Quyền tự do hội họp và lập nhóm

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Quyền tự do hội họp và lập nhóm

Quyền hội họp bị luật hạn chế và Chính phủ hạn chế và giám sát tất cả các h́nh thức biểu t́nh công khai. Những người muốn tụ tập thành từng nhóm được yêu cầu phải xin được giấy phép, điều này chính quyền địa phương có thể cấp hoặc từ chối tùy tiện. Nh́n chung, Chính phủ không cho phép những cuộc biểu t́nh bị coi là có mục đích chính trị. Người dân thường tụ tập thành từng nhóm không chính thức mà không có sự can thiệp của Chính phủ; tuy nhiên, chính phủ hạn chế quyền của một số nhóm tôn giáo được tụ tập thờ cúng. Chính phủ đă xét xử và kết án một số người v́ phản đối chính sách sử dụng đất và thu hồi đất (xem Phần 2.a).

Tháng 2 và 3, có nhiều cuộc biểu t́nh ḥa b́nh, hầu hết là sinh viên, được tổ chức đối diện một sứ quán nước ngoài ở Hà Nội. Cảnh sát đă duy tŕ trật tự nhưng không can thiệp hay yêu cầu giấy phép.

Ngày 23/4, hai người đàn ông bị kết án tù ở Thành phố Hồ Chí Minh v́ “gây rối trật tự xă hội” và phá hoại tài sản nhà nước v́ xúi giục một chục người tấn công một văn pḥng giải phóng mặt bằng trong một tranh chấp về thu hồi đất.

Tháng 10, một ṭa án tỉnh Đắc Lắc ở Tây Nguyên đă kết án 4 người dân tộc thiểu số bị bắt v́ liên quan đến vụ bạo loạn năm 2001 ở Tây Nguyên là Y Kuo Bya, Y He E Ban, Y Jon Enuol, và Y Bri Enuol với mức án tù là 13, 12, 11 và 10 năm.

Năm 2002 và trong năm qua, có nhiều cuộc biểu t́nh ḥa b́nh lên đến 50 người, hầu hết là phụ nữ nông dân lớn tuổi, về vấn đề sử dụng đất. Các cuộc biểu t́nh diễn ra bên ngoài các trụ sở của Chính phủ và Đảng, nhà riêng của Thủ tướng, và Hội trường Quốc hội ở Hà Nội. Có một lần cảnh sát cương quyết nhưng nhẹ nhàng và tôn trọng đưa những người biểu t́nh ra khỏi nơi ở của Thủ tướng.

Tháng 12/2002, Ṭa án tỉnh Nam Định đă kết án 10 người tù từ 18 tháng đến 5 năm v́ vai tṛ của họ trong các cuộc biểu t́nh năm 2000 liên quan đến tham nhũng và thuế sử dụng đất nông nghiệp. Cũng trong tháng 12/2002, Ṭa án tỉnh Hà Tây đă kết án 22 người từ 6 tháng đến 9 năm tù v́ tham gia vào cuộc biểu t́nh tháng 4/2002 về tranh chấp đất đai và tham nhũng.

Tháng 12/2002, có tin cảnh sát đă cương quyết giải tán các cuộc họp tôn giáo của người Thiên chúa H'mong (xem Phần 2.c).

Tháng 11/2002, hàng trăm nông dân đă xung đột với chính quyền địa phương Hà Tây về thu hồi đất và làm bị thương 6 hay 7 cảnh sát. Không biết là có phiên ṭa nào liên quan đến vụ này.

Chính phủ hạn chế quyền tự do lập hội. Chính phủ cấm thành lập hợp pháp các tổ chức cá nhân độc lập, nhấn mạnh rằng cá nhân làm việc với các tổ chức do đảng lănh đạo thường được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam che chở. Công dân bị cấm không được thành lập các tổ chức độc lập như đảng chính trị, công đoàn, và các tổ chức tôn giáo và cựu chiến binh. Tuy nhiên, một số tổ chức, đặc biệt là các nhóm tôn giáo chưa đăng kư, vẫn có thể hoạt động ngoài khuôn khổ này mà không có hoặc có rất ít sự can thiệp của Chính phủ (xem Phần 2.c).

Tháng 9/2001, Trần Văn Khuê và đại tá Phạm Quế Dương đă gửi thư lên ban lănh đạo Đảng và Chính phủ yêu cầu cấp giấy phép để thành lập “Hội Nhân dân để hỗ trợ Đảng và Chính phủ đấu tranh chống tham nhũng”. Cảnh sát đă đưa Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân từ Hà Nội về nhà của họ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội Nhân Dân sau đó đă cho ra đời trang Web mà không bị Chính phủ ngăn chặn, bao gồm thông tin liên lạc, đơn kiến nghị, các tài liệu khác do nhiều nhà hoạt động dân chủ, và bảng thông báo mà một số cá nhân báo cáo lại các phản ứng của họ với đề xuất. Tháng 10/2002, Chính phủ cũng áp đặt lệnh quản chế hành chính trong hai năm, một dạng quản thúc. Tháng 12/2002, Khuê bị bắt và ông vẫn đang chờ xét xử vào cuối năm.

c. Quyền tự do tôn giáo

Cả Hiến pháp và các nghị định của Chính phủ quy định quyền tự do tín ngưỡng; tuy nhiên, Chính phủ tiếp tục hạn chế đáng kể các hoạt động có tổ chức của các nhóm tôn giáo mà chính phủ tuyên bố là không phù hợp với luật và chính sách của nhà nước.

Theo nguồn tin đáng tin cậy, cảnh sát bắt giữ một cách tùy tiện người dân chỉ v́ hoạt động và đức tin tôn giáo của họ, đặc biệt là ở vùng núi và dân tộc thiểu số. Một vài nguồn tin đáng tin cậy cho hay người H’mong theo đạo Tin Lành tại một số làng ở vùng Tây Bắc và nhiều người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đă bị gây sức ép hoặc bị buộc phải công khai từ bỏ đức tin của họ. Cũng có những nguồn tin rằng một số người theo đạo Tin Lành ở những khu vực này bị đánh và bị giết (xem Phần 1.a).

Chính phủ đă yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng kư và đă sử dụng quá tŕnh này để kiểm tra và giám sát các tổ chức nhà thờ. Chính phủ chính thức công nhận các tổ chức tôn giáo của đạo Phật, Thiên chúa, Tin Lành, Ḥa Hảo, Cao Đài và đạo Hồi. Để được chính thức công nhận, nhóm đó phải được Chính phủ chấp thuận về ban lănh đạo và phạm vi hoạt động chung. Quy tŕnh chấp thuận của Chính phủ rất chậm và không minh bạch. Các tổ chức tôn giáo được công nhận chính thức có thể hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau trên cả nước, và những người theo tổ chức tôn giáo này có thể hành đạo mà không bị chính phủ quấy rầy, trừ ở một số tỉnh xa xôi. Các tổ chức tôn giáo được công nhận chính thức này phải tham vấn với chính phủ về hoạt động tôn giáo của họ, cho dù không phải là giáo lư về đức tin. Một số nhà lănh đạo của tổ chức tôn giáo của đạo Phật và Ḥa Hảo trước năm 1975 đă không nhận được giấy công nhận chính thức cho tổ chức của họ. Các hoạt động của họ, và hoạt động của các nhà thờ chưa đăng kư của đạo Tin Lành bị chính quyền coi là bất hợp pháp, và dẫn đến việc thỉnh thoảng họ bị quấy nhiễu. Chính phủ tích cực hạn chế tiếp xúc giữa UBCV bất hợp pháp với những tín đồ Phật giáo nước ngoài ủng hộ UBCV, và giữa các tổ chức đạo Tin Lành không chính thức, như các nhà thờ bí mật, và những người nước ngoài ủng hộ, tuy vậy những cuộc tiếp xúc như vậy vẫn c̣n tiếp tục.

Chính phủ nh́n chung vẫn cho phép người dân được hành đạo theo tín ngưỡng mà họ đă chọn, và sự tham gia vào các hoạt động tôn giáo trên toàn quốc ngày càng tăng mạnh. Tại một số khu vực và Thành phố Hồ Chí Minh, các quan chức địa phương thường cho phép các tổ chức tôn giáo không đăng kư được tổ chức hành lễ mà không bị hoặc ít bị quấy rầy.

Trong một số trường hợp, đặc biệt đối với người theo đạo Tin Lành H’mong, khi chính quyền quy cho người dân tội hành đạo bất hợp pháp, họ đă áp dụng các điều khoản của Bộ luật H́nh sự quy định thời hạn bỏ tù lên đến ba năm v́ “lạm dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, hay tôn giáo”. Bộ luật H́nh sự quy định các h́nh phạt đối với tội danh “cố ư phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” bằng cách khuyến khích “chia rẽ người theo đạo và người không theo đạo”. Có tin cho hay các viên chức đă giả mạo bằng chứng. Các quan chức Chính phủ đă bác bỏ cáo buộc rằng các giáo hội Tin Lành bị phá hoại hay giải tán trong năm qua với cớ là các giáo hội này không đăng kư nên bất hợp pháp. Ngày 23/9, cảnh sát đă phá một nhà thờ Tin Lành nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại những tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên, viên chức địa phương cho phép các tín đồ được tự do hơn trong việc hành đạo. Chính phủ đôi khi ngăn tín đồ Tin Lành ở các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên tụ tập làm lễ tại những nhà thờ không đăng kư, buộc họ phải làm lễ bí mật tại gia.

Chính phủ tiếp tục gây phiền nhiễu các thành viên của UBCV và ngăn chặn họ thực hiện các hoạt động tôn giáo độc lập, đặc biệt là bên ngoài các chùa chiền. Đầu tháng 3, Chính phủ cho phép Giáo chủ 83 tuổi của UBCV đi Hà Nội giải phẫu. Các quan chức Chính phủ kể cả Thủ tướng Phan Văn Khải và các nhà ngoại giao nước ngoài đă tiếp xúc với ông trong thời gian này. Sau khi b́nh phục, Chính phủ cho phép Giáo chủ ở lại chùa cũ của ông ở Quy Nhơn, tỉnh B́nh Định, thay v́ quay lại chùa ở tỉnh Quảng Ngăi nơi ông đă sống từ năm 1982 trong điều kiện như là bị quản thúc. Ngày 27/6, Chính phủ thả Vị phó Chủ tịch của UBCV Thích Quảng Độ sớm hơn vài tháng trong hai năm bị quản chế hành chính. Hầu hết lănh đạo của UBCV sau đó có thể gặp nhau, gặp các đại diện ngoại giao và quan chức Chính phủ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn dù Chính phủ có can thiệp đôi chút. Tháng 9, lănh đạo UBCV họp ở B́nh Định và các thành viên coi đây là sự tái lập trên thực tế quyền tồn tại của UBCV. Cơ quan an ninh đă mời một số lănh đạo của UBCV khi rời chùa của họ và có vẻ như chỉ có thể đi lại nếu cơ quan an ninh cho phép. Ba nhà sư của UBCV ở Thành phố Hồ Chí Minh là Thích Tuệ Sỹ, Thích Nguyên Lư và Thích Thanh Huyền bị kết án chính thức 2 năm quản chế hành chính và “giám sát bắt buộc”.

Ban lănh đạo của Giáo hội Cơ đốc Việt Nam vẫn bất b́nh trước những hạn chế của Chính phủ nhưng đă phải học cách thích nghi với những hạn chế này. Một số tăng lữ cho biết có sự nới lỏng kiểm soát của Chính phủ về các hoạt động của giáo hội ở một số giáo xứ trong năm qua. Tại nhiều địa phương, các quan chức chính quyền địa phương đă cho phép các chức sắc tiến hành các lớp học tôn giáo (ngoài giờ học ở trường) và các hoạt động từ thiện hạn chế; tuy nhiên, ở nhiều khu vực khác, các quan chức nghiêm cấm những hoạt động này.

Hạn chế đối với chức sắc và giới tăng lữ của các nhóm tôn giáo vẫn c̣n tồn tại, và Chính phủ vẫn duy tŕ hoạt động giám sát đối với các tôn giáo đă được công nhận. Các tổ chức tôn giáo được yêu cầu phải có sự cho phép của Chính phủ để tổ chức hội nghị đào tạo, hội thảo và lễ kỷ niệm không có trong lịch tôn giáo thông thường của ḿnh, xây dựng hoặc sửa lại nơi thờ tự, tham gia vào các hoạt động từ thiện, điều hành các trường tôn giáo, và đào tạo, phong chức, thăng chức, hay luân chuyển tu sỹ. Các tổ chức tôn giáo cũng được yêu cầu phải nộp “kế hoạch thường niên” và “lên lịch kế hoạch” của họ để chính quyền địa phương thông qua. Nhiều hạn chế này phần lớn do ủy ban nhân dân thành phố và tỉnh thực hiện, và h́nh phạt đối với tín đồ tôn giáo được địa phương tiến hành rất đa dạng.

Nh́n chung các nhóm tôn giáo gặp khó khăn để có được các tài liệu giảng dạy, mở rộng cơ sở đào tạo, và mở rộng đào tạo tu sỹ để đáp ứng như cầu ngày càng tăng của giáo đoàn; Chính phủ quy định số lượng tăng lữ có thể được đào tạo của đạo Phật, Thiên chúa, Ḥa Hảo và Cao Đài. Ngày 15/2, Chính phủ đă cho phép Hội Thánh Tin Lành miền Nam Việt Nam (SECV) chính thức được công nhận vào năm 2001, được mở trường ḍng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ hạn chế số học viên là 50 và giữ quyền chấp nhận các ứng cử viên xin học.

Giáo hội Cơ đốc gặp phải những cản trở đáng kể trong vấn đề đào tạo và lễ tôn phong các linh mục và giám mục. Chính phủ duy tŕ hiệu quả quyền phủ quyết đối với việc bổ nhiệm giám mục của Vatican; tuy nhiên, trên thực tế Chính phủ tỏ ư sẵn sàng thảo luận về việc bổ nhiệm với Vatican. Tháng 8, hai giám mục Cơ đốc mới được bổ nhiệm với sự chấp thuận của Chính phủ. Một được bổ nhiệm cho giáo xứ Hưng Ḥa, vị trí đă bị trống trong 11 năm qua. Với những bổ nhiệm này, chỉ c̣n một giám mục chưa có do giám mục hiện tại qua đời vào tháng 6. Tháng 10, Chính phủ cũng ngầm công nhận việc thăng Tổng giám mục Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn lên Hồng y Giáo chủ. Trong những năm gần đây, Chính phủ nới lỏng nỗ lực giám sát chức sắc của Giáo hội Cơ đốc bằng cách giảm nhẹ các yêu cầu rằng tất cả tăng lữ phải thuộc Hội Thiên Chúa yêu nước do chính phủ quản lư. Giáo hội Cơ đốc đă tổ chức sáu lớp học trường ḍng; tuy nhiên do chính quyền địa phương phản đối địa điểm nên một lớp khác được chấp thuận vẫn chưa học được vào cuối năm. Giáo hội Cơ đốc cũng nhận giấy phép chấp nhận học sinh trường đạo mới nhưng chỉ cấp cho từng năm. Cuối năm có khoảng 800 học sinh trên cả nước đă đăng kư theo học. Ủy ban nhân dân địa phương phải thông qua tất cả số học sinh, cả theo học trường ḍng và trước lễ tấn phong thành linh mục. C̣n nhiều học sinh tốt nghiệp lớp học trường ḍng vẫn chưa được tấn phong trong khoảng 10 năm. Nhiều nhà quan sát cho rằng số lượng linh mục được tấn phong không đủ để hỗ trợ dân số công giáo đang gia tăng.

Chính quyền đă bắt và giám sát chặt chẽ “người bất đồng chính kiến” của đạo Ḥa Hảo. Ngày 27/3, Nguyễn Văn Lia bị bắt và ngày 1/7, ông bị kết án 3 năm tù v́ tổ chức lễ kỷ niệm sự biến mất của nhà tiên tri Ḥa Hảo Huỳnh Phú Sổ. Chính phủ cho phép các tín đồ đạo Ḥa Hảo khác được tự do hành đạo. Khoảng 100 đến 200 du khách đi lễ tại tại chùa trung tâm của đạo Ḥa Hảo tại tỉnh An Giang hàng ngày. Cơ quan cảnh sát thường xuyên thẩm vấn một số người có các quan điểm chính trị và tôn giáo khác biệt, như nhà sư của UBCV và nhà lănh đạo của đạo Ḥa Hảo.

Kể từ năm 1975, Chính phủ cấm lễ tấn phong giới giáo của Cao Đài. Tuy nhiên, trong năm 2002, có ít nhất 18 linh mục mới được tấn phong và 924 học viên được tham gia vào chương tŕnh đào tạo cho giới giáo. Các linh mục khác đă được thăng chức cao hơn.

Thành viên của Hội Hồi giáo đă có thể thực hiện đức tin của ḿnh, bao gồm những người cầu nguyện hàng ngày và ăn chay trong tháng lễ Ramadan.

Chính phủ hạn chế và kiểm soát tất cả các h́nh thức tụ họp công khai, bao gồm hội họp tổ chức hoạt động tôn giáo. Các cuộc tụ họp tôn giáo lớn thường xuyên theo kế hoạch được phép tổ chức, như lễ công giáo tại La Vang và lễ Cao Đài tại tỉnh Tây Ninh. Đạo Ḥa Hảo cũng được phép tổ chức các cuộc hội họp lớn công khai để kỷ niệm buổi lễ truyền thống, nhưng những đạo khác không được phép tổ chức. Một số cuộc hội họp tôn giáo theo kế hoạch đặc biệt cũng được phép. Tuy nhiên, tháng 12/2002, có báo cáo rằng cảnh sát ở tỉnh Lai Châu cố gắng giải tán một hay nhiều nhóm tụ tập của người H’mông theo Công giáo. Tin cho hay cảnh sát đă dùng hơi ga, ít nhất là một trong những vụ việc này cảnh sát đă dùng hơi cay làm cho bốn hoặc năm người nữa phải nhập viện.

Nói chung, việc công khai tham gia theo một đức tin tôn giáo không gây khó khăn cho người dân trong cuộc sống đời thường, kinh tế và thế tục, tuy nhiên nó có thể ngăn cản bước thăng tiến vào hàng ngũ cao nhất của Chính phủ và quân sự. Theo tôn giáo không c̣n là rào cản đối với việc gia nhập Đảng. Một số quan chức của Chính phủ và của đảng càng ngày càng thừa nhận rằng họ theo tập tục truyền thống và tôn giáo của đạo Phật.

Người truyền giáo nước ngoài có thể không được hoạt động trong nước, dù nhiều người tiến hành các hoạt động nhân đạo hay phát triển được Chính phủ chấp thuận.

Chính phủ thành lập một nhà xuất bản dưới sự kiểm soát của Ủy ban Tôn giáo Chính phủ để giám sát việc xuất bản tất cả tài liệu về tôn giáo. Nhiều sách kinh Phật, kinh thánh, cùng các sách và ấn phẩm tôn giáo khác được các cơ quan đă được Chính phủ cho phép in ấn và được bán hay phân phát ở các cơ quan Tôn giáo.

Chính phủ chỉ cho phép một số giáo sỹ công du v́ mục đích tôn giáo; người theo Đạo Hồi có thể hành hương về Mecca (dù năm qua không có ai v́ thiếu hỗ trợ tài chính của nước ngoài) và nhiều quan chức Phật giáo, Thiên chúa giáo và Tin Lành có thể công du và học tập ở nước ngoài. Chính phủ cho phép nhiều giám mục và linh mục đi lại tự do trong giáo phận của ḿnh, nhưng vẫn hạn chế cho phép họ được tự do đi lại hơn ngoài những khu vực này, đặc biệt ở những khu vực thiểu số. Nhiều lănh đạo giáo hội Tin Lành đi nước ngoài trong năm qua. Các quan chức Chính phủ khuyến cáo tăng lữ không nên đến Sơn La, Lai Châu và một số tỉnh biên giới khác v́ các quan chức cho biết không có tín đồ tôn giáo nào ở đó. Tháng 3, hàng trăm tín đồ Ḥa Hảo đă đi Chùa Ḥa Hảo ở tỉnh An Giang để kỷ niệm lễ truyền thống mà Nhà nước không công nhận chính thức. Tháng 7/2002, có đến 300.000 người đến đó để kỷ niệm một buổi lễ khác được Nhà nước công nhận.

Những người hành đạo trong nhóm cá thể được công nhận đôi khi không được phép đi nước ngoài. Năm 2002, nhà sư UCBV Thích Thái Ḥa ở Huế không được phép đi nước ngoài trong vài dịp. Mục sư Tin Lành Nguyễn Lập Ma, và Nguyễn Nhật Thông bị cấm đi lại hay phải xin phép chính quyền để đi lại (xem Phần 2.d).

Các giáo hội Tin Lành dân tộc thiểu số không đăng kư của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các tỉnh Tây Bắc tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng. Một số tỉnh Tây Bắc không có bất kỳ chùa chiền hay nhà thờ được công nhận chính thức nào do chính quyền cấp tỉnh không cho phép. Chính quyền ở những khu vực này được biết cũng đă bắt giam và bỏ tù những tín đồ dân tộc thiểu số v́ họ theo đuổi tín ngưỡng của ḿnh một cách ḥa b́nh và không được sự công nhận chính thức.

Một số nguồn tin cho biết có một chiến dịch rất hệ thống của các quan chức địa phương tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai ở Tây Nguyên nhằm ép buộc các tín đồ Tin Lành thiểu số từ bỏ đức tin của ḿnh. Tiếp tục có tin về những chiến dịch tương tự trong năm qua ở Lai Châu, Lào Cai và các tỉnh miền núi phía Bắc khác. Do bị đe dọa xâm hại tính mạng hay tịch thu tài sản nên các tín đồ Tin Lành thiểu số bị buộc phải kư văn bản cam kết từ bỏ chính thức hay phải chịu một nghi lễ tượng trưng có uống rượu gạo trộn với máu động vật. Những người khác nếu từ chối thường không phải chịu hậu quả tiêu cực nào. Các quan chức được biết đă ra lệnh ngưng các cuộc lễ Tin Lành, cấm mục sư đi lại, thôi không phát lương thực của Chính phủ cho tín đồ Tin Lành và cấm con em gia đ́nh Tin Lành đến trường học trên lớp 3. Bộ đội và cán bộ trẻ đi đến nhà một số người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên can thiệp vào việc hành lễ của họ. Muốn biết thêm chi tiết xin xem Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2003.

For comments and inquiries, please email to uscongenhcmc@pd.state.gov For Visa Issues, please email to hcmcinfo@state.gov Warning: Your message to this address may not be read for several days.

Please send urgent messages to the consulate by fax (84-8) 824 5571 or telephone (84-8) 822 9433. This site is produced and maintained by the U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City. Links to other Internet sites should not be construed as an endorsement of the views contained therein.

Last Modified 05/07/2004 20:01:43

-- lu cho" thui (vietnamcongsans@yahoo.com), May 07, 2004


Moderation questions? read the FAQ