VIỆT NAM : CÀNG ĐI LÊN CÀNG MỜ MỊT

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

VIỆT NAM : CÀNG ĐI LÊN CÀNG MỜ MỊT

Sao bây giờ chủ nghĩa xã hội vẫn chưa sáng tỏ với đảng viên ?

Phạm Trần

Hoa Thịnh Đốn.- Ngay trong lúc phiên tòa xử Năm Cam, vụ án băng đảng, cờ bạc và tham nhũng thối nát lớn nhất chế độ đang diễn ra ở Sài Gòn, cấp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã tập trung vào các cuộc thảo luận đỉnh cao để tìm cách làm sáng tỏ điều được gọi là “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.”

Nhưng tại sao cho đến bây giờ, 73 năm sau ngày đảng CSVN ra đời, tuyên truyền là đã đạt được “hết thắng lợi này đến thắng lợi khác” sau hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ thành công mà cái chủ nghĩa này vẫn còn mờ mịt với đảng viên và nhân dân thì hẳn là nó phải có vấn đề.

Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng nói:”Phải thấy rằng, hiện nay vẫn còn không ít vấn đề lý luận và thực tiễn về con dường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mặc dù đã được giới lý luận tranh luận, hội thảo, nghiên cứu rất nhiều nhưng vẫn chưa có lời giải đáp đủ sức thuyết phục.” ( Trích phát biểu tại Kỳ họp thứ 5 của Hội đồng Lý luận Trung ương ngày 11-1-2003 tại Hà Nội)

Vì vậy, Mạnh đã yêu cầu các cấp của Hội đồng Lý luận phải :”Đẩy mạnh hơn nữa tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, bảo vệ phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên nhân dân ; tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” để “góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tiến hành cuộc đấu tranh bác bỏ những quan điểm sai trái và làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.”

Những vấn đề Mạnh vừa nêu ra không mới mẻ gì mà chỉ lập lại những nhiệm vụ đã đề ra trong đại hội đảng lần IX cách đây trên hai năm. Và như vậy là những việc cần phải làm vẫn chưa làm được. Nó cũng tương tự như việc Mạnh nói lại sự đe dọa làm lung lay tư tưởng các đảng viên, theo điều được gọi là của :“ Các thế lực thù địch và một số phần tử bất mãn, cơ hội đang lợi dụng vấn đề mở rộng dân chủ trong công tác tư tưởng, lý luận để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, kích động các hoạt động vi phạm pháp luật, tuyên truyền, bịa đặt, gây chia rẽ trong Đảng và giữa Đảng với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xâm phạm an ninh quốc gia...”

Tuy nhiên, Mạnh đã không nói đích danh những ai hay tổ chức nào đang làm như thế. Mạnh chỉ yêu cầu “cần trừng trị thích đáng những kẻ xấu đó.” Và ra chỉ thị cho Hội đồng Lý luận Trung ương và các cấp ủy, các ban, ngành liên quan cùng giới lý luận nước ta “cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh bác bỏ những quan điểm sai trái và góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.”

HỌP NHIỀU QUỜ QUẠNG NHIỀU Sau đó từ ngày 12-2 cho đến ngày 27-2-2003 liên tiếp từ Sài Gòn ra Huế đã có những cuộc họp tổng kết thành tích và đề ra kế hoạch hoạt dộng trong năm 2003 của các ngành Tư tưởng - Văn hóa ; Thông tin - Văn hóa; Giáo khoa; và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nội dung của mỗi kỳ họp đều tập trung vào việc làm sao để đoàn kết toàn dân và đưa được những Nghị quyết của Đảng vào thự tế làm đòn bẩy tiến lên xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong mỗi nội dung thảo luận tại các cuộc họp đều không quên hô hào giữ vững quan điểm chính trị và đường lối của Đảng và phải “kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần tạo ra sự thống nhất cao trong Đảng và trong xã hội.” ( phát biểu của Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, 14-2-2003.)

Nỗi lo âu lung lay tư tưởng, không còn tin vào những giáo điều của Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên hiện nay là mối ám ảnh hàng đầu của hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN. Nhưng đảng CSVN đã và đang tìm mọi cách để không nhìn nhận đó là hệ quả của sự tiếp tục cai trị đất nước theo lối độc quyền, độc đảng.

Ngược lại họ đã đổ tội cho những “bất cập, thiếu sót” của những người soạn ta chính sách và cán bộ thừa hành, hoặc nghiêm trọng hơn là “những thế lực phản động, thù địch không ngừng chống phá Nhà nước ta, chế độ ta gay gắt, quyết liệt.” (Trích phát biểu của Phan Diễn, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương, 12-2-2003 tại Hội nghị Tư tưởng - Văn hóa.)

Diễn nói về hiện tượng cán bộ lơi là học chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không có khả năng chống lại những chỉ trích chủ nghĩa này hoặc không thi hành lệnh đảng:”Ngay trong lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa, như trong báo cáo của các đồng chí cũng đã nêu lên, vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém. Công tác gíao dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng chất lượng chưa cao, có nơi, có lúc còn mang tính chất hình thức. Công tác nghiên cứu lý luận chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, chưa làm sáng tỏ được nhiều vấn đề do thực tế đất nước đặt ra để định hướng tư tưởng và hoạt động thực tiễn, ngay cả trên nhiều vấn đề rất cơ bản. Việc phản bác, đấu tranh với các quan điểm sai trái của các thế lức thù địch, của các phần tử cơ hội chính trị, chưa thật mạnh mẽ, sắc bén, có khi còn lúng túng, bị động.”

Đối với của báo chí, văn hóa Diễn nói:”Trong các hoạt dộng báo chí, xuất bản, các hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng có xu hướng thương mại hóa, có những biểu hiện tiêu cực, chưa có những tác phẩm văn học nghệ thuật, các công trình văn hóa tương xứng với chiến công và tầm vóc của dân tộc ta, đất nước ta, v.v...”

Sau đó, trong hai ngày 16 và 17-2 họp tại Sài Gòn với giới làm văn học nghệ thuật cả nước, Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương cũng oán trách:” Đến nay vẫn còn quá ít những tác phẩm đạt đỉnh cao, có giá trị lâu bền, phản ánh một cách sâu sắc hiện thực cuộc sống của nhân dân ta, của đất nước ta. Chưa có nhiều tác phẩm hay khẳng định thành quả của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.”

Điềm còn yêu cầu giới sáng tác, phê bình cần “nâng cao tình cảm cách mạng, phản ánh sâu sắc hiện thực cuộc sống đang biến đổi phát triển, nhất là cuộc sống của nhân dân... đội ngũ văn nghệ sĩ hãy đề cao trách nhiệm, chủ động sáng tạo để có nhiều tác phẩm có giá trị....”

Lời than phiền của giới cầm quyền “ hãy còn quá ít những tác phẩm đạt đỉnh cao” không phải là điều mới lạ mà nó đã xuất hiện từ trên 10 năm nayGiới cầm quyền thì muốn các nhà văn, nhà thơ, nhà làm phim, viết kịch dấn thân đi thực tế (đi tới những nơi có công nhân, có nhà máy, có công trường - nông trường và tới tận bản sâu, làng xa, hải đảo để làm việc và tìm hiểu đời sống của người dân...) để viết lên tính hào hùng, tự hào của một dân tộc có “Bác Hồ của đảng CSVN vinh quang” lãnh đạo. Hoặc là viết lại những trang sử được gọi là “hào hùng”, “chiến công hiển hách” “chiến thắng vĩ đại” như là “ Điện Biên (Điện Biên Phủ) chấn động địa cầu” v.v...trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ để vinh quang Đảng lãnh đạo; hay viết ra những thành tựu to lớn, thành công to lớn của những bộ óc “Đảng ta là trí tuệ” trong thời kỳ đất nước chuyển mình theo “đổi mới” tiến lên xã hội chủ nghĩa !

Nhưng đã không có ai, dù đã có lớp bị đưa đi thực tế, viết ra được một tác phẩm đạt ý muốn của nhóm cầm quyền bởi vì chính hàng ngũ lãnh đạo Đảng cũng chẳng hiểu hay biết đề ra tiêu chuẩn thế nào là đỉnh cao ! Bởi vì các Nhà văn và những người làm nghệ thuật hiểu rất rõ cái thứ “đỉnh cao” của văn nghệ Maxist - Lêninist hay văn nghệ Hồ Chí Minh không phải là thứ văn nghệ dân tộc.

Vậy mặt trái của tình trạng không chịu học Mác-Lênin-Hồ Chí Minh, không làm theo chỉ thị của Đảng; có vô số người công khai đòi đánh giá lại thành công và thất bại của Đảng hay xa hơn còn đòi bỏ xã hội chủ nghĩa, dân chủ hóa chế độ, bầu cử tự do, viết và nói tự do, bỏ chính sách độc quyền báo chí và truyền thông v.v... là gì nếu không phải là thái độ của một tập thể cán bộ, đảng viên và văn nghệ sỹ đã giác ngộ muốn chối bỏ chủ nghĩa Cộng sản; chống lại chủ trương của một đảng cầm quyền độc tài chỉ biết dựa trên một chủ nghĩa đã mất hết tính thực dụng để kéo dài chậm tiến cho dân tộc và làm cho đất nước nghèo mãi ?

Nhưng những người cộng sản đang cầm quyền đã không dám nhìn vào thực trạng này để thay đổi vì sợ mất quyền và mất lợi nên cũng giống như Nông Đức Mạnh, Diễn vẫn cao cổ kêu gọi cán bộ Tư tưởng - Văn hóa phải :”Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Để làm được điều này lại đòi hỏi phải đổi mới cả nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục, tạo nên những phương pháp tuyên truyền, giáo dục phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng.”

Nhưng vấn đề là liệu có mấy người trẻ ở Việt Nam bây giờ còn tha thiết học tập thứ chủ nghĩa đã băng hoại ở cuối thế kỷ 20. Bởi vì nếu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà hấp dẫn, mở ra con đường cho giới trẻ tiến thân cho bằng với những người trẻ khác của các nước trong khu vực, chứ đừng vội so với thế giới bên ngoài Đông nam Á châu, thì làm gì có chuyện gần 20 phần trăm Tu nghiệp sinh viên Việt Nam trốn ở lại Nhật bản sau khi đã học xong ? (Trích tin báo Lao Động, 27-2-2003). Và làm sao lại có chuyện cứ 10 ngàn cụ ông, cụ bà Việt kiều về Việt Nam thăm con cháu thì chỉ may ra có vài cụ muốn ở lại chết trên đất quê hương ?

Nhưng dường như Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng vẫn chưa nhìn ra lý do phủ nhận của giới trẻ nên vẫn hồ hởi hô hào “yêu cầu thời gian tới, công tác khoa giáo chú trọng hơn tới vấn đề giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục chính trị, lập trường Mác - Lênin trong các trường học.” (Trích phát biểu ngày 24-2-2003 tại Hội nghị tổng kết công tác khoa giáo toàn quốc của Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức ở Huế, Thông tấn xã Việt Nam -- TTXVN)

MÒ MẪM TRONG VŨNG BÙN Trong khi ấy thì những lý thuyết gia hàng đầu của đảng CSVN vẫn ngày đêm miệt mài mò mẫm trong vũng bùn đen dưới ao sâu để cố chứng minh cho nhân dân thấy rằng:”Lịch sử 73 năm qua chứng tỏ rằng, Đảng ta vẫn là Đảng văn minh, Đảng trí tuệ.” và quả quyết rằng:”Để có quyết định đúng về đường lối, chủ trương vẫn phải nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững điều kiện thực tiễn, có sự vận dụng sát, đúng, linh hoạt....” (Trần Xuân Trường, Tạp chí Cộng sản, số 28-2003).

Cũng không kém, Hoàng Tùng (cựu Tổng Biên tập báo Nhân Dân) –người được coi là một trong số những cây cổ thụ của tư tưởng và báo chí của CSVN—cũng lên tiếng bênh vực cho Mác-Lênin và Hồ Chí Minh.

Tùng viết:”Điều cần phải làm sáng tỏ là những thắng lợi lớn mà Đảng ta đã giành được là do biết nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn liền với tư tưởng truyền thống tốt đẹp, độc lập, tự chủ giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi ấy là cuộc Cách mạng Tháng Tám, hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, là công cuộc đổi mới hiện nay.” (Nhân Dân, 23-2-2003)

Tùng cũng biện giải rằng:”Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu có nguyên nhân là vì các xã hội ấy cùng những thể chế ở đó đã cạn kiệt nguồn sống và động lực, bị quần chúng quay lưng lại.”

Nói như Tùng thì thái độ không nghe và làm theo yêu cầu của Đảng của cán bộ, đảng viên và trí thức đang bị các đầu đảng chỉ trích trong các kỳ Hội nghị mới đây ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn có phải là một thái độ “quay lưng lại” chưa hay những người này phải viết ra trao tận tay lãnh đạo thì đảng mới biết ?

Nhưng cả Trường và Tùng phải giải thích tại sao đảng CSVN dù nay đã có tới 73 tuổi đời, kể từ ngày khai sinh 3-2-1930, mà vẫn còn mờ mịt chưa tìm được đường đi đúng hướng để đưa dân tộc thoát khỏi cảnh nghèo đói hiện nay.

Sự bối rối do không dám thừa nhận Hồ Chí Minh và đảng CSVN thất bại khi không có khả năng biến Việt Nam từ lạc hậu trong thời chiến thành một nước “xã hội công bằng dân chủ văn minh” của thời bình nên họ phải bịa ra lý do để trốn trách nhiệm. Họ bảo thời gian 30 năm từ cuộc Tổng khởi nghĩa (1945), cho đến hai cuộc chiến đánh bại “chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp (1954)” và “thực dân mới của Mỹ (1975)” cũng chỉ để “giành độc lập và thống nhất” để “đưa cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa.” (!)

Nhưng “xã hội chủ nghĩa” là cái thứ chủ nghĩa gì nếu không phải nó cũng chỉ là “chủ nghĩa Cộng sản” mà Hồ Chí Minh đã nhập cảng vào Việt Nam nhưng đã bị nhân dân Nga, nơi sinh ra chủ nghĩa này, đứng lên tiêu diệt nó vào năm 1992 ?

Ấy thế mà Trần Xuân Trường và nhiều người khác trong đội ngũ lãnh đạo tư tưởng của đảng CSVN vẫn cứ vênh vang như đi vào chỗ không người nói rằng đảng của họ“ngày nay đang tìm tòi khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chưa từng có trong lịch sử, mở ra những bước đột phá về lý luận và thực tiễn mà không chỉ dân tộc ta mà cả nhân loại cần lao cũng đang dõi theo với sự tin cậy và lòng ngưỡng mộ.”

Thật là vĩ đại ! Đáng lẽ ra Hội đồng giải thưởng Nobel của Thụy Điển, không cần phải đợi có người tiến cử cũng phải phải chọn đảng CSVN để trao giải thưởng mới phải. Nhưng tại sao họ chưa ngó ngàng gì đến thứ phát minh tư tưởng lạ dòng này cũng là điều cần lý giải vì đâu và do ai mà Việt Nam càng đi lên càng mờ mịt ? -/-

Phạm Trần



-- lu cho' thui HANOI (vietnamcongsans@yahoo.com), June 06, 2004

Answers

Response to VIỆT NAM : CÀNG ĐI LÊN CÀNG MỜ MỊT

O VN bay gio thi ngay ca Chu tich nuoc lan Tong bi thu va Chu tich quoc hoi khong co ong nao tin ti gi vao CNXH voi CNCS nua dau. May ong VNCH cu sao dau oc ngu muoi qua vay, khong thay dieu do sao? O VN bay gio tu gia toi tre tu lon toi be chi co tam niem mot dieu la lam sao kiem cho duoc that nhieu dollars thoi. Cac gia tri khac gan nhu la khong ton tai. Con nhung nguoi nhu may ong cuu quan nhan VNCH hung ho anh hung rom, yeu nuoc leo trong forum nay thi dau oc cac ong qua kem coi, lam lon het ca roi. Muon VN phat trien hon nua va tu do dan chu mau den voi dan VN thi phai co tam long thuc su yeu thuong dong bao minh va dep qua mot ben nhung thu han va thanh kien cua qua khu va hien tai (Nhieu khi phai bo qua ca nhung dieu chuong tai gai mat trong XH VN ngay nay) de tim moi cach dong gop xay dung cho VN. Toi so trong so cac ong VNCH chui rua am i o day khong ai co duoc nhung suy nghi va tam long nhu vay.

-- Dung Chui Bay Nua, Hay Nghi Den Xay Dung VN (Noilaothide@Xaydungmoikho.Com), June 08, 2004.

Response to VIỆT NAM : CÀNG ĐI LÊN CÀNG MỜ MỊT

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

----------------------------------------------- --------------------------------------------

Câu Chuyện Kinh Tế Việt Nam

Trich tu www.vietbao.com - Trần Bình Nam

Lời nói đầu: Từ đầu thập niên 1990 khi Việt Nam quyết định từ bỏ kinh tế Mác Xít để dò dẫm bước vào con đường kinh tế thị trường thì nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắt. Trước hết, nạn đói không còn đe dọa Việt Nam như giữa thập niên trước. Đất nước thay da đổi thịt sau nhiều năm dài chiến tranh tiếp theo 10 năm nằm dưới một chính sách kinh tế lạc hậu. Thế nhưng sau 15 năm hội nhập với thế giới, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, và mức giàu nghèo của nhân dân trong nước, giữa thành thị và nông thôn càng ngày càng chênh lệch.

Các quan sát viên kinh tế nước ngoài, đặc biệt của các tờ báo lớn như Wall Street Journal ở Mỹ, Far Eastern Economic Review và Asia Week ở Hồng Kông, The Economist ở Luân Đôn trong 10 năm qua khi viết về tình hình kinh tế Việt Nam báo nào cũng gần như có một điệp khúc như nhau: phát triển, nhưng trì trệ và nước vẫn nghèo. Điệp khúc đó cũng được lặp lại trong bài Vietnam' s economy: The Good Pupil (Kinh tế Việt Nam: người học trò học giỏi) đăng trong Tạp chí The Economist số ngày 8-14 tháng 5 năm 2004.

Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ này? Do những nguyên nhân nào? Và chừng nào thì Việt Nam thoát ra khỏi cái vòng tròn luẩn quẩn là làm ăn khá giả mà nước vẫn nghèo. Có nhiều cách giải thích tùy theo lối nhìn. Có người nhìn vào văn hóa, có người nhìn vào ảnh hưởng của sắc tộc, kiến thức và thể chế chính trị. Mỗi yếu tố có những ảnh hưởng nhất định của nó đối với sự phát triển kinh tế. Nhưng yếu tố chính trị có lẽ là yếu tố chính. Kinh tế thị trường vận hành theo luật cung cầu. Muốn phát huy tối đa để mang lại phúc lợi hài hòa cho toàn bộ quốc gia nguyên tắc "cung cầu" phải được vận hành dưới bảng chỉ đường của một hệ thống ngân hàng ngay thẳng và một hệ thống trọng tài độc lập và phân minh. Tại Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận kinh tế thị trường như mới thả con chim cung cầu, nhưng cột hai chân nó lại bằng một hệ thống ngân hàng trong tay của đảng và một hệ thống tư pháp cũng trong tay của đảng. Hai cái giây cột chân này được đảng Cộng sản Việt Nam miêu tả bằng một danh từ hoa mỹ là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Do đó con chim cung cầu có cánh mà không thể bay và nền kinh tế Việt Nam bị ngộp thở.

Tôi không nghĩ những chuyên viên chóp bu kinh tế của đảng Cộng sản Việt Nam không thấy được điều đó, nhưng họ cần hai cái giây cột để duy trì quyền hành và quyền lợi của đảng. Chừng nào đảng Cộng sản Việt Nam lấy một quyết định là đặt quyền lợi lâu dài của đất nước lên trên quyền lợi của đảng, tối thiểu là lấy Điều 4 ra khỏi bản Hiến pháp, thôi vỗ ngực đảng mình là đảng lãnh đạo duy nhất nữa, chừng đó may ra Việt Nam mới thoát ra khỏi cái vòng tròn luẩn quẩn là: kinh tế phát triển mà nước vẫn nghèo, dân vẫn khổ."

Sau đây là bài báo: "Vietnam' s economy: The good pupil" Trần Bình Nam phóng dịch.

Vietnam' s Economy: The good Pupil

------------------------------

(Kinh Tế Việt Nam: Người Học Trò Học Giỏi)

Nhìn về mặt đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì Việt Nam không thua một nước tư bản nào. Trong năm 2003, đầu tư nước ngoài chiếm 8% tổng sản lượng nội địa (GDP), một tỉ số cao hơn đối với Trung quốc. Và nói về tăng trưởng thì với đà tăng trưởng trung bình 7.4% trong thập niên qua Việt Nam chỉ đứng sau Trung quốc. Năm nay, 2004, Việt Nam có nhiều triển vọng giữ nguyên đà tăng trưởng này. Tốt hơn nữa, số người nghèo tại Việt Nam càng ngày càng giảm. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank: WB) năm 1993 tỉ số người nghèo tại Việt Nam là 58%, năm 2002 chỉ còn 29%.

Nhưng Việt Nam có khả năng giữ đà phát triển này không?

Cho đến lúc này, nền kinh tế Việt Nam đang tiến bước vững vàng. Bệnh SARS năm ngoái và bệnh cúm gà năm nay hình như không ảnh hưởng gì lắm. Ngay cả cuộc khủng hoảng năm 1997, trong khi các nước Á châu khác điêu đứng, mức tăng trưởng của Việt Nam cũng không hề giảm dưới 4.8%.

Sự cải cách nông nghiệp, chia đất cho nông dân tự do canh tác là yếu tố tích cực nhất làm cho kinh tế Việt Nam phát triển lúc đầu. Kế đó sản xuất tăng nhờ đầu tư dồi dào, nhân công rẻ và giỏi. Năm 2003 xuất cảng tăng 20% thu về 20 ti mỹ kim (bên cạnh số tiền khiêm nhường quốc tế tặng là 2 tỉ). Hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ tăng gấp đôi trong năm 2002 sau khi hai nước thi hành bản thỏa ước thương mãi song phương, và qua năm 2003 cũng tăng lên gấp đôi nữa.

Đối với Hoa Kỳ, trao đổi kinh tế tăng có tạo ra một số vấn đề. Năm ngoái người nuôi cá catfish tại Hoa Kỳ đã nại luật chống phá giá (anti-dumping laws) để đưa ra tòa án đòi chính phủ tăng thuế quan cá catfish nhập cảng từ Việt Nam. Năm nay những người đánh tôm cũng dự tính làm như vậy. Bộ Thương Mãi Hoa Kỳ cũng đang nghiên cứu cách giảm lượng quần áo nhập cảng từ Việt Nam để phạt Việt Nam để cho hàng may mặc của Trung quốc nhập cảng vào Hoa Kỳ dưới quota của Việt Nam. Dù Việt Nam có tránh được sự trừng phạt này, kể từ năm nay về sau mỗi năm số lượng áo quần nhập cảng vào Hoa Kỳ cũng chỉ tăng mỗi năm một chút thôi, không tăng ồ ạt như trong ba năm từ 2001 đến 2003. Trong ba năm này hàng may mặc Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng từ 47 triệu mỹ kim lên 2.4 tỉ mỹ kim.

Nhưng Việt Nam sẽ không khốn đốn bởi các biện pháp của Hoa Kỳ vì Việt Nam sản xuất nhiều thứ và xuất cảng đến nhiều nước chứ không phải chỉ cá, tôm và hàng may mặc. Thí dụ lượng cá catfish vào Hoa Kỳ giảm 1/3 sau vụ kiện của ngư dân Hoa Kỳ, tổng số cá catfish Việt Nam xuất cảng vẫn tăng với khách hàng mới tại Âu châu và Úc châu. Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới năm 2005, và dù không gia nhập kịp, Việt Nam với chân đứng trong AFTA (khối tự do mậu dịch Đông nam Á châu) và Thỏa ưóc Mậu dịch Song phương với Hoa Kỳ, và với Trung quốc bên cạnh Việt Nam không thiếu thị trường. Từ năm 2000 sau khi chính quyền Hà Nội ban hành luật tiểu thương, sinh hoạt của ngành tiểu thương phát triển khích lệ. Cuối năm 2002 người ta đếm được có 50.000 cơ sở tiểu thương. Tuy nhiên cái Việt Nam cần nhưng thiếu là giới kinh doanh trung cấp giữa các cơ sở tiểu thương cấp gia đình và các đại công ty có khả năng xuất cảng mà đa số nằm trong tay chính quyền.

Tiểu thương Việt Nam khó phát triển vì họ quá nhỏ để có thể mua đất đai lập cơ sở và vay tiền chính phủ dễ dàng. Các cơ sở kinh tế trong tay chính phủ vay gần một nửa số tiền các ngân hàng cho vay. Một nghịch lý là cho dù các ngân hàng (cũng thuộc chính phủ) muốn cho các cơ sở nhỏ vay, các cơ sở này cũng không đủ điều kiện thế chấp để vay. Của thế chấp giá trị nhất là đất đai thì tại Việt Nam đất đai - theo luật- thuộc sở hữu của nhà nước. Người nông dân (và giới doanh nhân) chỉ có quyền thuê đất của chính phủ trong dài hạn. Trong thời hạn này họ có quyền thế chấp nhưng các ngân hàng không tin kiểu thế chấp này. Kết quả là trong một nền gọi là kinh tế thị trường nhưng đất đai không phải là một phẩm vật của thị trường tự do. Ngoài ra tham nhũng làm trở ngại không ít cho dịch vụ tiểu thương. Tại một số tỉnh, một cơ sở tiểu thương hằng năm phải trải qua ít nhất là 15 cuộc thanh tra của các cơ sở chính quyền địa phương.

Chính phủ (có nghĩa là đảng Cộng sản Việt Nam) thấy những trở ngại này và nói muốn giải quyết, nhưng khuynh hướng của chính phủ vẫn là đổ tiền và cấp đất cho các cơ sở quốc doanh nhất là các cơ sở có tên rất kêu nhưng không mang lại nhiều lợi lộc cho quốc gia như các nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất thép và cơ cở sản xuất phân bón. Kết quả là sự phung phí tài nguyên. Với đà đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Theo ông Robert Glofcheski, kinh tế gia thuộc Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (U.N. Development Program) thì Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư nhiều tiền bạc vào lĩnh vực giáo dục, y tế và đừng do dự chuyển tài nguyên (đất đai, tiền bạc) cho tư nhân.

Đó là điều cần làm để kéo nước Việt Nam ra khỏi danh sách những nước nghèo. Tuy nhiên lúc này vấn đề "giảm nghèo" trở nên khó khăn hơn vì trong những năm qua sự phát triển không cân đối đã làm cho sự nghèo khó tập trung tại những vùng xa xôi hẻo lánh, nhất là những nơi người thiểu số sinh sống. Lúc này vì kinh tế Việt Nam chính yếu là kỹ nghệ nên thành thị phát triển và khá giả hơn ở thôn quê nhiều. Và chính quyền Việt Nam không thể giải quyết vấn đề chênh lệch này tận gốc chừng nào còn ban đặc ân đặc huệ cho các cơ sở quốc doanh.

Trần Bình Nam

June 4, 2004-

binhnam@earthlink.net

http://www.vnet.org/tbn

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 08, 2004.


Response to VIỆT NAM : CÀNG ĐI LÊN CÀNG MỜ MỊT

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

----------------------------------------------- --------------------------------------------

Xóm Nghèo Bên Sông

Trich tu www.vietbao.com

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, có một xóm quy tập những người dân nghèo nhất. Đó là Xóm Bãi Giữa, chỉ là một dải đất nhô lên của đoạn sông Hồng từ cầu Chương Dương tới cầu Long Biên. Gọi là "nhà", là "căn hộ" cho "oai" nhưng thực ra là những chiếc lều được dựng lên tạm bợ, là chỗ "chui ra chui vào" của những người dân sống cho qua ngày đoạn tháng. Báo Kinh Tế-Đô Thị viết về xóm này như sau. Họ ở tứ phương, chủ yếu là dân Khoái Châu - Hưng Yên dạt về, không đủ sức cắm đất trong bờ, ra đây dựng lều, chia "ranh giới", hàng ngày sống dựa vào những gánh hàng đồng nát, những ngày công lao động làm thuê cuốc mướn. Xóm này gồm 22 "căn hộ" và 55 nhân khẩu, trong đó 16 hộ ngoại tỉnh, 6 hộ là dân Hà Nội gốc. Những "căn hộ" thường có hai vợ chồng và một, hai đứa con. Nhà nào khá giả thì thuê đất canh tác, trông màu, nuôi thêm vài con lợn, con gà cũng trang trải được bữa ăn hàng ngày. Chỉ thiệt thòi cho những đứa trẻ, mới tí tuổi đầu mà ngày qua ngày cặm cụi cuốc đất, nhặt cỏ, thu lượm đồng nát ngoài đường về cho bố mẹ bán lấy tiền. Hai em Đỗ Văn Tráng và Đỗ Thị Huế con anh Sỹ, chị Hoa đã 14, 15 tuổi mà chưa biết mặt chữ. Hay anh Minh, chị Huế cũng hoàn cảnh éo le, không nơi nương tựa, ôm con ra dựng lều sinh sống.

Nhìn những đứa trẻ chăm làm nhưng khát chữ không ai không thấy chạnh lòng.

Từ khi có xóm Bãi Giữa đến nay, năm nào cũng thế, cứ vào mùa này, khi nước sông Hồng bắt đầu lên, họ lại rục rịch "khăn gói quả mướp" lên bờ, đợi khi nước rút sẽ quay về dựng lại "nhà". Cuộc sống cứ thế tiếp diễn năm này qua tháng khác. Những lúc nước sông Hồng trên báo động 3, Bãi Giữa trắng xoá một màu, không còn dấu tích gì cho thấy có một dải đất nhô lên. Họ ngậm ngùi nhìn "tổ ấm" của mình chỉ còn mênh mông một màu đất phù sa.Nếu như những "căn hộ" của xóm anh Sỹ, chị Hoa có thể được gọi là "đất liền" một chút thì ra phía mép bờ sông, hơn 20 "căn hộ" (là những thuyền, bè) mà người dân trong xóm vẫn quen gọi là "nhà". Nhà của họ được "đổ móng" bằng 7, 8 cái thùng phuy sắt, sàn là những mảnh gỗ tạp ghép vào, bốn bên che kín bằng những chiếc chiếu rách, nilon, tấm cót ép đã nhuốm màu và những tấm giấy dầu lởm chởm.

Phóng viên ghé vào túp lều lụp xụp của bà Hanh sống cùng 2 đứa con tên Anh và Ánh. Mái đầu bạc phơ, nước da xám ngắt và nhăn nheo khiến bà trông già hơn cái tuổi 68 của mình.Bà quê Lao Cai, lấy chồng người Lệ Chi-Gia Lâm. Sau khi chồng mất, bà bị gia đình chồng hắt hủi. Ba mẹ con đành dắt díu nhau ra ở nhờ trong chiếc thuyền to nhà ông Được, người hàng xóm tốt bụng. Hàng ngày làm thuê cuốc mướn cho người dân Phúc Xá, Ngọc Thuỵ, tích cóp được chút vốn, bà mới dựng được túp lều rách nát, xiêu vẹo này. Đứa con tên Anh sinh năm 1982 chưa bao giờ được đến trường còn đứa tên Ánh sinh năm 1985 học lớp tình thương Nguyễn Văn Tố đến hết lớp 4 phải bỏ dở đi làm thuê kiếm sống.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 08, 2004.


Response to VIỆT NAM : CÀNG ĐI LÊN CÀNG MỜ MỊT

me nha` bon ban nuoc nay` bon may` an cut cho' a`

-- tuan (boynik2003@yahoo.com), June 14, 2004.

Response to VIỆT NAM : CÀNG ĐI LÊN CÀNG MỜ MỊT

TRICH ÐANG TÝ BAO TUỔI TRE - CÕ QUAN CỦA ÐOÀN TNCS THANH PHO SAIGON VIET VE " LAO ÐỘNG LA VINH QUANG " THEO LỜi BÁC ÐÃ NÓI KHI BÁC VÝỠN HÀNH ...LẠC.

Nhịp Sống Trẻ Thứ Ba, 15/06/2004, 06:02 (GMT+7)

Những ngýời ði xây giấc mõ…

Hậu, 13 tuổi (trái) và Phong, 15 tuổi ðang khiêng gạch: công việc hằng ngày của phụ hồ - Ảnh: Nguyễn Tập TT - Không thể phủ nhận một thực tế nghề phụ hồ ðang là lối ra cho thanh niên thiếu trình ðộ, nghề nghiệp, nhýng... ðể sống với nó, nhiều ngýời không chỉ ðánh ðổi bằng sức khỏe của mình.

Một ngày buồn ở công trýờng…

Dù tối qua phải ðổ bêtông ðến gần 22g nhýng sáng 25-5-2004, chýa ðến 7g từng tốp thợ ðã kéo nhau ðến công trýờng ở khu dân cý X35 (ðýờng Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình). Hôm nay tiếp tục ðổ bêtông nên phụ hồ dýới 18 tuổi cũng ðýợc ðiều ðộng ðể vác ximãng, gạch ðá.

Bỗng “rầm”, từ một công trình ðang xây, anh thợ phụ bị rớt từ giàn giáo cao hõn 6m, nhờ tấm bạt cãng ở phía dýới nên chỉ... bể ðầu, máu tuôn ra ýớt ðẫm. Cánh thợ chép miệng: “Ở khu này chýa ðýợc ba tháng mà ðã thấy nãm, bảy vụ rồi”.

Lọt thỏm trong ðám thợ lực lýỡng, nýớc da ðen cháy có một chú thợ phụ mặt còn non choẹt, nýớc da trắng thý sinh ðang cặm cụi chuyển gạch, ðá cho thợ xây. “Ðừng týởng thợ hồ ai cũng thất học nhé, thợ phụ tụi tui có thằng Phúc ðã tốt nghiệp lớp 12, chuẩn bị vào ðại học rồi ðấy”. Ông cai Hạnh “tự hào” chỉ chú thợ ấy khoe với tôi.

11g30, thợ ðýợc nghỉ trýa. Trên chiếc lán làm bằng các tấm côppha kê tạm (mái ðýợc phủ bằng tấm bạt thủng lỗ chỗ), xung quanh ngổn ngang sắt thép, áo quần, bữa ãn trýa của sáu ngýời chỉ vỏn vẹn một chai nýớc týõng, một ðĩa thịt “kho từ hôm trýớc” và một ðĩa bún trắng. Hết.

“Tiền ðâu mà ãn cho nhiều, còn phải gửi về gia ðình, phòng thân nữa chứ”. “Thằng” Phúc quệt ngang mồ hôi ðầm ðìa mặt tâm sự: “Em quê ở Trà Bồng (Quảng Ngãi), tốt nghiệp lớp 12 rồi, giờ vào xin làm phụ hồ ðể kiếm tiền nãm sau thi ðại học”. Rồi Phúc xin lỗi vì “tranh thủ giờ nghỉ trýa ði cùng với ngýời bạn thợ hồ ðến chống dột cho một cãn nhà ở Tân Ðịnh ðể kiếm thêm chút tiền”.

Phúc quày quả ði mà không biết rằng ðó là chuyến ði ðịnh mệnh của nó. Khoảng 15g, ngýời bạn thợ hồ ði chống dột cùng Phúc chạy về công trình mặt xanh xám: “Thằng Phúc leo lên mái nhà lót tôn bị ðiện giật chết rồi”. Phúc chết, mang theo cả giấc mõ vào ðại học chýa kịp thực hiện…

Phụ hồ… không ðợi tuổi

- Ngày 1-1-2004, một cãn nhà ðang xây ở P.9, Q.3 sập làm hai ngýời chết, trong ðó có một thợ hồ.

- Ngày 1-6-2004, tại quận 10, ba thợ hồ ngã từ lầu 4 xuống: một chết, hai bị thýõng nặng...

- Từ 1996-2002 trong xây dựng ðã xảy ra 2.066 vụ tai nạn lao ðộng: 171 ngýời chết, 2.192 ngýời bị thýõng... Thợ hồ ðã khổ, phụ hồ còn cực hõn. Ðýợc lên “cấp” thợ ít ra lýõng cũng 50.000 - 70.000 ðồng/ngày, nhýng ðối với phụ hồ tùy vào sự rành việc mà lýõng sẽ từ 28.000 - 40.000 ðồng/ngày.

Công việc của họ là ðào ðất, khuân vác, chuyển vật liệu… từ 7g30-17g mới nghỉ. Ðấy là chýa kể khi ðổ bêtông sàn, lúc chủ thầu ký ðýợc hợp ðồng xây gấp thì thợ phải làm luôn ban ðêm, phải khiêng bêtông liên tục ðể trộn, ðó là lúc sức lực của thợ phụ bị vắt kiệt nhất.

Huỳnh Vãn Sang - giám sát thi công của Công ty Arch Tran - cho biết: “Ngýời Bắc, Trung vào ðếm không xuể, họ sẵn sàng làm với bất cứ giá nào, vì thế có những cai lợi dụng ðiều ðó ðể bớt xén tiền công thợ. Một công trình nhỏ có 10-15 thợ, chỉ cần xén 2.000 ðồng/ thợ ông cai ðã có thêm ðýợc 20.000 - 30.000 ðồng/ngày”.

Loắt choắt, cao chừng 1,5m, ngýời quắt queo nhý trái khổ qua chín héo vậy mà Thanh Phong khiêng bao ximãng 50kg khỏe re. Cũng phải thôi, ở quê (Mỹ Thạnh An, Bến Tre) nó ðã ði phụ hồ từ lâu rồi. Ba bị tật chỉ còn một chân, mẹ bị gù ở nhà làm thợ “ðụng” ai kêu gì làm nấy.

Nghe tôi hỏi tuổi, Phong cứ ấp úng trong miệng. Bà Vân - phụ hồ, cũng là dì của Phong - ðỡ lời: “Mới 15 tuổi thôi nhýng ai hỏi nó cũng nói 17 tuổi vì sợ không cho ði làm”. Ông cai thở dài: “Ðâu ai muốn nhận con nít vào làm nhýng nhà nó nghèo, lại nãn nỉ xin quá, tội lắm”. Mỗi tuần Phong lĩnh ðýợc khoảng 180.000 ðồng, xài gói ghém trong 50.000 - 70.000 ðồng, còn lại nó gửi hết về quê.

Tuy vậy, ở cả khu công trýờng ðang xây dựng (gần ðýờng Cộng Hòa) Hậu mới là phụ hồ nhỏ nhất: 13 tuổi. Nhà Hậu làm hồ có “truyền thống”. Ba Hậu - ông Dýõng Vãn Do - ði làm hồ từ nãm 17 tuổi ðến nay ðã hõn 35 nãm. Mẹ trýớc ở nhà bện chổi, sau cũng lên Sài Gòn theo chồng làm phụ hồ. Một anh (16 tuổi), một chị (18 tuổi) cũng là dân phụ hồ.

Mặt trận của những ngýời nghèo?!

Cheo leo trên giàn giáo mà không có bất cứ phýõng tiện bảo hiểm nào - Ảnh: Nguyễn Tập Ở những công trình tý nhân, các ông cai thýờng hay “giam” lýõng một ngày ðể giữ chân thợ. Khó khãn hõn, có công trình lýõng chỉ phát sau hai tuần. Phát lýõng trễ còn ðỡ, bị quịt lýõng cũng gặp không ít. Nhiều phụ hồ chỉ cần ðủ tiền ãn uống hằng ngày, vài tháng mới lấy tiền một lần từ ông cai ðể gửi về quê.

Chị Hồng - phụ hồ cho công trình trên ðýờng Tên Lửa (Bình Trị Ðông, Bình Tân) - cho biết: “Mới ðây thôi, một cai thầu ở khu Tân Tạo (Bình Tân) gom hết tiền (khoảng mýời mấy triệu ðồng) của hõn chục thợ hồ từ các tỉnh phía Bắc rồi dông tuốt. Cắc củm dành dụm từng ðồng một ðể gửi về cho vợ, chồng, con cái, vậy mà... Khóc muốn cạn nýớc mắt, có ngýời còn ðòi tự tử. Sau ðó ðành phải tứ tán ði tìm công trình khác kiếm sống”...

Từ tổ 25 ðến tổ 30 (ấp Bình Khánh 2, phýờng Bình An, quận 2) là nõi tập trung dân thợ hồ Nghệ An, Thanh Hóa với hàng chục dãy nhà chia thành từng lô cho thuê. Ðến thãm nhà trọ không số - nõi ở của ông Lê Hữu Khang và hai con sinh nãm 1980, 1984. Cả gia ðình nãm ngýời xúm xít trong cãn phòng nhỏ chýa ðến 12m2 (tính luôn nhà vệ sinh). Trời mýa, những khu nhà ýớt nhý chuột lột. Ở Thanh Hóa, cả gia ðình chỉ có 6 sào ruộng (500m2/sào), tính trung bình mỗi tháng ðýợc… 300.000 ðồng nên cha con ðýa nhau vào Nam rồi “dính” luôn nghiệp phụ hồ.

Cãn nhà xây xong, ông chủ xoa tay hài lòng: giấc mõ có một cãn nhà ðàng hoàng ðã ðýợc thực hiện... Ngoài sân, những ngýời thợ hồ lúi húi dọn lại mớ áo quần cũ ðầy vết ximãng, mớ bay, xà beng , xẻng, rồi lầm lũi ra ði ðể ngày mai tiếp tục xây những “giấc mõ” khác - những “giấc mõ” mà chính họ cũng khao khát một ðời.

NGUYỄN TẬP

-- nguoicaonien (xuanhutraidat@yahoo.com), June 15, 2004.



Response to VIỆT NAM : CÀNG ĐI LÊN CÀNG MỜ MỊT

TRICH TU BAO TUỔI TRẺ - CO QUAN CUA TNCS THANH PHO SAI GON

LAO ÐỘNG LA VINH QUANG THEO LOI BÁC DẠY KHI BÁC VÝỠN HÀNH...LẠC.

Lao ðộng - Việc làm Thứ Hai, 14/06/2004, 09:12 (GMT+7)

Ðýa lao ðộng sang Ðài Loan phạm luật sẽ bị rút giấy phép

TT (TP.HCM) - Theo Luật cấp phép và quản lý ðõn vị dịch vụ việc làm tý nhân của Ðài Loan, các doanh nghiệp xuất khẩu lao ðộng vào Ðài Loan nếu vi phạm sẽ bị rút giấy phép trong thời gian hai nãm.

Trong thời gian này, doanh nghiệp không ðýợc phép ðýa lao ðộng vào Ðài Loan cũng nhý không ðýợc làm thủ tục ðể xin cấp lại giấy phép.

Một quan chức phòng visa Vãn phòng Kinh tế - vãn hóa Ðài Bắc tại TP.HCM cho biết: “những trýờng hợp bị rút giấy phép sẽ là các ðõn vị có lýợng lao ðộng ðýa qua Ðài Loan bỏ trốn cao (tháng 9-2003 lýợng lao ðộng VN qua Ðài Loan bỏ trốn lên ðến 7,2%), thu phí dịch vụ cao hõn so với qui ðịnh, ðýa lao ðộng trái với mục ðích công việc ban ðầu...”.

N.TẬP

-- nguoicaonien (xuanhutraidat@yahoo.com), June 15, 2004.


Response to VIỆT NAM : CÀNG ĐI LÊN CÀNG MỜ MỊT

ÐỌC VA SUY NGHĨ VỀ NHỮNG GÌ BON NỬA NGÝỜI NỬA NGỢM NỬA ÐÝỜI ÝÕI NÓI VÀ SẼ LÀM

TRICH ÐANG TỪ BÁO TUỔI TRE CO QUAN TNCS THANH PHO SAIGON

Chính Trị Thứ Hai, 14/06/2004, 09:14 (GMT+7)

Thông qua nghị quyết về qui hoạch, kế hoạch sử dụng ðất

TT (Hà Nội) - Quốc hội (QH) býớc vào ngày làm việc áp chót 14-6 bằng phiên họp riêng tại hội trýờng thảo luận dự án Luật an ninh quốc gia. Chiều nay và sáng mai, QH cho ý kiến dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa ðổi).

Trong phiên bế mạc chiều 15-6, ba nghị quyết sẽ ðýợc lần lýợt thông qua: phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nýớc 2002; phê chuẩn Hiệp ðịnh phân ðịnh vịnh Bắc bộ giữa VN và Trung Quốc; về qui hoạch sử dụng ðất ðến nãm 2010 và kế hoạch sử dụng ðất ðến nãm 2005. Ngoài ra QH có thể thông qua nghị quyết về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và nghị quyết kỳ họp.

Trýớc ðó, trong ngày 12-6, Thủ týớng Phan Vãn Khải ðã có bài giải trình quan trọng trýớc QH, ðề cập sáu vấn ðề lớn ðang ðýợc QH và cử tri cả nýớc quan tâm: làm tốt hõn chức nãng ðịnh hýớng cho sự phát triển kinh tế - xã hội; ðẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế; ổn ðịnh kinh tế vĩ mô; quản lý tốt kinh tế nhà nýớc; bảo ðảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao hiệu lực chỉ ðạo thực hiện của bộ máy hành chính nhà nýớc.

Thủ týớng cam kết việc xác ðịnh chỉ tiêu phấn ðấu của kế hoạch nãm nãm tới sẽ “khắc phục xu hýớng chạy theo thành tích một cách phiến diện và giả tạo”, công tác qui hoạch sẽ “bảo ðảm tính dân chủ, công khai và hiệu lực”. Cho rằng khả nãng che chắn của chúng ta không thể kéo dài trong bối cảnh một số nýớc trong khu vực ðã phải ðiều chỉnh giá nội ðịa, dự báo giảm nhịp ðộ tãng trýởng, Thủ týớng “kêu gọi” QH và ngýời dân ủng hộ phýõng án ðiều chỉnh giá xãng dầu tới ðây của Chính phủ.

Việc sử dụng nguồn vốn ðầu tý của Nhà nýớc còn nhiều lãng phí và bị thất thoát nghiêm trọng, làm sao xoay chuyển ðýợc tình hình và nâng cao hiệu quả ðồng vốn ðầu tý? Nêu câu hỏi này, Thủ týớng Phan Vãn Khải nói “những công trình sai về chủ trýõng ðầu tý ðang xây dựng dở dang cần phải xem xét các phýõng án khắc phục, không né tránh những giải pháp tuy ðau ðớn nhýng cần thiết. Ðây là công việc phải làm kiên quyết song thận trọng, qui ðịnh rõ tổ chức và phýõng thức kiểm tra, ðánh giá, tránh kết luận vội vàng”.

Theo Thủ týớng, những cãn bệnh ham quyền, ham chức, ham lợi, ham danh ðang lây lan nhanh; cái hý hỏng, thoái hóa trong một bộ phận cán bộ có chức, có quyền ðang tác ðộng mạnh ðến thế hệ trẻ; tệ quan liêu, “vô cảm” trýớc những vấn ðề bức xúc do yêu cầu của cuộc sống và nhân dân ðặt ra vẫn còn phổ biến. “Xã hội ta không thể ðể tà khí lấn át chính khí. Nếu tà khí lấn át chính khí, ðất nýớc sẽ lâm nguy...” - Thủ týớng Phan Vãn Khải ðã nhấn mạnh ðiều ấy.

“Dý luận chung ghi nhận sự tận tụy và býớc trýởng thành của nhiều vị bộ trýởng sau hai nãm ðảm nhận trọng trách. Trách nhiệm trả lời chất vấn cũng ðýợc nâng lên, cách ứng xử trong hoạt ðộng chất vấn và trả lời chất vấn có tiến bộ”. Ðó là lời phát biểu của Chủ tịch QH Nguyễn Vãn An khép lại ba ngày sinh hoạt chất vấn của QH.

Tuy nhiên Chủ tịch Nguyễn Vãn An lýu ý: vẫn còn tình trạng ðại biểu QH nêu chất vấn dài dòng, không rõ ý, ðôi khi vụn vặt. Cách trả lời của một số vị bộ trýởng còn có ðiểm chung chung, chýa sâu, chýa rõ ðối với những vấn ðề bức xúc trong cuộc sống mà cử tri quan tâm. Nhiều vị bộ trýởng ðã nghiêm túc hứa hẹn song các giải pháp ðýa ra thì nhìn chung chýa ðủ mạnh, tính khả thi thấp và tính thuyết phục chýa cao.

“QH, cử tri và nhân dân cả nýớc ðòi hỏi cao hõn nữa trách nhiệm cá nhân của bộ trýởng - cả trách nhiệm theo luật pháp qui ðịnh, cả trách nhiệm về mặt tinh thần và lýõng tâm của ngýời cán bộ” - Chủ tịch Nguyễn Vãn An nhấn mạnh.

Sau khi giải thích rõ vì sao Bộ trýởng Bộ Býu chính - viễn thông Ðỗ Trung Tá không ra chất vấn trýớc QH kỳ này, Chủ tịch QH Nguyễn Vãn An cho biết: Ủy ban thýờng vụ QH dự kiến ðể bộ trýởng Bộ Býu chính - viễn thông trả lời chất vấn tại hội trýờng ở kỳ họp sau (cuối nãm nay). Riêng những vấn ðề không thuộc phạm vi ðang thanh tra (vụ VNPT), Ủy ban thýờng vụ QH ðã yêu cầu Bộ trýởng Tá gửi vãn bản trả lời ðến các ðại biểu có chất vấn.

ÐÀ TRANG

-- nguoicaonien (xuanhutraidat@yahoo.com), June 15, 2004.


Response to VIỆT NAM : CÀNG ĐI LÊN CÀNG MỜ MỊT

TRICH ÐANG TÝ TUOI TRE CO QUAN TNCS THANH PHO SAIGON

Thời Sự Suy Nghĩ Thứ Ba, 15/06/2004, 09:08 (GMT+7)

Lýõng - bổng - giá!

TT - Những nãm tháng của thập niên 1960, 1970, cả nýớc thắt lýng buộc bụng cho công cuộc giải phóng dân tộc, giao lýu quốc tế chủ yếu khép kín trong phe XHCN, mọi ngýời vui vẻ sống ðạm bạc, sức lao ðộng không ðýợc ðo ðúng bằng ðồng lýõng một phần vì có bao cấp của Nhà nýớc.

Rồi ðất nýớc hòa bình, bỏ dần bao cấp và cả lối nghĩ duy ý chí, CBCNV phải lo toan nhiều hõn trýớc cho mýu sinh; giao lýu quốc tế ngày càng rộng ði theo sức hút mạnh mẽ của cuộc sống tiện nghi, hýởng thụ.

Ở thành thị ít ai chịu ði bộ, xe ðạp, tàu ðiện, chỉ nghe radio, vì bản nãng výõn tới của con ngýời rất mạnh. Thế mà “xóa bao cấp” ở ðâu chứ lĩnh vực lýõng bổng thì vẫn không mấy suy suyển.

Hậu quả tất yếu ðã, ðang, sẽ xảy ra ngày càng lớn: ngýời ta tìm mọi cách kiếm tiền ngoài ðồng lýõng ít ỏi. Ngýời có “ðiều kiện” thì kiếm nhiều, ít thì kiếm ít, kiếm bằng mọi cách, ai cũng cố kiếm trýớc hết bằng cách nào mà lýõng tâm mình ðỡ ray rứt nhất, ít bị xã hội lên án nhất (ví dụ nhý chuyện “làm thêm”, cũng thýờng là ãn cắp thì giờ nhà nýớc, nhýng còn khả dĩ). Thế rồi họ không nhận ra rằng mình phải dừng ở ðâu, mọi sự ðều dễ ðýợc cho qua bằng một cái “tặc lýỡi”, ai cũng nhìn lên, nhìn xung quanh, và “tặc lýỡi”...

Có nõi, có lúc, nền tảng ðạo ðức ðýợc “hạ” xuống ðến mức dýới “cốt không” lúc nào không ai hay (bác sĩ ðýợc bệnh nhân “cảm õn” bằng phong bì chứ không vòi vĩnh trýớc là bác sĩ tử tế, ãn hối lộ tập thể - có cả cấp trên thấy yên lòng hõn là ãn một mình...) .

Những ngýời có trách nhiệm (ở Bộ Tài chính, Bộ Lao ðộng) nói rằng không có tiền ðể cải cách cõ bản, nên những “cải cách” ðang ðýợc ðýa ra chỉ kích thích thêm “cõn ðói khát” của mối mâu thuẫn lýõng - giá cả - cuộc sống. Nhà nýớc chính là một doanh nghiệp khổng lồ nếu nhìn theo góc ðộ kinh tế.

Nó không thể không có tiền trả lýõng thỏa ðáng cho nhân công của mình một khi ðất ðai sở hữu của nó quá lớn lại ðang bị xà xẻo vô tội vạ, bộ máy quá ý cồng kềnh kém hiệu quả, tiền ði vay bị chi phí ðầu tý không ðúng chỗ...

Không thể ðể tình trạng nhý cái vòng luẩn quẩn: vì lýõng thấp nên cán bộ lýời biếng, nhũng nhiễu, phí phạm sinh ra bộ máy cồng kềnh - yếu kém, tài sản quốc gia hao tổn; rồi vì con ngýời kém, tài sản thiếu hụt mà không dám, không nghĩ ra cách trả lýõng thỏa ðáng.

Ðã ðành còn có những bài toán kinh tế và nhiều vấn ðề nan giải khác liên quan ðến tài chính - tiền tệ, chính sách xã hội, nhýng cũng không thoát khỏi ðáp số phải ðạt ðýợc: trả lýõng thỏa ðáng cho ngýời lao ðộng, bằng giải pháp mạnh mẽ nhất, càng sớm càng ðỡ tổn thất (lớn nhất là ðạo ðức), dù phải chấp nhận những ðau ðớn nào ðó trýớc mắt.

NGUYỄN HỮU VINH

-- nguoicaonien (xuanhutraidat@yahoo.com), June 15, 2004.


Moderation questions? read the FAQ