Thỏa hiệp án 14/9/1946: ông Hồ cấu kết với Pháp để tiêu diệt các đảng quốc gia

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Trong khuôn khổ tìm hiểu về các vụ bịp bợm của HCM và đồng bọn trong quá khư mà bạn Magnetizer muốn biết. Trước hết hãy lật lại thời điểm 1946 sau cuộc CM tháng 8 và trong bối cảnh Pháp đang muốn chiếm lại Đông Dương, HCM đã làm gì ------------------------------------------------------------------------- Thỏa hiệp án 14/9/1946: ông Hồ cấu kết với Pháp để tiêu diệt các đảng quốc gia

VNNB, 26/9/02

Hứa Hoành

* Kéo rốc sang Pháp làm gì?

Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay, còn nhiều bí ẩn chưa được giải tỏa. Người bàng quan, các thế hệ sau, sẽ không thấy được những âm mưu thầm kín của ông Hồ đã tiêu diệt người quốc gia, nếu như chúng ta không phát hiện được những bí mật lịch sử đó. Chúng tôi may mắn được nhà sử học Chính Ðạo, tức tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu, cho phép sử dụng nhiều tài liệu quý giá mà ông sao lục từ các văn khố, thư viện của bộ Thuộc Ðịa, bộ Ngoại Giao Pháp....để làm sáng tỏ nhiều uẩn khúc lịch sử, vốn bị CS che giấu, nhiễu loạn từ hơn nửa thế kỷ qua. Chúng tôi chân thành cảm tạ Tiến sĩ Chiêu. Trong loạt bài nầy, chúng tôi sẽ trưng bằng chứng về những hành vi phản bội quyền lợi dân tộc của ông Hồ. Nỗi thao thức của ông Hồ lúc nầy là Việt Minh phải mắm chính quyền, không chia xẻ, nhượng bộ cho bất cứ đảng phái nào. Ðó là đường lối nhất quán, trước sau như một của đảng cộng sản. Ðây cũng là dự mưu, từ khi ngoài rừng núi Tân Trào kéo về Hà Nội.

"Căn cứ vào kết quả của cuộc thảo luận của ông Hồ cùng các cán bộ, thấy rằng công cuộc phát triển cách mạng của họ sẽ dẫn đến 2 trường hợp:

- Một là đủ sức cướp chính quyền, bản thân họ có đủ điều kiện để đàm phán bình đẳng các vấn đề với các nước Ðồng minh...... -Hai là lực lượng bản thân (Việt Minh) còn yếu kém... Việt Minh phải suy nghĩ đến việc cùng với nước Pháp tiến hành đàm phán, để tranh thủ một số quyền lợi và tự do dân chủ. Sau đó sẽ dùng những quyền lợi nầy làm vốn liếng để tuyên truyền, rồi tiến thêm một bước, đẩy tới cuộc vận động cách mạng, để tiếp tục đấu tranh với Pháp...." (TưởngVĩnh Kính, Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc, Thượng Huyền dịch, trang 339).

Hiểu rõ chiến lược của ông Hồ, cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi đối với kẻ thù chính là Pháp, thì ông Hồ tiếp tục nhân nhượng từ quyền lợi nầy đến quyền lợi khác. Ðang tuyên bố là một quốc gia độc lập, tự do (2/9/ 45), vài tháng sau, ông Hồ xin làm một "quốc gia tự do trong Liên Hiệp Pháp" (tức đế quốc trá hình), và cho Pháp mọi quyền lợi đầy đủ tại Việt Nam như thời thuộc địa. (Xem nội dung thỏa hiệp án 14/9/46).

Chủ trương của ông Hồ lúc nầy (1946) là dựa vào Pháp, cấu kết với Pháp để tiêu diệt các đảng quốc gia anh em, đang chia xẻ quyền hành với ông trong "chính phủ liên hiệp", mà ông đã vật vã van nài. Cấu kết với Pháp để tiêu diệt người quốc gia tức là chủ trương "liên kết với A đánh B"

"Ông Hồ thà nhường cho Pháp thống trị VN thêm một thời gian nữa, chứ không muốn các đảng phái quốc gia đứng ra lãnh đạo một nước VN độc lập", hoặc chỉ tham gia với Việt Minh để "đoàn kết chống Pháp" như ông đã hùng hổ kêu gọi. Tất cả hành động của ông Hồ đều trước sau như một, nhằm giành lấy sự độc quyền lãnh đạo đất nước, đặng mấy năm sau tiến hành cuộc cách mạng vô sản, đưa toàn dân vào quỹ đạo cộng sản quốc tế. Vấn đề VN có sớm được độc lập hay không chỉ là thứ yếu. Quyền lợi dân tộc cũng chỉ là bình phong để ông Hồ thực hiện âm mưu nắm chặt chính quyền. người quốc gia có thể nhìn thấy thủ đoạn của ông Hồ, hoặc nóng lòng vì độc lập tự do, nên đã "đoàn kết trong mặt trận Việt Minh", để rồi tất cả chịu chung số phận oan nghiệt. Giữa lúc tình thế đất nước rối ren, chính cá nhân ông Hồ cùng mấy chục bộ trưởng dân biểu không thuộc CS, kéo rốc sang Pháp để tham quan, để thăm thiện chí, mà thực sự tình thế nước Pháp cũng lâm cảnh tang gia bối rối (chính phủ Gouin vừa mới đổ, còn chính phủ mới Bidault chưa thành lập), lại phải đón tiếp một vị khách bất đắc dĩ trong khi tình thế nội bộ chưa ổn định. Phái đoàn thiện chí của Hà Nội gồm 10 vị, do Phạm Văn Ðồng cầm đầu, gồm có: Phạm Văn Ðồng, (bộ trưởng) Trần Ngọc Danh (dân biểu Cần Thơ do CS chỉ định), Ðỗ Ðức Dục (bộ trưởng), Nguyễn Mạnh Hà (bộ trưởng), Nguyễn Văn Luân (dân biểu), Trình Quốc Quang, Tôn Ðức Thắng, Huỳnh Văn Tiểng, Hoàng Tích Chu, Nguyễn Tấn Di- Trọng. Rồi phái đoàn tham dự hội nghị Fontainebleau gồm trên 20 vị vừa bộ trưởng, vừa dân biểu. Giữa lúc đó, Pháp đã đưa quân vào Hà Nội, kéo đi chiếm đóng Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, tích cực chuẩn bị đè bẹp kháng chiến. Tình hình kháng chiến Nam Bộ gần như bị đè bẹp hoàn toàn. Ðầu tháng 2/1946, Pháp kiểm soát hoàn toàn tất cả 21 tỉnh Nam Bộ và mấy tỉnh Nam Trung Bô Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhà Nho nổi tiếng yêu nước, ngay thật, không biết thủ đoạn chính trị, được ông Hồ cử làm quyền chủ tịch nước, chỉ để tượng trưng. mọi việc đều được trung ương đảng gồm Trường Chinh, Trần Ðăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Kháng.....cùng với Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, cứ theo kế hoạch bí mật của ông Hồ mà thi hành. Chính Trung ương đảng thảo kế hoạch bí mật để khủng bố, tàn sát đẫm máu các đảng quốc gia, mới "liên hiệp" với Việt Minh.

Có người binh vực cho rằng khi ông Hồ sang Pháp, không chịu trách nhiệm về tình hình xảy ra tại quê nhà. Lý luận như thế là sai lầm. Ông Hồ ra chỉ thị mật, nhận báo cáo của Trung ương đảng hàng đêm. Ðây là bí mật lịch sử tới nay ít ai biết. Pierre Celérier viết trong "Menace sur le Vietnam" (1950): "Phái đoàn VN đi dự hội nghị Fontainebleau có đem theo chuyên viên vô tuyến điện, để đánh tin và bắt tin từ VN. Nhà chức trách tại Paris biết được bằng cớ về sự chuyển tin và báo tin, nhưng không thể phá vỡ được trên đất Pháp" Hơn nữa, người Pháp biết ông Hồ chỉ khủng bố người quốc gia, chớ không tấn công quân Pháp, nên làm ngơ, vui mừng là khác.

Ngày 1/6/46 ông Hồ nhận tin Việt Minh tấn công quân Ðồng Minh Hội tại Phủ Lạng Thương, Ðồng Mỏ, Lạng Sơn.

Hạ tuần tháng 6/46, các cơ sở Quốc Dân Ðảng tại Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Tho(Xem thêm Hoàng Tường, "Việt Nam Ðấu Tranh" từ trang 89 - 101). bị tập kích với lực lượng đông gấp 10 lần, bị Việt Minh bao vây, tuyệt lương, rồi tỉa dần từng toán nhỏ. Quá tuyệt vọng, các ông Nguyễn Tường Tam (bộ trưởng ngoại giao), Nguyễn Hải Thần (Phó chủ tịch chính phủ), Vũ Hồng Khanh, phó chủ tịch Quân Ủy hội đều bôn đào sang Trung Hoa lần nữa. Các đơn vị do Vũ Hồng Khanh, bị tập kích từ Lào Cay, Phong Thổ, khiến cho khoảng 600 quân VN Quốc Dân Ðảng tan rã, cuối cùng, rút theo ngả Vân Nam. Ðó là "thế đoàn kết", "liên hiệp" với Việt Minh, một kinh nghiệm máu xương trong lịch sử. Ngoài ra, hàng ngày, tại Hà Nội, Việt Minh khủng bố, bắt cóc, thủ tiêu đối lập như đảng mafia: Hoàng Ngọc Bách, Nguyễn Bạch Vân, Trần Quốc Lạc, Hoàng Tử Quy đều bị ám sát chết.

........còn tiếp............



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), June 20, 2004

Answers

Response to Thỏa hiệp Ă¡n 14/9/1946: Ă´ng Hồ cấu kết với PhĂ¡p Ă°ể tiĂªu diệt cĂ¡c Ă°ảng quốc gia

(Tiếp theo)

Ðọc lịch sử giai đoạn nầy, nhiều người không hiểu tại sao Việt Minh lại tiêu diệt những người quốc gia trong chính phủ của họ. Lý do thứ nhứt, Việt Minh là CS trá hình. Lý thuyết cách mạng của Mác xít đã dạy: "Cuộc đấu tranh cho giai cấp vô sản, dù về mặt nội dung, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu phải mang hình thức đấu tranh dân tộc... Ðương nhiên và trước hết, giai cấp vô sản phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình trước đã" (Mác Angen tuyển tập, NXB Sự Thật Mátcơva 1978, trang 555, tập 1. Dẫn lại của LS Nguyễn Văn Chức). Thứ hai, để thực hiện con đường cách mạng vô sản, ông Hồ phải làm sao cho đảng CS (tức Việt Minh) phải nắm được chính quyền hoàn toàn, để lần lượt đưa dân tộc và đất nước đi vào quỹ đạo cộng sản quốc tế. Ông Hồ đã nói với cán bộ: "Lúc nầy nước Pháp không phải là kẻ thù trước mắt. Bọn Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, Ðồng Minh Hội, Cao Ðài, Hòa Hảo trong Nam... mới là kẻ thù không đội trời chung". Người quốc gia không hiểu sách lược của CS nên trở thành nạn nhơn của CS.

Việt Minh mở chiến dịch "tổng ruồng, vét sạch" từ Nam chí Bắc. Họ lùng sục bắt giam, tra tấn, thủ tiêu những người quốc gia, kể cả những đại biểu quốc hội mà họ chia ghế như Lê Khang (Lê Nin), nhà văn Khái Hưng, Nguyễn Mạnh Côn.....(bị bắt, sắp giết......) Lê Khang, chủ nhiệm đệ tam khu bộ VNQD, nằm bệnh viện Ðặng Vũ Lạc trước ga Hàng Cỏ, bị VM đến bắt đem đi, rồi giết ở Vĩnh Yên. Còn các ông Phạm Tất Thắng, Nguyễn Tắc Chung, Nguyễn Quỳnh (dân biểu Nam Định), đảng trưởng Ðại Việt Trương Tử Anh.... đều bị Việt Minh sát hại. Nhà văn Khái Hưng bị bắt ở Liên khu 3, rồi bị trấn nước chết tại bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, vào năm 1947. Ðó là "đoàn kết trong mặt trận Việt Minh". Tại miền Trung và Nam Bộ, đều thi hành một chính sách khủng bố man rợ như vậy. Những năm đó, Việt Minh tung công an chìm rình rập, bắt bớ những phần tử mà họ cho là nguy hiểm, đem giam "để điều tra", hoặc thủ tiêu trong đêm bằng hình thức chặt đầu, mổ bụng, trói thúc ké thả trôi sông.

Về chính trị, Việt Minh nhân danh chính phủ liên hiệp, buộc các báo của các đảng quốc gia như "Việt Nam", "Thiết Thực" phải nạp bản kiểm duyệt trước khi phát hành. Tóm lại, chủ trương của Việt Minh là tận diệt đối lập, là bịt miệng, trói tay, bí mật thanh toán, rồi ngụy tạo bản án "Việt gian", "phản quốc", "thổ phỉ" như vụ án Ôn Như Hầu, vụ án Cầu Chiêm Sơn (xem thêm Hoàng Văn Ðạo, VN Quốc Dân Ðảng trang 362 - 363). Ðó là chủ trương thầm kín để tiêu diệt các đảng phái quốc gia, của ông Hồ khi kéo rốc qua Pháp để tránh tiếng.

Cũng xin nhắc thêm về hành động "hợp tác rồi khủng bố", trở mặt như trở bàn tay của Việt Minh tại Hà Nội. Ngày 18/6/46, Việt Minh hợp tác với VN Quốc Dân Ðảng để tổ chức lễ kỷ niệm Phạm Hồng Thái (19/6) và Nguyễn Thái Học (17/6). Qua ngày 11/7/ 46, Việt Minh đem quân bao vây tiêu diệt các thành phần mới vừa hợp tác mấy hôm trước. Lúc 6 giờ chiều Việt Minh bố ráp trụ sở VNQD tại trường Tiểu Học Ðỗ Hữu Vị, bắt hết đối lập, lục soát báo quán “Việt Nam” kế đó tới vụ dàn cảnh “vụ án Ôn Như Hầu” Ông Hồ biết rõ Việt Minh đã để lộ chân tướng CS, nên không được Anh, Mỹ cảm tình. Nếu tiếp tục giữ mặt trận Việt Minh, sẽ thất bại trong hội nghị sắp tới tại Fontainebleau, vì thế ông Hồ ra lịnh gấp rút tổ chức một mặt trận khác, để gom hết nhân dân vào một khối, do ông ta và đảng CS nắm chặt, nhưng bên ngoài có tính “quốc gia” hơn. Trần Huy Liệu được căn dặn tổ chức “Hội Liên Hiệp Quốc Dân VN”, gọi tắt là “Liên Việt” nhằm mục đích trên. Còn Võ Nguyên Giáp được lịnh ở lại với nhiệm vụ bí mật là khủng bố tất cả người quốc gia. Ông còn ra lịnh cho Giáp “hãy hy sinh tất cả để mua thật nhiều súng của quân đội Trung Hoa sắp rút đi”. Thứ hai là vận dụng tất cả khả năng để tiêu diệt những người quốc gia.

(Còn tiếp)

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), June 20, 2004.


Moderation questions? read the FAQ