông dân khiếu nại chính sách đất đai của tỉnh.

Chính phủ tiếp tục cấm tự do ngôn luận thẩm vấn vai tṛ của Đảng, chỉ trích các cá nhân lănh đạo của Chính phủ, thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên và dân chủ đa đảng, hoặc chất vấn các chính sách của chế độ về các vấn đề nhạy cảm như nhân quyền hay hiệp ước biên giới với Trung Quốc. Ranh giới vẫn c̣n tuỳ tiện giữa cái gọi là phát biểu kín về vấn đề nhạy cảm mà chính quyền sẽ chấp nhận và phát biểu công khai trong những lĩnh vực mà họ không cho phép. Ngày 17 tháng 3, cảnh sát đă bắt giam nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Đan Quế về tội gián điệp v́ đă cung cấp thông tin cho các phóng viên nước ngoài. Cuối năm, ông vẫn bị giam ở Thành phố Hồ Chí Minh, và gia đ́nh ông không được phép đến thăm. Ngày 18/6, Ṭa án Hà Nội đă kết án Bác sĩ Phạm Hồng Sơn 13 năm tù và 3 năm quản thúc trong một phiên ṭa kín về tội gián điệp sau khi ông dịch một số bài báo tiếng Anh về dân chủ và đưa lên mạng Internet. Ngày 26/8, phiên ṭa phúc thẩm giảm án c̣n 5 năm. Năm 2002, cảnh sát thường xuyên triệu tập thẩm vấn nhà hoạt động dân chủ và là cựu nhà báo Nguyễn Vũ B́nh. Ông bị cảnh sát theo dơi trong nhiều tuần trước khi bị triệu tập thẩm vấn lại và bị giam năm 2002. Ngày 31/12, ông ra ṭa và bị kết tội “gián điệp” và bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản thúc (Xem Phần 1.d). Năm 2001, nhà sinh học Hà Sỹ Phu trước đó được xóa tội phản quốc, bị tù treo v́ đă viết các bài báo kêu gọi dân chủ. Án treo của ông kết thúc vào tháng 3.

Kể từ năm 2001, một số nhà hoạt động dân chủ đă bị cắt các đường dây điện thoại liên lạc. Năm 2002, trước khi bị giam vào tháng 12/2002, Đại tá về hưu Phạm Quế Dương đă được triệu hồi để thẩm vấn trong nhiều ngày liên tiếp và điện thoại di động của ông đă bị cắt ít nhất ba lần trong năm đó. Tháng 12/2002, cảnh sát giam ông Dương ở Thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi ông đi thăm nhà hoạt động Trần Văn Khuê. Một ngày sau, cảnh sát đến nhà Khuê, bắt giam ông và tịch thu máy tính và các đồ đạc khác. Khuê và Dương coi ḿnh là người phát ngôn cho một số nhà hoạt động khác. Cả Khuê và Dương đều bị tạm giam vào cuối năm. Trước khi bị bắt ngày 18/3, Nguyễn Đan Quế tiếp tục kêu gọi dân chủ và tôn trọng nhân quyền, nhưng chính quyền can thiệp khả năng liên lạc của ông bằng cách liên tục cắt điện thoại di động của ông, cắt điện thoại để bàn, và hạn chế ông vào Internet và email trong hai năm. Cảnh sát theo dơi ông chặt chẽ và thỉnh thoảng thẩm vấn ông trước khi bị bắt vào tháng 3. Quế đang bị tạm giam vào cuối năm.

Ngày 17/7, Chính phủ giảm 5 năm trong án tù 15 năm của Cha Thaddeus Nguyễn Văn Lư năm 2001 v́ “phá hoại đoàn kết dân tộc”. Năm 2001, Cha Lư đă gửi bản tường tŕnh phê phán Chính phủ cho Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế và thường xuyên kêu gọi đa nguyên chính trị và tự do tôn giáo hoàn toàn. Ngày 10/9, Ṭa án Thành phố Hồ Chí Minh đă kết án cháu gái của Cha Lư là Nguyễn Thị Hoa và hai cháu trai là Nguyễn Trúc Cường và Nguyễn Vũ Việt mức án từ 3 đến 5 năm tù v́ cung cấp thông tin về các hoạt động của ông cho phóng viên nước ngoài. Ngày 28/11, Ṭa phúc thẩm Thành phố Hồ Chí Minh đă giảm mức án của ba người này và nay đă được thả. Chính phủ đă hạn chế những người thuộc các nhóm tôn giáo không chính thức phát biểu công khai về đức tin của họ (Xem Phần 2.c).

Một số người bày tỏ các quan điểm khác nhau đối với các vấn đề về tôn giáo hoặc chính trị không được phép đi ra nước ngoài (xem Phần 2.d).

Các bản báo cáo về t́nh h́nh tham nhũng và quản lư yếu kém của các quan chức cấp cao của Chính phủ đă được xuất bản nhiều hơn trong những năm gần đây. Các tờ báo địa phương dành nhiều bài viết về phiên ṭa xét xử băng đảng tội phạm có tổ chức Năm Cam có liên quan đến ba quan chức cao cấp của Chính phủ, hai trong số đó đă từng là Ủy viên của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản trước khi bị cách chức năm 2002. Chính phủ giám sát chặt chẽ hơn những thông tin này khi nhận thấy rằng vụ việc càng ngày càng có nhiều người để ư và phát hiện quá nhiều điểm nhạy cảm. Nhiều tờ báo đă phớt lờ những chỉ thị của Chính phủ không tường thuật lại vụ việc này, kết quả là họ đă phải nhận những lời kiển trách mạnh mẽ hơn của Chính phủ. Trong năm qua, tổng biên tập tờ Tuổi trẻ đứng đầu tờ báo trong thời gian đưa tin về phiên ṭa Năm Cam, đă bị thuyên chuyển sang nhóm quản lư địa ốc của tờ báo.

Năm 2002, Chính phủ đă chỉ trích phóng viên về việc bị coi là đưa tin giật gân về một vụ hoả hoạn lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12/2002, Bộ Văn hóa Thông tin đă thông báo quyết định thu hồi thẻ phóng viên của bốn phóng viên. Ba người là Trần Ngọc Tuấn của báo Tiền Phong, Đặng Thanh Hải của báo Thanh Niên, và Nguyễn Minh Sơn của báo Người Lao Động đă đưa ra những thông tin mà theo Chính phủ là những thông tin không đúng về việc cảnh sát Đà Nẵng đánh người dân đến mức bị thương rất nặng. Người thứ tư là Bùi Ngọc Cái của báo Gia đ́nh và Xă hội, đă tường thuật lại rằng một viên cảnh sát trưởng đă tuyên bố rằng Chính phủ có thể trừng phạt các quan chức của Chính phủ ở cấp bộ v́ tham nhũng. Tất cả bốn nhà báo đều phải trả thẻ nhà báo lại cho cơ quan vào tháng 10.

Năm 2002, Chính phủ bất ngờ cầm báo chí đến dự Hội nghị Khoa học do nước ngoài tài trợ về Tác động Môi trường và Sức khoẻ con người của Chất độc màu da cam ở Hà Nội. Chính phủ không cho phép các nhà báo nước ngoài đến dự các phiên họp và cấm các nhà báo trong nước dự phiên khai mạc và bế mạc. Cuối năm, khoảng 1 năm rưỡi sau, các bài tham luận hội nghị vẫn chưa được dịch hay phổ biến.

Chính phủ thường yêu cầu việc xuất bản tôn giáo phải qua một nhà xuất bản tôn giáo của nhà nước; tuy nhiên, một số nhóm tôn giáo có thể in tài liệu của họ hoặc nhập tài liệu với sự cho phép của Chính phủ (xem Phần 2.c).

Các tạp chí định kỳ bằng tiếng nước ngoài có bán tràn lan ở các thành phố, tuy nhiên Chính phủ thỉnh thoảng mới kiểm duyệt các bài báo viết về t́nh h́nh đất nước. Chính phủ đôi khi tŕ hoăn bán một tạp chí nước ngoài, hiển nhiên là v́ có những bài báo viết về những vấn đề nhạy cảm. Nói chung, Chính phủ không hạn chế việc tiếp cận các đài phát thanh quốc tế, chỉ trừ Đài Tự do châu Á và Tập đoàn Truyền thông Viễn Đông tiếp tục bị làm nhiễu sóng.

Các nhà báo nước ngoài phải được sự chấp thuận của Trung tâm Báo chí của Bộ Ngoại giao và phải có trụ sở ở Hà Nội. Số lượng nhân viên làm việc trong cơ quan truyền thông nước ngoài bị hạn chế, và hầu hết những nhân viên ở nước sở tại làm việc cho cơ quan truyền thông nước ngoài là do Bộ Ngoại giao cung cấp. Trung tâm Báo chí giám sát hoạt động của các nhà báo và quyết định trong từng trường hợp cụ thể có chấp thuận cho họ phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim hay đề nghị được đi lại hay không, tất cả đề nghị này phải nộp trước đó năm ngày. Trung tâm Báo chí đă từ chối một số đề nghị được đi lại, đặc biệt là lên Tây Nguyên, mặc dù có cho phép hai nhóm nhà báo lên Tây Nguyên trong năm qua. Theo luật, các nhà báo nước ngoài có thể gửi tất cả các câu hỏi của họ lên các cơ quan của Chính phủ thông qua Bộ Ngoại giao, tuy nhiên thực tế việc thực hiện lại không hoàn toàn như vậy. Các nhà báo nước ngoài thường nhận được thị thực sáu tháng. Một nhà báo đă không thể gia hạn thêm thị thực trong năm 2002 và hai nhà báo được gia hạn thị thực ngắn hơn mức b́nh thường trong năm 2001. Trong năm qua không có những trường hợp như vậy được biết đến.

Trong những năm qua, Chính phủ kiểm duyệt h́nh ảnh của truyền h́nh và thỉnh thoảng tŕ hoăn việc chuyển băng h́nh ra nước ngoài trong một vài ngày. Trong năm 2002 và năm nay, không ai biết việc này có xảy ra không, mặc dù các quy định tiếp tục cho phép Chính phủ kiểm duyệt chương tŕnh đó. Luật pháp hạn chế việc tiếp cận truyền h́nh qua vệ tinh, chỉ cho phép các quan chức cấp cao, người nước ngoài, khách sạn sang trọng và báo chí được tiếp cận. Tuy nhiên, Luật này đă không được thực thi một cách đồng bộ, và nhiều người ở vùng đô thị và một số vùng nông thôn xem các chương tŕnh ti vi đă qua kiểm định bằng thiết bị vệ tinh lắp đặt tại nhà. Năm 2002, do các chảo vệ tinh được lắp đặt để xem Cúp Bóng đá Thế giới ngày càng nhiều, Chính phủ đă ban hành một Nghị định mới nhằm thực thi yêu cầu này chặt chẽ hơn, tuy nhiên, đến cuối năm đó vẫn chưa thực hiện được.

Chính phủ kiểm duyệt các cuộc triển lăm nghệ thuật, âm nhạc và các hoạt động văn hóa khác. Tuy nhiên, Chính phủ cho phép nghệ sỹ có nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn chủ đề để sáng tác so với những năm trước, mặc dù nghệ sỹ không được phép triển lăm các tác phẩm mà bên kiểm duyệt cho là phê phán hoặc châm biếm Chính phủ hoặc Đảng. Nhiều nghệ sỹ được phép triển lăm tác phẩm của ḿnh ở nước ngoài, được phép gửi tác phẩm của ḿnh đi dự triển lăm và được phép gửi tác phẩm của ḿnh ra nước ngoài.

Một số ấn phẩm in bằng tiếng nước ngoài của một vài cuốn sách bị cấm như cuốn “Kư ức Mùa xuân Tinh khiết” của Dương Thu Hương được những người bán dạo công khai, bản tiếng Việt của cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” trước đây bị cấm của Bảo Ninh được bày bán trong các cửa hàng sách. Có một ngoại lệ đáng chú ư, báo chí khởi động một chiến dịch tố cáo diễn viên nổi tiếng Đơn Dương v́ vai diễn anh ta đóng trong phim “Rồng xanh” và “Chúng ta là người lính”. Báo chí mô tả người nghệ sỹ này là một kẻ phản bội và kêu gọi bắt giữ và giam cầm anh ta. Chính phủ cũng không cho phép diễn viên Đơn Dương đi nước ngoài trong năm này (Xem Phần 2.d); tuy nhiên, cuối cùng chính phủ cho phép anh và gia đ́nh di cư sang Mỹ.

Chính phủ cho phép tiếp cận với mạng Internet thông qua 6 nhà cung cấp dịch vụ cổng kết nối Internet (IXP) và 13 Nhà Cung cấp Dịch vụ Internet (ISP); tuy nhiên, tất cả IXP đều phải là của Nhà nước hoặc là các công ty cổ phần với mà Nhà nước là cổ đông kiểm soát. Tất cả IXP đều thuê đường truyền Internet thông qua nhà cung cấp truy cập lớn nhất nước là Công ty Truyền thông Dữ liệu Việt Nam (VDC). Bộ Bưu chính Viễn thông đă báo cáo rằng số thuê bao Internet trong nước 650.000 thuê bao và khoảng 2.660.000 người sử dụng Internet. Giá của máy tính so với mức thu nhập trong nước đă hạn chế dùng mạng tại nhà. Tuy nhiên, các trường đại học và khoảng 4.000 quán cà phê mạng làm tăng số lượng sinh viên và nhiều người khác truy cập mạng.

Chính phủ ủy quyền cho VDC giám sát các trang Web mà thuê bao truy cập. Chính phủ sử dụng bức tường lửa nhằm khóa những địa chỉ có vẻ không thích hợp về chính trị và văn hóa, bao gồm các trang Web của các nhóm lưu vong nước ngoài. Chính phủ hạn chế truy cập các trang Web của Đài châu Á Tự do và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trong năm qua. Năm 2002, Chính phủ đă chỉ thị cho chủ các quán cà phê Internat giám sát khách hàng của họ để hạn chế họ truy cập vào các địa chỉ có tài liệu chống chính phủ và khiêu dâm; tuy nhiên, sự giám sát này có vẻ không phổ biến lắm.

Tháng 8/2002, Chính phủ đă kiểm tra rất nhiều quán cà phê Internet xem họ có truy cập những trang Web bị cấm không. Cũng trong tháng 8, Chính phủ đă đóng cửa một công ty cung cấp thông tin trên mạng v́ công ty này đă có những bài báo không được phép đăng theo Luật Báo chí. Năm 2002, Chính phủ yêu cầu tất cả chủ sở hữu các trang Web trong nước, kể cả những trạng mạng do chủ thể nước ngoài vận hành, đăng kư trang Web của họ với Chính phủ và đệ tŕnh nội dung trang Web để Chính phủ phê duyệt.

Chính phủ hạn chế tự do học thuật, và các nhà nghiên cứu nước ngoài thường bị thẩm tra và theo dơi. Tuy nhiên, Chính phủ tiếp tục cho phép tự do thông tin nhiều hơn những năm trước, thông tin trong nước cũng như thông tin từ nước ngoài về, kể cả trong hệ thống các trường đại học. Các thủ thư ngày càng được đào tạo chuyên nghiệp và theo tiêu chuẩn quốc tế như Hệ Thập phân Dewey hỗ trợ trao đổi thông tin và thư viện quốc tế và nghiên cứu. Các giáo sư nước ngoài làm việc tạm thời tại trường đại học được phép thảo luận những vấn đề phi chính trị rộng răi hơn và tự do hơn trong lớp học. Tuy nhiên, những người giám sát của Chính phủ thường xuyên đến dự các lớp học do cả giáo viên nước ngoài và trong nước dạy. Các tài liệu thông tin của chính phủ nước ngoài không có tính chính trị phát cho các đại biểu tại một hội thảo về thư viện ở Huế đă bị an ninh tịch thu. Một số viện nghiên cứu cho rằng các giảng viên của họ được phép tham gia các chương tŕnh chuyên nghiệp chính thức tại các cơ sở ngoại giao hoặc sử dụng các cơ sở nghiên cứu ngoại giao. Các nhân viên an ninh thường thẩm tra những người thường sử dụng cơ sở ngoại giao về mối quan hệ của họ với các chính phủ nước ngoài. Tuy nhiên yêu cầu về tài liệu từ các viện nghiên cứu nước ngoài đang tăng lên. Các ấn phẩm học thuật thường phản ánh quan điểm của Đảng và Chính phủ.

For comments and inquiries, please email to uscongenhcmc@pd.state.gov For Visa Issues, please email to hcmcinfo@state.gov

Warning: Your message to this address may not be read for several days. Please send urgent messages to the consulate by fax (84-8) 824 5571 or telephone (84-8) 822 9433. This site is produced and maintained by the U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City. Links to other Internet sites should not be construed as an endorsement of the views contained therein. Last Modified 05/07/2004 20:01:43

-- lu cho" thui (vietnamcongsans@yahoo.com), May 07, 2004


Moderation questions? read the FAQ