Tự do là tốc độ.

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Tự do là tốc độ. b.n.t

Ư tưởng ngộ nghĩnh vừa ghi, tôi "lượm" được trong một cuốn truyện của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Nếu bạn chưa bao giờ đi cải tạo, nghĩa là chưa bao giờ bị ở tù, và tuyệt nhiên không hề thấy giữa tự do và tốc độ có tí ti liên hệ ǵ với nhau th́ xin cho tôi thêm vài phút để "diễn giải" chuyện này. Tôi bảo đảm là sẽ làm tới nơi, tới chốn.

Sinh hoạt trong trại cải tạo, nói chung, cũng gần tương tự như cuộc sống bên ngoài. Ở đâu th́ chúng ta cũng đi, đứng, nằm, ngồi, leo, trèo, ăn, uống, ca, hát, nói, cười, than, khóc và - đôi khi - qùi, ḅ, lăn, lộn, lê, lết... y hệt như nhau thôi. Chỉ riêng cái vụ chạy nhẩy th́ có khác, và rất khác.

Nhớ: đừng bao giờ mà chạy khi đang bị ở tù nha, cha nội. Lỡ vệ binh hay quản giáo tưởng rằng bạn có "ư đồ" chạy luôn th́ bỏ mẹ, hay nói chính xác hơn là... bỏ mạng!

Thêm một chút dị biệt cần phải nói nữa là nhịp sống trong tù rất chậm. Không phải "chậm như rùa", như cách nói của đời thường, mà "c̣n chậm hơn tốc độ con sên..." nữa ḱa - theo lời Bùi Ngọc Tấn.

Và đó là lư do tại sao, ngay sau khi vừa được phóng thích (và may mắn được có người chở đi một quăng đường), Bùi ngọc Tấn đă sung sướng reo lên:

"Tự do là tốc độ.

Ngồi trên xe đạp đi trên con đường nhỏ, hai bên là rừng rậm, chỉ khoảng mười ki lô mét một giờ, hắn thấy cây lá chạy vun vút về phiá sau. Gió vù vù qua tai. Gió phạt hai bên má hắn mát rượi."

"Các cảm giác, gió, tốc độ, di chuyển ấy hắn không bao giờ nghĩ đến, quên hẳn đi rồi, vụt đến quen thuộc, thân thiết và thích thú lạ thường. Cho măi về sau này, cứ nghĩ đến ngày được tha, hắn lại nhớ đến cảm giác gió ùa phạt qua hai má hắn. Cảm giác ấy gắn liền với buổi sáng hắn được ra tù nên nó là tự do. Năm năm. Phải hiểu cái tốc độ năm năm vừa qua của hắn. Đó là năm năm xà lim và sáu tháng được ra buồng chung. Chỉ nằm một chỗ. Nằm trong một hộp bê tông. Ngồi. Nằm. Đứng. Ngồi. Nằm. Đứng. Bắt rệp. Nh́n kiến tha cơm. Nói vọng sang với Đỗ, người tử tù xà lim bên kia chờ ngày đem bắn. Không nh́n thấy trời. Chỉ có cảm giác trời qua những nan chớp kéo xuống ở mái trần, có hàng song sắt to và dầy. Không có một sự xáo động nào của không khí. Suốt ngày nhờ nhờ, đục đục. Rồi ba năm ở hai trại trung ương, có tốc độ đấy nhưng là tốc độ con rùa."

"Hắn đi làm. Mọi người đi làm. Đầu cúi, lê từng bước. Chậm chạp chỉ có lợi cho bọn hắn. Thời gian đi đường là thời gian lao động. Đi nhanh ra chỗ làm làm ǵ. Lúc làm cũng vậy. Cả bọn ngồi xổm, mân mê từng lá cỏ và rứt. Rồi sển sang chỗ khác, c̣n chậm hơn tốc độ con sên." (Chuyện Kể Năm 2000. Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000, 115).

Bây giờ th́ tôi tin rằng bạn đă hiểu ra tại sao Bùi Ngọc Tấn lại trở nên hưng phấn quá cỡ, khi được ngồi trên một chiếc xe đạp chạy nhanh "chỉ khoảng mười ki lô mét một giờ"! Sự ngưỡng mộ của ông, trước một thứ tốc độ (rất đáng đáng phàn nàn) như thế, khiến tôi nhớ đến hai câu thơ của Nguyên Sa:

Sài G̣n phóng Solex rất nhanh Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants (Tám Phố Sài G̣n)

Velo Solex là một thứ xe gắn máy (rất) thổ tả thường thấy ở Sài G̣n, vào đầu thập niên 1960. Nó đen đủi, thô kệch, nặng nề, và - tất nhiên - là chạy chậm ŕ à. Nhanh ǵ nổi, chớ nói chi đến "rất nhanh". Nó chỉ nhanh hơn xe đạp là hết sức.

Cũng như Bùi Ngọc Tấn, Nguyên Sa quả là một người dễ tính.

Hai vị trí thức ưu tú tiêu biểu của hai miền, hai chế độ mà dễ dăi cỡ đó th́ cỡ thường dân -tất nhiên- phải dễ chịu (hay dễ dậy) hơn nhiều. Mang cộng hết sự dễ chịu (hay cam chịu) của dân chúng cả nước với tốc độ (rất khiêm tốn) của xe đạp và xe Solex chúng ta có một quốc gia Việt Nam rất thiếu tự do. Tự do là tốc độ mà!

Và đó là chuyện đă qua, khi đất nước c̣n phân ly, chinh chiến. Đến bây giờ th́ mọi chuyện cũng... y như vậy, hoặc - không chừng - c̣n dám tệ hơn vậy nữa.

Nếu t́nh trạng lạc hậu hay tụt hậu tới cỡ đó mà xẩy ra ở Miến Điện hay Lào (hai quốc gia hoàn toàn bị bao bọc bởi núi rừng) th́ có thể giải thích được v́ lư do địa lư. Rừng núi không thích hợp cho sự di chuyển của xe cộ nên người Miến và người Lào (thường) phải dùng voi. Voi đi rất chậm. Bởi vậy, dân chúng của hai xứ sở (mẹ rượt) này có rất ít tự do. Và thiếu tự do tức là thiếu dân chủ nên lạm quyền, tham nhũng, nghèo đói, bệnh tật, dốt nát, lạc hậu là những hệ quả tất yếu.

Chuyện hội họp, biểu t́nh, đốt cờ, đ̣i đất, đ̣i quyền đối lập có thể xẩy ra ở Miên nhưng tuyệt nhiên không có ở Lào hay ở Miến Điện. Ở Việt Nam - đương nhiên -cũng miễn có luôn, dù dân Việt không mấy ai di chuyển bằng... voi.

Nước Miên chỉ có một phần rất nhỏ đất đai tiếp xúc với biển mà c̣n được sống (tương đối) tự do và thoải mái. Việt Nam có tới...

Ba ngàn cây số biển xanh Mà sao thiếu muối cho canh hàng ngày...

như vậy cà? Lư do - tôi trộm nghĩ - có thể v́ những người lănh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam (cái đảng đang nắm toàn quyền và độc quyền cai trị đất nước này từ hơn nửa thế kỷ qua) đều là những kẻ có một dĩ văng rất dài sống lẩn lút trong hang, trong hầm hay bị nhốt ở trong tù. Nhịp sinh hoạt trong mấy chỗ này, đương nhiên, vô cùng chậm. "C̣n chậm hơn tốc độ con sên" nữa ḱa, nếu vẫn nói theo kiểu Bùi Ngọc Tấn. Và điều này, chắc chắn, đă ảnh hưởng không ít đến quan niệm của họ về tự do nên liên tiếp trải qua mấy đời Tổng Bí Thư mà đất nước Việt Nam vẫn cứ... vậy vậy - thôi hà.

Đến khi Nông Đức Mạnh - một đảng viên cộng sản thuộc thế hệ đến sau, thế hệ được nuôi dưỡng đàng hoàng "trong ḷng cách mạng", chứ không phải chui rúc trong hang trong hầm nữa - được lựa chọn làm Tổng Bí Thư th́ cả thế giới (ít nhiều) đă đặt kỳ vọng vào ông ấy. Và cả thế giới đă thất vọng (năo nề) v́ ông ấỵ.

Cuối năm 2001, một số nông dân Việt Nam - phần lớn là phụ nữ - từ nhiều nơi đă tụ tập về Hà Nội để kêu cứu về việc đất đai của họ bị cán bộ điạ phương cướp đoạt. Đó là một việc làm (vô cùng) can đảm nhưng (hoàn toàn) vô vọng, theo như ghi nhận của David Brunnstrom, thuộc hăng tin Reuter - vào ngày 7 tháng 12 năm 2001: "The women protesters told reporters on Wednesday they had come to Hanoi in a fifth attempt to secure help from the government and communist Party leaders, but had been ignored."

Và nếu họ chỉ bị phớt lờ (ignored) - như đă xẩy ra nhiều lần trước đó - th́ cũng huề thôi. Lần này, chả may, giữa đám nông dân ngơ ngác, dốt nát và những vị quan quyền cách mạng lạnh lùng, tàn bạo "bỗng" xuất hiện một người bàng quan tên là Nguyễn Khắc Toàn. Nhân vật này, nếu nói theo kiểu Nguyễn Đ́nh Chiểu (trong Lục Vân Tiên) là một trang hảo hán. Lộ kiến bất b́nh, vung đao bạt tụy. Giữa đường thấy cảnh bất bằng mà tha. Sự can thiệp và ḷng hào hiệp của ông được tường thuật như sau - bởi phóng viên Tâm Việt, của đài Á Châu Tự Do, vào hôm 31 tháng 12 năm 2001:

"Nhận thấy việc làm của họ mang nhiều ư nghĩa hy sinh mà không kết quả, ông Nguyễn Khắc Toàn, một cựu chiến binh đă từng tham gia trong chiến dịch Hồ Chí Minh xâm chiếm Sài-g̣n, lúc bấy giờ 46 tuổi, bèn nẩy ra ư đứng ra giúp đỡ họ bằng cách chỉ dẫn cho họ cách làm đơn, đi gơ cửa đúng chỗ cần gơ cũng như làm theo thủ tục tố tụng.

"Để việc làm của những người nôn dân này, trong đó có nhiều người là "mẹ liệt sĩ" hay thuộc gia đ́nh có công với cách mạng, có tiếng vang, ông Nguyễn Khắc Toàn đă quay ra, bắt đầu từ hôm 16 tháng 12, 2001, làm những bản tin về những cuộc biểu t́nh này và t́m cách phổ biến đi khắp nơi, kể cả hải ngoại ."

Sự kiện này, dưói mắt nh́n của ông Nông Đức Mạnh, bị coi là "dân chủ quá độ" - nếu nói theo nguyên văn lời của ông ta. Bởi vậy, những người tham dự biểu t́nh đều bị hăm doạ, xách nhiễu, hành hung hoặc giam cầm. Riêng ông Nguyễn Khắc Toàn, vào ngày 20 tháng 12 năm 2002, đă bị kết án mười hai năm tù và ba năm quản chế v́ tội làm... gián điệp.

Cách ứng xử của ông Nông Đức Mạnh khiến ai cũng phải cau mày. Mọi người dường như đều quên bẵng đi rằng dù không phải sống trong hang (trong hầm hay trong tù) như những vị Tổng Bí Thư tiền nhiệm, ông Mạnh có gốc gác của một người miền núi - nơi hoàn toàn không thuận tiện cho việc dùng xe, kể cả xe ḅ. Do đó, quan niệm về tốc độ cũng như về tự do của ông ta rất là giới hạn và rất gần với quan niệm của những vị lănh tụ nước Lào hay Miến Điện.

Cũng như ông Mạnh, tôi là một người miền núi. Dù không tán đồng quan niệm tự do và dân chủ hẹp ḥi của ông ấy, tôi tin rằng ḿnh hiểu và thông cảm (phần nào) cung cách hành sử thô bạo vừa rồi.

Nhưng riêng việc ông Nông Đức Mạnh (thản nhiên) kết án ông Nguyễn Khắc Toàn là gián điệp th́ tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không thể hiểu. Tôi cũng "thông cảm" không nổi với sự dối trá trắng trợn của ông ta, dù đă ráng và rất ráng. Người miền núi không nói dối, không bao giờ, nói chi đến việc dựng chuyện hay ngậm máu phun người - một cách thô bỉ, hạ tiện và đáng khinh - như thế.

Có người cho rằng v́ (quá) nặng t́nh với núi rừng nên tôi đă (quá) nặng lời với một người đồng hương -bất xứng- như ông Nông Đức Mạnh. Những tội danh đại loại như "gián điệp", "móc nối với thế lực thù nghịch ở nước ngoài", "làm tay sai cho ngoại bang"... đều rất phổ biến trong mọi quốc gia cộng sản chứ có riêng chi ở Việt Nam. Ở Cu Ba, ở Bắc Hàn hay ở Trung Cộng (bây giờ) thiếu ǵ những tù nhân bị gán cho những tội danh tương tự. Thực ra, ông Mạnh đâu có nói láo, ông ấy chỉ nói theo tập quán và thói quen (chuyên môn chụp mũ) của một đảng viên cộng sản - thế thôi. Điều cần phải quan tâm là bản án quá dài mà ông Nguyễn Khắc Toàn vừa phải lănh chịu ḱa.

Lo ngại như vậy, nói xin lỗi nha, tôi e là không được thức thời đâu. Thời buổi này không c̣n chỗ cho những kẻ di chuyển bằng Solex hay xe đạp, chớ đừng nói chi đến chuyện đi voi - như cái kiểu của ông Mạnh và đồng đảng. Tự do là tốc độ mà, mấy cha. Và tự do là xu thế bất khả cưỡng của thời hiện đại. Cái chế độ phản tiến hoá hiện tại ở Việt Nam làm sao tồn tại được mười hai năm nữa mà chúng ta phải bận tâm đến chuyện dài/ngắn trong bản án Nguyễn Khăc Toàn.

Tưởng Năng Tiến



-- lu Dam duc (vietnamcongsans@yahoo.com), May 08, 2004


Moderation questions? read the FAQ