Tin Tuc tu cac mang chong Viet cong - 01-07-2004

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Việt Nam, một trong những nước có hoạt động buôn người

Trich tu mang www.ykien.net - RFA - 2004-06-28 - Thanh Quang

Một bản phúc tŕnh mới đây của Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ cảnh báo về họat động buôn bán nô lệ kiểu mới đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, từ Á Châu, Âu Châu, Bắc Mỹ tới Trung Đông. Thứ Hai đầu tuần Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ công bố một bản phúc tŕnh, thúc giục các nước ra sức chống nạn buôn người.

Qua bản phúc tŕnh này, Hoa Kỳ đề ra một danh sách các nước cần theo dơi v́ không hành động đúng mức để ngăn chận tệ nạn buôn người, trong đó có Việt Nam.

Ông John Miller, giám đốc Văn Pḥng Theo Dơi và Chống Nạn Buôn Người thuộc Bộ Ngọai Giao Mỹ nói rằng lư do chính để Việt Nam bị đưa vào danh sách theo dơi này v́ đây là một trường hợp cưỡng bách lao động trầm trọng, mà như mọi người đă rơ, khiến hàng trăm nạn nhân bị chủ nhân người Hàn Quốc khai thác ở đảo Samoa cách đây không lâu.

Viên chức này cho biết có nhiều tin tức từ Bộ Tư Pháp Mỹ cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam hay biết về việc xuất cảng lao động qua hành động bắt chẹt gia đ́nh các nạn nhân.

Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ cho biết những nước bị liệt kê trong sổ đen vừa nói sẽ bị Washington cắt những nguồn trợ giúp, ngọai trừ các lănh vực nhân đạo và thương mại, nếu vào tháng 10 này các nước ấy không đạt được tiến bộ trong việc ngăn chận t́nh trạng buôn người.

Sau khi Bộ Ngọai giao Mỹ công bố bản phúc tŕnh này vừa rồi, nhiều nước có tên trong danh sách đă phản ứng mạnh mẽ.

Chẳng hạn như Philippines cáo giác rằng Manila bị đưa vào sổ đen như vậy là bất công và vô căn cứ. Quyền Bộ trưởng Tư pháp Philippines, Merceditas Gutierrez nhấn mạnh rằng chính phủ Phi lâu nay đă nỗ lực chống nạn buôn người, nhất là thông qua đạo luật quy định h́nh phạt nghiêm khắc đối với những ai phạm tội này.

C̣n Bắc Hàn th́ xem chừng như chống đối quyết liệt v́ cũng nằm trong sổ b́ đen đó. Một phát ngôn viên thuộc Bộ Ngọai Giao của B́nh Nhưỡng cáo giác rằng bản phúc tŕnh của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ ḥan ṭan bịa chuyện và có ác ư nói xấu Bắc Hàn. Vẫn theo phát ngôn viên này, th́ nạn buôn "thân xác" con người như vậy chưa bao giờ hiện hữu ở xứ Bắc Hàn, trong khi sự thật lịch sử không thể chối căi được là Hoa Kỳ làm giàu qua hoạt động buôn bán nô lệ.

---------------------------------------------------

Bị kỷ luật v́ dám nói sự thật cho báo chí

Lao Động số 174 Ngày 24.06.2004 - Minh Quang

Ngày 11.5.2004, tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng pḥng Môi trường (Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng I, Bộ Khoa học - Công nghệ) đă có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động xung quanh vấn đề báo động t́nh trạng hoa quả được bảo quản bằng chất diệt cỏ gây nguy hại cho sức khoẻ con người. Tiến sĩ Tuấn không biết rằng sau cuộc trao đổi này, ông đă bị lănh đạo trung tâm và lănh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng I đưa ra "xử lư kỷ luật" với lư do rất mơ hồ và kỳ lạ "cung cấp thông tin cho báo chí".

Buổi sáng ngày 23.6.2004, tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn có mặt tại Toà soạn Báo Lao Động. Ông vẫn giữ được vẻ b́nh thản vốn có của một nhà khoa học. Qua cuộc trao đổi, chúng tôi hiểu rằng ông đang bị một số người sử dụng cái gọi là "quyền lực" của cấp trên để tiến hành kỷ luật ông v́ những thông tin ông đă trao đổi với Báo Lao Động.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn sinh năm 1953, học Đại học Tổng hợp (khoa Hoá), vào bộ đội năm 1972, xuất ngũ năm 1975, tiếp tục theo học tại Tổng hợp Hoá. Hơn 20 năm làm công tác khoa học, lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường. Năm 1995 về Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng I ở cương vị Trưởng pḥng Môi trường. Pḥng thí nghiệm Môi trường do tiến sĩ Tuấn phụ trách được công nhận đạt chuẩn quốc gia về kiểm nghiệm các dư lượng hoá chất với rất nhiều mẫu phân tích kiểm nghiệm hữu ích có giá trị khoa học và thực tiễn cao. TS Nguyễn Quốc Tuấn đă có 24 công tŕnh khoa học trong nước và quốc tế về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường.

"Tôi chỉ muốn nói sự thật"

Đó là tâm sự của TS Nguyễn Quốc Tuấn với PV Báo Lao Động khi nói về những thông tin mà ông trao đổi với các phóng viên vào ngày 11.5 vừa qua. Trong bài phỏng vấn ông Tuấn ngày 11.5, duy nhất có một vấn đề mà ông Tuấn thấy cần phải nói đó là qua những con số mà Pḥng Thí nghiệm Môi trường do ông phụ trách kiểm nghiệm trên nhiều mẫu hoa quả của TQ và VN đều phát hiện việc có sử dụng các chất diệt cỏ 2,4D và 2,4,5 T để bảo quản. Những hoá chất này nếu dư lượng bảo quản vượt ngưỡng cho phép th́ gây nguy hiểm cho sức khoẻ người sử dụng. Cảnh báo của TS Tuấn dựa trên các mẫu được công bố một cách công khai trước đó (không phải là thông tin mật) và rất cần thiết để các cơ quan chức năng phải làm tốt hơn nữa việc kiểm tra, giám sát việc nhập và bảo quản hoa quả, đồng thời cũng giúp người tiêu dùng nâng cao cảnh giác bảo vệ sức khoẻ của ḿnh.

TS Tuấn cho biết: Ông chỉ muốn giúp công luận lên tiếng để làm rơ sự thật mà bấy lâu nay vẫn rất mù mờ đó là việc cam Hà Giang đă từng sử dụng chất diệt cỏ 2,4 D để bảo quản, cũng như rất nhiều mẫu hoa quả Trung Quốc sử dụng các chất 2,4D và 2,4,5T để bảo quản hoa quả nhằm mục đích để hoa quả tươi lâu. Những cảnh báo trước đó của nhiều phương tiện thông tin đại chúng cũng như của các nhà khoa học trong đó có TS Tuấn là rất cần thiết, vậy mà ngay sau khi bài báo được đăng trên Lao Động, TS Tuấn đă bị "buộc tội" cung cấp thông tin cho báo chí, làm lộ bí mật của khách hàng ...

Hành tŕnh kỷ luật

Sau khi bài phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn xuất hiện trên báo Lao Động ra được ít ngày, ông Tuấn bị lănh đạo trung tâm gọi lên chất vấn và yêu cầu làm "bản kiểm điểm". Ngày 18.5, ông Nguyễn Mạnh ẩm, Giám đốc TT I có thư gửi ông Thanh Phương, phụ trách tổ chức của TT I với nội dung: "Theo yêu cầu của Tổng cục, TT Kỹ thuật I cần chuẩn bị một số tài liệu: Quy chế của TT về bảo mật thông tin của khách hàng; nội quy của TT; bản lư lịch cán bộ của anh Tuấn; toàn bộ hồ sơ lưu kết quả các phép thử mẫu cam và hoá chất đă làm, để có kết quả công bố trên báo (hoa quả TQ, cam VN, bộ hoá chất của Hà Giang); bản kiểm điểm của anh Tuấn" để nộp lên Ban Tổ chức cán bộ.

Như vậy dưới sức ép của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, TT I đă bắt đầu từng bước gây sức ép để kỷ luật tiến sĩ Tuấn. Ngày 24.5.2004, TT I đă có cuộc họp giữa lănh đạo TT với các cán bộ chủ chốt các pḥng ban với nội dung "họp để đề xuất h́nh thức kỷ luật ông Tuấn". Nội dung đưa ra bàn bạc trong cuộc họp này chủ yếu xoay quanh lư do phải kỷ luật ông Tuấn là: Ông Tuấn đă phát ngôn không đúng thẩm quyền và cung cấp bí mật số liệu của khách hàng. Các ư kiến đưa ra thống nhất h́nh thức xử lư kỷ luật tiến sĩ Tuấn bằng h́nh thức "Phê b́nh trước Tổng cục" (?).

Ư kiến bạn đọc* Thông tin mà TS Tuấn cung cấp là cần thiết* Kỷ luật TS Tuấn là trái với nguyên tắc của Đảng* Bí mất khách hàng là bí mật làm hại sức khoẻ cộng đồng ?

Tại cuộc họp này, tiến sĩ Tuấn đă thẳng thắn nói: "Tôi trao đổi với Báo Lao Động là trên tư cách của một nhà khoa học hiểu rất rơ về lĩnh vực này và động cơ của tôi là để các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm hơn trong việc kiểm tra, xử lư, thông tin đến người dân để bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng chứ không phải là đại diện cho TT phát biểu".

Trong bài phỏng vấn ông Tuấn trên Báo Lao Động, cũng không hề có một cơ quan nào bị thông tin của ông Tuấn làm "lộ bí mật" cả. Như vậy cả hai lư do mà TT đưa ra để kỷ luật ông Tuấn hoàn toàn không thuyết phục. Thêm nữa, trong "Pháp lệnh xử phạt công chức ...", các mức xử phạt công chức vi phạm không có h́nh thức nào là "phê b́nh" (chỉ có 6 mức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc). Như vậy cứ cho là ông Tuấn "đáng bị kỷ luật" th́ cái mức mà TT I đưa ra quả thật cũng "chẳng giống ai".

Sau khi TT có biên bản và ư kiến đề xuất mức kỷ luật ông Tuấn gửi lên Tổng cục, nhưng sau khi xem xét biên bản này, Tổng cục TC-ĐL-CL đă không đồng ư với h́nh thức kỷ luật này và yêu cầu lănh đạo TT có văn bản đề xuất khác. TT I yêu cầu ông Tuấn viết lại bản kiểm điểm lần thứ 2. Ông Tuấn cho phóng viên Báo Lao Động biết: "Ông không làm điều ǵ vi phạm cho nên không thể viết cái gọi là bản kiểm điểm mà lănh đạo TT cũng như Tổng cục ép ông phải viết, mà ông chỉ viết tờ tŕnh tŕnh bày lại nội dung cũng như sự việc mà ông đă trao đổi với Báo Lao Động". Chúng tôi được biết, nếu không có ǵ thay đổi, Tổng cục sẽ có quyết định kỷ luật ông ngay vào đầu tháng 7.2004. Nếu quyết định này được phê duyệt, theo chúng tôi đây sẽ là sự vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước về xử lư công chức của 2 cơ quan là TT I và Tổng cục TC-ĐL-CL.

Buổi sáng ngày 23.6, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động chúng tôi thấy ông Tuấn lặng đi một lúc, với vẻ rất buồn. Chúng tôi như đọc được trong suy nghĩ của ông, một nhà khoa học một nỗi đau thực sự trong ḷng ông: "Bị kỷ luật v́ dám nói sự thật". Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những thông tin mới nhất xung quanh vụ việc này trong những số báo tới.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 01, 2004

Answers

15 dân làng người thiểu số bị bắt v́ âm mưu tổ chức một cuộc chạy trốn qua Kampuchia.

VOA - 29 Jun 2004, 14:06 UTC

Hôm thứ ba, một viên chức Việt Nam cho biết giới hữu trách tại một tỉnh vùng tây nguyên từng xảy ra các vụ biến động đă bắt giữ 15 dân làng người thiểu số v́ âm mưu tổ chức một cuộc chạy trốn qua lân bang Kampuchea.

Theo một viên chức biên pḥng tỉnh yêu cầu không nêu danh tính, 15 người thuộc sắc tộc Jarai ở tỉnh Gia Lai đă bị bắt trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến ngày 26 tháng này.

Viên chức này nói rằng những người này đă nhận được chỉ thị của các "phần tử phản cách mạng lưu vong" đi đến các làng mạc và thuyết phục những người thiểu số chạy trốn qua Kampuchea. Họ đă bị bắt trước khi tổ chức được cuộc vượt biên.

Tưởng cũng cần nhắc lại là vào cuối tuần Phục Sinh, hàng chục ngàn gnuời Thượng đă biểu t́nh ở Gia Lai và Daklak. Chính phủ Việt Nam cáo buộc Tổ Chức Montagnard Foundation có trụ sở tại Hoa Kỳ là đă kích động các vụ bạo động.

Hơn 160 người Thượng đă bị nhân viên an ninh Kampuchea tống xuất về Việt Nam từ hồi tháng 4. Nhưng có ít nhất 87 người đă đến được Phnom Penh và được đặt dưới sự bảo vệ của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc. Hồi đầu tháng này, Kampuchea đă bị áp lực phải đồng ư để Liên Hiệp Quốc mở cửa lại các văn pḥng tỵ nạn tại các tỉnh Rattanakiri và Mondulkiri ở mạn đông bắc tiếp giáp với Việt Nam.

Trong năm 2001, hơn 1 ngàn người Thượng đă chạy trốn qua Kampuchea sau khi chính phủ Việt Nam trấn át các cuộc biểu t́nh đ̣i tự do tôn giáo và đất đai. Nhiều người trong số này đă đuợc đi tái định cư tại Hoa Kỳ.

Mấy chục người sắc tộc thiểu số đă bị tù tại Việt Nam v́ tổ chức cho những người khác chạy trốn ra nước ngoài sau khi xảy ra những vụ biểu t́nh năm 2001.

------------------------------------

Báo Chí Việt Nam

RA - Wednesday, 30 June 2004 - Producer: Trường Giang

Kính thưa quư vị, trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, một trong những nguyên tắc cơ bản của các hăng thông tấn trên thế giới là phải đưa tin một cách trung thực nhất đến với quần chúng trong thời hạn sớm nhất.

Chính v́ thế mà bao năm qua, trong cuộc chạy đua để giành uy tín cao nhất trên mặt trận truyền thông, các cơ quan thông tấn đă phải ra sức cạnh tranh dựa trên nguyên tắc sơ khởi vừa nói.

Sau đây, mời quư vị nghe bài tường thuật của thông tấn xă Reuters về chuyện liên quan đến báo chí Việt Nam.

Như tin cho biết, khi tường thuật lại chuyện các viên chức Bộ Ngoại Giao Úc viếng thăm vùng Tây Nguyên, Việt Nam Thông Tấn Xă tức hăng tin của nhà nước Việt Nam, hôm thứ Bẩy vừa qua, cho biết các viên chức này "nh́n nhận rằng họ không thấy có dấu hiệu ǵ là người Thượng trong tỉnh Gia Lai bị chà đạp nhân quyền, bị đối xử phân biệt".

Cũng theo Việt Nam Thông Tấn Xă, các viên chức ngoại giao Úc c̣n khẳng định rằng, "cộng đồng các sắc tộc thiểu số được đối xử một cách thực sự b́nh đẳng; chứ không bị phân biệt chi hết."

Trước những nguồn tin như vừa nói được đăng tải trên báo chí nhà nước Việt Nam, một viên chức ṭa đại sứ Úc tại Hà Nội thuật lại rằng, một phái bộ gồm 7 quan chức ṭa đại sứ qủa đă đến viếng hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắk trên vùng Tây Nguyên cuối tuần qua. Thế nhưng, cho tới nay, các thành viên trong đoàn chưa đưa ra một lời công bố nào hay trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến đi Tây Nguyên. Tính ra, đây là lần thứ hai, giới ngoại giao nước ngoài lại phải công khai lên tiếng bác bỏ những điều báo chí nhà nước Việt Nam tường thuật về chuyện họ được phép lên xem Tây Nguyên, một vùng đất với những đồn điền cà-phê rộng ngút ngàn mà các nhà ngoại giao hay báo chí nước ngoài, nếu muốn đặt chân tới, đều phải xin phép nhà nước Việt Nam, và nhất cử nhất động về chuyến tham quan đều không qua mắt chính quyền Việt Nam.

Sở dĩ phải nói đây là lần thứ hai, các viên chức ngoại giao nước ngoài lại lên tiếng minh xác những điều báo chí nhà nước Việt Nam đă đưa ra là v́ hồi tháng Năm năm nay, 4 vị đại sứ cũng đă đến viếng vùng Tây Nguyên.

Về chuyến đi này, báo chí nhà nước Việt Nam cho biết, 4 viên chức ngoại giao đă có lời ca ngợi nỗ lực của chính quyền Việt Nam trong việc phát triển tỉnh Đắc Lắc.

Cũng xin nhắc lại tháng Tư vừa qua, hằng ngh́n người Thượng, trong đó một số đông là tín đồ Tin Lành, đă xuống đường biểu t́nh tại hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc.

Theo lời nhiều đoàn thể nhân quyền, nguyên nhân người Thượng xuống đường là v́ họ muốn đ̣i quyền tự do tôn giáo và sở hữu đất đai. Vụ bất ổn thời gian đó cũng tương tự như sự kiện đă xẩy ra vào tháng Hai, năm 2001, khi hằng đoàn người Thượng cũng biểu t́nh trên vùng Tây Nguyên. Thời gian đó, Hà Nội đă phải huy động cả bộ đội để văn hồi trật tự. Nhà nước Việt Nam cho rằng, chính các đoàn thể ở hải ngoại đă xúi giục các sắc dân thiểu số làm loạn; chứ không ai khác. Cần nên biết, trong khu vực Tây Nguyên, một vùng đất được coi là nghèo nhất tại Việt Nam hiện nay, một số bộ tộc người thiểu số lâu nay vẫn tố cáo Hà Nội là ngang nhiên tịch thu đất đai mà tổ tiên họ đă nhọc công khai phá. Không những thế, chính quyền Việt Nam lại c̣n có thái độ đối xử phân biệt người Thượng và dành nhiều ưu đăi cho người Kinh.

Về vụ biểu t́nh của người Thượng hồi tháng Tư năm nay, Hà Nội cho biết 2 người biểu t́nh đă thiệt mạng và khoảng 70 người khác bị thương; thế nhưng, sinh hoạt tại vùng này nay đă trở lại b́nh thường. Kể từ khi vụ bất ổn xẩy ra tại Tây Nguyên đến nay, báo chí nhà nước Việt Nam đă cho đăng tải nhiều bài báo phản ánh cuộc sống tươi sáng của các sắc dân thiểu số trên khu vực này.

------------------------------

Bạc Liêu: đă có gà chết do cúm A type H5

Trich tu mang www.ykien.net - Thứ Ba, 29/06/2004, 23:56 (GMT+7)

TT - Hiện nay một số trại gà ở khu vực ĐBSCL đă xuất hiện t́nh trạng gà chết hàng loạt. Tại tỉnh Bạc Liêu tính đến chiều hôm qua 29-6 đă có trên 3.000 con gà bị chết. Các mẫu xét nghiệm đều cho kết quả dương tính cúm A type H5.

Có mặt tại trại gà của ông Lê Quân Năm (ấp Tân Tạo, xă Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi) vào trưa 29-6, chúng tôi nhận thấy đă có hơn 10 cán bộ của Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu và Trung tâm Y tế vùng Cần Thơ đang tất bật mọi công việc để chuẩn bị tiêu hủy đàn gà hơn 3.000 con đă bị nhiễm dịch cúm.

Mùi hôi từ đống gà chết nhiều ngày trước được dồn vào bao kết hợp với mùi thối của phân gà xông nồng nặc. Ông Lê Quân Năm than: “Đâu ngờ đàn gà bị bệnh và chết nhanh quá. Phen này xem như trắng tay v́ cả gia tài gần 400 triệu đồng dồn hết vào đàn gà mà bây giờ th́ ... tiêu hết!”.

Theo t́m hiểu của chúng tôi, trong đợt cúm gia cầm vừa qua mặc dù tỉnh Bạc Liêu xảy ra dịch nhưng do trại gà của ông Năm không có hiện tượng gà chết, nên ông đă xin UBND tỉnh cho phép được giữ lại đàn gà kèm theo một bản cam kết là nếu phát hiện có dấu hiệu nghi cúm sẽ báo ngay cho UBND tỉnh để có biện pháp dập dịch kịp thời.

Cứ tưởng mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, nhưng đến ngày 12-6 ông Năm phát hiện đàn gà chín tháng tuổi đang khỏe mạnh bỗng nhiên có hơn mười con đang ăn b́nh thường bị run và lăn ra chết với các triệu chứng như: xuất huyết hậu môn, tim và gan to.

Ông Năm không báo cho ngành chức năng của tỉnh mà đem mẫu đi xét nghiệm tại một bác sĩ tư trên đường Trần Hưng Đạo, TP Cần Thơ với kết quả bệnh tụ huyết trùng, không có dấu hiệu cúm. Yên tâm, ông Năm tiêm thuốc kháng sinh trị bệnh tụ huyết trùng nhưng gà chết nhiều hơn với số lượng trên 100 con mỗi ngày. Ngày 17-6, ông Năm đă báo cho pḥng kỹ thuật Chi cục Thú y Bạc Liêu đến lấy mẫu xét nghiệm và nhận được kết quả là bị bệnh tụ huyết trùng.

Theo anh Trương Phước Thông - trưởng pḥng kỹ thuật Chi cục Thú y Bạc Liêu, trước ngày 17-6 trại gà gần 2.000 con của ông Trần Văn Dũng (xă Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi) có khoảng 200 con gà chết và gia đ́nh làm thịt chà bông bán ra ngoài nên đă bị ngành chức năng phát hiện.

Do số lượng gà chết ngày trước tăng gấp hai, ba lần ngày sau nên đến ngày 27-6 Chi cục Thú y đă tiến hành lấy mẫu gà bệnh gửi về Trung tâm Y tế vùng TP.HCM xét nghiệm. Và kết quả là gà chết do nhiễm cúm A type H5.

Trao đổi với Tuổi Trẻ vào chiều 29-6, ông Đàm Duy Phước - chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu - cho biết: “Sau khi nhận được công điện khẩn của Bộ NN&PTNT về việc tiếp tục pḥng chống dịch cúm gia cầm v́ nhiều nguy cơ dịch sẽ quay trở lại nên hai ngày trước chi cục đă gửi 13 mẫu đi xét nghiệm tại TP.HCM và sáng 29-6 đă nhận được kết quả tất cả đều nhiễm bệnh cúm type H5”.

Trước kết quả này, ngày hôm qua (29-6) ông Nguyễn Trường Giang - phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - đă kư một công văn gửi đến Ban chỉ đạo pḥng chống dịch cúm gia cầm tỉnh và UBND các huyện, xă với nội dung triển khai khẩn cấp các biện pháp pḥng chống dịch cúm gia cầm, tăng cường kiểm tra giám sát dịch bệnh (ngay cả những nơi chưa có dịch), khoanh vùng các ổ dịch mới phát hiện, đồng thời tiêu hủy toàn bộ số gà c̣n lại của đàn gà có gà chết dù chưa có kết quả chẩn đoán của pḥng xét nghiệm.

Trước diễn biến của dịch bệnh, hôm qua Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu đă tiến hành phun hóa chất diệt khuẩn tại các ổ dịch đồng thời tiến hành kiểm tra chặt chẽ lượng gà xuất, nhập tỉnh.

Tuy tỉnh Bạc Liêu đang đối mặt với nguy cơ dịch cúm gia cầm quay trở lại nhưng ông Đàm Duy Phước cho biết hiện tại vẫn chưa cấm buôn bán, vận chuyển gia cầm, nếu bày bán tại các chợ phải có giấy chứng nhận đă qua kiểm dịch của thú y.

Đến tối hôm qua, theo thông tin riêng của Tuổi Trẻ, tại khu tập thể trại heo giống tại ấp Tân Long (xă Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi) và một trại gà đẻ tại xă Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) cũng đă có dấu hiệu gà chết hàng loạt nhưng chưa rơ nguyên nhân.

DUY KHANG

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 01, 2004.


Ông Bùi Quang Anh: Con số 1.5 triệu gia cầm nhập lậu là không chính xác

RFA - 2004-06-29 - Gia Minh

Thưa quí thính giả, do t́nh h́nh gia cầm nhập lậu tăng trong thời gian qua, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam hôm ngày 23 tháng 6 phải gửi công điện đến các tỉnh thành phố nhắc nhở về khả năng tái phát dịch. Gia Minh đă liên lạc với ông Bùi Quang Anh, Cục Truởng Cục Thú Y Việt Nam để hỏi thêm thông tin liên quan, mời quí vị theo dơi.

Gia Minh: Thông tin cho hay có nhiều gia cầm nhập lậu và trong đó có một số nhiễm bệnh. Vây ngành thú y làm ǵ để ngăn chặn ?

Bùi Quang Anh: Ngành đang cố gắng, nhưng gặp khó khăn v́ biên giới dài nên không kiểm soát được giống và gia cầm nhập lậu được. Vừa qua chính phủ có chỉ thị vào ngày 22 tháng 6, cục cũng có văn bản thành lập những đ̣an kiểm tra. Nói chung t́nh h́nh hiện nay vẫn đảm bảo an ṭan. Ngày 23 có công điện về những biện pháp pḥng chống và kiểm dịch.

Gia Minh: Con số 1.5 triệu gia cầm nhập lậu là thế nào ?

Bùi Quang Anh: (tóm lược) Báo chí đưa không chính xác, họ bịa ra. Nếu biết vậy th́ đă dẹp rồi.

Gia Minh: Năm biện pháp đưa ra khi công bố hết dịch nay được thực hiện ra sao ?

Bùi Quang Anh: (tóm lược) Nay sẽ làm rất chặt chẽ. Năm biện pháp sẽ được phối hợp giữa các cấp các ngành. Có sự hợp tác chung, quyết tâm không để dịch tái phát.

Gia Minh: Việc giết mổ gia cầm thế nào ?

Bùi Quang Anh: (tóm lược) Đang tiến hành giết mổ tập trung. Tuy nhiên việc này chưa phải tỉnh thành nào cũng làm được; nhưng đến sang năm th́ làm được.

Gia Minh: Cám ơn ông.

------------------------------------------

Công an Hà Nội bắt 300 triệu đồng tiền giả chuyển từ Trung Quốc

RFA - 2004-06-30

Cảnh Sát Kinh Tế Hà Nội loan báo bắt quả tang một vụ vận chuyển 300 triệu đồng tiền giả chuyển từ Trung Qúôc vào Đồng Đăng Lạng Sơn. Vn Express đăng tin này ngày 29/6 nhưng không cho biết là vụ việc xảy ra vào thời gian nào.

Can phạm bị bắt giữ là Tô Quang Hồng cư trú ở Văn Lăng Lạng Sơn, đương sự khai là được thuê chuyển tiền giả mệnh giá 100 ngàn đồng tiêu thụ trong nước.

Đầu mối số tiền Việt Nam giả vừa nói, là từ một phụ nữ Việt Nam có chồng người Hoa sinh sống ở Lũng Vải lănh thổ Trung Quốc.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 01, 2004.


Trao đổi Thư phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ

Chúng tôi đăng lại dưới đây các bản tin và bài phỏng vấn ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên về Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ để dùng làm tài liệu tham khảo sau này. Nhân đây, chúng tôi nêu 3 câu hỏi với ông Bộ trưởng:

1. V́ sao các hiệp định về lănh thổ, lănh hải có tầm quan trọng đến thế mà nhân dân ta không được thông báo rộng răi, góp ư, ... ?. V́ sao hiệp định biên giới Việt-Trung được phê chuẩn hầu như lén lút ?. C̣n hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ được Quốc hội phê chuẩn một cách vội vă, sau khi đă thông báo qua loa ?.

2. Trong bài phỏng vấn. ông có nêu lên 1 lư do để có Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ là “các vụ việc tranh chấp phức tạp về đánh bắt hải sản và thăm ḍ khai thác dầu khí, gây bất ổn định ...”. Xem ra có vẻ có lư, nhưng cần nhắc lại rằng, trên thực tế, việc “bất ổn định” chủ yếu là do 2 yếu tố chính: a) thành tâm, thiện chí của mỗi bên, b) tương quan lực lượng giữa các đối tác; c̣n 1 hiệp định chỉ có giá trị lư thuyết, pháp lư. Kinh nghiệm thời Pháp xâm lăng xứ ta cho thấy là sau khi kư nhường 3 tỉnh miền đông Nam bộ, triều đ́nh Huế lại phải nhường tiếp 3 tính miền tây Nam bộ ... cho tới khi thực dân Pháp chiếm được toàn bộ nước ta !.

3. Ông cũng nêu lên lợi ích của các hiệp định là “củng cố hoà b́nh và ổn định”, nhưng làm sao có hoà b́nh và ổn định nếu như Việt Nam phải kư các hiệp định này dưới áp lực của TQ (Trung Quốc) và đây là các hiệp định bất b́nh đẳng hay nói như các lăo thành cách mạng: đây là chuyện “nhượng đất, nhượng biển” ?

Ông là người hoạt động chính trị, ngoại giao lâu năm, chẳng lẽ ông ngù ngờ tới mức này ?.

Đối với dân tộc ta, sau 1.000 năm nô lệ giặc Tàu, 80 nô lệ giặc Tây, có lẽ ngày 30 tháng 6 năm 2004 mở đầu cho một thời kỳ đen tối lâu dài mới: bị TQ khống chế thông qua đám tay sai bản địa. TQ chẳng cần đem quân chiếm đóng xứ ta mà chỉ cần vung ít tiền cho đám tay sai là bọn chúng sẵn sàng làm mọi thứ chuyện, kể cả dâng đất, biển của tổ tiên ta đă rất khó nhọc mới có được. Đám tay sai này có h́nh hài giống như dân ta, nói cùng tiếng nói như dân ta, cũng ăn nước mắm như dân ta, nhưng chúng là bọn mặt người, dạ thú, sẵn sàng làm mọi điều gian ác để bảo vệ quyền và lợi của chúng. Cũng cần nhắc lại ở đây là ông cựu Tổng bi thư Đỗ Mười khi c̣n tại chức đă nêu câu hỏi “Có trụ được không ?” và qua các chủ trương của ông ta th́ câu trả lời tất nhiên là: hăy theo TQ, TQ trụ được th́ ta trụ được; từ đấy việc bị TQ không chế là tất yếu.

Đảng CSVN đă đặt dân ta vào hoàn cảnh chuyện đă rồi, dưới sự thống trị độc đoán của họ, chẳng ai có thể làm ǵ được, chỉ cần nói lên sự bất đồng ư kiến của ḿnh là tức khắc bị bỏ tù, kết án (v́ các tội (?) như: “gián điệp, lợi dụng dân chủ, ...”). Đối với chúng ta, bài học trước tiên và có thể là muôn đời chính là «Hăy cảnh giác với Bắc Triều» (như tổ tiên ta đă từng cảnh giác); đây không những là bài học cho người đương thời mà c̣n cần, bằng mọi cách, truyền đạt lại cho các thế hệ sau.

mạng Ư Kiến

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 01, 2004.


Moderation questions? read the FAQ