Tham nhũng cản trở phát triển 2

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Tham nhũng cản trở phát triển

Tric tu http://www.danchu.net/TaiLieuDacBietDDDC/Thamnhungcantrophattrien.htm

1. THÚC ĐẨY NỀN PHÁP TRỊ VÀ CÔNG TÁC CHỐNG THAM NHŨNG TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU HÓAStuart E. Eizenstat - Thứ trưởng Ngoại giao chuyên trách các vấn đề Kinh tế, Thương mại và Nông nghiệp,

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng nằm trong một mục tiêu lớn hơn của Mỹ là đưa nền pháp trị vào môi trường kinh doanh quốc tế. Trong bài báo này, Thứ trưởng Eizenstat tŕnh bày trường hợp của Mỹ cố gắng thay đổi cung cách kinh doanh quốc tế thường được tiến hành trong quá khứ và mô tả những lợi ích mà những thay đổi đó sẽ đem lại.

Sự phát triển của nền pháp trị và các chiến lược chống tham nhũng hữu hiệu trên trường quốc tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển và đang trong quá tŕnh chuyển đổi, hoàn toàn nằm trong lợi ích quốc gia của chúng ta [Mỹ] và giờ đây trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Việc các quốc gia đang nổi lên chuyển đổi để trở thành các xă hội không có tham nhũng dựa trên nền pháp trị đang góp phần trợ giúp cho sự phát triển của các định chế dân chủ đáng tin cậy và học thuyết kinh tế thị trường, và thúc đẩy tự do hoá thương mại và tăng trưởng kinh tế mà nhờ đó các hăng và các công nhân của Mỹ có thể hưởng lợi.

Chính quyền Clinton có nhận thức thật sự lạc quan về nền pháp trị và những nỗ lực chống tham nhũng. Đă có những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực này, với việc các chính phủ trên khắp thế giới nhận thức được tầm quan trọng của việc có những hệ thống dựa trên luật pháp và sẵn sàng bàn bạc và xử lư các vấn đề tham nhũng bằng những biện pháp có ư nghĩa.

Việc đề ra và áp dụng một khung pháp lư thích hợp - các hiến pháp hiện đại với những quyền tự do và quyền con người cơ bản và một nền tư pháp độc lập để thực thi những quyền này - là yếu tố hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy các lư tưởng dân chủ. Một yếu tố căn bản khác là việc các công dân có thể nhờ tới toà án bảo vệ những quyền lợi của họ. Trong khi những khái niệm này đang bắt đầu bắt rễ trên khắp thế giới, quá tŕnh giáo dục và thay đổi nhận thức là một quá tŕnh phức tạp và lâu dài.

Sự cần thiết phải thay đổi không chỉ là vấn đề soạn ra các luật mới hoặc thậm chí là việc lập ra các định chế, mà về bản chất nó có tính toàn diện và có ảnh hưởng toàn diện. Nó gần như đ̣i hỏi phải xây dựng xă hội dân sự trong các nền văn hóa lâu nay bị thống trị bởi những truyền thống phi dân chủ và độc đoán chuyên quyền. Công việc này bao gồm việc phổ biến và nuôi dưỡng các đặc tính của nền pháp trị và sự cần thiết phải thay đổi thái độ hoài nghi về nền pháp trị bằng sự lạc quan. Trong nhiều xă hội, bấy lâu nay chẳng hề có những chuẩn mực chắc chắn nào về khái niệm một chính phủ bị ràng buộc bởi các luật lệ, và các cá nhân có quyền thách thức chính phủ của họ. Thế nhưng, chẳng có ǵ sai khi nói rằng sự vận động thay đổi này, trên phạm vi toàn cầu, đang đi đúng hướng.

Những luật lệ công bằng và có thể dự đoán được

Có được một khung pháp lư cần thiết và phát huy tác dụng cũng là điều có tính quyết định đối với sự phát triển của thị trường toàn cầu. Việc lập ra và áp dụng một hệ thống các quy định pháp lư công bằng, có thể dự đoán được và linh hoạt là rất quan trọng đối với các quá tŕnh h́nh thành công việc kinh doanh, sự thành lập các thị trường vốn, sự sở hữu và chuyển giao tài sản cố định, việc bảo vệ các quyền hợp đồng, và những yếu tố chủ chốt khác củng cố sự phát triển kinh tế. Tương tự như vậy, việc đề ra và thực thi các quyền của cổ đông và những quy định về sở hữu trí tuệ có vai tṛ quan trọng đối với việc thúc đẩy kinh tế thị trường và một môi trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài vốn rất cần thiết để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Một hệ thống tư pháp độc lập cũng thật quan trọng v́ nó đóng vai tṛ kiểm soát chống lại những hành động độc đoán tuỳ tiện của chính quyền có ảnh hưởng đến thương mại - một vấn đề chung ở các thị trường đang nổi lên - và như là một phương tiện để giải quyết những tranh chấp thương mại tư nhân. Dù đă nhấn mạnh song tôi không thể nói hết được vai tṛ của một nền tư pháp độc lập đối với sự phát triển của cả các định chế dân chủ lẫn các định chế dựa trên thị trường. Tóm lại, như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đă cho thấy, nền pháp trị thật là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế lâu dài. Ông Douglass North, người đă đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế, đă nói lên mối quan hệ giữa cai trị dân chủ và phát triển kinh tế trong bài phát biểu khi nhận giải thưởng như sau: "Trong khi tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra trong ngắn hạn với các chế độ độc tài, th́ tăng trưởng kinh tế dài hạn kéo theo sự phát triển của nền pháp trị."

Nền pháp trị cũng giúp cho ổn định xă hội và hoà b́nh bằng cách thúc đẩy việc đưa ra quyết định theo luật định chứ không phải theo mệnh lệnh; bằng cách đem đến các biện pháp giải quyết tranh chấp đáng tin cậy, phi bạo lực; và bằng cách tạo ra một khuôn khổ công lư có thể giải quyết các cuộc xung đột bạo lực có dính đến các tội ác chiến tranh và các vụ vi phạm nhân quyền lớn. Tăng cường nền pháp trị cũng cải thiện an ninh trong nước của chúng ta bằng cách tăng cường các định chế pháp lư tại những quốc gia khác có khả năng tấn công các tội ác xuyên quốc gia như khủng bố, rửa tiền, buôn lậu ma tuư, và buôn bán phụ nữ trước khi các vụ việc này tới biên giới của chúng ta.

Sự phát triển của nền pháp trị cũng thật quan trọng đối với các nỗ lực chống tham nhũng toàn cầu hiện nay - việc này hiện đang trong đà chuyển động mạnh mẽ và giờ đây đă tập hợp được một lực lượng hùng hậu. Vấn đề nan giải là tham nhũng có xu hướng thâm nhập vào các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế đang trong quá tŕnh chuyển đổi với những hệ thống luật pháp không hoàn thiện và đang được bổ sung; những hiện tượng đó liên quan chặt chẽ với nhau.

Các nguồn cơ hội cho tham nhũng không ǵ khác chính là sự khó hiểu, các quy định chồng chéo và việc dễ có những thay đổi không thể dự đoán trước trong các hệ thống luật pháp của nhiều quốc gia đang trong quá tŕnh chuyển đổi và đang phát triển, nơi mà các chính quyền bị coi là không đáng tin cậy và thiếu minh bạch. Thật nghịch lư là khi các nền kinh tế này tự do hoá và mở cửa họ cho đầu tư và thương mại nước ngoài, chính các quá tŕnh thay đổi - tư nhân hoá, mua sắm, và các việc giống như vậy - lại trở thành những lĩnh vực mà tham nhũng có xu hướng phát triển. Như vậy, tham nhũng đă trở thành một yếu tố cản trở, thậm chí c̣n hơn thế, đối với các hăng của Mỹ và các nước khác làm ăn buôn bán tại những thị trường đang nổi lên này trong những năm gần đây.

Tham nhũng và sự thiếu minh bạch đi cùng nó có nhiều h́nh thức khác nhau, từ tham nhũng lớn - các đ̣i hỏi thẳng thừng các khoản tiền lớn như một điều kiện để được kinh doanh - tới tham nhũng nhỏ mọn - những khoản tiền nhỏ chủ yếu do một cơ quan thuế quan nước ngoài yêu cầu. Nó bao gồm gian lận trong mua bán, rửa tiền, và các trường hợp xung đột lợi ích cổ điển của các quan chức chính phủ nước ngoài. Một loạt các vấn đề có liên quan th́ có dính đến các phi vụ bên trong - các mối quan hệ thân thiết - có thể thấy trong các hăng tư nhân hoặc quốc doanh ở các thị trường đang nổi lên. Ngoài ra, các hăng của Mỹ lâu nay c̣n vấp phải thái độ của các ṭa án nước ngoài không muốn đưa ra và thực hiện các phán quyết có lợi cho họ.

Giá đắt phải trả cho tham nhũng

Nói nôm na, tham nhũng phá hoại sự phát triển và cải cách kinh tế và cản trở sự lớn mạnh của các định chế dân chủ. Tham nhũng làm giảm khả năng của các nước đang phát triển trong việc thu hút các khoản đầu tư nước ngoài ít ỏi và làm sai lệch sự phân bổ vốn. Cuối cùng, tham nhũng gây hại cho các nhà xuất khẩu và cung cấp của Mỹ - tại tất cả các bang và đơn vị hành chính tại Mỹ - và cản trở thương mại quốc tế.

Qua các nguồn thông tin, chính phủ Mỹ biết là trong năm trước các vụ hối lộ đă ảnh hưởng đến các hợp đồng quốc tế trị giá gần 30 tỷ đôla của các hăng nước ngoài, mà các hăng này th́ không bị ràng buộc bởi các luật chống hối lộ theo hệ thống tư pháp của nước họ. Ngược lại, hiển nhiên là theo Đạo luật về các Hành vi Tham nhũng Nước ngoài của Mỹ, các tập đoàn của Mỹ bị cấm tham gia vào việc hối lộ các quan chức chính phủ nước ngoài trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. Như vậy, tham nhũng quả là một chướng ngại vật thực sự đối với các tập đoàn của Mỹ khi họ t́m cách kinh doanh ở nước ngoài.

Thật nghịch lư là trong khi các mối lo ngại về hối lộ tăng dần lên trong những năm gần đây ở các nền kinh tế đang nổi lên hoặc đang chuyển đổi, th́ đồng thời nhiều chính phủ cũng có thay đổi cơ bản về sự sẵn sàng xử lư các vấn đề này. Điều này được phản ánh trong hàng loạt những bước đi cụ thể đang được tiến hành trên b́nh diện quốc tế để chống tham nhũng và tăng cường nền pháp trị theo nhiều cách khác nhau - thông qua các công ước quốc tế, ngoại giao và trợ giúp song phương, các định chế tài chính quốc tế, và việc làm của các tổ chức phi chính phủ.

Hiệp ước mới về chống tham nhũng

Một sự kiện có ư nghĩa đă diễn ra ngày 17 tháng12 năm 1997, khi Ngoại trưởng Madeleine Albright thay mặt nước Mỹ kư Công ước OECD về chống Hối lộ các công chức nước ngoài trong các giao dịch thương mại quốc tế. Trong công ước này, 34 quốc gia - những đối tác thương mại lớn của chúng ta - đă đồng ư thông qua và áp dụng các luật h́nh sự có các điều khoản cấm giống trong Đạo luật các hành vi tham nhũng nước ngoài (FCPA).

Công ước này là một thành tựu lớn của nền pháp trị và là một mục tiêu của các chính quyền kế tiếp nhau kể từ khi FCPA được thông qua năm1977. Khi ấy, trên cương vị cố vấn chính về đối nội của tổng thống Carter, tôi đă tham gia soạn thảo FCPA. Tôi có thể chứng thực rằng các nước công nghiệp hàng đầu thế giới đều cam kết bổ sung các quy định nghiêm ngặt về chống hối lộ vào luật của chính họ. Chính phủ Mỹ, với sự ủng hộ của khu vực tư nhân, vẫn miệt mài xử lư vấn đề này và giờ đây đă đạt được mục tiêu của chúng ta là tăng cường nền pháp trị trong thương mại quốc tế và đem lại một sân chơi b́nh đẳng hơn cho các doanh ngiệp Mỹ ở nước ngoài.

Các chính phủ kư công ước này đă cam kết làm những ǵ cần thiết để nó được thông qua và việc thực thi các quy định pháp lư có liên quan được áp dụng vào cuối năm đó. Điều có ư nghĩa là Mỹ đă luôn làm đúng theo cam kết này. Thượng viện Mỹ đă phê chuẩn công ước và Quốc hội đă thông qua việc áp dụng các quy định pháp lư có liên quan, và sau đó tổng thống Clinton đă kư thành luật. Việc Mỹ hành động nhanh chóng như vậy sẽ giúp thúc đẩy những đối thủ cạnh tranh lớn của chúng ta bởi những nỗ lực thực thi của họ sẽ trực tiếp đem lại những lợi ích quốc tế và những lợi ích cho các tập đoàn cũng như các công nhân của Mỹ.

Công ước này buộc các bên tham gia kư kết phải qui thành tội danh h́nh sự đối với việc hối lộ các quan chức chính phủ nước ngoài, bao gồm các quan chức trong tất cả các ban ngành của chính phủ, dù là được chỉ định hay do dân bầu.

Điều khoản nghiêm cấm này bao gồm những khoản chi cho các quan chức của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp công, và các tổ chức quốc tế công. Do đó, điều này sẽ có thể bao trùm các lĩnh vực do nhà nước kiểm soát như hàng không, cơ sở vật chất, và các công ty bưu chính viễn thông nhà nước vốn là các cơ quan đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc mua sắm tài sản công. Chỉ những cơ quan hoạt động trên cơ sở thương mại thuần tuư mới được coi là ngoại lệ.

Các bên phải áp dụng "các h́nh phạt h́nh sự hữu hiệu, thích đáng và mang tính răn đe" đối với những ai hối lộ các quan chức nước ngoài. Công ước này cũng yêu cầu các bên phải có khả năng bắt giữ hoặc tịch thu cả vụ đút lót lẫn các tài sản liên quan đến vụ việc - các lợi nhuận là kết quả của các hoạt động phi pháp - hoặc phạt tiền tương xứng nhằm ngăn chặn mạnh mẽ việc hối lộ.

Công ước này có những điều khoản nghiêm cấm việc che giấu hoặc làm sai lệch các con số kế toán, và có những quy định về sự trợ giúp pháp lư và việc dẫn độ.

Công ước này sẽ đề cập đến cả các khoản hối lộ liên quan đến kinh doanh dành cho các quan chức nước ngoài thông qua các chính đảng, các quan chức của đảng và các ứng cử viên, cũng như các khoản hối lộ được trao trực tiếp cho các quan chức nước ngoài. Trong khi công ước này không trực tiếp bao trùm việc hối lộ các chính đảng nước ngoài, các quan chức của đảng, và các ứng cử viên của các cơ quan chính trị, song các thành viên của OECD đă đồng ư ưu tiên thảo luận những vấn đề này trong khuôn khổ của tổ công tác chống hối lộ của OECD, và xem xét các kiến nghị, được đưa ra tại cuộc họp cấp bộ trưởng thường niên của OECD vào tháng 5 năm 1999, về việc giải quyết các vấn đề này. Tiến tŕnh tiếp theo trong OECD sẽ cho phép chúng ta giám sát và đánh giá hành động ở tầm quốc gia trong việc thực thi công ước này.

Tương tự như vậy, trong khi công ước không nói đến việc trốn thuế của các khoản liên quan đến hối lộ, song chúng ta đang gây sức ép với các đối tác của chúng ta - họ chấp nhận coi các khoản chi như vậy như là các chi phí kinh doanh và cho phép chúng không bị chịu thuế - nhằm loại sự phân biệt đối xử này. Từ khi OECD ra một khuyến nghị năm 1996 kêu gọi hành động như vậy, ba quốc gia -Đan Mạch, Na Uy, và Bồ Đào Nha - đă hoàn tất những công việc pháp lư cần thiết, và chín nước trong mười quốc gia c̣n lại đă bắt đầu tiến tŕnh sửa luật để xoá bỏ t́nh trạng trốn thuế của tiền hối lộ.

Chiến lược của Mỹ

Công ước này là trung tâm của một chiến lược toàn diện của chính phủ Mỹ về chống tham nhũng và hối lộ và thúc đẩy nền pháp trị. Tại bán cầu này chúng ta đă hoàn tất thành công Công ước liên Mỹ chống hối lộ năm 1996. Công ước này mới đây cũng được đệ tŕnh cho Thượng viện Mỹ xem xét để thông qua. Cũng giống như công ước của OECD, công ước này được đàm phán dưới sự bảo trợ của Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ, đ̣i hỏi các bên tham gia phải qui thành tội h́nh sự việc hối lộ xuyên quốc gia các quan chức nhà nước. Công ước này cũng đề cập những vấn đề rộng lớn hơn của tham nhũng. Công ước có các quy định về hợp tác trong dẫn độ, tịch thu tài sản, hỗ trợ pháp lư và trợ giúp về kỹ thuật ở nơi tham nhũng diễn ra hoặc có tác động trong lănh thổ của một trong các bên tham gia công ước. Công ước này cũng có những biện pháp ngăn ngừa mà các bên tham gia đồng ư xem xét, bao gồm các hệ thống mua sắm của chính phủ đảm bảo độ công khai, tính công bằng và tính hiệu quả.

Thông qua hàng loạt các cơ chế, chính phủ Mỹ cũng đă có các bước đi nhằm vào những kẻ đ̣i hối lộ vốn là một nửa của tham nhũng để tăng cường nền pháp trị và sự cai trị hữu hiệu trong các nền kinh tế đang phát triển và đang trong quá tŕnh chuyển đổi, và bằng cách làm như vậy, hạn chế những cơ hội tham nhũng trong các môi trường năng động này. Rơ ràng là việc xử lư những vấn đề này chỉ có ư nghĩa ở những nước có các chính phủ rất sẵn sàng giải quyết những vấn đề này. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy là thế giới các nước đang phát triển đang ngày càng quan tâm hơn đến những vấn đề này. Chúng ta cũng làm việc chặt chẽ với các định chế tài chính quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới và Quĩ Tiền tệ Quốc tế, để khuyến khích họ chú trọng hơn tới chống tham nhũng. (Xin moi qui vi doc tiep phan 2).

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 26, 2004

Answers

Response to Tham nhũng cản trở phĂ¡t triển 2

Phan 2

Chúng ta đă xác định tám nhân tố chủ chốt của vấn đề tham nhũng và đang xây dựng các chương tŕnh để giải quyết từng nhân tố riêng biệt.

Thứ nhất, cải cách chính sách kinh tế, bao gồm giảm bớt các qui định. Những yêu cầu về giấy phép phiền hà và không cần thiết cần phải được xoá bỏ, quyền xử lư tùy tiện đối với các vấn đề kinh doanh cần phải được giảm bớt, và cần có tính cạnh tranh lớn hơn trong nền kinh tế. Điều này liên quan đến việc tạo lập lại mối quan hệ giữa chính phủ và giới kinh doanh thành một mối quan hệ gần gũi, trong một khuôn khổ thích hợp, không quá nguyên tắc.

Thứ hai, cải cách về tính minh bạch, bao gồm những bước nâng cao hiệu quả các hoạt động hành chính vốn có tác động đến thương mại và đầu tư và làm cho chúng trở nên dễ dự đoán hơn.

Thứ ba, cải tổ các cơ quan công quyền nhằm giảm bớt bộ máy quan liêu trong các nền kinh tế trước đây do nhà nước kiểm soát và cắt giảm ảnh hưởng của họ đến các thị trường. Điều này bao gồm việc thiết lập một dịch vụ dân sự chuyên nghiệp và một hệ thống lương bổng xứng đáng.

Thứ tư, cải cách tài chính công để tạo ra các cơ quan giám sát hữu hiệu được trang bị những kỹ năng kế toán và kiểm toán. Sự cần thiết cải tổ việc mua sắm của chính phủ - tạo ra những thủ tục công bằng và công khai cho mua sắm công theo chuẩn mực của Tổ chức Thương mại Thế giới- cũng rất quan trọng.

Thứ năm, cải cách tư pháp nhằm tạo ra hệ thống toà án độc lập có quyền lực thực thi những phán quyết của họ. Điều này bao gồm việc xây dựng đội ngũ thẩm phán độc lập hành sự theo nguyên tắc đạo lư và pháp luật, đồng thời xây dựng ngành tư pháp như một công cụ kiểm soát quyền chuyên chế nhà nước cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn quyền tự do cá nhân.

Thứ sáu, cải cách luật thương mại để tạo ra quy định thích hợp về hoạt động chứng khoán, về quyền cổ đông, bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ, phá sản, chống độc quyền, và môi trường. Nỗ lực ở đây không chỉ nhằm tạo ra những luật mới mà c̣n phát triển những thể chế thích hợp giám sát những luật đó.

Thứ bảy, tăng cường xă hội dân sự thông qua giáo dục công và các chương tŕnh giáo dục công dân để nâng cao nhận thức và sự tham gia công chúng vào chính quyền, cũng như ủng hộ một phương tiện thông tin đại chúng độc lập. Truyền thông quốc tế Mỹ đưa tin trên toàn thế giới và một số khu vực có lựa chọn về việc xây dựng chương tŕnh chống tham nhũng trên nhiều mặt. Cơ quan thông tin Mỹ cũng đă cung cấp tài chính để tổ chức các hội thảo và mạng lưới quốc tế về vai tṛ tiên phong của giáo dục công dân trong việc tạo ra một môi trường phản kháng tốt với tội ác và tham nhũng.

Thứ tám, cải cách các cơ quan thực thi pháp luật để xoá bỏ tham nhũng bên trong và nâng cao sự tôn trọng đối với phẩm giá của con người.

Ngoài ra, c̣n có cải tổ về nguyên tắc ứng xử, đó là việc tạo ra những bộ luật ứng xử cho các quan chức chính phủ và các nguyên tắc công khai tài chính.

Một điều hết sức quan trọng để tăng cường pháp trị và những nỗ lực chống tham nhũng là không được tạo ra một "vùng trời " riêng cho khu vực nhà nước. Thực chất, những nỗ lực trợ giúp của chúng ta dựa chủ yếu vào ủng hộ của thành phần tư nhân, và các mối quan hệ tư nhân/nhà nước về vấn đề này. Chẳng hạn, sáng kiến luật Trung và Đông âu của Hiệp hội Luật gia Mỹ là một dự án dịch vụ công cộng nhằm tăng cường pháp trị bằng cách ủng hộ cải cách luật pháp tại Trung, Đông âu và các quốc gia mới độc lập.

Các công ty của Mỹ kinh doanh ở nước ngoài có thể trợ giúp bằng cách thiết lập các chương tŕnh và đường hướng theo yêu cầu nội bộ công ty song vẫn tuân thủ những chuẩn mực này trong kinh doanh. Việc thực hiện những cách tiếp cận tự giúp ḿnh của tư nhân như vậy và việc phổ biến rộng răi những điển h́nh doanh nghiệp là rất quan trọng, làm thay đổi bức tranh về tham nhũng và hối lộ và tăng cường luật pháp trong cộng đồng kinh doanh toàn cầu.

Những kiểu nỗ lực của tư nhân như thế này, cùng với những nỗ lực của chính quyền, có thể làm thay đổi nhận thức về nền pháp trị trong rộng răi công chúng khi chúng ta tiến tới thế kỷ 21

2. CÔNG ƯỚC CHỐNG THAM NHŨNG OECD: V̀ SAO CẦN THIẾT, LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU LỰC?

Phỏng vấn Eleanor Roberts Lewis - Giám đốc Vụ Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Mỹ

Sau một thập kỷ đàm phán, 29 thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), cộng với ba quốc gia thị trường đang nổi lên tại Nam Mỹ và hai nước Đông âu, đă kư một hiệp ước cấm hối lộ công chức nước ngoài. Hiệp ước được dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 12 năm 1998. Liệu hiệp định này có thành công không?

Eleanor Roberts Lewis, người đă đại diện cho Mỹ đàm phán nhiều hiệp định thương mại và đầu tư quốc tế như Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ và Công ước Chống Tham nhũng OECD, nói rằng cho dù hối lộ các quan chức nước ngoài là một thực tế kinh doanh được chấp nhận ở nhiều nước, có một nhận thức ngày một tăng rằng chi phí rất cao không chỉ đối với những công ty hối lộ đa quốc gia mà c̣n đối với những nỗ lực phát triển của các quốc gia đang nổi lên nữa. Cuộc phỏng vấn này do tác giả Phillip Kurata, nhà kinh tế học của USIA tiến hành.

Hỏi: V́ sao Mỹ lại coi Công ước Chống Tham nhũng OECD quan trọng đến vậy?

Lewis: Vào cuối những năm 70, Mỹ đă thông qua một đạo luật được gọi là Đạo luật Tham nhũng Nước ngoài, trong đó nghiêm cấm các công ty của Mỹ hối lộ quan chức chính phủ nước ngoài. Bộ Tư pháp đă nghiêm khắc thực thi đạo luật đó khiến các công ty của Mỹ, nh́n chung, không dính líu đến việc hối lộ. Vào thời điểm đó, chúng tôi đă nghĩ rằng các quốc gia khác sẽ theo gương chúng ta, và chúng ta đă thông qua Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác để khuyến khích họ ban hành những luật tương tự. Họ đă không làm vậy. Các công ty của các quốc gia khác vẫn tiếp tục hối lộ quan chức nước ngoài, và trong trường hợp khoản hối lộ lớn th́ vụ làm ăn trót lọt. Các công ty của Mỹ đang mất đi hàng tỷ đôla mỗi năm trong kinh doanh bởi sân chơi không công bằng này. Chúng ta đă làm việc trong mười năm tại tổ chức OECD cùng với các quốc gia phát triển khác để cố đạt tới một thoả thuận mà theo đó không một quốc gia nào cho phép các công ty của ḿnh trả tiền cho việc hối lộ thêm nữa.

Hỏi: Ngoài việc làm cho các công ty Mỹ dễ dàng hơn trong kinh doanh th́ hiệp định này c̣n có mục đích ǵ?

Lewis: Quan trọng là xuất phát từ quan điểm quản lư tốt và phát triển kinh tế. Hối lộ đang làm ô nhiễm các nước đang phát triển theo nghĩa chính họ phải trả giá cho phần lớn các vụ hối lộ. Hối lộ làm thoái hoá chính phủ, gây nên những sai lệch bên trong hệ thống kinh tế và thường dẫn đến việc phân bổ sai nguồn viện trợ phát triển dành cho các nước này. Cho dù chúng ta, thông qua Bộ Thương mại, chú trọng nhiều đến tác động của hiệp định này đối với kinh doanh của Mỹ, rơ ràng có những ảnh hưởng khác mà chúng ta rất nên quan tâm đến.

Hỏi: Nh́n bề ngoài, dường như là giới kinh doanh Mỹ tỏ ra ít nhiệt t́nh đối với hiệp định chống tham nhũng quốc tế này. Ông đánh giá như thế nào về sự ủng hộ của các giới kinh doanh của Mỹ và nước ngoài đối với Công ước?

Lewis: Về phía Mỹ, có nhiều ủng hộ của giới kinh doanh, nhưng các công ty lưỡng lự trong việc hành động đơn độc v́ họ cảm thấy chủ đề này quá nhạy cảm. Nó, phần nào giống như đạo luật chống tẩy chay và một số hiệp định trừng phạt của chúng ta; người ta sợ rằng nếu giải quyết chủ đề đó, th́ cũng giống như chính họ tham nhũng hay làm một cái ǵ đó sai trái. V́ vậy phần lớn họ giải quyết vấn đề đó thông qua những tổ chức nhất định. Chẳng hạn, Hội nghị Bàn tṛn Kinh doanh và Hiệp Hội Chế tạo Quốc gia – cả hai đều bao gồm những tập đoàn kinh doanh lớn của Mỹ - đă viết nhiều lá thư cho Thượng viện và Hạ viện Mỹ tán thành mạnh mẽ hiệp định này.

Các công ty của Mỹ ủng hộ công ước này v́ biết họ đang bị thua lỗ trong kinh doanh do hậu quả của hối lộ. Khi họ đấu thầu một hợp đồng mua sắm với chính phủ một nước đang phát triển, những đối thủ cạnh tranh châu Âu và châu Á của họ có thể tiến tới và đề nghị những khoản hối lộ trị giá nhiều triệu đôla. Các công ty của Mỹ biết họ không thể làm điều đó theo luật pháp Mỹ.

Giờ đây không phải tất cả các chính phủ nước ngoài đều ủng hộ hiệp định này của OECD, v́ những lư do rơ ràng. Các công ty của họ đang giành được nhiều hợp đồng trong suốt 20 năm qua. Chúng ta đă phải thúc giục mạnh mẽ một số chính phủ nước ngoài kư hiệp định này. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi việc đang thay đổi v́ một vài lư do. Một lư do là nhiều quốc gia chủ chốt đă có những vụ tai tiếng tham nhũng chính trị trong nước khiến họ phải suy nghĩ kỹ hơn về việc phản đối công khai hiệp định này từ góc độ hiến pháp. Cũng vậy, một số các công ty của họ đă quyết định rằng cái giá phải trả đă trở nên cao kinh khủng. Một số quan chức của các quốc gia đang phát triển đă nâng số tiền lên, đ̣i hỏi khoản lớn với tỷ lệ phần trăm hợp đồng cao hơn. Thay v́ một phần trăm hay năm phần trăm, một vài trăm ngh́n đôla hay một triệu đôla, chúng ta đang chứng kiến những khoản hối lộ trị giá 20, 30, 40 triệu đôla. Tôi muốn nói đó thực sự là những món tiền kếch xù. Nó sát phạt đến tận đáy một số trong các công ty nước ngoài này. Tôi nghĩ rằng một số trong các công ty đó đă tới gặp chính phủ của họ và nói "này, thật đáng vui mừng nếu chúng ta cùng nhau hợp sức và loại bỏ khoản chi phí này".

Hỏi: Những lời chỉ trích hiệp định này nói rằng đó là một hành động áp đặt mô h́nh đạo đức doanh nghiệp từ phía Mỹ lên khắp thế giới. Ông có phản ứng ǵ về nhận xét này?

Lewis: Tôi không nghĩ rằng tôi có thể phủ nhận hoàn toàn điều đó. Nó không chỉ là giá trị đạo đức của doanh nghiệp của Mỹ, nó, phần nào đó là giá trị quản lư tốt. Chúng tôi cảm nhận mạnh mẽ rằng tham nhũng của các quan chức là điều tồi tệ v́ nhiều lư do. Với một quốc gia vốn được xem là hàng đầu thế giới, không chỉ về quân sự mà cả kinh tế, sẽ là điều thích hợp để Mỹ khuyến khích mọi người tuân thủ theo những nguyên tắc có thể hỗ trợ cho việc quản lư tốt và những mối quan hệ thương mại và đầu tư thích hợp.

Chúng tôi đă làm điều đó trong rất nhiều lĩnh vực khác. Bạn có thể nói rằng toàn bộ GATT (Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại) thực sự là một sáng kiến của chính phủ Mỹ. Nhiều nguyên tắc ngày nay chúng ta có trên vũ đài kinh tế quốc tế là kết quả của việc chúng tôi đề xuất, khuyến khích và thúc đẩy mọi người tạo lập mối quan hệ quốc tế, phần nào theo cách của mối quan hệ trong nước họ. Trong nền pháp trị, thay v́ có tất cả mọi người chạy xung quanh giống như những chàng cao bồi hoang dă và kỳ cục, bạn có mọi người, các chính phủ hay các công ty làm việc cùng nhau theo những hệ thống tiêu chuẩn đă được nhất trí trước. Nó điều tiết và ổn định hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Tôi sử dụng từ "ổn định hoá" ở đây là có chủ ư; quan điểm của chúng tôi coi một nhân tố quan trọng trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á là tham nhũng và chủ nghĩa gia đ́nh trị trong chính quyền, trong công ty và trong ngân hàng tại các quốc gia hiện đang gánh chịu những hậu quả khủng hoảng nặng nề. Chúng tôi muốn đề xuất một cách tiếp cận được xem là lành mạnh và ổn định hơn cho tất cả mọi người.

Hỏi: Công ước chống Tham Nhũng OECD sẽ được giám sát và thực thi như thế nào?

Lewis: Trong tổ chức OECD, có một nhóm làm việc về hối lộ đă đàm phán hiệp định này. Tất cả thành viên OECD, cùng một vài thành viên bên ngoài muốn tham gia hiệp định này (Achentina, Braxin, Bungaria, Chilê, và Slovakia) đă ngồi vào bàn đàm phán. Một khi công ước có hiệu lực, nhóm này sẽ bắt đầu một chương tŕnh giám sát nhiều năm. Tôi nhấn mạnh nhiều năm bởi tôi nhận thấy rằng điều này không phải là một tṛ ảo thuật để có thể khiến tham nhũng biến mất ngay vào tháng hai tới.

Nhóm làm việc về hối lộ sẽ bắt đầu bằng cách xem xét lại tất cả luật pháp hiện hành của tất cả các nước đă phê chuẩn bản hiệp định này. Nếu chúng tôi cảm thấy rằng luật pháp nào đó không đầy đủ, chúng tôi sẽ yêu cầu các quốc gia đó hoàn thiện nó. Sau đó chúng tôi sẽ sử dụng một cơ chế kiểm tra chéo theo nhóm. Chúng tôi sẽ cử các đội chuyên gia, phần lớn là những công tố viên h́nh sự tới từng quốc gia xem xét liệu đă có những cơ chế về tổ chức và cơ cấu nào được tạo lập để thực thi các luật đó. Những cơ chế đó nằm ở đâu trong bộ tư pháp quốc gia? Có ai chịu trách nhiệm về việc thi hành không? Những cơ chế điều tra và ngân sách nào đă được thiết lập cho các nỗ lực chống hối lộ? Một khi giai đoạn đó hoàn thành, chúng tôi sẽ xem xét khi có sự vụ từ các quốc gia. Chúng tôi đă đồng ư hợp tác trong quá tŕnh tố tụng và chia sẻ thông tin với nhau. Ví dụ một công ty của Mỹ tới gặp chính phủ Mỹ và nói, "chúng tôi tin rằng chúng tôi có thông tin tốt về những việc làm mang tính chất hối lộ tại quốc gia đang phát triển X, và ba hay bốn tập đoàn châu Âu có dính líu". Nếu chúng tôi cảm thấy có thông tin hỗ trợ, chúng tôi có thể chuyển nó đến chính phủ các nước châu Âu có liên quan và đem tới nhóm làm việc của OECD và nói, "lần tới nhóm kiểm tra chéo của các ông sẽ tới thăm những nước đó, theo sát và t́m ra họ đă làm ǵ với thông tin đó. Họ đă điều tra chưa? Họ đă truy tố chưa? Họ đă buộc tội chưa?"

Hỏi: Điều ǵ khiến ông tin tưởng rằng việc đó sẽ vận hành tốt?

Lewis: Một điều động viên tôi là, trong suốt các cuộc đàm phán, tôi đă nói chuyện với rất nhiều công tố viên từ các nước có liên quan. Họ đă là một phần của các đội đàm phán quốc gia. Hoá ra, các công tố viên khắp nơi trên thế giới rất giống nhau. Họ quen với việc buộc tội các công ty của chính quốc gia họ. Đó là những ǵ họ làm để kiếm sống, không giống như một bộ thương mại quen với việc hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nhân của họ. Có thể là chừng nào mà những luật lệ địa phương này có hiệu lực, giả định rằng những luật lệ này đă được soạn thảo rất đầy đủ, các công việc khởi tố chống hối lộ sẽ bắt đầu. Đó là kinh nghiệm của Bộ Tư pháp chúng tôi, trên đất Mỹ. Bộ luật của chúng tôi được thông qua vào năm 1977. Cho tới năm 1978, chúng tôi đă có một số khởi tố, và một số người trả tiền phạt. Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ diễn ra tại nhiều quốc gia.

Hỏi: Theo ông có tồn tại nguy cơ là một quốc gia khác trừng phạt những người đi hối lộ nhẹ nhàng, bởi một cái c̣ng số tám và một cái đập nhẹ vào tay, c̣n Mỹ áp đặt những biện pháp hà khắc?

Lewis: Tôi nghĩ chắc chắn đó là một vấn đề. Bản thân Công ước đă nêu cụ thể rằng những biện pháp trừng phạt chí ít phải nghiêm khắc như đối với hối lộ trong nước và phải có tính chất răn đe. Những biện pháp này phải hơn một cái đập vào tay. Nếu bạn có một tập đoàn hàng tỷ đôla đi hối lộ một khoản tiền trị giá 50 triệu đôla, bạn không thể chỉ phạt 1000 đôla. Điều đó không thể coi là răn đe theo chuẩn mực của hiệp định này. V́ vậy chúng ta sẽ xem xét những h́nh phạt mà các quan toà thực sự ra tay.

Hỏi: Ông nói rằng nhiều nước thuộc tổ chức OECD đang ủng hộ một cách do dự công ước chống hối lộ. Nước Mỹ có thể đưa ra những động lực nào để thuyết phục các nước tham gia kư kết khác thực thi công ước này?

Lewis: Tôi nghĩ rằng động cơ lớn nhất có thể nhận thấy rơ là lợi ích của chính họ. Rất nhiều công ty nhận thấy rằng những khoản tiền hối lộ lớn đang tiêu phí phần lớn những khoản thu của họ. Nếu họ cảm thấy rằng không đối thủ nào c̣n đi hối lộ th́ họ có lẽ cũng sẽ rất vui vẻ dừng hành động hối lộ và họ đă nói điều đó với chính phủ của họ. Những lợi ích rơ ràng tự bản thân nó có lẽ là cơ chế thi hành tốt nhất mà bạn có, đặc biệt trên trường quốc tế, nơi mà chúng ta không có các lực lượng cảnh sát chống hối lộ truy t́m và bắt giữ người bên kia biên giới.

Về khía cạnh tiêu cực, vai tṛ ngoại giao công cộng luôn hiển hiện. Nếu các nước không hợp tác một cách thẳng thừng, tới một thời điểm nào đó, chúng ta có thể sử dụng công luận. ở một số nước, sự năng động chính trị của các địa phương có thể làm cho sách lược đó trở nên hữu hiệu. (Xin moi qui vi doc tiep phan 3).

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 26, 2004.


Response to Tham nhũng cản trở phĂ¡t triển 2

Phan 3

Hỏi: Có những biện pháp trừng phạt nào được dự tính trước không?

Lewis: Không, không có biện pháp trừng phạt nào trong hiệp định này. Chúng tôi đang cùng ngồi vào bàn ngang nhau, thúc giục và quấy rầy lẫn nhau.

Hỏi: Liệu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có đóng một vai tṛ nào trong việc thi hành hiệp định này?

Lewis: Không đóng vai tṛ trong việc thi hành hiệp định này, nhưng Tổ chức Thương mại Thế giới có vai tṛ rất quan trọng từ một góc độ khác của vấn đề tham nhũng. Hiệp định này nhằm vào bên đưa hối lộ, hay những người đi hối lộ. Chúng ta cần đến WTO để giúp chúng ta với phía đ̣i hỏi, các nước đang phát triển. Vào thời điểm hiện nay, không có ǵ để điều chỉnh những nước này. Phần lớn vấn đề là diễn ra trong việc mua sắm của chính phủ.

Nhiều năm về trước, WTO đă thành lập một hiệp định về mua sắm chính phủ vốn nhằm điều chỉnh lĩnh vực này, nhưng họ đă không thể thuyết phục mọi bên kư kết. Cho đến nay, chỉ có 25 quốc gia hoặc gần như vậy tham gia hiệp định – chủ yếu là những quốc gia giàu có, thành viên OECD. Thực ra không một nước đang phát triển nào đă kư hiệp định này. Mỹ đă đề nghị WTO tiến hành một bước, gọi là "sáng kiến minh bạch" theo đó một chính phủ có thể công khai quảng cáo những hợp đồng mua sắm, công bố những chuẩn mực hay tiêu chí của hợp đồng và mở cửa công khai đấu thầu. Nếu mọi người phản đối quyết định này, họ c̣n có chỗ để kháng nghị. Nếu WTO thành công trong một vài năm tới, đó sẽ là một đóng góp lớn để giải quyết vấn đề. Khi đó chúng ta sẽ có cả hai nửa của chiếc bánh, những quốc gia phát triển và đang phát triển.

3. THAM NHŨNG: THÁCH THỨC DAI DẲNG CỦA PHÁT TRIỂN

J. Brian Atwood, Giám đốc Tổ chức Phát triển Quốc tế của Mỹ

Nước Mỹ, trong khi đi đầu chiến dịch của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nhằm kết tội hành động hối lộ của các công ty đa quốc gia, lại đang làm việc với các quốc gia đang phát triển để làm giảm bớt những cơ hội của các quan chức chính phủ trong việc moi hối lộ. Tổ chức Phát triển Quốc tế của Mỹ (USIAD) là cơ quan chủ chốt của chính phủ trong nỗ lực này. Brian Atwood đưa ra một quan điểm tổng quan về các chính sách và chương tŕnh mà cơ quan của ông đă đảm nhận nhằm giảm bớt tham nhũng.

Những điều kiện kinh tế trên toàn thế giới vào năm 1998 cho thấy rằng con đường đi tới phát triển kinh tế bền vững đă gặp phải một số chệch hướng không mong đợi. Thậm chí những quốc gia rộng lớn và hùng mạnh nhất cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của sự đổ vỡ kinh tế và chính trị xảy ra ở những nơi khác. Hầu hết các nền kinh tế quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua thương mại điện tử, mạng Internet, và ḍng vốn quốc tế tự do. Tuy nhiên, quyền tự do kinh tế toàn cầu cũng có mặt đáng ngại nếu bị sử dụng không đúng.

Cuộc khủng hoảng vừa qua trong các thị trường toàn cầu, với những hậu quả về kinh tế và xă hội lan rộng, sẽ kiểm nghiệm cam kết của các nước đang phát triển đối với kinh tế thị trường tự do và chính phủ dân chủ. Nhiều nước trong số này đang trải qua những suy sụp nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế và đổ vỡ về xă hội. Một trong những nguyên nhân, có lẽ là sự thiếu vắng những bảo đảm mang tính thể chế để bảo vệ nền kinh tế. Việc thiếu khuôn khổ cho điều hành và pháp trị tốt, sự rắc rối với điều tiết không thoả đáng của các ngân hàng, những quyết định đầu tư sai, những đánh giá rủi ro thiếu tin cậy, những thủ tục kế toán không minh bạch và sự thiếu công khai trong chính quyền cũng như những cơ hội cho chủ nghĩa tư bản bè cánh và tham nhũng thường xuyên nổi lên tại các quốc gia đang phát triển. Trong khi các nền kinh tế đang bùng nổ, những điều đó có vẻ như là những vấn đề có tính lệ thuộc. Song, chúng lại cản trở sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xă hội.

Hậu quả tham nhũng

Trong những năm gần đây, tham nhũng đă có tàn phá môt số quốc gia như Nigeria, Inđônêxia, và Nga bằng cách gặm nhấm hệ thống kinh tế và chính trị của các nước này. Không có ǵ đáng ngạc nhiên, các quốc gia này rơi xuống tận cùng (tham nhũng nhiều nhất) trong Danh mục những Nhận biết về Tham nhũng năm 1998 của Quốc tế Minh bạch, với thứ hạng theo thứ tự là 81, 80, và 76 trong tổng số 85 quốc gia.

Tại Nigeria, vị tướng quá cố Sani Abach và những bè cánh của ông ta đă ḅn rút hàng tỷ đôla từ ngành công nghiệp dầu khí, là nguồn tài sản chủ yếu của nước này và chiếm tới 80% thu nhập của chính phủ. Sự chệch hướng của các khoản tiền từ ngân quĩ nhà nước đă dẫn tới xuống cấp đáng kể cơ sở hạ tầng và dịch vụ xă hội và t́nh trạng gần sụp đổ của ngành lọc dầu sở hữu nhà nước. Thu nhập b́nh quân đầu người của nước này, đă giảm từ 800 đô la vào những năm 1980 xuống c̣n dưới 300 đôla hiện nay. Khi quốc gia nhiều dầu lửa này đối mặt với thiếu hụt nhiên liệu và suy thoái, chính phủ đă dùng đến biện pháp đàn áp mạnh mẽ hơn bao giờ hết để giữ nguyên địa vị ưu đăi của họ. Cuối cùng, chỉ có cái chết của tướng Abach mới mở một lối cho cải tổ chính trị và kinh tế.

Một ví dụ nổi bật khác về tham nhũng của chính phủ làm xói ṃn nền kinh tế quốc gia là ở Inđônêxia. Tại đây các ngân hàng nhà nước cung cấp tiền cho những dự án có dính líu đến gia đ́nh và bạn bè của cựu tổng thống Suharto. Vào những năm 1990, ngân hàng đă cho phép các khoản nợ tồn đọng tới mức không kiểm soát được và phá vỡ nguyên tắc ngăn ngừa vay ngoại tệ tràn lan. Hậu quả là khi giá trị của đồng rupiah tụt xuống vào năm 1997, toàn bộ hệ thống tài chính bắt đầu sụp đổ. Phá sản và sa thải hàng loạt đă làm cho một nửa số dân trong 200 triệu người của Inđônêxia rơi vào nghèo đói.

Nước Nga là một ví dụ đáng chú ư thứ ba về sự tàn phá của tham nhũng đối với phát triển chính trị và kinh tế. Tại Nga, tham nhũng, liên quan đến một tập đoàn đầu sỏ các nhóm tài chính công nghiệp và các quan chức chính phủ, đă làm méo mó quá tŕnh tư nhân hóa, xói ṃn cải tổ kinh tế, ngăn cản đầu tư và thương mại, và làm giảm niềm tin của công chúng vào các thể chế nhà nước. T́nh trạng kinh tế yếu kém, kết hợp với cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đă đem lại sự khuyến khích chính trị lớn cho những người cộng sản trước đây và những đối thủ khác của cải cách.

Một số bước đi tích cực

Bất chấp bức tranh đáng lo ngại này, nhiều quốc gia đang tấn công vào những gốc rễ cơ bản của tham nhũng. Chẳng hạn tại châu Phi, những cuộc hội thảo chống tham nhũng lớn đă được tổ chức trong ṿng 18 tháng qua tại Ethiopia, Mozambique, và Ghana. Các cuộc hội thảo này đă tạo diễn đàn cho các nhà lănh đạo châu Phi phát triển những chiến lược sáng tạo để chống tham nhũng, trao đổi thông tin với các nước khác trên khắp thế giới, và thông báo cho cộng đồng quốc tế về những bước đi mà họ cần tiến hành để giảm tham nhũng.

Song song với những sáng kiến toàn Phi này, một vài nước châu Phi riêng lẻ đă chuyển từ những lời lẽ hoa mỹ sang bài trừ tham nhũng thực sự trong hành động. Tại Botswana, Ban Giám đốc về Tham nhũng và Tội phạm Kinh tế là một mẫu h́nh cho các thiết chế chống tham nhũng, với hơn 4200 trường hợp tham nhũng được giải quyết kể từ năm 1994. Tại Uganda, Hiến pháp đă thiết lập một Văn pḥng Tổng Thanh tra, có quyền lực rộng lớn và quyền cụ thể giải quyết tham nhũng và có nhiệm vụ đệ tŕnh báo cáo định kỳ lên quốc hội.

Các nước phát triển cũng như đang phát triển ngày càng nhất trí với nhau rằng cuộc chiến chống tham nhũng thúc đẩy lợi ích quốc gia và kinh tế. Tại các cuộc gặp thượng đỉnh gần đây của các nhà lănh đạo G- 7 và tại các cuộc gặp gỡ bộ trưởng các ngành kinh tế, các thông cáo báo chí đă buộc tội tham nhũng làm suy yếu hệ thống thương mại toàn cầu, cản trở phát triển kinh tế bền vững, và kiềm chế vận hành các thể chế dân chủ. Đấu tranh chống tham nhũng ngày nay là một trong những ưu tiên cao nhất trong chương tŕnh nghị sự của cả các cơ quan phát triển lẫn các tổ chức tín dụng quốc tế.

Nước Mỹ thông qua các cơ quan về vấn đề quốc tế của ḿnh cam kết đấu tranh chống lại hành vi kinh doanh tham nhũng và cải thiện sự vận hành yếu kém của các thiết chế cho phép tham nhũng phát triển. Hối lộ là một rào cản đối với thương mại và làm tổn hại lợi ích thương mại của Mỹ cũng như gây xói ṃn mục tiêu của Mỹ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và dân chủ tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, tham nhũng tràn lan hạn chế khả năng của chúng ta trong việc khuyến khích tái cơ cấu các nền kinh tế có những lợi ích chính sách đối ngoại quan trọng đối với Mỹ.

Phản ứng của USAID

Là một tổ chức về phát triển, USAID quan tâm nhiều đến việc không biến hối lộ thành một hiện tượng phổ biến.

Chính v́ vậy, USAID đă xác định chống tham nhũng- một nhân tố chủ chốt trong chiến lược chống tội phạm quốc tế của chính quyền Clinton - là một ưu tiên trong chương tŕnh phát triển của ḿnh. Theo một thành ngữ "tất cả tội phạm quốc tế đều mang tính địa phương ". Như vậy, bất kỳ một giải pháp lâu dài nào cho vấn đề tội phạm quốc tế, bao gồm cả tham nhũng đều phải dựa vào việc tăng cường các thiết chế chính phủ, lôi kéo xă hội dân sự tham gia, và tạo lập nền pháp trị ở từng quốc gia riêng lẻ. Để dành thắng lợi, cuộc chiến chống tham nhũng không thể là một vấn đề chốc lát và mang tính chất kỹ trị mà phải liên quan đến công chúng trong một chiến dịch lâu dài và bền vững.

USAID đang tạo nên một khuôn khổ, có sự tham khảo chặt chẽ với các nước tài trợ song phương và đa phương khác, nhằm giải quyết tham nhũng và các hoạt động phạm pháp khác. Khuôn khổ này dựa trên nhiều bài học mà chúng ta đă có từ thực tế làm việc với các quốc gia đang phát triển trong suốt 35 năm qua. Chúng bao gồm, trước hết là sự thừa nhận về tính bất ổn chính trị, các tổ chức công cộng mờ nhạt, sự quản lư kinh tế yếu kém dẫn tới môi trường tham nhũng tràn lan và hoạt động tội phạm nhất định. Những hậu quả này đến lượt nó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng nguy cơ thất bại của nhà nước, và nuôi dưỡng các hoạt động tội ác có tổ chức. (Xin moi qui vi doc tiep phan 4).

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 26, 2004.


Response to Tham nhũng cản trở phĂ¡t triển 2

Phan 4

Một số hoạt động chính của USAID là:

Nâng cao nhận thức về giá phải trả cho tham nhũng. Những nỗ lực nâng cao nhận thức về giá của tham nhũng và huy động ư chí chính trị để chống lại nó là những thành tố trung tâm trong chương tŕnh hoạt động của USAID. USAID ủng hộ những nỗ lực nhằm công khai hóa thủ tục và quyền lợi, tiến hành những cuộc điều tra nhận thức về tham nhũng, tài trợ cho các hội thảo về liêm chính, cổ vũ cho các tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng, thúc đẩy hoạt động giám sát của công dân, hỗ trợ đào tạo nghề điều tra báo chí, thúc đẩy nỗ lực tư nhân chống tham nhũng, và ủng hộ sự hợp tác và hiệp định quốc tế. Thúc đẩy khả năng điều hành tốt. USAID làm việc để thúc đẩy tính minh bạch và giám sát chính phủ thông qua các hoạt động như các hệ thống quản lư tài chính liên kết và đào tạo, và trợ giúp kỹ thuật cho các tổ chức kiểm toán và các cơ quan chống tham nhũng. USAID cũng t́m cách gắn động cơ khuyến khích với các quan chức chính phủ thông qua những bộ luật về đạo lư và những yêu cầu về công khai tài chính.

Tăng cường ngành tư pháp. Tham nhũng phát triển tại nơi mà các thiết chế trong ngành tư pháp- bao gồm chánh án, công tố viên, những thanh tra, và các luật sư tư - yếu kém, không có khả năng điều tra và buộc tội hành động phạm tội. Để tăng cường các hệ thống này, chương tŕnh của USAID hỗ trợ soạn thảo những bộ luật mới về h́nh sự và chống tham nhũng, đào tạo các công tố viên và chánh án, và hoàn thiện cơ chế hành chính của ṭa án để ngăn chặn can thiệp vào hồ sơ và giảm chậm trễ trong việc đem ra xét xử các vụ án.

Giảm bớt kiểm soát của chính phủ đối với kinh tế. Các chính phủ kiểm soát đáng kể nền kinh tế thông qua các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước, giấy phép, các loại thuế quan, hạn ngạch, các hạn chế tỷ giá hối đoái, các khoản trợ cấp, mua sắm công, và điều khoản về các dịch vụ của chính phủ. Thông thường những sự kiểm soát như vậy tạo ra cơ hội cho việc lạm dụng và cản trở tăng trưởng kinh tế. USAID làm việc để giảm bớt loại cơ hội này thông qua băi bỏ qui định, giảm bớt giấy phép, tư nhân hoá, và thủ tục mua sắm công mang tính cạnh tranh.

Những sáng kiến cụ thể của USAID

Năm ngoái, USAID đă tiến hành nhiều bước thúc đẩy nỗ lực chống tham nhũng. Các quan chức làm việc tại Oasinhton đă thành lập nhóm làm việc chống tham nhũng, nhóm họp hàng tháng để trao đổi thông tin và phối hợp công việc giữa các pḥng ban. Do bản chất liên ngành của tham nhũng nên thành phần tham gia của nhóm bao gồm cả các các quan chức kinh tế lẫn dân chủ. Một tiểu ban của nhóm làm việc đang xây dựng các chỉ dẫn chính sách về hoạt động chống tham nhũng cho USAID. Mùa thu vừa qua, Trung tâm về Dân chủ và Quản lư của USAID đă hoàn thành Cuốn cẩm nang của USAID về đấu tranh chống tham nhũng, có bán trên địa chỉ email docorder@dec.cdie.org hay fax (703) 351-4039.

USAID cũng đang hỗ trợ các nỗ lực chống tham nhũng bằng cách viện trợ cho Quốc tế Minh bạch một khoản tiền 2 triệu đôla, dành cho công việc chống tham nhũng tập trung tại chín nước và các hội thảo học hỏi bài học khu vực. Các chương tŕnh quốc gia sẽ bắt đầu với một hội thảo để cổ vũ những dự đoán của nhóm về tham nhũng và phát triển một kế hoạch hành động chống tham nhũng. Các nước được nằm trong phạm vi tài trợ của khoản tiền này là Bangladesh, Benin, Bulgaria, Colombia, Cộng ḥa Dominica, Ghana, Mozambique, Philipine, và Ukraine. USAID cũng đang kư hợp đồng với Trung tâm Cải cách Thể chế và Khu vực Phi Kết cấu (tại đại học Maryland) để phát triển bốn ví dụ điển h́nh về chống tham nhũng thành công, biến nó thành các hội thảo khu vực mà TI sẽ tổ chức.

Văn pḥng khu vực của USAID cũng sẽ phát triển hàng loạt những sáng kiến chống tham nhũng. Văn pḥng Châu Mỹ Latinh và Ca-ri-bê đă đề xuất đánh giá về Dự án II Nâng cấp Quản lư Tài chính Khu vực. Dự án này sử dụng 7 triệu đôla trong năm năm để nâng cao năng lực chính phủ, cải tiến quản lư tài chính và nâng cấp soạn thảo kế hoạch để đưa ra một hợp đồng tiếp theo đó vào năm 1999. Dự án này sẽ mời một nhóm tư vấn tài trợ, phát hành tờ tin tức hàng tháng với tiêu đề Uy tín/Chống tham nhũng, tài trợ những hội thảo được truyền h́nh trong khu vực được gọi là Respondacon, và trợ giúp kỹ thuật. Cũng tương tự, Vụ Đông Âu/Các Quốc gia Mới Độc lập đă lập nhóm làm việc chống tham nhũng, phát triển chiến lược chống tham nhũng, và dành 900.000 đôla trong hai năm để lập nên nhóm tư vấn tài trợ, hỗ trợ các hội thảo, đào tạo, giúp đỡ đánh giá và thiết kế chiến lược, phát hành một tờ tin tức, và viết các báo cáo và tài liệu chương tŕnh. Vụ Châu Á/Cận Đông đă dành 200.000 đôla để đánh giá và phát triển một chiến lược chống tham nhũng khu vực.

Ngoài ra, USAID cũng đang đồng tài trợ các hội thảo chống tham nhũng cùng với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế để tiếp tục và mở rộng thảo luận về Công ước Chống Hối lộ, kư kết tháng 12 năm 1997 và Vụ Toàn cầu của USAID đang đồng tài trợ cho một hội thảo quốc tế về vai tṛ tư nhân chống tham nhũng, sẽ được tổ chức tại Oasinhton vào tháng 2 năm 1999.

Văn pḥng Tổng Thanh tra USAID cũng đă tập hợp những nỗ lực chống tham nhũng qua các hoạt động của nó với các Tổ chức Kiểm toán Tối cao (SAIs) tại các nước đang phát triển. Các tổ chức SAIs này là những tổ chức kiểm toán quốc gia, về nhiều mặt cũng giống như Văn pḥng Kiểm toán của Mỹ. Cho dù SAIs có thể là những cơ quan có vai tṛ hàng đầu trong việc chống lại gian lận, lăng phí, quản lư sai, và tham nhũng, tại nhiều quốc gia, các cơ quan này thiếu nguồn lực, và chuyên môn để hoàn thành vai tṛ quan trọng này. Để giúp lấp chỗ hổng, Văn pḥng Tổng Thanh tra đă đào tạo cơ bản cho các nhân viên của SAI tại các nước nhận trợ giúp phát triển của USAID.

Thách thức của phát triển

Tham nhũng là vấn đề toàn cầu. Các quốc gia công nghiệp hóa tất nhiên không hề miễn dịch trước tham nhũng và tất cả đều có trách nhiệm tham gia vào việc t́m ra giải pháp. Tuy nhiên, tham nhũng dường như xâm hại với tỷ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi v́ họ ít có khả năng kham nổi hậu quả. Tham nhũng ngăn cản nhiều nước vượt qua những thách thức nghiêm trọng nhất của phát triển, cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài, làm xói ṃn niềm tin trong các tổ chức công cộng, và làm tồi tệ thêm vấn đề về ngân sách bằng cách lấy đi của chính phủ các khoản thuế quan và thuế thu nhập đáng kể.

Cuộc khủng hoảng vừa qua tại các thị trường tài chính và tại các nước đang phát triển đă chứng minh tầm quan trọng của tính minh bạch trong các tổ chức công cộng và trong các quyết định chung. Kế hoạch thúc đẩy phát triển bền vững của USAID và các mục tiêu chính sách đối ngoại đang hỗ trợ cho một loạt các hoạt động chống lại những nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng.

Bằng cách ủng hộ những nỗ lực như vậy, các quốc gia trở thành đối tác thương mại tốt hơn của Mỹ và có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Cũng vậy, một trong những lợi ích chủ chốt của chính sách đối ngoại của Mỹ là thúc đẩy sự phát triển của dân chủ trên toàn thế giới; bằng cách ủng hộ các chương tŕnh chống tham nhũng, chính phủ các quốc gia đang phát triển dành được vị trí chính đáng hơn và thúc đẩy tốt hơn sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Theo đó, họ trở thành những đối tác tốt hơn cũng như các quốc gia phát triển nhanh hơn trong đó sự phát triển đạt được có thể bền vững lâu dài.

4. NH̀N LẠI NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC CHỐNG THAM NHŨNG

James D. Wolfenshon, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới

Kể từ khi Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, James D. Wolfenshon đưa ra chính sách chống tham nhũng tháng 10 năm 1996 đến nay, Ngân hàng Thế giới là một trong những tổ chức chỉ trích mạnh mẽ nhất vấn đề tham nhũng. Trong cuộc họp năm 1998 giữa Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Washington, D.C ông Wolfeshon đă nhắc lại cam kết của ngân hàng đấu tranh chống tham nhũng với một sức mạnh mới. Ông chỉ rơ thực tế tham nhũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính từng gây ảnh hưởng đến hầu hết các nước châu Á và các nền kinh tế mới nổi. Trong bài này, ông nói rơ đến chiến lược của Ngân hàng Thế giới trong việc đối phó với tham nhũng và cảnh báo chính phủ tại các nước đang phát triển rằng bằng việc dung thứ cho tham nhũng họ sẽ huỷ hoại sự giúp đỡ và đầu tư nước ngoài.

Trong cả năm ngoái hầu như mọi người đều chú ư đến nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Rơ ràng không một ai không công nhận tính cấp thiết của việc thảo luận về một cơ cấu tài chính mới, các hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh hơn, và việc củng cố giám sát cũng như việc phân tích rủi ro. Những vấn đề này có tầm quan trọng sống c̣n và chúng ta phải tiếp tục hợp tác để t́m lời giải đáp chung.

Nhưng có một cuộc khủng hoảng khác đang diễn ra mà hầu như không có ai để ư. Tại những nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi rối loạn kinh tế, hàng trăm triệu người dân đang bị đe dọa quay trở lại t́nh trạng nghèo đói. Tiến bộ xă hội hàng thập kỷ qua đang ở vào t́nh trạng bấp bênh. Đây chính là cuộc khủng hoảng đang gây đau khổ cho trẻ em bằng cách đẩy chúng ra khỏi trường học và vào những công việc lao động nặng nhọc và thường là nguy hiểm. Đây chính là cuộc khủng hoảng đẩy hàng triệu người rơi vào t́nh trạng mất việc và phá vỡ sự liên kết và an toàn cuộc sống xă hội. Đây chính là cuộc khủng hoảng chúng ta hầu như không được nghe đến.

Chúng ta cần đề cập đến cuộc khủng hoảng đó. Có khá nhiều điều phải thực hiện nhưng tất cả mọi chiến lược cần được bắt đầu với lời cam kết xây dựng các xă hội cởi mở, minh bạch và cuối cùng là đáng tin cậy. Chính đấy là lời cam kết đấu tranh chống lại căn bệnh tham nhũng ác tính. Cho dù lượng đầu tư và buôn bán có đổ vào một nước nhiều đến mức nào đi chăng nữa và cho dù nền kinh tế có tăng trưởng nhanh như thế nào đi nữa th́ ổn định kinh tế không thể bám rễ sâu vào một môi trường bị tham nhũng huỷ hoại. Nếu như đấy là mối quan hệ quen biết giữa các công ty và các nhà hoạch định chính sách, hoặc việc đút lót ở cấp thấp các quan chức hải quan hoặc toà án, tham nhũng sẽ phá hủy các luật lệ, bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế, và gây đau khổ nặng nề cho người nghèo.

Ảnh hưởng thực sự của tham nhũng

Trong nhiều năm, người ta vẫn tin rằng đút lót và các h́nh thức tham nhũng khác là có hiệu quả và thậm chí là những công cụ cần thiết cho hoạt động kinh doanh tại các nước đang phát triển. Bằng cách mua chuộc đúng người và cứ như vậy suy nghĩ này tiếp tục, các công ty đă giành được lợi thế cạnh tranh. Nhưng điều đó không đúng như vậy.

Nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới và các cơ quan khác tiến hành cho thấy rằng thay cho việc hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, trên thực tế đút lót lại tiếp sức cho sự phát triển các hệ thống luật không cần thiết và tuỳ tiện. Nói tóm lại, đút lót chỉ nuôi sống chính nó, tạo nên tầng này đến lớp khác các quan chức quan liêu đang sẵn sàng hoạt động. Thực tế vấn đề ở chỗ là tại những nước được công nhận có mức tham nhũng cao, các công ty chỉ giành thời gian vào việc gặp những kẻ quan liêu và các quan chức công cộng để thương lượng về các giấy phép và thuế.

Bằng chứng cũng cho thấy rằng những nước có mức độ tham nhũng cao thường có nguy cơ bị loại ra khỏi thế giới đang diễn ra hội nhập kinh tế nhanh chóng. Hiện nay điều này càng rơ hơn bao giờ hết. Có nhiều thách thức chúng ta đang phải đối phó hiện nay có thể bắt nguồn một phần từ mối quan hệ quen biết, từ việc thực hiện không nghiêm túc các yêu cầu về tính công khai và từ cách giữ ǵn sổ sách không đàng hoàng. Các thị trường cởi mở không thể hoạt động đằng sau những cánh cửa khép kín. Các nguồn vốn tư nhân lẫn viện trợ phát triển chính thức ngày càng suy xét một cách đúng đắn việc thực hiện chính sách và phẩm chất các thể chế. Các nhà đầu tư hiện nay có quá nhiều lựa chọn, và họ có khả năng chuyển tiền của ḿnh đến nơi mà sự rủi ro về tham nhũng ít sâu sắc hơn. Và các nhà tài trợ chính thức,với nguồn ngân sách viện trợ đang lung lay cũng sẽ đề ra giới hạn. Các giới có đầy đủ thông tin và các cơ quan viện trợ thận trọng cũng như các thể chế phát triển đều t́m kiếm thu nhập từ đầu tư của ḿnh – dưới h́nh thức xoá bỏ nghèo đói và phát triển xă hội – cũng với sự khắt khe như các nhà đầu tư tư nhân khi t́m kiếm thu nhập tài chính. Khái niệm tồn tại ở các nước tài trợ rằng tham nhũng ở những nước nhận viện trợ sẽ đưa các khoản viện trợ của họ vào túi không đáy sẽ là một trong những đe doạ lớn cho viện trợ trong tương lai. Một lần nữa, chỉ có người nghèo đứng ra chịu sự thiệt tḥi này.

Tại Ngân hàng Thế giới, cũng như tại các tổ chức đa phương khác, chúng ta hoàn toàn nhận thức đầy đủ rằng bất chấp sự cảnh giác liên tục và các biện pháp kiểm tra sổ sách và điều tra một cách hiện đại nhất, các dự án chúng ta hỗ trợ không hề tránh khỏi sức ép của tham nhũng. Có thể dễ dàng nhận thấy là không có cách nào để hoàn toàn tách các dự án riêng biệt và chương tŕnh cho vay ra khỏi sự lừa đảo nếu như các dự án đó nổi trội trong môi trường chúng hoạt động. Điều này đ̣i hỏi Ngân hàng có những nỗ lực không ngừng để phát hiện và truy tố hành vi lừa đảo bất kỳ khi nào chúng ta phát hiện ra chúng, trong khi đồng thời tiến hành củng cố các cơ cấu thể chế góp phần chấm dứt hiện tượng tham nhũng từ gốc. Đây là một cuộc đấu tranh khó khăn và lâu dài. Nhưng đừng lầm, đây là một cuộc chiến đấu sẽ đi đến thắng lợi và là một cuộc chiến phải được tiến hành.

Hướng đến cải cách chính phủ

Nhiều bước quan trọng đă được tiến hành. Tham nhũng không phải là vấn đề của một lĩnh vực công cộng trong nước. Bởi v́ cứ có mỗi người nhận đút lót th́ sẽ có một người đi đút lót; thường th́ điều này có nghĩa các nhân viên lĩnh vực tư nhân đút lót các quan chức ở các nước khác. Những người làm kinh doanh tư nhân, bất kỳ khi nào họ hoạt động và trong bất kỳ điều kiện nào, đều phải tuân theo tiêu chuẩn cao nhất về tính trung thực. Sáng kiến do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đưa ra năm ngoái nhằm kết tội việc đút lót các công chức nước ngoài là một bước tiến lớn hướng đến chiều hướng này. Điều quan trọng là cần tiếp tục tiến bộ trong lĩnh vực này.

Câu hỏi đặt ra là: chính phủ có thể làm ǵ để giảm tham nhũng và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới có vai tṛ như thế nào? Có rất nhiều người muốn trông thấy Ngân hàng Thế giới sử dụng nguồn lực và kỹ năng của ḿnh để đơn phương loại bỏ nhanh chóng t́nh trạng tham nhũng của một nước. Vẫn có những người khác tin tưởng rằng Ngân hàng Thế giới, nói một cách nghiêm túc, cần phải cắt bỏ hoàn toàn tất cả các khoản cho vay cho những nước có dấu hiệu lừa đảo ngay từ đầu. Nhưng chúng ta không phải, và không thể là cảnh sát thế giới. Và tham nhũng cũng không thể bị xoá bỏ một cách nhanh chóng. Tuy vậy, vẫn có những bước quan trọng mà chúng ta có thể và phải thực hiện để tấn công vào nguồn gốc của tham nhũng. Những nguồn gốc đó là ǵ?

Kể từ khi trở thành chủ tịch của Ngân hàng Thế giới, tôi đă đi thăm hơn 84 nước đang phát triển. Tôi có thể nói một điều chắc chắn rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng tại một số nước nghèo và đang chuyển đổi không phải v́ người dân không muốn có sự trung thực trong cuộc sống công cộng. Hơn thế nữa, tham nhũng nảy nở chính là do điều kiện chín muồi cho nó nảy sinh. Thực tế, nếu xem lại lịch sử của Mỹ, Anh hay bất kỳ các nước công nghiệp nào khác th́ đều có thể thấy rằng tất cả các nước đều đă phải đấu tranh chống lại t́nh trạng nghiêm trọng về tham nhũng. Cuộc chiến đấu này không bao giờ kết thúc. Tuy vậy, tại rất nhiều các nước đang phát triển hiện nay, các thể chế chính phủ vốn là nền tảng thật sự cần thiết cho một nền kinh tế khoẻ mạnh th́ lại quá yếu hoặc thiếu vắng. Những yếu kém trong hệ thống luật lệ điều tiết ngân hàng và tài chính, trong quản trị công ty, thu thuế, hệ thống toà án, kiểm toán và một loạt các lĩnh vực khác vốn có thể tạo nên sự minh bạch trong công việc kinh tế đă làm xói ṃn niềm tin của các nhà đầu tư và giảm các khoản đầu tư dài hạn và ổn định.

Các chiến lược chống tham nhũng phải bắt đầu với việc củng cố thể chế. Trong cùng năm khi Ngân hàng Thế giới đưa ra báo cáo Chính sách Chống Tham nhũng có hơn hàng chục nước đang phát triển đă tiếp cận Ngân hàng để yêu cầu giúp đỡ trong việc đối phó với vấn đề này. Chúng ta tư vấn với tất cả các nước này và đă hoạt động hỗ trợ chiến lược của một số nước trong số họ. Đặc biệt là Ngân hàng đă t́m cách làm việc với các chính phủ đi vay về việc xây dựng thể chế dài hạn; về thay đổi cơ cấu, như việc phá vỡ sự độc quyền và những h́nh thức bóp méo thị trường khác mà có thể tạo cơ hội cho sự áp bức và tham nhũng; về các vấn đề cơ bản như đào tạo nhân viên dân sự theo điều kiện đă được tiêu chuẩn hoá và các thực tế giải ngân; và tất nhiên cả trong vấn đề ra chính sách kinh tế như hạ thấp các hàng rào thuế quan và tạo nên các thị trường vốn có tính cạnh tranh nhằm tạo nên cơ hội cạnh tranh và giảm sự kiểm soát chặt chẽ đối với các nguồn lực kinh tế. Những thay đổi như vậy thật sự là cần thiết cho việc xây dựng thị trường vốn vẫn coi dân là hàng đầu và sẽ giảm sức đè nén về kinh tế, luật pháp và xă hội của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. (Xin moi qui vi doc tiep phan 5)

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 26, 2004.


Response to Tham nhũng cản trở phĂ¡t triển 2

Phan 5

Bên cạnh việc cải tổ chính phủ, chúng ta phải công nhận ảnh hưởng mạnh mẽ của giám sát và tham gia công cộng. Điều này quan trọng bởi v́ nó không chỉ dẫn đường cho những kẻ tham nhũng mà c̣n cho những người đấu tranh để đưa sự trung thực vào cuộc sống công cộng. Ngân hàng, thông qua Viện Phát triển Kinh tế của ḿnh (EDI) đă tập trung các nhà hoạch định chính sách, các nhà báo và những người làm kinh doanh, thường là lần đầu, nhằm loại bỏ và vạch rơ nguồn gốc của tham nhũng. Thông qua bộ máy như khảo sát dự đoán về sự cung cấp các dịch vụ công cộng và các thực tế kinh doanh, và việc đào tạo các thẩm phán, nghị sĩ quốc hội, các kiểm toán viên, và các phóng viên trong việc xác định và đối phó với tham nhũng, Ngân hàng đang giúp đỡ các cộng đồng địa phương và chính phủ quốc gia chống lại tham nhũng theo cách thức thực tế nhất. Chúng ta biết rằng cách thức này có tác dụng. Tại Botswana, Uganda, Chile, Ba Lan và một số các nước khác đă có tiến bộ thật sự. Người dân có cuộc sống tốt hơn do sự tiến bộ như vậy.

Xem xét nhân tố con người

Trong năm nay chúng ta sẽ kỷ niệm 50 năm Tuyên bố Nhân quyền Thế giới, điều quan trọng là chúng ta cần nhớ rằng phát triển có ư nghĩa lớn hơn các chính sách và động lực kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chỉ có thể diễn ra đồng thời với tiến bộ xă hội năng động và tranh luận dân sự cởi mở.

Các thể chế chính phủ có vai tṛ tạo nên vị trí của người dân trong nền kinh tế phải do người dân tạo nên nếu như chúng muốn hoạt động có hiệu quả. Chúng ta đă đi một chặng đường dài trong những năm gần đây. Cử tri không c̣n chấp nhận tham nhũng hoặc biển thủ. Xă hội dân sự ở hầu như các nước trên thế giới đặt niềm tin vào người lănh đạo. Cộng đồng thế giới, bao gồm cả khu vực tư nhân, đang cùng kết hợp để đưa sự trung thực thành luật lệ điều tiết thị trường toàn cầu.

Chúng ta vẫn c̣n một chặng đường dài. Nhưng bằng việc nhận thức rằng một nền kinh tế toàn cầu, trong khi rộng lớn hơn là toàn bộ các bộ phận của nó, trên thực tế bao gồm cuộc sống của từng cá nhân, với những giấc mơ cụ thể, đương đầu với những thách thức cụ thể, chúng ta sẽ có khả năng tốt hơn trong việc xây dựng một thị trường toàn cầu trong đó mọi người đều có lợi.

5. KIỂM SOÁT THAM NHŨNG: CẢI CÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐÚT LÓT

Frank Vogl, Phó chủ tịch Tổ chức Minh bạch Quốc tế

"Thực tế cho thấy rằng nhằm tăng cơ hội tại các thị trường đang phát triển ở Trung và Đông Âu và tại các nước đang phát triển, các công ty phải cố gắng để được nh́n nhận như là các vị khách chân thành, lâu dài và gắn bó", ông Frank Vogl, chủ tịch của hăng Truyền thông Volg và phó chủ tịch tổ chức Minh bạch Quốc tế đă nhận xét. Vogl lập luận rằng thậm chí lời buộc tội về việc đút lót sẽ có thể làm giảm cầu đối với sản phẩm của công ty, làm giảm giá chứng khoán của công ty và thúc đẩy điều tra của chính trị và giới báo chí.

Các công ty đa quốc gia bắt đầu tham gia phong trào chống tham nhũng toàn cầu. Nếu điều này được đưa ra năm năm trước đây th́ có lẽ nó bị nhạo báng. Hôm nay, ngay cả các tổ chức tốt nhất cũng tham gia vào cuộc chiến gay go chống đút lót, hối lộ.

Hăy để chúng tôi đưa ra một số ví dụ:

Mark Moody- Stewart, chủ tịch công ty Royal Dutch Shell, đă tạo nên một phạm vi mới về đạo đức kinh doanh cho công ty của ḿnh. Phạm vi này ủng hộ cho quy định rằng Shell sẽ không tham gia vào bất kỳ thực tế tham nhũng nào.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới James Wolfesohn trong một bài phát biểu trước các bộ trưởng tài chính và các nhà ngân hàng của hơn 170 nước đă kêu gọi thành lập một cơ sở phát triển mới dựa trên "sự quản lư tốt – minh bạch, quyền được tŕnh bày ư kiến, trao đổi thông tin một cách tự do, cam kết chống tham nhũng".

Hans Engelbers, Tổng thư kư của Dịch vụ Công cộng Quốc tế (Public Services International - đă nói rằng bây giờ chính là lúc cho các công đoàn đưa vấn đề tham nhũng thành vấn đề trọng tâm "và bắt đầu làm một cái ǵ đó để đối phó với vấn đề này".

Tập trung chú ư vào vấn đề tham nhũng toàn cầu

Điểm đáng chú ư trong phong trào chấm dứt việc đút lót của các công ty đa quốc gia là Công ước Chống Tham nhũng OECD. Công ước này đă được 29 thành viên của OECD và 5 nước đang xuất hiện thị trường ở Mỹ Latin và Đông Âu kư.

Thoả thuận này sẽ sử dụng Đạo luật về Tham nhũng Quốc tế của Mỹ (FCPA) trên phạm vi toàn cầu. Cho đến nay, chỉ có một ḿnh Hoa Kỳ coi việc đút lót nước ngoài là tội phạm cần tấn công. Công ước của OECD, khi nào trở thành hiệu lực, sẽ tập trung sự chú ư của các nhà lănh đạo kinh doanh và công đoàn vào vấn đề tham nhũng toàn cầu. Các công ty ở mọi nơi sẽ đương đầu với các h́nh phạt tại đất nước của họ nếu như họ đút lót các quan chức nước ngoài.

Thoả thuận của OECD chống lại những người đút lót cũng sẽ tạo động lực cho các thể chế như Ngân hàng Thế giới trong cố gắng thuyết phục các nước đang phát triển tăng cường các luật chống việc đút lót, tạo nên các thể chế chống tham nhũng có hiệu quả và nói chung, thực hiện giảm một cách nghiêm túc việc sử dụng công sở cho lợi ích các nhân.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái tham dự ở hơn 70 nước đă gây áp lực với giới kinh doanh, các chính phủ quốc gia và các thể chế quốc tế.

TI đang cố gắng phát triển Danh mục Thiên hướng đút lót (BPI) trong đó sẽ xếp hạng những người đút lót lớn nhất, có thể bằng cách, trước hết, sẽ xem xét nước mẹ của các công ty đa quốc gia mà, theo mức độ khác nhau, ủng hộ tham nhũng nước ngoài trong kinh doanh. BPI sẽ phụ trợ cho Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của TI, trong đó xem xét đến những nước nhận đút lót. Trong tay giới báo chí BPI sẽ trở thành một liều thuốc nổ mạnh nếu như nó được hướng dẫn đúng đắn và sẽ góp phần gây sức ép làm cho giới kinh doanh trở nên thật thà hơn trong thương mại quốc tế.

Nhưng không chỉ có sức ép ngoài nước mới có thể dần dần đưa đến sự thay đổi trong phạm vi quyền lực của giới kinh doanh. Shell đă t́m cách thông qua một biện pháp chống đút lót nghiêm khắc hơn tất cả bởi v́ công ty này tin rằng nó sẽ tạo nên ư nghĩa tốt về kinh doanh. Thật khó có thể hy vọng nhân viên công ty trở nên thật thà bên trong công ty và hành động một cách trung thực đối với đồng nghiệp của ḿnh khi họ được khuyến khích dùng đút lót, tiền "lại quả" và các hành vi phi đạo đức khác để thắng lợi trong kinh doanh. Đạo luật Tham nhũng Quốc tế đă có trong suốt một thế hệ, và có rất nhiều công ty Mỹ đă t́m cách tồn tại cùng với nó và phát đạt. Ví dụ, bất chấp FCAP, vốn được một số công ty Mỹ coi là sự què quặt trong cạnh tranh toàn cầu, 6 trong 10 công ty lớn nhất thế giới, dựa theo tài sản nước ngoài của họ, là các công ty Mỹ.

Bằng cách không tạo khả năng cho lực lượng đút lót các công ty cạnh tranh toàn cầu sẽ t́m cách thức khôn khéo và có đạo đức để trở thành người cạnh tranh có hiệu quả. Rất nhiều công ty đa quốc gia Mỹ đă có những cách tiếp cận hữu ích và ngày càng có nhiều công ty có thể học được từ các nhà lănh đạo.

Nhấn mạnh quản lư danh tiếng

Trong khi nhận thức về tham nhũng tại nhiều nước đang phát triển là rất cao, cứ coi là Coca-Cola hoạt động trên phạm vi nhiều nước, thành đạt trong kinh doanh, đánh bại các đối thủ cạnh tranh và không hề đút lót. Công ty này đă có suy nghĩ và rất chú ư đến cách thức tiếp cận thị trường, cách chọn đối tác kinh doanh địa phương, và cách thức hoạt động tại nước ngoài. Trung thực là mấu chốt trong cách tiếp cận của công ty.

Coca-Cola đă có những nỗ lực lớn trong việc công khai các hợp đồng của ḿnh nhằm có được sự ủng hộ của công chúng và phát triển thế mạnh – từ bạn hàng và công chúng nói chung – làm cho các nhà lănh đạo cao cấp không dễ dàng tiếp nhận đút lót từ công ty đồ uống khổng lồ. Có nhà lănh đạo nào ở bất kỳ một nước nào có thể mạo hiểm chấp nhận lời tuyên bố công khai của Coca-Cola rằng công ty này phải rút khỏi đất nước đó c̣n hơn là đút lót khoản tiền lớn cho vị đứng đầu nhà nước? Cho đến nay vẫn chưa có ai.

Thực tế ở chỗ là nhằm làm tăng các cơ hội trong các thị trường đang phát triển ở Trung và Đông Âu và tại các nước đang phát triển, các công ty phải cố gắng để được nh́n nhận như là các vị khách thật thà, lâu dài và trung thành. Các công ty phải gây được ấn tượng đối với chính phủ sở tại, khách hàng và cả những người cung cấp và công chúng nói chung rằng họ t́m kiếm một mối quan hệ công bằng, cởi mở và lâu dài.

Ví dụ, Coca-Cola đă nhiều lần chứng minh trên thế giới nhận thức của công ty rằng việc đầu tư liên tục và thích đáng vào việc quản lư danh tiếng là cần thiết để xây dựng được h́nh tượng đó. Công ty đă đào tạo nhân viên của công ty trong việc học các truyền thống, nền chính trị và giá trị của người dân tại các nước mà công ty có hoạt động kinh doanh. Công ty trao trách nhiệm chủ chốt cho kiều dân nước đó và đảm bảo rằng h́nh tượng của công ty không bao giờ là một tập đoàn thuộc địa đa quốc gia thô bạo.

Và Coca-Cola ngày càng tiến xa hơn. Công ty đóng vai tṛ toàn diện tại hầu hết các nước mà nó hoạt động, ủng hộ giáo dục, nghệ thuật và các dịch vụ xă hội dài hạn theo cách chân chính. Coca-Cola hiểu rằng ch́a khoá cho sự thành công chính là quyết tâm của công ty trong việc thể hiện cho các đối tác kinh doanh rằng cho dù truyền thống và quốc tịch của họ là ǵ th́ công ty này đánh giá cao sự trung thực và hiểu biết ngôn ngữ của đối tác và tôn trọng họ. Quan điểm này tiếp nhận được sự khâm phục của nước chủ nhà.

Một ví dụ khác là Công ty Levi Strauss, bán quần áo đi khắp toàn cầu và sản xuất quần áo tại hàng chục nước. Đây là một công ty được chỉ đạo bởi một loạt các giá trị có tác động hàng ngày lên các chiến lược của công ty. Công ty hiểu được tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng các công dân nước sở tại hiểu được giá trị của công ty ngay từ buổi đầu thiết lập mối quan hệ. Trong lời tuyên bố công khai của ḿnh, Levi Strauss đă nói một cách thẳng thắn, ví dụ " Chúng tôi sẽ không tự đưa ra hoặc nối lại quan hệ hợp đồng tại các nước mà môi trường pháp lư tạo ra những mạo hiểm vô lư cho nhăn hiệu của chúng tôi hoặc cho những lợi ích thương mại quan trọng khác hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện các đường hướng đó của chúng tôi."

Chi phí của phi đạo đức

Đút lót chỉ là một sự xem xét mang tính khía cạnh trong lĩnh vực rộng lớn về quản lư danh tiếng vốn có liên quan đến số lượng ngày càng tăng các công ty- những người tin tưởng một cách chân thành rằng hoạt động chân chính sẽ tạo nên ư nghĩa kinh doanh tốt và biết rằng nếu bị coi là phi đạo đức sẽ phải chịu tổn thất lớn. Lời buộc tội về sự thiếu nhạy cảm về quyền con người đối với Shell, về đút lót ở Argentina đối với IBM và việc lợi dụng lao động trẻ em đối với Nike có thể làm giảm cầu tiêu dùng đối với sản phẩm, hạ giá chứng khoán của công ty, gây khó khăn cho công ty trong việc tuyển các nhân viên mới nhiều năng lực, thúc đẩy điều tra chính trị và báo chí, và cuối cùng có thể dẫn đến sự ra đi của các nhà quản lư hàng đầu trong nhiều mặt của hoạt động kinh doanh quan trọng.

Đối ngược lại với bối cảnh này là ngày càng nhiều các công ty trên thế giới đang trở nên nhạy cảm với rủi ro bị mang tiếng tham nhũng và với phẩm chất thực hiện kinh doanh trung thực. Đấu tranh chống tham nhũng là một quá tŕnh lâu dài thận trọng. Nhưng vẫn đạt được tiến bộ, thậm chí cả đối với các ty đa quốc gia vốn đang thực hiện hoặc đang tính đến chiến lược không đút lót. Và đây chính là một tin tốt lành. Het

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 26, 2004.


Response to Tham nhũng cản trở phĂ¡t triển 2

Muốn chống tham nhũng Phải chống cái cơ chế đẻ ra tham nhũng.

Tric tu www.ykien.net - Lê Chí Quang

Tham nhũng đă và đang trở thành một quốc nạn của đất nước, một trong bốn nguy cơ mà những năm gần đây hội nghị TW nào của Đảng cũng đề cập tới. Nhưng, chỉ là đề cập chứ chưa hề có cách thức, hay biện pháp nào để đối phó với quốc nạn này một cách hữu hiệu. Tham nhũng len lỏi đục khoét mọi cộng đồng dân cư; chui rúc vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Cán bộ thường th́ tư túi, cán bộ có chức th́ lợi dụng chức vụ, cương vị, quyền hạn để tham nhũng. Cán bộ địa phương tham nhũng cỡ địa phương, cán bộ tỉnh Tham nhũng cỡ tỉnh, cán bộ TW tham nhũng cỡ trung ương. Không một ngành nào, cấp nào không có cán bộ tham nhũng. Theo lời của Thủ tướng Singapo Lư Quang Diệu trong một chuyến thăm Hà Nội đă nói: "Tham nhũng ở Việt Nam không c̣n thuộc phạm trù về mặt đạo đức nữa". Nói như vậy có nghĩa là người ta không c̣n xấu hổ về hành vi tham nhũng nữa, thậm chí nhiều người c̣n xun xoe, bợ đỡ, thán phục bọn tham nhũng như những anh hùng trong thành tích làm giàu. Phải chăng, tham nhũng đă là thuộc tính xă hội, văn hoá xă hội ?! Một thứ văn hoá dă man d́m mọi người trong đó mà rồi cứ thế phải ngụp lặn để sống, để tồn tại trong nỗi đoạ đầy.

Nguyên nhân của Tham nhũng

Aỏ tưởng về một thứ Chủ nghĩa xă hội không tưởng, về một thiên đường CS mà ở đấy mọi người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, cộng với các phương thức kinh tế tập trung bao cấp, đă làm triệt tiêu sức sống của xă hội, đẩy nền kinh tế đến kiệt quệ, đất nước lâm vào cảnh đói nghèo, lạc hậu và phá sản. Sống trong một xă hội như vậy, buộc con người, nếu muốn khỏi đói khổ phải vật lộn xoay sở, phải tư túi, phải ăn cắp. Lúc đầu ăn cắp giờ làm việc, sau đó ăn cắp tài sản của nhà nước dưới nhiều h́nh thức khác nhau.

Bước sang nền kinh tế thị trường với cái gọi là theo định hướng xă hội chủ nghĩa do Đảng lănh đạo, một cơ hội tốt, một mảnh đất mầu mỡ cho tham nhũng càng phát triển tràn lan. Bất kể chỗ nào có miếng ăn là có mặt bọn tham quan. Chúng không từ bất cứ một thủ đoạn nào để bóc lột, để vơ vét, để đục khoét tài sản của nhà nước, của nhân dân. Từ tiền đóng thuế mồ hôi nước mắt của người lao động, đến các nguồn vốn đầu tư, viện trợ của nước ngoài để xoá đói giảm nghèo, v. v…

Nhưng, nguồn gốc sâu xa hơn mọi nguồn gốc, nguyên nhân căn bản hơn mọi nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam lại chính là sự lănh đạo độc quyền, tuyệt đối của Đảng. Độc quyền tất dẫn tới lạm quyền, lạm quyền được th́ thả cửa tham nhũng. Quyền lực của chuyên chính vô sản là quyền lực vô giới hạn, không bị khuôn khổ của pháp luật, đứng trên pháp luật th́ các đảng viên c̣n sợ ǵ nữa. Báo chí cũng được Đảng lănh đạo chặt chẽ nên có phanh phui được vụ nào th́ cũng chỉ là con tốt đen phải chịu tội. Làm ǵ đă được như Trung Quốc, mặc dù TQ cũng chẳng phải là tấm gương tốt đẹp ǵ.

Đối với người dân, muốn cho công việc êm xuôi, mau chóng, thoát khỏi phiền hà th́ con đường ngắn nhất là phải đi cửa sau, phải chấp nhận “làm luật”.

Muôn ngàn kế sách tham nhũng

Quan chức bật đèn xanh cho dân “làm luật”, gợi ư cho dân “làm luật”.

Vi phạm luật giao thông ư ? Nộp phạt 100.000 hay làm luật 50.000, đằng nào hơn ? Nộp thuế ư ? Nếu nộp thuế th́ làm ǵ c̣n lăi, vậy th́ đành “làm luật” cho xong, …

Chỉ xin tạm nêu vài ví dụ trong trăm ngh́n cách thức, biện pháp tồn tại trong xă hội, như một thứ văn hoá nô dịch đời sống xă hội của người dân. Đến như đứa trẻ mẫu giáo cũng biết “làm luật” với cô giáo bằng phong b́ thay v́ bằng hoa như trước đây nhân ngày sinh nhật cô hay ngày quốc giáo 20/11.

Để có được tiền, bọn quan tham đă không từ bất cứ biện pháp nào, thủ đoạn nào, miễn là có lợi cho chúng. Mặc kệ dân lành. Nhiều hành vi tham nhũng thật vô cùng nhẫn tâm, và hết sức tàn bạo. Chúng làm mộ liệt sỹ giả, c̣n mộ thật th́ chúng san bằng (vụ ở Quảng Nam). Chúng khai khống 600 quan tài để lấy tiền. Chúng làm đê điều chất lượng kém (đoạn An Dương- Long Biên; Chèm- Thượng Cát); ở đây, để có thể ăn bớt được tiền, chúng sẵn sàng d́m chết người dân Hà Nội khi lũ lụt chăng ? Chúng tham nhũng cả tiền ủng hộ băo lụt cho các tỉnh miền trung (vụ ở Nghệ An) … Chúng mua tàu chiến, tàu ngầm, máy bay phế thải để trang bị cho quân đội (có khác nào chúng sẵn sàng dâng đất nước ta cho giặc ?!) v. v…

Các gương mặt đại đầy tớ của dân, và các biện pháp xử lư của Đảng.

Vụ 16 tấn vàng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bỏ lại không mang theo (v́ ông vẫn c̣n chút t́nh với dân với nước ?) nhưng sau đó biến đi đâu ?. Các đại biểu quốc hội đă chất vấn tại QH nhiều lần, mà Đảng vẫn không dám tường tŕnh. Vậy tôi xin phép được cùng đồng bào ta thử đi t́m số vàng kia nhé !:

Lê Ngọc Báu là con trai thứ 5 của Lê Duẩn cùng vợ là Nguyễn thị Nga và con trai là Lê Tuấn Anh bỏ ra 60 tỉ đồng VN để mua lại 40 % cổ phần tại sân gôn Đồng Mô. Bà Nga và Tuấn Anh đang đứng tên sở hữu số cổ phần đó. Ngoài ra Báu c̣n có cổ phần ở 3 siêu thị tại thành phố HCM, cổ phần ở ngân hàng Á châu, ở một công ty vàng bạc đá quư. Các con Lê Duẩn đều là tỷ phú cỡ bự cả. Xin hỏi Đảng, tiền đó ở đâu ra …?

Lê Thị An là đội trưởng là đội trưởng đội chống buôn lậu của công an Hà Nội cũng đóng góp 10 tỉ ĐVN tại sân gôn Đồng Mô; ngoài ra An c̣n có một khách sạn tại HN và một công ty buôn bán xe máy tại Gia Lâm.

Đỗ Mười lúc sắp xuống lỗ chợt ấm ức: chẳng nhẽ ḿnh lại chịu thua các đàn anh nhiều đến thế sao, đành quyết xông lên tham tàn một chút vậy. Song, cái một chút của ông, v́ ông là Tổng bí thư Đảng, cũng là một triệu đô la, do một công ty của Mỹ gửi tặng ông thông qua một công ty Hàn Quốc. Ông đi đêm với Mỹ trong vấn đề ǵ th́ không ai rơ, nhưng trước đây ông vốn là người lớn tiếng chửi Mỹ nhất. Con rể ông cũng là một tỷ phú đỏ nổi tiếng ở VN. Khách sạn Bảo Sơn là của hắn, hăng Taxi Việt Phương cũng của hắn.

Có lời đồn đại rằng ông Lê Đức Anh vốn là cai đồn điền cao su, khai man lư lịch vào Đảng …. Th́ c̣n tin được, nhưng lời đồn ông thường xuyên nhận tiền hối lộ để phong tướng, tá cho các sỹ quan cấp dưới th́ tôi hết sức ngỡ ngàng.

Cựu thủ tướng Vơ Văn Kiệt "thành tích" mới thật đầy ḿnh. Về t́nh ái, chắc ông không thua Minh Mạng, c̣n về các tṛ ma giáo th́ có lẽ ông vô địch thế giới. Đường dây tải điện 500KV xuyên bắc nam ông đă ăn đủ, kẻ chịu tội thay ông là ông Vũ Ngọc Hải. Lúc ông Hải sắp ra tù, đích thân ông Kiệt đến thăm. Ông cưỡi Mercedes, tay cầm chai sâm banh để cám ơn đệ tử v́ đă biết học tấm gương Lê Lai liều ḿnh cứu chúa. Bây giờ ông Hải đang là tổng giám đốc một công ty của ngành điện. Cái xe Mec mà ông Kiệt đi cũng là quà biếu của công ty, nhân chuyến đi thăm Đức. Công tŕnh đường dây 500KV có sử dụng công nghệ mạ kẽm tĩnh điện của bà Lương Thị Cầm vợ thứ (bao nhiêu th́ tôi không rơ, ta tạm gọi là thứ n ) của ông. Khi bà c̣n là một phó tiến sỹ tại trường đại học Bách Khoa, phương án mạ kẽm của bà bị nhiều người bác bỏ v́ tốn kém và không bền. Đến lúc bà làm đệ nhất phu nhân th́ không ai dám căi lại bà nửa lời. Và nó đương nhiên được mang ra áp dụng. Năm 2000 bà được nhận giải thưởng Kovalevskaia cũng nhờ thứ công nghệ đó! Người ta c̣n đồn rằng hồi ông Kiệt đương chức, có một vụ bộ đội biên pḥng của Hạ Long bắt được hơn 200 xe ô tô do con trai ông buôn lậu. Số xe đó bị giữ lại. Ông tức tốc xuống tận nơi, vụ đó được giải quyết êm ru. Đánh đổi cho số xe đó là hàng loạt quyết định tăng lương, tăng cấp cho các sỹ quan biên pḥng. Và, thị xă Hạ Long đương nhiên trở thành thành phố Hạ Long một cách bất ngờ đến mức mà những người lạc quan nhất, hăng hái nhất cũng phải mất 3- 5 năm chuyển động để biến hoá cái thị xă nghèo nàn thành một thành phố. Ấy thế nhưng, khi cơn băo số 5 đổ bộ vào miền đông Nam bộ làm chết 5000 người th́ chẳng ai thấy ông đâu. Giá mà ông giành t́nh cảm cho dân như ông dành cho ô tô, th́ chắc con dân chúng tôi cũng đỡ khổ hơn rồi. Con trai ông Kiệt là một trùm Mafia ở VN. Trong nước cũng như ngoài nước người ta đều đồn đại rằng ông Vơ văn Kiệt có 370 triệu Đôla gửi tại các ngân hàng nước ngoài.

Các vị đày tớ của dân như Mười–Anh–Kiệt không ai có nổi một tấm bằng trung học chính quy, không ai biết nổi một ngoại ngữ. Ấy thế mà không ai bảo ai các vị này đều rất thông thạo một từ trong tiếng Mỹ: ĐÔLA (Xin đừng nhầm với hai nốt đô và la trong khuông nhạc, các vị "lănh tụ kính yêu" này chưa bao giờ kư xướng âm đâu). Xưa kia các vị đánh Mỹ đến cái lai quần, nay vẫn vắt nóc lên mà chửi Mỹ, ấy thế mà cứ thấy tiền Mỹ th́ mắt các vị lại sáng hơn cả mắt cú vọ trong đêm, Bất giác tôi chợt nghĩ đến một câu thơ của Tản Đà:

"Chỉ bởi thằng dân ngu quá lợn,
Cho nên chúng nó mới làm quan" .

(con tiep)

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 26, 2004.



Response to Tham nhũng cản trở phĂ¡t triển 2

Khi ông Phan Văn Khải nhận chức thủ tướng, có nhiều lời đồn ông là người đức độ. Điều này sẽ được thực tế và lịch sử xác minh. Có điều, con trai ông th́ chắc chắn không phải thế. Hắn là một trùm Mafia tại VN. Hắn nhập cả những chiếc tàu chở đầy ô tô cũ vào VN để bán sang TQ, hắn có mấy khách sạn tại Hà Nội và Sài G̣n. Khi CA lùng bắt Phạm Huy Phước, hắn đang ngồi cùng chiếu bạc với Phước. Trước khi CA ập vào, đă điện thoại cho hắn để hắn biết đường tẩu thoát trước. Toà án xử Phước có một mức án 3 năm dành cho tội đánh bạc. Sau này hắn cũng bị bắt về tội buôn lậu, nhưng rồi lại được thả ngay. V́ vụ đó ông Khải xin từ chức nhưng Đảng lại can ngăn. Đến vụ nhà thầu HISG của Trung Quốc trúng thầu xây dựng sân vận động quốc tế ở Hà Nội th́ sự nghi ngờ của xă hội lại càng âm ỉ. Nhà thầu đó do "con gái" kiêm t́nh nhân của nguyên bí thư trung ương đoàn Hà Quang Dự, kéo từ TQ sang. Hắn không có tư cách pháp nhân cũng như mọi giấy tờ cần thiết cho việc đấu thầu. Thế mà hắn vẫn trúng thầu. Sau này hội kiến trúc và hội xây dựng phát hiện ra. Thiết kế vừa không có thẩm mỹ, không an toàn, báo chí cũng lên tiếng, ấy thế mà ai đó đă bật đèn xanh cho vụ đi đêm này. Chẳng phải nó rẻ hơn 2 nhà thầu kia mà v́ nó biết làm luật nhiều hơn các nhà thầu kia. Không cho bọn này trúng thầu th́ lộ tẩy hết. Các quan chức chính phủ ăn bao nhiêu rồi ? Các quan ở Bộ ăn bao nhiêu rồi ? Các quan ở Uỷ ban TDTT, ở liên đoàn bóng đá ăn bao nhiêu rồi ? Không cho bọn này trúng thầu tất chúng sẽ tố giác. Hỏi sẽ lấy mo ở đâu để che cho hết các bộ mặt kia. Hôm 14/8 khi nghe tivi thông báo nhà thầu HISG trúng thầu, một bà hàng xén ở chỗ tôi bỗng thốt lên rằng "bố con ông ấy quả này ăn đủ". Một người bạn tôi trong hội Kiến trúc HN bảo tôi rằng "làm theo phương án A2 của nhà thầu cũng không an toàn, lại vừa làm vừa chắp vá và sửa chữa, vả lại theo như thiết kế này và với nội thất của TQ th́ chỉ hết khoảng 40 triệu USD thôi, mười mấy triệu đô la c̣n lại để vỗ béo lũ quan tham đó. Làm theo kiểu này, sân vận động có thể sập xuống bất cứ lúc nào". Để trấn an dư luận và đàn áp các ư kiến phản đối, hôm 15/8 Ban tư tưởng văn hoá TW cho họp với tổng biên tập các báo để thông báo rằng: HISG là nhà thầu của ban Tài chính quản trị TW Đảng CSTQ, đây là sự hợp tác hữu nghị giữa hai đảng. Người ta vẫn c̣n nhớ trước đây các quan tham dùng danh nghĩa Đảng cũng đă từng giới thiệu một chủ chứa (là Công Dung), và một tay dao búa (Khánh Trắng) cho nhiều vụ đại sự của Đảng!

Bà Trương Mỹ Hoa khi c̣n là chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ VN đă từng nhận quà biếu mấy trăm ngàn đô của Phạm Huy Phước. Tên của bà th́ rất đẹp, nhưng bộ mặt và tâm địa của bà th́ lại ngược lại. Lúc bị Phước tố cáo, bà đă khóc thút thít bên tai ông Mười: "Anh Mười … em chót dại, xin anh tha cho!". Chuyện đến thế là xong, bà Mỹ Hoa không chỉ không vào tù mà c̣n được thăng tiến lên phó chủ tịch quốc hội!

Ông Phạm Văn Trà có 5 biệt thự; ông Phạm Thế Duyệt có 3 biệt thự; ông Lê Xuân Tùng có ngôi biệt thự trị giá 4000 cây vàng v. v… Chúng dân ai cũng biết cả. Ông Trương Tấn Sang, khi c̣n là bí thư thành uỷ thành phố HCM để xảy ra mấy vụ tham nhũng làm mất của nhà nước mấy ngàn tỉ đồng, mà ông cứ trúng cử vào uỷ viên bộ chính trị. Nghe nói ông phải cúng ra 1 tỷ để có được cái chân đó. Bà Nguyễn Thị Hoài Đức, là bác sỹ bệnh viện C được bổ nhiệm làm giám đốc trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Gia đ́nh có tên giao dịch là RAHF. Trung tâm của bà được các tổ chức phi chính phủ của Úc là AUSAID, và của Hà Lan là WPF, và của ngân hàng thế giới WB viện trợ hàng trăm ngàn USD để thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đ́nh và chăm sóc phụ nữ ở các vùng nông thôn. Nhưng chỉ 10% là có kết quả c̣n lại bà toàn dựng lên các dự án ma để bỏ túi mỗi tháng khoảng 300 triệu đồng. Vậy mà với ḷng tham vô đáy, bà vẫn nhẫn tâm ăn chặn tiền lương của anh chị em trong Trung tâm.

Nếu kể tài sản cũng như các hành vi tham nhũng của các vị đầy tớ tận tuỵ ăn cắp của dân ra đây, tôi e rằng bài viết này c̣n dầy hơn cả quyển "Le Capital" của Mác. Tài sản tham nhũng không những phân tán khắp nơi mà không nhỏ như cái kim để Đảng không nh́n thấy được, nhân dân không thấy được, các cơ quan công tố và tư pháp không thấy được. Nhưng c̣n lâu mà pháp luật dám sờ tới. Bởi v́ họ đều mang họ Đảng cả, mà Đảng th́ lănh đạo toàn diện, tuyệt đối, nên toàn quyền ngang nhiên đứng trên pháp luật. Ông trời có mắt cũng đành nhắm mắt lại kẻo cũng bị chọc cho bị mù ấy chứ. Th́ tất cả vẫn ngồi lù lù cả đấy thôi, có ai phải ngồi tù đâu. Vụ Thuỷ cung Thăng long: Ngô Xuân Lộc (phó thủ tướng), Đinh Hạnh, Lương Ngọc Cừ, … chỉ bị mất chức là cùng. Vụ án Mường Tè: Hà Quang Dự cũng được hạ cánh an toàn sau khi đă no xôi chán chè. Vụ sân vận động Mễ Tŕ: báo chí dù đă bước đầu định dũng cảm, nhưng lănh đạo Đảng đă há miệng th́ mắc quai nên đành phải cho nó trúng thầu thôi. Và tất yếu là phải chặn họng báo chí. Gần đây có vụ ở cảng Cái Lân. Nhà thầu khai khống hàng trăm ngh́n mét khối đá nhưng chắc rằng chúng nó sẽ nuốt trôi thôi v́ cán bộ Đảng đă được ăn đủ rồi.

Nói chống tham nhũng quyết liệt như chống diễn biến hoà b́nh, nhưng chỉ mấy con tép riu bị ngồi tù. Chẳng qua, làm ví dụ, để mị dân thôi, chứ chống tham nhũng thật thế nào được! Ngày nay người ta vào Đảng để được có quyền và có lợi, mà hiến pháp lại cho Đảng cái quyền độc tôn và toàn trị th́ làm ǵ mà người ta chẳng tận dụng cái quyền độc tôn để thả sức ganh đua vơ vét. Cho nên, nếu chống tham nhũng th́ c̣n lại ai để mà lănh đạo đất nước, lấy ai để dẫn dắt các con chiên đi theo con đường mà "Bác và nhân dân lựa chọn" (!) đây ?

Của đáng tội, cũng có một vài vị đảng viên muốn chống tham nhũng, nhưng vừa ho he th́ đều có nguy cơ mất chức hoặc bị thủ tiêu. Trường hợp ông Mai Thúc Lân chẳng hạn. Khi ông c̣n là bí thư Đà Nẵng, v́ ông liêm khiết quá, "tay chân" của ông không ăn được ǵ, chúng đặt ḿn tại nhà ông ngay. Ông sợ quá phải chạy ra ngoài này làm phó chủ tịch Quốc hội.

Thử hỏi có vị đảng viên có chức có quyền nào dám nói "ta là người yêu nước thương dân" mà không hổ thẹn với lương tâm không ? Yêu nước mà sao lắm biệt thự thế; yêu nước mà sao xe con của ông bóng lộn thế, xe máy con cháu ông sang trọng và đắt tiền thế, và chúng lấy đâu ra tiền để đi du học ở các nước tư bản, kể cả Mỹ ?

Xin các vị hăy để dành vài phút trong một ngày để nh́n xuống dân xem họ sống thế nào. Có ai thông cảm cho nỗi vất vả của người nông dân, một nắng hai sương, mà thu nhập mỗi tháng chỉ mua được vài giọt trong các cốc rượu tây mà các vị vẫn uống hàng ngày không ?

Có ai thương những bà già c̣m cơi mà phải oằn lưng gánh hàng rong mỗi ngày cốt chỉ bữa cháo bữa rau cho qua ngày đoạn tháng.

Có ai nghe thấy những tiếng kêu, khóc đau đớn trong đêm của các cô gái nông thôn, phải rời bỏ quê hương, ra chốn đô thành bán những tấm thân trong trắng ngọc ngà của ḿnh, để bọn râu xanh, râu đỏ rầy ṿ tan nát (chủ yếu là râu đỏ, v́ giai cấp công nhân, nông dân làm ǵ có tiền). Trong số nữ nô tỳ kia, không ít người bản thân hoặc mẹ, cha họ từng đổ máu rơi xương để bảo vệ cho học thuyết của Đảng.

Có ai khóc cho thân phận của những đứa trẻ bơ vơ, không nhà cửa, không học hành, đang phải ăn mày, ăn xin, bán báo, đánh giầy, bới rác. Họ chính là những đối tượng mà chủ tịch Hồ Chí Minh đă từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang, sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Vâng, tương lai của chúng ta đó. Phải chi các quan chức của Đảng bớt chút tiền bao gái th́ cũng góp được phần nào để cứu lấy tương lai đất nước đấy!

Có ai biết nhỏ lệ khi nghe những tiếng rao đêm trong lúc các vị đang say giấc nồng giữa ṿng tay của vợ hoặc bồ ? Tiếng rao đó là của những người đen đủi đang phải lần ṃ trong bóng tối để bán nắm xôi, bát bún. ở đây, không có chút biểu hiện đặc trưng của một thứ văn hoá ẩm thực, hay một loại h́nh dịch vụ tận nhà nào, mà chỉ là những tiếng than của những con người cùng khổ.

Các vị có để mắt nh́n qua bữa ăn của các sinh viên nghèo chưa ? Quanh năm chỉ đậu phụ với rau cà. Gía các vị chỉ bớt chút tiền điện thoại di động để gọi gái, th́ bữa ăn của họ may chăng có thêm vài miếng thịt đấy.

Tiếng kêu, tiếng gọi trong tận cùng tâm khảm của người dân đă thấu tận thiên tào, đến trời kia c̣n phải mủi ḷng, ấy thế mà Đảng chẳng nhẽ không xót ḷng!. Vậy nhưng các anh em yêu dân chủ, một ḷng một dạ muốn dân giàu nước mạnh, xă hội dân chủ, công bằng, văn minh chỉ sột soạt ng̣i bút thôi đă bị các lực lượng an ninh tuyệt đối trung thành với Đảng nghiêng tai nghe ngóng, không phải để tiếp thu, bàn bạc mà để t́m mọi cách trấn áp, đe doạ. Giá mà Đảng đối với bọn tham nhũng như vậy, th́ dân đâu muốn rời xa Đảng như hiện nay.

Ai diễn biến hoà b́nh ? Phải chăng, chính những con sâu mọt trong nội bộ đảng đang tự diễn biến hoà b́nh Đảng của họ ? Không, họ không dám dám diễn biến hoà b́nh, họ không biết làm diễn biến hoà b́nh theo cái nghĩa tích cực của chủ trương này. Họ đang phá Đảng, phá đất nước. Chính bọn chúng đă làm dân mất ḷng tin vào Đảng. Chúng càng tham ăn th́ càng đẩy Đảng nhanh chóng đi đến chỗ sụp đổ. Khắp nơi, ở Thái B́nh, ở Đông Anh, ở Nam Hà, ở Nghệ An, và 3 tỉnh Tây nguyên …. Người dân v́ uất ức, không chịu nổi bọn tham quan đă phải nổi lên. Bao giờ sẽ là cả 61 tỉnh thành ? Đảng có lường định được không ? Lúc ấy th́ chẳng có Mỹ, chẳng có thế lực thù địch bên ngoài nào để mà đổ tội đâu!

Chống tham nhũng bằng cách nào ? Trong một buổi nhàn đàm, tiến sỹ địa vật lư Nguyễn Thanh Giang đă từng quả quyết: "Muốn chống tham nhũng th́ phải chống cho được cái cơ chế đẻ ra tham nhũng". Nhưng, xin hỏi tiến sỹ: Ai sinh ra cái cơ chế đẻ ra tham nhũng này, và vẫn đang c̣n ra sức bảo vệ nó ? Chính là Đảng. Độc đảng, độc quyền cho phép thả sức lạm quyền mà không chịu bất cứ sự kiểm soát nào. Tham nhũng và mọi tệ nạn khác đẻ ra từ lạm quyền cũng không thể nào kiểm soát. Cứ thế, không những tham nhũng không thể loại trừ mà c̣n ngày càng phát triển!. Oái oăm thay, muốn chống cái cơ chế đẻ ra tham nhũng lại chính là phải chống cái đảng độc quyền. Giáo sư toán học Phan Đ́nh Diệu, nhà nghiên cứu văn hoá Trần Khuê … vừa lên tiếng đ̣i bỏ điều 4 Hiến pháp, thế mà đă bị gây rầy rà. C̣n ông tiến sỹ Địa Vật lư, ông định đội đá vá trời sao ?

Muốn chống được tham nhũng th́ xă hội phải dân chủ, phải có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng và xă hội phải đa nguyên. Cầu trời khấn phật sao cho nước ta chống được tham nhũng!

Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 2001

Lê Chí Quang

22 phố Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 26, 2004.


Response to Tham nhũng cản trở phĂ¡t triển 2

Cũng không hẳn Đảng CS đă đẻ ra tham nhũng v́ Indonesia không có Đảng CS mà tham nhũng c̣n nặng gấp mấy lần Việt nam, thời xưa VNCH cũng tham nhũng không kém, có phải tại Đảng đâu. Cần phải nhận định khách quan mới được.

-- nguoi viet nam (vietnam_quehuong1975@yahoo.com), June 26, 2004.

Response to Tham nhũng cản trở phĂ¡t triển 2

" ..Thoi xua VNCH cung tham nhung khong kem.."

Anh ban noi lon nguoc roi.

phai noi nhu the nay moi dung;

Hoi xua viet cong chuoi boi VNCH la tham nhung, va khang dinh voi nhan dan la tham nhung chi co the co trong cac che do tu ban nhu VNCH thoi.

Neu Cach -Mieng len nam chanh quyen, se khong bao gio co canh tham nhung; hoi lo; di diem; xi ke ma tuy,

se khong co canh phan biet giau ngheo; se khong con co canh nha tu..

Bay gio, dat nuoc duoi quyen cua chanh quyen cach mieng , tinh hinh tham nhung ra sao ?

GAP 10 LAN; HAY GAP 100 LAN CHE DO CU VNCH ?????????

-- Nhan Dan Tu Ve VNCH. (nhandantuve@VNCH.com), June 27, 2004.


Moderation questions? read the FAQ