B́nh Luận

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Thiên An Môn Và Dân Chủ

Trich tu www.suthat.net - Trần Khải

Phong trào dân chủ Thiên An Môn vừa đúng 15 năm trong tuần lễ này. Trung Quốc vẫn c̣n là một quốc gia theo chế độ cộng sản. Tuổi trẻ Trung Quốc bây giờ quan tâm nhiều tới việc làm, hơn là dân chủ. Những h́nh ảnh người người xuống đường của một thời Bắc Kinh 1989 đă bị nhà nước xóa sạch mọi dấu vết trên các ngă đường thủ đô, nhưng sẽ vẫn c̣n in đậm trên các trang sử của nhân loại - và vẫn đang thầm lặng biến đổi hướng đi của đất nước này. Những vệt máu loang trên đường phố Bắc Kinh không bao giờ là vô ích, bất kể bao nhiêu mùa mưa nắng đă gội rửa. Sau Thiên An Môn, thế giới không c̣n như cũ nữa. Và phần nào, trong những nước cộng sản cuối cùng của nhân loại, trong đó có Việt Nam, chắc chắn cũng không c̣n như cũ nữa. Trong khí trời, trong làn gió, trong mắt nh́n... dù ở Bắc Kinh hay Hà Nội, tất cả đều khác đi. Mọi người, từ những sinh viên cầm biểu ngữ cho tới cả những người lái xe tăng đàn áp, đều ư thức rằng, dân chủ là một ước mơ cao cả để biết bao người liều thân. Người sinh viên có thể đă chết nơi góc phố, hay đă trốn được ra hải ngoại, nhưng người lái xe tăng kia vẫn c̣n kinh ngạc trước những hy sinh cao cả mà anh vừa cán nát. Sau lằn bánh xe tăng đó, mọi chuyện không c̣n như cũ nữa. Người ta có thể trấn áp một phong trào, nhưng không thể trấn áp một ước mơ.

Wang Dan, một trong các lănh tụ sinh viên của phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989, hiện là một dự tuyển tiến sĩ về sử học ở Đại Học Harvad, viết trên tờ Wall Street Journal hôm 2-6-2004, bài nhan đề "Mười Lăm Năm Sau Cuộc Thảm Sát" (Fifteen Years After the Massacre) trong đó có những điều mà người Việt có thể liên tưởng về một cuộc chiến dân chủ cho quê nhà:

"Bây giờ, nh́n lại các sự kiện 15 năm trước, tôi thấy rơ rằng cuộc thảm sát Thiên An Môn là một bước không thể tránh khỏi trên con đường dài dẫn tới một Trung Quốc tự do, và rằng cải tổ chính trị chân thật không bao giờ có thể xảy ra trong nội bộ Đảng CS. Thực sự, một trong các thảm kịch thực sự của 1989 là chúng tôi đă gây nguy hiểm cho các nỗ lực của các lănh tụ gọi là phe đổi mới. Đúng ra rằng họ không bao giờ có viễn kiến hay ư chí chính trị để đưa Trung Quốc tới dân chủ... Kinh nghiệm của 15 năm từ đó đă xác nhận những ǵ chúng tôi không hiểu trong năm 1989. Được gọi là các lănh tụ cộng sản, dù là bảo thủ hay đổi mới, đều được kết chặt lại để ǵn giữ hệ thống chính trị đương hữu, đầy đủ với mọi nan đề của nó, như là tham nhũng và vô trách nhiệm..."

Có thật nội bộ các đảng cộng sản sẽ không bao giờ chịu cải tổ chính trị? Có thật không thể tránh khỏi một Thiên An Môn? Có thật, những người cấp tiến trong đảng không hề có viễn kiến hay ư chí chính trị để dẫn đất nước tới dân chủ? Wang Dan nói có lẽ đúng với riêng Trung Quốc, ít nhất th́ tới giây phút này. Một nước Nga sụp đổ, và rồi hàng loạt nước cựu cộng ḥa Liên Xô tách rời ra và các nước Đông Aâu khai tử chủ nghĩa cộng sản... phần lớn đều từ các lănh tụ thật tâm muốn rời bỏ cái chủ nghĩa quái dị đó. C̣n Việt Nam th́ sao?

Nhưng Wang Dan nói cũng đúng với trường hợp Tổng Bí Thư Đảng CSTQ Triệu Tử Dương, người thuộc phe đổi mới. Chỉ sau khi họ Triệu bị bỏ phiếu đẩy ra ngoài Uûy Ban Thường Trực Chính Trị Bộ, họ Triệu mới tới Thiên An Môn để gặp các sinh viên. Lúc đó th́ quyền lực của họ Triệu không c̣n nữa, và ông đang chờ bị quản thúc. Cán bộ Oân Gia Bảo, người bây giờ là Thủ Tướng, lúc đó, năm 1989, cũng đại diện chính phủ ra tiếp xúc với sinh viên. Chính họ Oân trong tháng 5-2004 vừa qua đă ra lệnh cho công an bao vây những người bị nghi có thể làm lễ tưởng niệm Thiên An Môn 15 năm - họ Oân muốn xóa hết mọi kư ức về Thiên An Môn.

Tuy nhiên, Wang Dan lại có phần nói không đúng, v́ thật sự vẫn c̣n những cán bộ có ḷng, cho dù họ không đủ quyền lực để xoay chuyển t́nh h́nh. Thí dụ như Bao Tong, cựu bí thư cao cấp của họ Triệu năm 1989 và là cán bộ cao cấp nhất bị giam v́ các cuộc biểu t́nh Thiên An Môn. Theo Bao, lư ra đă có thể tránh được bạo lực đàn áp. "Không những thế, mà lại c̣n có thể nhân đó chụp lấy cơ hội để mở rộng đổi mới chính trị, để nhằm dân chủ hóa thêm." Đó là lời họ Bao viết trong một bài b́nh luận, dĩ nhiên là không tờ báo Trung Quốc nào dám đăng, nhưng một bản sao đă gửi được tới Reuters. Họ Bao đă bị giam suốt cho tới khi thả khỏi tù vào năm 1996, và sau đó là công an quản chế theo sát. Qua bài này, Bao viết là các vi phạm nhân quyền và đàn áp quyền tự do báo chí chỉ làm t́nh h́nh xấu đi.

Trong những người không quên cuộc chiến dân chủ đó, có bà cụ Ding Zilin, một giáo sư hồi hưu 67 tuổi. Ngày tưởng niệm cái chết của cậu con trai vị thành niên của bà là một lư do khác để đ̣i hỏi thế hệ lănh tụ mới của Trung Quốc phải đảo ngược phán quyết chính thức về các cuộc biểu t́nh đó. Nhân danh nhóm Những Bà Mẹ Thiên An Môn (Tiananmen Mothers), bà gửi thư cho các phóng viên tại Bắc Kinh tuần này, "Hôm nay, khi chúng tôi nh́n những tên gọi quá thân thiết với chúng tôi, tim chúng tôi tiếp tục run rẩy và chảy máu. Chúng tôi vẫn nhớ rằng hệ thống mà chúng tôi đang sống trong đó th́ đầy man rợ, bất nhân và giả h́nh. Nó vẫn là một hệ thống trong đó tự do và dân chủ bị chết ngạt, trong đó bất kỳ tia chớp nào của văn minh đều phải bị dập tắt, và trong đó bất kỳ ai thách thức hệ thống này phải bị đàn áp tàn bạo."

Những Bà Mẹ Thiên An Môn đ̣i hỏi các lănh tụ Trung Quốc hiện nay, lănh đạo bởi chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ Tướng Oân Gia Bảo, phải công nhận rằng cuộc đàn áp quân sự đó chỉ là một tội ác chống nhân loại, và "họ cần loại can đảm để có thể đối diện các tội ác của lịch sử với ḷng sám hối chân thật." Bà cụ Ding đang bị quản thúc tại gia để ngăn cản bà gặp các phóng viên hay công khai tưởng niệm ngày 4 tháng 6.

Những Bà Mẹ Thiên An Môn ghi được tên 182 người bị giết trong cuộc thảm sát, trong đó có Cheng Renxing, người gục ngă ngay dưới chân cột cờ đang phất một lá cờ Trung Quốc ngay giữa quảng trường, và Wu Guofeng, người chết v́ các vết thương do lưỡi lê đâm. Con số người chết thật sự phải nhiều hơn, có thể vài ngàn người, theo ước lượng của nhiều cơ quan truyền thông quốc tế. Theo báo The Gazette, ghi lời của Hồng Thập Tự Trung Quốc (Chinese Red Cross) th́ cho biết đă lượm được về 2,600 xác người ở Thiên An Môn và các đường phố quanh đó. Nhưng con số thật th́ không ai có thể biết, bởi v́ số người chết và bị thương do quân đội chở về các quân y viện th́ không đưa con số thống kê nào.

Oân Gia Bảo hồi tháng 3 đă bác bỏ việc đ̣i hỏi lượng định lại cuộc biểu t́nh 1989, nói là v́ nhu cầu đoàn kết và ổn định. Nhưng chính phủ đă lặng lẽ đổi cách gọi phong trào Thiên An Môn từ "cuộc nổi loạn phản cách mạng" thành một "cuộc rối loạn chính trị."

Báo Sydney Morning Herald hôm 3-6-2004, trong bài "Vẫn C̣n Ngó Xuống Ṇng Súng Xe Tăng Thiên An Môn" (Still Gazing Down the Tiananmen Tank Barrel) kể rằng sau khi sinh viên nhiều tuần lễ ngồi biểu t́nh, Oân Gia Bảo, lúc đó đi bên cạnh Triệu Tử Dương, ra thăm Thiên An Môn lần cuối cùng, và lănh tụ cấp tiến họ Triệu lúc đó đă ràn rụa nước mắt khóc, nói với các sinh viên, "Tôi tới quá trễ." Các cán bộ lúc đó đă biết rằng, lănh tụ tối cao Đặng Tiểu B́nh sắp ra lệnh cho xe tăng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân tiến vào thảm sát. Bây giờ th́ họ Oân lên nắm chức Thủ Tướng, nhưng ông vẫn nói rằng ổn định là ưu tiên hàng đầu và trước hết.

Aûnh hưởng của Thiên An Môn không chỉ thu hẹp ở các đường phố Bắc Kinh hay các màn ảnh truyền h́nh ngoài Trung Quốc. Hou Wenzhou, 34 tuổi, lúc đó là một lănh tụ sinh viên ở Đại Học Tứ Xuyên tại vùng xa xôi Chengdu; cô được cuốn theo cơn lốc của Thiên An Môn 1989. Cô nhớ tới những cuốn sách viết bởi các nhà văn như Jing Guantao và Bao Zhunxin ghi lại các tội ác của Stalin, và nỗi hy vọng khởi lên bởi sự cải huấn của các nạn nhân Cách Mạng Văn Hóa.

Đầu tuần này, cô kể với phóng viên trong một tiệm cà phê Starbucks ở Bắc Kinh, "Nó mở mắt cho tôi. Đó là thời kỳ của lư tưởng, rất mực lư tưởng, quá nhiều hy vọng cho một nước Trung Quốc tốt đẹp hơn... Trung Quốc bây giờ chết rồi, nó rất là hư hỏng, tham nhũng tới tận linh hồn."

Sau ngày 4 tháng 6 của năm 1989, cô Hou bị giam 2 tháng, phải viết tự phê. Sau khi du học thêm ở Bắc Kinh, Oxford và Harvard, cô Hou về lại Trung Quốc năm ngoái để "làm điều khác biệt" bằng cách giúp các nạn nhân của sự lạm dụng. Cô chú ư tới những trường hợp đa dạng, từ các nông dân Tứ Xuyên bị đuổi nhà để xây đập thủy điện mới, cho tới các nhà báo bị hăm dọa của tờ Nam Hoa Cuối Tuần tại Quảng Châu, nhưng cô nói các hồ sơ bị lạm dụng th́ vô tận.

Cô nói, "Các người khiếu kiện tới Bắc Kinh và ở năm này qua năm kia mà không ai chịu nghe hồ sơ của họ, và rồi họ laiï bị lạm dụng chồng chất thêm. Nếu năm 1989 không xảy ra, nếu chúng tôi đă trải qua một cuộc chuyển hóa hay đổi mới chính trị, th́ sẽ không có quá nhiều tham nhũng thế này, quá nhiều bất công pháp lư, và quá nhiều vi phạm nhân quyền."

Cô bây giờ không nghĩ tới "chuyện lớn" như lập đảng chính trị, nhưng chỉ muốn xây dựng "dân chủ hạ tầng." Năm 1989, cô rất mực ngây thơ, Hou kể lại, khi lúc đó dẫn phái đoàn đại diện sinh viên vào gặp tỉnh trưởng Tứ Xuyên, "Khi chúng tôi gặp ông ta, chúng tôi không biết chính xác phải nói những ǵ, hay đ̣i hỏi những ǵ."

Bây giờ cô vẫn bị công an theo dơi, và cô Hou không có dự định đặc biệt nào cho ngày tưởng niệm 4-6 năm nay, "Tôi sẽ chỉ thắp ngọn nến và ngồi lặng lẽ trong nhà. Tôi sẽ tưởng niệm trong tim, nhưng không đi đâu cả."

Một số sinh viên sống sót của phong trào Thiên An Môn, bây giờ nhiều người là doanh gia thành công hay học giả, nói rằng họ có một cuộc đời riêng rồi. Phóng viên Dai Qing, cũng là một người biểu t́nh năm 1989 và là một trong các nhà văn ly khai nổi tiếng, cũng nói rằng cách hoạt động ôn ḥa là con đường hiệu quả nhất để đổi mới. Ngọn lửa dân chủ đă bị dập tắt. Nhưng hơi ấm của nó vẫn c̣n trong tim của một thế hệ, của nhiều thế hệ và rồi sẽ là của cả một dân tộc.

Việt Nam rồi sẽ ra sao? Chúng ta không hề mong muốn những cuộc thảm sát, không hề mong muốn những chuyển biến gay gắt làm vỡ thêm các vết thương một thời nội chiến, nhưng thật sự cái gọi là diễn biến ḥa b́nh có hiệu quả hay không, và có cán bộ cấp cao nào thật tâm muốn đổi mới chính trị? T́nh h́nh Á Châu có thể sẽ có những diễn tiến bất ngờ, và nếu nhà nước CSVN vẫn không chấp nhận các tiếng nói dị biệt, th́ không những đau khổ người dân ngày càng chất chồng, mà sợ tới lúc cần lại không động viên được sức toàn dân để ứng phó. Trong khi đó, Thái B́nh Dương lúc nào cũng đầy sóng ngầm. Có thể xảy ra bất kỳ lúc nào một cuộc chiến ở Triều Tiên, ở Đài Loan, ở Miến Điện, ở Thái Lan, ở Việt Nam, ở Phi Luật Tân, hay ở vùng Trường Sa; bản phân tích mới của Pentagon tuần qua cho biết Bắc Kinh đă tái lượng định về khả năng can thiệp của Mỹ khi Đài Loan bị tấn công. T́nh h́nh các sư đoàn buôn hàng lậu từ Trung Quốc tràn vào biên giới Việt Nam, cho tới bây giờ th́ chính phủ Trung Quốc thuê đất của Lào để đưa dân Hoa Lục sang canh tác... Một Đông Timor vài năm trước đă bị dàn dựng ly khai ra khỏi Indonesia. Và trên nhiều nước Á Châu, kể cả những vùng rừng núi, các căng thẳng về sắc tộc, về tôn giáo, về biên giới có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào.

Chúng ta sống trong một thời không bao giờ c̣n biết thế nào là b́nh yên nữa. Nhưng chỉ có dân chủ mới thật là sợi dây có thể liên kết mọi người dân lại, để cả nước cùng đi đúng hướng phát triển. Và xin đừng nói rằng dân trí nước ḿnh c̣n thấp, không cần dân chủ. Nhà báo Nocholas D. Kristof, viết trên tờ New York Times hôm 2-6-2004, bài nhan đề "Chiến Thắng Thiên An Môn" (The Tiananmen Victory), kể về những h́nh ảnh mà ông thấy tận mắt khi c̣n là một phóng viên có mặt ở Thiên An Môn để tường tŕnh về phong trào này. Oâng viết về h́nh ảnh bộ đội xả súng bắn vào sinh viên:

"Người ta thường nói là một nước nghèo, ít học, nông nghiệp như Trung Quốc không thể dân chủ được. Nhưng trí nhớ mănh liệt nhất của tôi về đêm hôm đó, 15 năm trước, về các nông dân, những người tới Bắc Kinh để hành nghề đạp xích lô.

Trong những khoảng im lặng giữa các đợt súng nổ, chúng tôi có thể thấy những người bị thương, nằm kẹt giữa vùng không người giữa bộ đội và chúng tôi. Chúng tôi muốn cứu họ nhưng không đủ can đảm. Trong khi hầu hết chúng tôi trong đám đông co người lại và t́m chỗ ẩn núp, chính những người đạp xe xích lô ít học kia đă đạp xe ào ào về hướng các bộ đội để nhặt xác người chết và bị thương rồi chở đi. Một số bác tài xích lô bị bắn ngă, nhưng số c̣n lại đă cứu được thật nhiều, cứu rất nhiều mạng sống đêm hôm đó, phóng ào ào đưa người bị thương tới các bệnh viện trong khi nước mắt chảy tràn trên g̣ má của họ. Thật là mất dạy khi dám nói rằng những người như thế chưa sẵn sàng đón nhận dân chủ, khi họ dám hy sinh mạng sống cho nó."

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 10, 2004

Answers

Response to Bình Luận

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

--------------------------------------------------------------------- ----------------------

Điều 5 Nghị Quyết Westminster

Trich tu www.suthat.net - Vi Anh

Điều 5 của Nghị quyết Westminster viết: "In the event of such activities as set forth hereinabove occurs within the City, all costs incurred by the City for the protection of the public welfare and safety shall be paid by the event organizes, or those who are the source of the costs." Theo bản dịch của Luật sư Nguyễn văn Giỏi trong Ban Yễm trợ và Ban Tổ chức Lễ Trao Hai Nghị quyết Garden Grove, Westminster, thành chữ Việt như vầy: "Trong trường hợp những hoạt động như đă được nêu trên xảy ra trong phạm vi Thành phố, tất cả tổn phí Thành phố đă dùng để bảo vệ an sinh và an ninh sẽ do những người tổ chức hay những người vốn là nguồn gốc của sự tốn kém cho Thành phố, phải trả tiền tổn phí đó." Khi phân tích và so sánh, sẽ thấy điều 5 này sâu rộng và triệt để lắm!

Nghị Quyết 4 điều của Garden Grove và 4 điều đầu của Nghị quyết Westminster chánh yếu chi phối chánh quyền. Hội đồng không tiếp đón, không chuẩn nhận các cuộc đến viếng, đi qua, tạm dừng của các đại diện, của viên chức CS Hà nội, không sử dụng ngân sách thành phố để bối hoàn tốn hao của Cảnh sát tăng cường, làm thêm giờ khi có biểu t́nh chống CS do chuyến đi qua Thành phố của phái đoàn hay cán bộ CSVN. Cảnh sát có nhiệm vụ báo cáo trước 2 tuần cho Hội đồng Thành phố khi được yêu cầu, chiết tính chi phí, lập hoá đơn đ̣i bối hoàn tổn phí khi phải sử dụng cảnh lực để bảo đảm cuộc sống an ninh và trật tự trước các cuộc biểu t́nh. Công chức thành phố phải có những biện pháp hợp lư và cần thiết đối chánh quyền cấp trên để tránh những cuộc biểu t́nh gây tổn phí là một gánh nặng cho Thành phố.

Nhưng điều 5 của Nghịquyết Westminster chi phối cả cư dân: Người tổ chức hay những người vốn là nguồn gốc của sự tốn kém cho Thành phố, phải trả tất cả những tổn phí đó. Với điều này những ai đón gió trở cờ, hoà giải hoà hợp, thậm tḥ thậm thụp, đi đêm với CS Hà nội hăy coi chừng. Dù mời viên chức nhà cầm quyền, cán bộ đảng, hay cảm t́nh viên của Đảng CS đến làm bất cứ chuyện ǵ; dù đi đêm, đi lén vớùi những người CS hay những"người có liên quan với CS" đi nữa; và khi cư dân Thành phố hay biết được, biểu t́nh chống đối, mà nếu cuộc biểu t́nh đó lơn và lâu Cảnh sát đến để tái lập cuộc sống b́nh thường, phát sanh tổn phí cho Cảnh sát, th́ tư nhân hay tổ chức đó phải bồi hoàn trọn vẹn theo bản chiết tính của Cảnh sát. Ai cũng biết tư nhân mà đụng cái ǵ của Nhà nước, là mệt lắm. Quẹt xe làm cong cây trụ chỉ dẩn, Nhà Nước chiết tính tổn phí gấp 100 lần của tư. V́ tính công, tính của, tính giờ, tính thiệt hại vật chất lẫn tinh thần chi li, túi tiền tư dầu là tiền chùa, tiền nhà thương trả cũng khó nỗi.

Thế mà dân c̣n chưa chịu. Sau khi được trao Nghị Quyết một bà chủ tiệm ăn ở Đại lộ Bolsa có nói, người viết bài này nghe lỏm được. Bà nói phải tính thiệt hại để bồi thường vật chất và tinh thần cho những quán tiệm thua lổ, nhà cửa ồn ào không sống nổi do cuộc biểu t́nh gây ra nữa chớ. Bà biết một tiệm Food To Go gần nới Trần Trường treo cờ và h́nh lănh tụ CS, tiệm ấy phải dẹp luôn sau vụ biểu t́nh chống Trần Trường.

Ư kiến của bà chủ tiệm ăn này nhắc nhớ một vấn đề pháp lư khác do Điều 5 Nghị quyết Westminster có thể đặt ra, ai bị thiệt hại th́ người ấy có tố quyền, ai gây ra thiệt hại người ấy có nghĩa vụ phải bồi thường. Thành phố Westminster đặt thành qui tắc việc bồi hoàn tổn phí cho Cảnh sát do việc bảo vệ an sinh và an ninh trước cac cuộc biểu t́nh. Toà Aùn khi có đơn thưa của tư nhân bị thiệt hại do "người tổ chức hay những người vốn là nguồn gốc của sự tốn kém", sẽ phán quyết và luật sư sẽ tranh căi. Chớ án lệ. Giải thích điều 5, dù theo kỹ thuật chặt hay lỏng, chánh án và luật sư sau này phải t́m hiểu ư tác giả và hoàn cảnh khi điều ấy được thông qua. Thiết nghĩ cũng cần nhắc một số sự kiện biết đâu cần sau này. Phải nói về thời gian thông qua Nghị quyết, Westminster đi trước nhưng về sau. Nhưng về tầm sâu rộng và triệt để của nội dung, th́ Westmister đi sau nhưng về trước. Tác giả điều 5 thêm vào dự thảo nguyên thủy này, là do Bà Thị Trưởng Margie Rice. Đêm Thứ Tư 19/ 5/2004, khoảng 7 giờ 45 tối, tại Nghị Trường Hội đồng Thành phố Westminster, hiện diện trong Hội trường dưới 100 người cư dân tham dự. Trên bàn đối diện đầy đủ 5 nghị viên có quyền thảo luận và biểu quyết. Bà Thị Trưởng Rice chủ toạ phiên họp thảo luận biểu quyết Nghị quyết có tầm quan trọng lịch sử chống CS ở Mỹ này. Bà cho biết có 38 cư dân tham dự xin phát biểu ủng hộ, không có đủ th́ giờ, vậy ai ủng hộ xin đứng dậy. Cả hội trường đứng dây. Đúng thủ tục nghị truờng, Bà hỏi ai không ủng hộ, xin đứng dậy. Không có một người đứng lên. Bà nhắc 4 đồng viện có quyền thảo luận biểu quyết và và nói với cử toạ dư sự trong hội trường, rằng Bà đă có thêm một tu chánh án và minh thị tŕnh bày rơ nội dung như điều 5 đă dẫn ở trên. Là một người nhiều kinh nghiệm nghị trường, Bà thấy đồng viện không ai có ư kiến ǵ về bản dự thảo và tu chánh án, Bà bấm nút Yes và 4 đồng viện kia cũng bấm gần như đồng thời. Kết quả đồng thuận 100%. Nhiều người từng biết Bà Rice, nói Bà gốc nhà giáo, tánh thẳng như cây thước, làm việc ǵ là làm nghiêm chỉnh, đâu ra đó, kể cả làm qui định chống CS cũng chống triệt để.

Chắc chắn những người làm kinh tế chánh trị cơ hội, đón gió trở cờ để mưu lợi riêng tư, những người muốn thậm tḥ thậm thụp với cán bộ CS, lén mời, lén dắt CS đi đêm, nhứt định lạnh gáy, lạnh cẳng, sợ sạt nghiệp v́ điều 5 này. Nhưng những người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS ở Westminster cũng như khắp nước Mỹ và thế giới đánh giá cao tinh thần chống Cộng nghiêm chỉnh và triệt để của Bà Rice và bốn nghị viên khác của Westminster: Quách, Fry, Marsh, Paris. Và người Việt nạn nhân CS Hà nội đang ở khắp nước Mỹ, khắp nước Viêt Nam, khăùp nơi trên thế giới xin cám ơn Bà và cám ơn hai Hội Đồng Thành Phố Garden Grove, Westminster.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 10, 2004.


Response to Bình Luận

Hết thuốc chữa

Trich tu www.suthat.net- Hà Nhân

Các lănh tụ CSVN cũng như các lănh tụ đồng chí của họ ở các nước Cộng Sản khác cùng các cán bộ dưới quyền đă phạm nhiều sai lầm từ lớn đến nhỏ tạo ra nhiều tệ nạn trong nền kinh tế, xă hội, văn hóa kỹ thuật cũng như chính trị. Tệ nạn đủ loại nẩy mầm từ khi chia đôi đất nước năm 1954, bùng lên mạnh sau ngày 30/4/75. Tư khoảng năm 1986 trở đi, các tệ nạn này diễn ra ngày càng nhiều. Đến nay th́ không c̣n ai trừ con nít mà lại không biết rằng chế độ CSVN “cái ǵ cũng có nhưng không có cái ǵ ra hồn.”

Ngày nay, muốn hiểu rơ bản chất của chế độ Hà Nội và cách lănh đạo của đảng CSVN, chỉ cần đọc tin của những tờ báo và sách vở ngoại vi của đảng với óc phân tích chút xíu là có thể thấy rơ cái quang cảnh thật trong đời sống có liên quan đến chính quyền ở Việt Nam. Tuần này xin lược qua những bài b́nh luận trên một vài tờ báo. Tờ Lao Động thường đăng những bài b́nh luận, tin tức, góp ư, nhắm vào những câu chuyện dân chúng x́ xào và những lối sinh hoạt, giao tiếp trong xă hội trái với luật lệ và phong tục, gồm những bài của báo này hoặc đăng lại từ những báo khác. Trong mấy tháng qua, tờ Lao Động có một số bài với giọng điệu châm biếm đáng đọc.

Trong số ra ngày 21/4/04, tác giả tên Lư Sinh Sự lên tiếng về t́nh trạng giá dừa trái trong tỉnh Bến Tre đột ngột tăng cao chưa từng có. “Số là ngoài cửa Hàm Luông có đoàn tàu nghe nói là do Trung Quốc thuê của ta vào mua vét dừa cho họ... được bà con tới tấp chở dừa ra bán th́ các nhà máy ‘nội địa’ lại sụt giảm công suất trông thấy.” V́ thế công ty dừa khô giảm 40 đến 50% công suất. Nhà máy kẹo có công suất 300 ngàn trái mỗi ngày mà nay chỉ mua được 150 ngàn trái. Kết quả đau đớn là “Đă có nơi phải nhập khẩu dừa về để chế biến. Thật đúng là bán ḅ tậu ễnh ương. Hỏi ra th́ tại xưa nay ta thu mua của bà con giá hơi bị thấp.”

Bài báo này nhân câu chuyện trên đă nhắc tới vụ mà tác giả gọi là “Khi nước ngoài mua giá cao lập tức gạo từ miền Nam ùn ùn lên biên giới phía bắc.” Tuy các công ty thu mua gạo kêu trời nhưng “rất ít khi tăng giá lên để kéo nông dân về phía ḿnh. Kinh tế thị trường rồi mà vẫn làm ăn kiểu bao cấp thế, thua là phải,” theo bài báo. Cả hai bài báo cho thấy những công việc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường dưới tay các cán bộ CSVN khó có thể thành công lớn dẫu rằng họ có thể kiếm ăn và nộp ngân sách ít nhiều theo kiểu c̣ con. Mượn thế đảng mua rẻ của nông dân để làm ra sản phẩm bán giá cao là cách bóc lột hèn hạ mà theo những bài học về chủ nghĩa Marx-Lenin th́ chỉ có trong các chế độ tư bản thối nát. Nhưng nay nó đang được đảng và chính quyền CSVN áp dụng triệt để nhằm sống bám vào “thặng dư giá trị” của doanh thương buôn bán nông phẩm, có thể gọi là sống bằng mồ hôi của nông dân.

CSVN thường đề ra câu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhưng theo Lư Sinh Sự trong số báo Lao Động ra ngày 17/5/04 th́ dân biết nhiều, bàn nhiều rồi. Về “làm” th́ dân không có quyền làm ǵ về ngân sách, thuế má và không thể tham nhũng. V́ vậy nên nay dân muốn kiểm tra chút chơi. Qua khóa họp tháng này của quốc hội Hà Nội, bài báo nêu lên bản quyết toán ngân sách năm 2002 làm thí dụ về “chi vượt, chi sai, thất thu.” Những nhận xét trong bài báo Lao Động làm nổi rơ t́nh trạng giới lănh đạo CSVN không có đủ khả năng quản trị đất nước và nền kinh tế quá phức tạp so với trí khôn của họ. Đó là “khoản chi cho kế hoạch hóa gia đ́nh vượt 92,8%, gần gấp đôi (mà có hạn chế được đẻ đâu). Ngân sách cho các cấp xă cũng vượt tới 75,4% (mà xă nghèo, dân đói vẫn c̣n nhiều). Thuế thất thu 2.000 tỷ đồng và nợ xây dựng cơ bản khổng lồ nhất: 5.000 tỷ đồng.”

Bài báo viết một câu rất ai oán: “T́nh h́nh tài chánh như vậy mà cả nước vẫn ăn chơi ‘lạm phát lễ hội, quá nhiều chương tŕnh nghệ thuật trùng lặp cả về nội dung lẫn h́nh thức...”

Lễ hội tưng bừng từ cấp quốc gia đến cấp làng xă được tổ chức liên tục với sự khuyến khích và cung cấp ngân khoản của đảng và chính quyền cấp trên. Nếu làm lớn với quy mô quốc gia th́ có Huế Festival hay kỷ niệm Điện Biên Phủ. Nhỏ hơn th́ có các lễ hội phong tục như Chùa Hương, Đền Hùng. Nhỏ hơn nữa là cúng tế kỵ nhật các vị thần hoàng của làng xă. Chính quyền có th́ có thể có lời trong khi mục đích chính vẫn là để ru ngủ quần chúng. Lịch sử đảng và chính quyền CSVN cho thấy các lănh tụ của họ sẵn sàng chi tiêu không tiếc tay vào những kế sách tuyên vận để củng cố quyền lực của họ kể cả lợi dụng mê tín và thả giàn cho thanh thiếu niên ăn chơi trác táng. Về chống tham nhũng, bài báo thuật lại lời các đại biểu quốc hội cho rằng báo cáo của chính phủ “quá mờ nhạt.” Có người nói “ít nhất Chính phủ cũng phải có ư kiến về những sự việc nổi cộm gần đây,” nêu lên các vụ SEA Games 22 (xây dựng gian trá, sai phạm, kém phẩm chất làm nứt nẻ, lún nhiều nơi sau khi mới khánh thành và sử dụng vài ba tháng).

Hoặc như vụ lem nhem ở Tổng Cục Bưu Chính Viễn Thông, vụ Lă Thị Kim Oanh. Hoặc bóc lột trắng trợn như theo tờ Tuổi Trẻ ngày 14/4/04 nói về nạn công an đ̣i tiền măi lộ trên quốc lộ 1 (Dầu Giây); đường đi Phan Thiết (khoảng Căn Cứ 5 đến Căn Cứ 7, tên gọi các căn cứ hỏa lực của Địa Phương Quân VNCH khi xưa, sau năm 1975 là vùng các trại tù Z- 30-C và Z-30-D).

Nạn công an giao thông chận xe vận tải vi phạm để phạt lấy tiền chia nhau bỏ túi xảy ra lộ liễu ngay giữa Sài G̣n nhất là trên đường Nhà Bè B́nh Chánh. Về việc làm ăn cướp ban ngày của các toán công an kiểm soát giao thông này, báo Lao Động ngày 2/6/04 trong mục Nói Hay Đừng qua lời một nhân vật vô danh trong đối thoại đă nhận định rằng: - “Trên báo chí “các ông” ấy tuyên bố rất kiên quyết dẹp cho được nạn “măi lộ” rồi, đâu có hết tinh thần. Chắc phải có cái ǵ đó... lớn lắm... lớn đến mức ba anh nhà báo dù lặn lội đêm hôm ŕnh rập để đăng báo cũng chẳng ăn nhằm ǵ.”

- “Tôi không rơ, cậu nhớ cho tôi chỉ là một anh cử tri có quyền bỏ phiếu như cậu thôi. Mà sao cậu cứ húc đầu vào đá thế? Thử hỏi xem đài phường ta, ngày nào cậu cũng thổi loa nhắc nhở chuyện đổ rác đúng giờ xe rác keng keng, thế mà có khối người vẫn tiện đâu quẳng đấy. Cậu gân cổ nói thế chứ nói nữa cũng chỉ như nước đổ đầu vịt.” Mẫu đối thoại ấy ít nhiều phản ảnh t́nh trạng bế tắc, quân hồi vô phèng của chế độ CSVN ngày nay. Khi đă lên ngôi bằng chính sách bạo lực, dối trá và ngu dân th́ cũng sẽ mất ngôi v́ những chính sách ấy. Trong Cộng Sản trường thiên bi kư có mấy trang nóng hổi là chuyện khu di tích ĐBP khánh thành hôm 7/5/04. Chỉ ba tuần sau ngày lễ kỷ niệm, tờ Lao Động ngày 31/5/04 trong bài viết của Trương Hữu Thiêm đă nêu ra những hư hỏng, nứt nẻ quá mau lẹ của các công tŕnh này. Mặt ngoài bệ tượng đài “xuống cấp” ở t́nh trạng nghiêm trọng phải gỡ đá ra xây lại xung quanh. Toàn bộ mặt sân mấy ngàn thước vuông bị vênh, sụt lở rất tệ hại với nhiều vết nứt đút lọt bàn chân, sâu hoắm và dài đến hàng chục mét. Toàn bộ bức tường thấp bao quanh sân bị nứt tách ra khỏi sân khoảng nửa gang tay thành hai khối tách rời nhau.

Nhà nước CSVN đă ứng trước cho tỉnh sở tại 200 tỷ đồng (tương đương 14 triệu mỹ kim) để làm 8 công tŕnh ở ĐBP. Nhưng chỉ có công tŕnh khu tượng đài là đă hoàn thành một cách nham nhở cẩu thả. Chi phí cho riêng bức tượng chiến sĩ bằng đồng là 27 tỷ đồng (khoảng 1,9 triệu my kim.). C̣n 7 trong 8 công tŕnh dự định kia c̣n nằm trên giấy tờ.

Các di tích quan trọng như hầm chỉ huy của Pháp, băi pháo binh của Pháp với đại bác rỉ sét, chiến xa Pháp, sân bay, căn cứ c̣n bị bỏ hoang phế, bị san bằng làm nhà cho cán bộ, công ốc, cửa hàng, trồng lúa, làm gạch và nghĩa địa. Trong khi ấy địa phương vẫn thu lệ phí của du khách đến thăm những nơi này 5.000 đồng một lượt khá lâu trước khi có phép của tỉnh.

Bài báo nói tới nay ít ra chính phủ Hà Nội đă cấp tiền trùng tu và tôn tạo các di tích ĐBP đến 4 lần. Vậy mà vẫn chưa đâu ra đâu. Bài báo phê phán rằng những việc làm nói trên là do thiếu cái nh́n tổng thể, vĩ mô. Bài báo kết luận rằng muốn làm những dự án lớn, ngoài chính sách và sự quan tâm “của trên” c̣n rất cần có những cán bộ “đủ tâm và đủ tầm.”

Ai cũng thấy loại cán bộ này rất hiếm trong hàng ngũ đảng viên CSVN đang cầm quyền.

Cũng trong báo trên, bài của Hai Văn Sáu ngày 21/5/04 tiết lộ thêm về nhiều công tŕnh bị thắc mắc tương tự. Thí dụ như đập thủy điện Sơn La.

Hiện chế độ CSVN đang tiến hành việc xây dựng đập thủy điện Sơn La. Công tŕnh dự định to lớn này đang bị dị nghị về mức độ an toàn. Được biết vùng xây đập có thể bị động đất ở mức nguy hiểm như đă từng xảy ra mấy lần trong thế kỷ qua.

Bài viết nói ở đây bàn về việc chế độ CSVN đă chi ra 4 đến 5 ngàn tỷ đồng (trên dưới 300 triệu mỹ kim) để xây nhà bê tông cho dân chúng ở vùng bị giải tỏa để làm hồ chứa nước. Mỗi ngôi nhà sàn bê tông này cho dân dời cư trị giá 100 triệu đồng (6000 mỹ kim). Nay theo tờ báo, những ngôi nhà này “mưa gió to cột tường rung bần bật, nước đổ vào như ngoài sân. Có người ngă gẫy tay v́ sập gác...”

Ngoài ra c̣n có các kế hoạch to lớn như số nông dân này được chính quyền cho việc làm trồng chè thuê, trồng cỏ voi, nuôi ḅ sữa. Nhưng từ hai năm nay, chè chết 70%, cỏ voi không mọc - nếu có mọc th́ cũng không ai mua v́ không ai nuôi ḅ, mà ai có ḅ nuôi riêng cũng đă thất bại. Lư do được nêu ra cũng giống như các trường hợp khác là tại thổ nhưỡng, tại khí hậu..v.v.

T́nh trạng xây cất luộm thuộm đáng sợ như vậy mà Hà Nội vẫn cố làm đập Sơn La là điều đáng ngại. Vùng này nằm gần đường nứt Lai Châu- Điện Biên. Vạn nhất xảy ra động đất như trước đây khoảng mấy chục năm, chỉ cần với cường độ 6.5 trên địa chấn kế đập này sẽ sụp đổ. Theo các chuyên viên thiết kế kiến trúc của chính quyền Hà Nội được một số đại biểu tŕnh bày trong phiên họp quốc hội ngày 20/6/2001, nếu đập này vỡ th́ chỉ hơn một giờ sau, thành phố Hà Nội sẽ bị 25 tỷ mét khối nước Sông Đà tràn ngập với hàng ngàn người chết và đồng bằng Bắc Việt sẽ thiệt hại nặng.

Lâu nay báo chí ở Việt Nam có vẻ bớt bị kềm kẹp. Thực ra, người ta cho rằng đó chỉ là một sách lược tuyên truyền của CSVN vốn được coi là tinh khôn. Đối với những tệ trạng xảy ra trong hệ thống cầm quyền khiến dân chúng bất măn mà không thể có cách ǵ giấu giếm nổi th́ họ cho phép báo chí ngoại vi được châm biếm thậm chí phê b́nh gay gắt với một số quy luật dễ dàng được quần chúng nhận biết. Quy luật đầu tiên là không được đụng chạm đến các lănh tụ tối cao (trong Bộ Chính Trị) cũng như không được đả kích các đường lối đă do đảng ban hành. Chỉ được phê b́nh, tố cáo những viên chức, cán bộ từ trung cấp trở xuống và các hành vi trong việc chấp hành các chính sách của đảng và nhà nước trung ương.

Quy luật thứ nh́ là trong các bài báo, các vở kịch thời sự, phim truyện, hài kịch phải làm cho khán thính giả thấy rằng mọi sai phạm, lỗi lầm, mọi tệ trạng trước sau đều được giải quyết tốt đẹp dưới sự lănh đạo của đảng.

Tờ Nhân Dân nhân danh báo của đảng, chỉ đăng tin tức và b́nh luận chính thức. Tuy nhiên những tin tức về những biến cố tế nhị có thể gây phản ứng không tốt hoặc c̣n đang thăm ḍ, th́ tờ báo này không đăng ngay. Phải một hay hai ngày sau tờ Nhân Dân mới chạy tin tức ấy. Không bao giờ tờ Nhân Dân viết châm biếm, chỉ trích lẻ tẻ. Hiện nay chỉ có vài tờ thuộc loại ngoại vi và không xưng danh là tiếng nói của đảng và chính quyền như Lao Động, Tuổi Trẻ, Thanh Niên... là hay đăng những bài và tin tức về thực tế mỉa mai trong xă hội. Những tờ báo này cũng chỉ làm công việc che chắn cho đảng bằng cách găi cho nhân dân bớt ngứa ngáy chứ chẳng tử tế ǵ hơn tờ Nhân Dân.

So với thời kỳ từ 1954 ở Miền Bắc và từ 1975 trên toàn quốc, th́ những tiếng kêu ca, trách móc của người dân bị trị đă xuất hiện trên báo chí nhiều hơn, gây cảm tưởng giả tạo là dư luận quần chúng được đảng và chính quyền lắng nghe. C̣n như đảng và chính quyền có thực sự lưu tâm hay không th́ dân không có quyền được biết.

Trong quốc hội của Hà Nội, cùng một chiến thuật tương tự đă được thực hiện trong hơn 10 năm qua. Trước kia các đại biểu chỉ làm công việc đọc tham luận đă được phân công và chỉ dẫn cùng là giơ tay bỏ phiếu theo chỉ thị. Từ khi “đổi mới” các đại biểu cũng được phép chất vấn chính phủ - không được thắc mắc, chất vấn đảng - và nêu ư kiến riêng. Nhưng việc làm này cũng chỉ để đóng vai tṛ như các tờ Lao Động, Tuổi Trẻ... của một nút van cho x́ hơi chút ít khi áp suất trong nồi nước lên cao.

Chiến thuật này được áp dụng hữu hiệu trong t́nh h́nh b́nh thường đối với quần chúng ít học, kém hiểu biết bên ngoài. Trong lâu dài, lớp tuổi trẻ lớn lên có học hành nhiều hơn, những tṛ ma giáo ru ngủ và mị dân hiện nay sẽ không c̣n bao nhiêu tác dụng đối với họ. Mọi sự dối trá chỉ có tác dụng nhất thời, không thể tồn tại lâu dài. Đó là một trong những hậu quả mà chế độ CSVN lo sợ nhất nên họ thường biểu lộ khi hằn học nguyền rủa cái gọi là “Diễn Biến Ḥa B́nh.”

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 10, 2004.


Response to Bình Luận

Nông dân và công nhân Việt Nam lại bị bội phản

Trich tu www.suthat.net - Đại Dương

Đảng Cộng sản nhân danh giai cấp công nông để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp và xây dựng Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Trên lư thuyết, giai cấp công nông là chủ nhân của đất nước, nhưng, trong thực tế, nông dân và công nhân được đối xử như thế nào?

Báo Lao Động 26-05-04 loan tin các doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng ca, tăng giờ đến 42 giờ/tuần với lư do công nhân không làm đủ định mức lao động.

Định mức lao động do doanh nghiệp đưa ra cao hơn qui định của Nghị định chính phủ và Thông tư của Bộ Lao động và Thương binh Xă hội. Nhưng, tại sao không bị chế tài thích đáng bởi các cơ quan quản lư lao động địa phương? Phải chăng có sự cấu kết giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp để bóc lột sức lao động của công nhân?

Trong khi đó, "cán bộ công đoàn cơ sở [tại doanh nghiệp] đang rất băn khoăn v́ mặc dù biết chủ doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật nhưng chưa có biện pháp nào ngăn chặn". Như thế, sự hiện diện của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp cũng trở thành vô ích v́ chẳng bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của người lao động.

Công ty 548 trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng công tŕnh giao thông 5 của Bộ Giao thông Vận tải đă thuê Đội 408 san lấp mặt bằng cho khu thể dục thể thao Trung Sơn, huyện B́nh Chánh vào 2 năm trước.

Mặc dù được Công ty Trung Sơn thanh toán đầy đủ từ tháng 12-03, nhưng, Công ty 584 không chịu trả nợ dứt khoát theo hợp đồng với Đội 408 khiến cho cuộc sống của thợ thuyền trong Đội gặp khó khăn. Công ty 584 viện dẫn lư do thay đổi nhân sự và hứa sẽ tŕnh Tổng Công ty, nhưng, không xác định thời điểm thanh toán cụ thể.

Thái độ của Công ty nhà nước do đảng viên cộng sản cao cấp lănh đạo không hề biểu lộ mối quan tâm đến cuộc sống của người lao động. Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam tận lực bán sức lao động của dân chúng tại 35 quốc gia. Số người làm thuê tập trung nhiều nhất ở Mă Lai Á, Đài Loan, Đại Hàn đă bị Nhà nước khai thác như thế nào?

Hà Nội hy vọng xuất khẩu lao động lên đến mức 500,000 lượt người vào năm 2005 để có thể thu về trên 2 tỉ mỹ kim/năm. Do đó, Nhà nước đẻ ra nhiều nhóm chữ văn hoa như “hợp tác lao động quốc tế, xuất khẩu lao động, thực tập sinh, tu nghiệp sinh” để thay thế cho “đi làm thuê”. Giám đốc Cục Quản lư lao động, Trần Văn Hằng thú nhận “Tỉ lệ thất nghiệp là một chuyện đau đầu cho lănh đạo, v́ thế, càng nhiều lao động được gởi ra nước ngoài, chúng tôi càng thấy nhẹ nhơm”. Ngày 27-02-03, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đă giảm gần nửa thủ tục cho vay so với qui định cũ nhằm thúc đẩy dân chúng bán sức lao động. Mức cho vay tối đa là 80% tổng số chi phí hợp pháp như phí đào tạo, phí tư vấn hợp đồng, phí đặt cọc, vé máy bay 1 lượt ... được chuyển trả thẳng cho bên tuyển dụng. Theo Lao Động 27- 02.

Hà Nội dành ưu tiên quyền xuất cảng lao động cho 159 công ty quốc doanh do cán bộ cao cấp đứng đầu. Đă có độc quyền nên phải chạy chọt tạo điều kiện cho các “công ty lừa”, và “c̣”, và “môi giới” hoạt động nhộn nhịp. Các Công ty du lịch cũng khai thác dịch vụ "du lịch lao động" theo kiểu đem con bỏ chợ một cách vô tội vạ.

Báo Tuổi Trẻ 05-05-04 loan tin “96 lao động xuất khẩu sang Malaysia của Công ty Thương mại xuất nhập khẩu - du lịch tỉnh B́nh Phước (Bitocimex) đă trở về nước và tập trung tới chi nhánh đ̣i quyền lợi nhưng không được giải quyết thỏa đáng”.

Năm 2003 chi nhánh Bitocimex đă “xuất khẩu 719 lao động đi nước ngoài, thu gần 12 tỉ đồng. Tuy nhiên, qua kiểm tra số thu có chứng từ chỉ 3 tỉ đồng, và 9 tỉ đồng không thể hiện trên sổ sách kế toán. Toàn bộ thủ quỹ, kế toán đều cho thôi việc trước đợt thanh tra đầu năm 2004.

Đó là một trong muôn vàn thủ đoạn mà các Công ty độc quyền xuất cảng lao động thực hiện để ḅn rút công quỹ; khai thác sức lao động của dân chúng.

Lương do Công ty tuyển dụng trả so với tiền công nhân được lănh khác nhau một trời một vực nên đă xảy ra t́nh trạng: công nhân bỏ trốn ra ngoài làm chui nhiều nhất ở Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan; công nhân gây rối và đ́nh công thường thấy ở Mă Lai Á.

Số liệu từ Bộ Lao động và Thương binh Xă hội cuối năm 2003 cho biết 7,300 lao động VN (chiếm 83% số lao động lẩn trốn) đă ghi danh tŕnh diện với chính phủ Đại Hàn. Trên 5% trong số 45,000 lao động VN ở Đài Loan đă trốn ra làm chui để kiếm tiền gửi về trả nợ.

Báo Đầu Tư 07-04-04, cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ Kinh tế, cho biết 6 tu nghiệp sinh tại Nhật đă phải về nước trước thời hạn. Từ 3 năm qua, cánh cửa thị trường lao động tại Nhật Bản ngày càng hẹp lại v́ tỉ lệ trốn của tu nghiệp sinh Việt Nam lên 10% hơn các nước khác. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đă ban hành Quyết định 68/2001/QĐ-TTg về xử lư đối với tu nghiệp sinh vi phạm hợp đồng tại thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản bằng cách nâng mức phí đặt cọc trước khi đi tu nghiệp lên tới 12.000 USD/người; công ty xuất khẩu lao động phối hợp với đối tác giữ lại một phần lương tháng của tu nghiệp sinh và khoản này sẽ được trả lại cả vốn và lăi cùng với tiền đặt cọc khi tu nghiệp sinh hoàn thành hợp đồng về nước. Nhưng, t́nh trạng bỏ trốn vẫn không giảm. Bộ Kinh tế tăng cường thêm biện pháp ràng buộc trách nhiệm của người bảo lănh trước pháp luật để hy vọng mở lại cánh cửa thị trường Nhật Bản.

Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ biết dùng h́nh phạt đối với người lao động mà không nh́n nhận trách nhiệm. Quản lư lao động xuất khẩu do cơ quan nhà nước phụ trách; công nhân do công ty xuất khẩu lao động đào tạo; cán bộ đại diện quản lư lao động của doanh nghiệp có mặt ở quốc gia sở tại. Từ việc ghi danh, rồi huấn luyện đào tạo, rồi kư hợp đồng, người muốn được bán sức lao động đều phải nộp nhiều khoản lệ phí. Nhà nước thu tiền của công nhân rồi bỏ mặc cho họ ở nước ngoài mà hàng năm vẫn thu về nước khoảng 1.5 tỉ mỹ kim.

Ngày 09-05-04, nhân dịp thành lập Hiệp hội Xuất khẩu lao động, Nguyễn Thị Hằng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xă hội mong muốn “Hiệp hội xuất khẩu lao động sẽ như cánh tay dài của Đảng. Hiệp hội gồm có 131 doanh nghiệp chia nhau chiếc bánh xuất khẩu lao động. Toàn bộ 50 công nhân Việt Nam tại nhà máy Senoto Tashou, Mă Lai Á đă đ́nh công trong 2 ngày kể từ 22-03-04. Mai Viết Khai - Bí thứ thứ nhất Đại sứ quán, Trưởng ban Quản lư lao động Việt Nam tại Malaysia - cùng 3 cán bộ đại diện quản lư lao động của 3 doanh nghiệp đưa công nhân sang là VSC, Tracimexco TP. Hồ Chí Minh và Hapexco đă có mặt ở nhà máy v́ bị chủ giữ tiền thưởng, tăng giờ làm việc. Khai giải thích cho công nhân hiểu rằng chủ nhân không vi phạm hợp đồng nhưng có lẽ nói tiếng Anh nên công nhân Việt không hiểu; rằng đ́nh công là sai luật (sau 3 ngày sẽ bị cảnh sát bắt giữ).

Tuy nhiên, phóng viên Lao Động nhận xét có 5 lao động dọa đánh, dọa giết, dọa trả thù khi về nước nên mọi người phải nghe theo. Chớ trách họ, bởi v́ những người này học tập phong cách của đảng Cộng sản đối với dân tộc Việt như thế.

Khoảng 30 lao động tụ tập trước văn pḥng Ban quản lư lao động Việt Nam tại Mă Lai Á viết đơn khiếu nại “Tất cả công nhân VN tại công trường Sri Ram Pai từ lâu không có việc làm, không có lương, không có tiền ăn, hiện đang sống vô cùng khó khăn ở Malaysia. Chúng tôi yêu cầu công ty cung ứng phải thanh toán dứt điểm 3 tháng lương cho anh em công nhân; phải đưa anh em về VN càng sớm càng tốt; phải thanh lư hợp đồng và đền bù thỏa đáng cho lao động”.

Khai thừa nhận sự việc và nói “chỉ một số doanh nghiệp có trách nhiệm giải quyết, song một số khác như Youthexco Đà Nẵng, Bitocimex (B́nh Phước), Cửu Long (Hải Pḥng) đă không thực hiện chỉ đạo, bỏ rơi người lao động. Đó là lư do v́ sao hàng trăm người lao động đă nên nông nỗi này".

Qua loạt điều tra, phóng viên báo Lao Động cố t́nh qui lỗi cho người lao động mà quên một điều căn bản là những người muốn bán sức lao động đă phải trả nhiều loại tiền cho các cơ quan dịch vụ. Nếu dịch vụ không cung ứng đúng yêu cầu của khách hàng th́ chính các cơ quan xuất khẩu lao động phải hoàn toàn chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cho người lao động.

Nhiều lao động VN bị bắt, bị tống giam ở Malaysia bao gồm người đi theo con đường “chính ngạch” gặp phải rủi ro, c̣n có những lao động “tiểu ngạch” (chiếm phần đông) và “du lịch t́m việc”. Theo một số liệu đáng tin cậy, đă có khoảng trên 1,000 người sang Malaysia lao động bằng tiểu ngạch và du lịch. Thủ đoạn chủ yếu của loại tội phạm này là lợi dụng chức năng dạy nghề, tư vấn đào tạo, việc làm mà Luật Doanh nghiệp cho phép, lợi dụng danh nghĩa hợp pháp của một số doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động. Ngoài ra, một số công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, lợi dụng hội thảo quốc tế đưa người vượt biên trái phép hoặc làm dịch vụ du lịch trá h́nh đưa người ra nước ngoài. Hoạt động lừa đảo trên đă có sự tiếp tay của một số cá nhân là cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động.

Nông dân và công nhân đă bị đảng Cộng sản Việt Nam lợi dụng máu xương nhằm thực hiện chủ trương tiêu diệt chủ nghĩa tư bản theo lệnh Đệ Tam Quốc Tế để rồi xây dựng một chế độ tư bản trá h́nh với nhiều đặc tính man rợ ít thấy khi nhân loại bước vào thế kỷ thứ 21. Dưới chế độ tư bản trá h́nh, nông dân và công nhân một lần nữa lại bị đảng Cộng sản Việt Nam bóc lột sức lao động để làm giàu cho Nhà nước và cán bộ mà mồm không ngớt nói điều nhân nghĩa.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 10, 2004.


Moderation questions? read the FAQ