Không Có Đảng Phái Đối Lập, Không Thể Nói Đến Dân Chủ

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Không Có Đảng Phái Đối Lập, Không Thể Nói Đến Dân Chủ

Trich tu www.suthat.net - Nguyễn Chấn

Sự sụp đổ của khối Cộng Sản Quốc Tế vào cuối năm 1989 và Liên Xô vào cuối năm 1991 đă đưa đến sự thắng thế của các xă hội dân chủ, đặc biệt trong đó các quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời như Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Liên Âu, Úc. Các quốc gia này dù chỉ chiếm một phần nhỏ dân số thế giới, nhưng lại được hưởng một mức sống sung túc về mặt vật chất và tinh thần trong một xă hội ổn định trong đó nhân quyền và quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ bởi pháp luật. Tuy các xă hội này chưa được toàn thiện v́ c̣n phải giải quyết rất nhiều vấn đề kinh tế xă hội như giảm mức độ thất nghiệp, giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ môi sinh, gia tăng ư thức của người dân, gia tăng xuất cảng của sản phẩm nội địa... nhưng mọi người đều phải công nhận chính các xă hội dân chủ đă là nền tảng thuận lợi, giúp cho sự phát triển kinh tế, sự trưởng thành của ư thức công dân, mang lại phúc lợi cho người dân.

Nền tảng một xă hội dân chủ được dựa trên tam quyền phân lập (hành pháp, lập pháp, tư pháp) và đệ tứ quyền (quyền tự do ngôn luận) được đặc biệt tôn trọng và bảo vệ. Nền tảng này cũng c̣n được dựa trên một chế độ pháp trị, trong đó luật pháp được thực thi đúng đắn nhằm bảo đảm quyền lợi của mọi công dân đều được tôn trọng ngang nhau. Điểm đặc biệt khác trong một xă hội dân chủ là người dân đều có quyền tham dự vào các biểu quyết quan trọng liên hệ đến vận mệnh đất nước, đều có khả năng thay đổi những người lănh đạo đất nước qua các cuộc bầu cử tự do, trong sáng và định kỳ (bầu cử tổng thống, quốc hội tiểu bang, thị trưởng, hội đồng tỉnh, vùng, ...). Trong lúc đó, gần 50% dân số thế giới vẫn phải sống dưới một chế độ độc tài cộng sản, quân phiệt, hay tôn giáo cuồng tín. Các quốc gia này đều thuộc hàng các quốc gia chậm tiến hơn các quốc gia dân chủ, v́ không có điều kiện để phát triển. Nhân quyền và dân quyền không được tôn trọng. Trong phạm vi bài này chúng ta sẽ xem xét về sự hiện hữu cần thiết của các đảng phái chính trị trong một xă hội dân chủ, cũng như sự hiện hữu của các đảng phái KHÔNG cộng sản trong tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam.

Sự hiện hữu cần thiết của đảng phái đối lập trong một xă hội dân chủ.

Theo bản phúc tŕnh của Liên Hiệp Quốc về Phát Triển Con Người Năm 2002, hiện nay có tới 140 quốc gia có một thể chế được gọi là dân chủ, nhưng trong đó, chỉ có 80 quốc gia với 55% dân số trên thế giới là thật sự có một nền dân chủ tương đối đúng nghĩa. Trong số 80 nước này, một số nước vẫn c̣n giới hạn một số quyền tự do căn bản của con người, nhất là quyền tự do ngôn luận.

Nền tảng của một xă hội dân chủ là quyền làm chủ đất nước của người dân qua khả năng thay đổi người lănh đạo đất nước qua các cuộc bầu cử định kỳ, tự do và trong sáng trong đó mọi đảng phái đều có quyền đưa người ra ứng cử vào các trách vụ lănh đạo đất nước, dựa trên một chương tŕnh hành động. Chương tŕnh hành động này được thảo ra căn cứ trên nguyện vọng của dân chúng, khả năng phát triển của đất nước trong bối cảnh thế giới liên lập và cạnh tranh gay gắt, chủ trương của đảng phái thiên về khuynh hướng xă hội với sự điều hướng của nhà nước trên các lănh vực trọng yếu như kinh tế, an sinh xă hội, y tế, lao động, giáo dục,... hay về khuynh hướng mở rộng cho sự tự do cạnh tranh với một sự điều hướng tối thiểu.

Trong các xă hội dân chủ ngày nay, hai khuynh hướng phát triển chính này được đại diện bởi các đảng phái theo hệ phái dân chủ Thiên Chúa Giáo hay dân chủ tự do một bên, và bên kia bởi các đảng phái theo hệ phái xă hội. Từ đó có một số nhận định theo thói quen của các cơ quan truyền thông không được chính xác về sự phân biệt giữa cánh tả và cánh hữu trong một quốc gia dân chủ. Cánh tả thường được mô tả đại diện cho phe cấp tiến, với các chủ trương về kinh tế, xă hội, giáo dục, tiến bộ theo quan điểm công bằng xă hội với một sự phân chia trở lại của lợi nhuận cho các thành phần không được ưu đăi trong xă hội. Quan điểm này thường đi dôi với sự chi phối của guồng máy cầm quyền trên các hoạt động trong xă hôi. Trong lúc đó, cánh hữu thường được gán chặt với khuynh hướng bảo thủ, ít quan tâm đến công bằng xă hội và chủ trương giới hạn sự can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế thị trường.

Dựa trên sự định nghĩa trên đây, các đảng phái đang sinh hoạt trong một quốc gia đều có một số chính sách kinh tế xă hội vừa thuộc loại cánh tả và một số khác thuộc loại cánh hữu. V́ những yếu tố dễ hiểu, nền kinh tế của một quốc gia, dù là một cường quốc kinh tế như là Hoa Kỳ, Liên Âu hay Nhật Bản, đều tùy thuộc khá nhiều vào các yếu tố bên ngoài như giá cả các nguyên liệu cần thiết cho phát triển kinh tế, khả năng cạnh trạnh trong một khuôn khổ mở rộng cạnh tranh trên thế giới như các khối thị trường chung ALENA, EU, AFTA, WTO. Dù yếu tố nội tại như khả năng cạnh tranh của nền kỹ nghệ, dịch vụ (qua tŕnh độ kỹ thuật, khả năng quản trị công tŕnh, khả năng khai thác tối đa các lợi điểm của quốc gia, tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân,...) vẫn là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Nếu tổng hợp trở lại, người ta đều thấy là các đảng phái muốn cho xă hội phát triển, thích ứng với điều kiện cạnh tranh của thế giới đều có một chính sách thiên tả hơn là thiên hữu. V́ họ bắt buộc phải t́m ra thêm những hướng phát triển mới, quan tâm nhiều hơn đến chính sách điều phối nhân lực, vật lực của quốc gia, vừa nới lỏng một số quy định, đồng thời cũng phải kiểm soát lại một số h́nh thức hoạt động mới, có thể có hại cho lợi ích chung. Và nếu dựa trên định nghĩa này th́ đảng cộng sản thuộc loại cực hữu, chứ không phải là phe tả, v́ tất cả các đảng cộng sản đều chủ trương giữ lấy các chủ trương lỗi thời và chỉ ứng dụng lấy lệ một số h́nh thức đổi mới tạm bợ trong lúc vẫn bám chặt lấy quyền lực, luôn quan niệm hồng hơn chuyên và tự phong ḿnh là đội ngũ tiên phong của dân tộc.

Trong một xă hội dân chủ sự hiện hữu hoạt động của nhiều đảng phái và đặc biệt là các đảng phái đối lập với đảng cầm quyền sẽ cho phép một sự điều chỉnh các chính sách về kinh tế, xă hội, an ninh quốc pḥng,... trong trường hợp các chính sách đương thời không c̣n phù hợp với hoàn cảnh phát triển của quốc gia, và để tránh trường hợp các nhân sự lănh đạo ở quá lâu trong vai tṛ cầm quyền, sẽ dễ rơi vào t́nh trạng lạm quyền, bè phái, bao che cho nhau để tiếp tục cầm quyền. Trong mọi xă hội, khi có được những nhân sự mới, nhất là thuộc thế hệ trẻ đều mang lại một luồng sinh khí, những phương thức hoạt động mới, giúp cho tập thể có khả năng tự điều chỉnh và thăng tiến. Và sự điều chỉnh này chỉ có được nếu người dân có quyền thay đổi thành phần lănh đạo quốc gia qua các cuộc tuyển cử tự do, trong sáng và có các đảng phái đối lập được hoạt động công khai và hợp pháp.

Trong một nước, nếu không có đảng phái nào khác hoạt động ngoài đảng cầm quyền, t́nh h́nh chính trị sẽ dễ rơi dần vào một h́nh thức độc tài trá h́nh, dù bề ngoài nước này vẫn có một nền dân chủ pháp trị. Lâu dần, nếu các thành phần lănh đạo cầm quyền quá lâu không duy tŕ được sự sáng suốt, tinh thần tôn trọng quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của đảng phái, phe nhóm, sẽ rơi vào t́nh trạng hũ hóa, lạm quyền. Và hậu quả là đưa đến một h́nh thức độc tài.

Do đó, có thể nói, một xă hội dân chủ tồn tại được và thăng tiến là nhờ vào một số nguyên tắc căn bản sau:

Quyền người dân thay đổi nhân sự lănh đạo quốc gia qua các cuộc tuyển cử tự do, trong sáng;

Quyền căn bản người dân được tôn trọng và bảo vệ (nhân quyền và dân quyền);

Hành pháp, lập pháp, tư pháp độc lập với nhau;

Xă hội dân sự năng động, với các công đoàn, hiệp hội bảo vệ quyền lợi ngành nghề có khả năng đối trọng với guồng máy cầm quyền và các hăng xưởng;

Quyền tự do ngôn luận;

Quân đội và lực lượng an ninh độc lập với các đảng phái.

Đây là những tiêu chuẩn được Liên Hiệp Quốc đề ra trong bản phúc tŕnh hàng năm về Phát Triển Con Người như là những khuyến cáo quan trọng vào đầu thế kỷ thứ 21.

Tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam

Hiện nay, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn là đảng phái có quyền hoạt động công khai duy nhất trên đất nước. Mọi tập hợp khác chính kiến với đảng CSVN đều bị đàn áp ngay từ trong trứng nước. Ngay cả những đ̣i hỏi không có tính chất chính trị, tranh đoạt quyền lực với đảng CS cũng đều bị thẳng tay đàn áp. Gần đây nhất là cuộc đàn áp các cuộc biểu t́nh đồng bào thiểu số trên Cao Nguyên Trung Phần vào ngày 10 tháng 4 vừa qua, cuộc đàn áp các mục sư và tín đồ Tin Lành tại Sài G̣n và trên Cao Nguyên. Xa hơn nữa là các cuộc đàn áp Phật Giáo Ḥa Hảo tại An Giang (1999), Tây Nguyên (2001), các giáo xứ An Truyền và Nguyệt Biều (2002),... Bên cạnh việc đàn áp mọi nguyện vọng chính đáng của người dân về tự do tín ngưỡng, về quyền sở hữu đất đai, quyền khiếu kiện trước các hành vi sách nhiễu, khủng bố của hệ thống đảng ủy, Đảng CSVN c̣n t́m cách cô lập các vị lănh đạo các Giáo Hội như quản thúc nhị vị ḥa thương Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cô lập, bắt bớ các thành phần đối kháng mới như các anh Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Khắc Toàn, các thành phần đối kháng có tên tuổi như các ông Hà Sĩ Phu, Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Hoàng Minh Chính.

Trước bạo lực đàn áp của đảng CSVN, nhiều thành phần dân chủ dân tộc đă phải xoay chuyển một số h́nh thức đấu tranh để tránh các mũi dùi trấn áp của chế độ, mặt khác vẫn t́m cách quy tụ thêm những người có cùng lư tưởng trong cùng vùng hay liên kết ngầm với các thành phần dân tộc dân chủ tại các địa bàn khác. Đây là những nỗ lực kết hợp ngầm vô cùng cần thiết cho tương lai. Những nỗ lực này cần có được sự hỗ trợ tích cực của nhiều tổ chức đấu tranh. Trong một tương lai ngắn tới đây, đảng CSVN sẽ bị bắt buộc đối diện với một số lựa chọn khó khăn hơn, đặc biệt trên lănh vực cải tổ cơ cấu, khuôn khổ pháp lư nhằm đáp ứng được các điều kiện cần thiệt cho sự gia nhập các khối kinh tế vùng và tổ chức Thương Mại Thế Giới. Trong các điều kiện có vấn đề mở rộng hệ thống thông tin trong nước, với sự lưu chuyển nhiều hơn của người, hàng hóa và khối lượng tin tức từ bên ngoài. Vấn đề mở rộng thông tin cũng sẽ được đặt ra cho nhu cầu gia tăng ngoại thương với Hoa Kỳ trong khuôn khổ Hiệp Ước Thương Mại Song Phương Mỹ Việt. Trong vài năm tới, đảng CSVN sẽ phải bó buộc cho một số công ty viễn thông với vốn ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam trên lănh vực viễn thông, hiện này là độc quyền của quân đội. Sự kiện này sẽ mở ra một số điều kiện thuận lợi hơn cho sự gia tăng thông tin về t́nh h́nh đất nước ngay tại trong nước một cách độc lập, ngoài luồng.

Do đó, một trong những điều kiện giúp cho các tổ chức, đảng phái đối kháng đang hoạt động bí mật tại VN là vấn đề mở rộng thêm điều kiện thông tin đến đại khối quần chúng, nhất là tại các vùng thôn quê hẻo lánh và xa xôi. Điểm kế tiếp thuận lợi cho sự bung ra hoạt động công khai dưới một số dạng là khi nền kinh tế có cơ hội phát triển qua các dạng tư nhân hơn là khu vực quốc doanh, các thành phần làm ăn mới có đầu óc cởi mở hơn và ít lệ thuộc vào sự ban phát của đảng sẽ t́m cách có ảnh hưởng lên các guồng máy đảng ủy điều hành tại địa phương, nhằm có được những luật lệ dễ dàng cho sự phát triển kinh tế và t́m cách lấn dần quyền hành các đảng ủy vốn ít có kiến thức về kinh doanh hay về điều hành. Đây là những sự việc dă xảy ra tại Trung Quốc ngay từ thời biến cố Thiên An Môn vào năm 1989 và trở thành một mối lo canh cánh của đảng CS Trung Quốc, trước sự suy yếu quyền hành của hệ thống đảng ủy và sự vươn lên của một giai tầng tư sản kinh doanh mới. Việc Trung Quốc chấp nhận cho các thành phần tư sản tham gia vào đảng cho thấy đảng CS Trung Quốc mong muốn biến các thành phần này trở thành một thành phần của đảng CS, nhằm hóa giải mối hiểm họa này.

Trong tiến tŕnh bị bắt buộc phải mở cửa thêm nữa nhằm tuân thủ các điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, đảng CSVN chắc chắn sẽ phải duyệt xét lại chính sách đàn áp thô bạo hiện nay đối với các thành phần dân tộc dân chủ trong nước đối kháng. V́ chắc chắn các chính sách sẽ gây ra nhiều trở ngại cho các đầu tư vào Việt Nam. Đa số các hăng xưởng đều mong muốn đầu tư, làm ăn trong một môi trường ổn định mà trong đó nhân quyền được tôn trọng. Nhiều thành phần chuyên viên ngoại quốc có gia đ́nh chắc chắn sẽ ngần ngại khi phải đến làm việc tại các quốc gia nổi tiếng về vi phạm nhân quyền hay đàn áp dân chúng một cách thô bạo. Những thành phần chuyên viên gốc Việt cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi về làm việc tại một môi trường mà ḿnh sẽ phải chịu sự nghi kỵ, sự áp dụng tùy tiện các luật lệ, khác hẳn những điều kiện làm ăn tại các quốc gia dân chủ pháp trị. Cách đây hơn 10 năm đă có những thành phần chủ trương làm ăn bằng mọi giá, bất chấp t́nh h́nh xă hội, nhân quyền tại nơi đầu tư. Kinh nghiệm tại VN và nhiều nơi khác trên thế giới đều đă cho thấy đầu tư vào một quốc gia độc tài thường phải trả bằng một cái giá đắt hơn gấp nhiều lần đầu tư vào trong một môi trường ổn định, pháp trị, có thể có sự hiểm nguy đối với nhân viên và gia đ́nh của họ và nhất là thường gặp thất bại nặng nề v́ không lượng trước được các khó khăn.

Từ nhu cầu phải mở rộng thêm thông tin, giảm bớt mức độ đàn áp đối kháng để tạo h́nh ảnh ổn định cho đến nhu cầu xây dựng một khuôn khổ pháp lư thích hợp hơn cho đầu tư và phát triển giao thương, đảng CSVN sẽ phải chấp nhận nới lỏng thêm nữa khả năng kiểm soát của họ trên toàn xă hội. Với bối cảnh trên trong một tương lai trung hạn, các đảng phái đối lập với đảng CS sẽ có điều kiện để mở rộng hoạt động trong nước, giới thiệu các chủ trương đến một khối lượng đồng bào ngày càng đông hơn, nhằm chuẩn bị cho sự xuất hiện hoạt động công khai, một khi điều kiện cho phép.

Hiện nay đại đa số người dân, ngay cả một số đảng viên đảng CS, đều ngày càng nh́n ra nhu cầu một sự thay đổi căn bản hơn nhằm giúp cho đất nước phát triển nhanh chóng hơn, tốt đẹp hơn, bảo vệ được chủ quyền dân tộc trong một bối cảnh cạnh tranh hay gắt và sự đe dọa lấn chủ quyền đến từ Trung Quốc, bảo vệ được nhân phẩm con người VN nhưng họ chưa nh́n thấy một giải pháp khác thích hợp hơn và không đe dọa đến sự an nguy của họ và gia đ́nh.

Ngay khi mở ra giai đoạn h́nh thành bối cảnh sinh hoạt đa nguyên, chắc chắn các đảng phái hoạt động cho đến giờ trong ṿng bí mật v́ bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật bởi đảng CS, sẽ có điều kiện bung ra hoạt động nhằm đưa một giải pháp phát triển tốt đẹp hơn cho đất nước trong một thể chế dân chủ tự do.

Kết luận

Sự hiện diện hoạt động của nhiều đảng phái trong một xă hội dân chủ là một điều kiện cần thiết cho sự thay đổi lănh đạo và chính sách cho một quốc gia, cũng như để tránh lạm quyền và để tránh tiến dần đến một h́nh thức độc tài trá h́nh. Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, do sự thất bại của các chính sách cai trị của đảng CS sau hơn 28 năm cai trị trên cả đất nước v́ sự bất tài, độc đoán và giáo điều của họ, đại đa số người Việt Nam thuộc mọi thành phần xă hội từ cô dâu bên Đài Loan, người công nhân du sinh tại các quốc gia Cộng Sản cũ tại Đông Âu, các thành phần lao động khổ cực tại Đông Á, tín đồ các tôn giáo đang bị trù dập nặng nề trong nước, các thành phần nông dân đang bị chế độ áp chế, khai thác, lợi dụng, các thành phần cựu chiến binh CS đang bị bỏ quên ngoài xă hội, các thành phần công nhân đang bị chủ nhân ông ngoại quốc bóc lột, các thành phần trẻ đang muốn vươn lên học hỏi cho tương lai ngoài các giáo điều lỗi thời sơ cứng của đảng, các thành phần phụ huynh đang tảo tần lo cho tương lai con em ḿnh trước một xă hội băng hoại, đầy tội ác và tệ đoan xă hội,... tất cả đều đang mong muốn một sự đổi thay căn bản sau khi đă kiên nhẫn chờ đợi đảng CS từ hơn 18 năm nay, sau thời kỳ đổi mới. Tất cả đều biết rơ là đảng CS đă không có khả năng và sẽ không có khả năng nào giúp cho họ thăng tiến, đất nước thật sự tiến bộ, phát triển. Sự xuất hiện của các đảng phái đối đầu với đảng CS sẽ tạo điều kiện quy tụ tiềm lực dân tộc cho một sự thay đổi tốt đẹp hơn cho dân tộc, khi đảng CS mất dần khả năng độc quyền cai trị tại Việt Nam. Ngày đó đang từ từ tiến đến mỗi ngày một gần hơn.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 10, 2004


Moderation questions? read the FAQ