Tieng Than tho Hanoi

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Hà Nội hơn Hà Nội kém

Có một lần nhà thơ Hữu Thỉnh đặt câu hỏi:

Hà Nội bây giờ và Hà Nội xưa hơn kém nhau như thế nào?

Không thể trả lời ngay độp một cái được, dù người hỏi và người được hỏi hiểu ngầm xưa là khoảng từ đầu thế kỷ, và nay là những năm của thập niên cuối thế kỷ XX này. Hà Nội, trung tâm Bắc Hà là một cái ǵ đó thiêng liêng, huyền diệu, kỳ lạ mà vẫn rất quen thuộc, như người vợ Tấm Cám, bén tiếng quyện hơi, nhưng vẫn lạ lùng ngay khi nàng cho ta ăn bát canh cải cá rô nấu gừng, khi trên chiếc gối có hương mái tóc không giống bất kỳ một thứ hương ǵ mùi ǵ của bất cứ ai. Dù đă thời gian, dù đă nhiều xa khác, vẫn nhận ra nhau trong muôn vạn ngh́n triệu, để ḿnh cứ hồi hộp với ḿnh.

Hà Nội kinh đô, Hà Nội đô thị, Hà Nội thành phố, rất phương Đông, nó nổi lên trên nền phẳng châu thổ sông Hồng, như ngọn tháp cao giữa màu xanh lúa nông nghiệp. Đất nước của lúa nước, của sông ng̣i, của lam lũ và đánh giặc, Hà Nội mang đầy đủ tính chất ấy. Một thành phố nhiều tính chất nông nghiệp, nông thôn, nông dân, vừa nghèo vừa giàu, vừa thanh lịch quí tộc, vừa dân dă, mộc mạc. Kia, phường phố nào cũng có riêng đ́nh chùa đền miếu của xă thôn ḿnh ngày trước, mỗi làng xă là một pháo đài khép kín, có cổng ra vào, có tuần đinh cầm tay thước gỗ lim canh gác, cùng với di tích, c̣n cây bưởi thơm hoa mùa xuân, ṿm ngâu nở vàng mê hoặc, cây đại uốn ḿnh muốn cất cánh bay lên, đường phố cong để tránh một bức tường hoa nhà ai xưa đó... và hồ ao, và con sông lượn quanh, và bè rau muống dập dềnh... và chợ hoa là bài thơ nông nghiệp cùng tâm linh bốn mùa hoa trái, đón mùa xuân tưng bừng như ngh́n năm trước, con người ngơ ngác trước kỳ lạ của đất trời đổi khác khi địa cầu trở lại điểm xuất phát một năm.

Hà Nội từng bảo lưu nếp ăn uống thanh cảnh, giản dị của người đồng bằng Bắc Bộ; rau muống, tương cà. Con cá lá rau vẫn chỉ là sản phẩm vườn nhà, không ăn hết th́ đem trao đổi. Những làng ven nội Trung Phụng Đồng Lầm, Kim Liên, Thanh Lương, Bảy Mẫu... đem mớ rau ngót, quả mướp, buồng chuối, quả trứng, con gà... vào phố, mà thành cái chợ buổi chiều: Chợ Hôm cho đến ngày nay. Phố Hàng Gà cũng là nó, mấy con gia cầm, vật nuôi, ra đi, để thước vải, chai dầu trở về... Ngoài hai bữa chính, th́ các món quả ngon cũng là sản vật các vùng mà nguyên liệu chủ yếu cũng từ đất ruộng đất vườn mà ra: Húng Láng, bánh cuốn Thanh Tŕ, nem Phùng, nem Đ́nh Bảng, rượu Kẻ Mơ, bánh đa Ninh Giang, bún Phú Đô, tương Bần, kẹo Lủ, cốm Ṿng, cá rô Đầm Sét, hoa Ngọc Hà Hữu Tiệp Nhật Tân, rau muống hồ Bảy Mẫu, Ba Mẫu, gạo Mễ Tŕ cùng nhiều món quen thuộc khác, nhưng cũng không phải là vây bóng thường xuyên, yến tiệc linh đ́nh, rượu bia ngả ngốn...

Ăn Bắc mặc Kinh. Người Hà Nội từng nổi tiếng sành ăn sành mặc. Chỉ là trúc bâu, cát bá, hàng vân thông thường, màu nâu vải Rồng, tấm the Đ́nh Bảng Chợ Dầu, vuông sồi La Khê... nhưng nền nă, ưa nh́n, duyên dáng, tứ thân thất vạt, buông tà, mớ ba mớ bảy, váy chùng cửa vơng, gấu đỏ khêu t́nh khá kín đáo, yếm thắm cổ xây, khăn vuông khăn vấn đuôi gà... Đàn ông th́ khăn lượt, áo the dài, áo sa, quần ống sớ... Không phải ai cũng lụa lĩnh, gấm đoạn. Nhưng ngoài đường, ai nấy chỉnh tề, có vá th́ miếng vá cũng vuông vức, phẳng phiu, đường kim tăm tắp. Lĩnh Bưởi, Trích Sái, lụa Cổ Đô, Vân Hà Đông, vải Rồng Nam Định... về đến Hà Nội đều được Hà-Nội-hóa.

Vùng ven nội c̣n ở ô Cầu Dền, ô Đống Mác, ô Đồng Lầm, ô Chợ Dừa, ô Yên Phụ... vẫn san sát nhà tranh đèn dầu, vườn tre, ruộng lúa, con lợn ủn ỉn, con gà te tái... quen thuộc như một vùng Sơn Nam Kinh Bắc. Một tấm ảnh chụp đầu thế kỷ này c̣n ghi lại được chiếc cầu ao bắc bằng mấy đoạn tre vươn ra Hồ Gươm chỗ Đền Bà Kiệu, mấy chị Hà Nội mặc váy, đội nón quai thao, ngồi rửa rau giặt chiếu? Hà Nội vẫn rất Việt Nam. H́nh dung ra được cốt cách chân thành, chan ḥa ấm áp trong nếp sống như là từ thời Lư Công Uẩn, Nguyễn Trăi, Cao Bá Quát... với nồi cơm nóng hổi, miếng thịt rang cháy cạnh, đĩa rau muống luộc xanh rờn, quả ớt đỏ chói, đôi đũa tre nhưng thơm tho... Chắc chắn người Hà Nội xa lạ với những thứ kiêu sa lăng phí, phô trương, hoa ḥe hoa sói, với thói hănh tiến rởm đời...

Cũng có, nhưng chỉ là thứ nảy ṇi của mấy nhà giàu xổi, hợm của hay mấy anh làm quan tắt. Sự cách biệt giàu nghèo, người Hà Nội tinh tường phân cách. Ra đường, chỉ nh́n trang phục, có thể biết đó là kẻ nhà giàu, ông đề lại, cụ nghè về hưu, ông đốc học... với anh bán mộc tồn, chị hàng cá... Không khinh ai, không dè bỉu chê bôi ai, nhưng "ăn mặc xứng kỳ đức", mỗi người giữ phận của ḿnh, theo riêng lề thói cha ông, đua đ̣i làm hỏng, mất phẩm giá nhân cách là người bỏ đi... Cốt cách ấy là riêng biệt của người Hà Nội.

Đẹp mà không xa hoa, từ tốn khoan thai mà không chểnh mảng, vội vàng mà không hấp tấp. Người Hà Nội ghét sự lọc lừa, giả dối; khinh thói kiêu căng, xa lánh sự dung tục cục cằn, lèo lá, thô kệch... H́nh như nghèo mà vẫn sang, giàu nhưng không trọc... Nó được thể hiện qua giao tiếp ngôn ngữ, cử chỉ thông thường hàng ngày... trong mọi trường hợp, với bà hàng xóm gặp nhau hàng ngày cũng như với người khách lạ từ phương xa tới lần đầu.

Cũng v́ là một thành phố nhỏ, nên luật lệ giao thông là xa xỉ phẩm. Quang gánh cồng kềnh, nghênh ngang giữa phố, chỗ nào cũng có thể họp nhau thành cái chợ. Xe cộ, cáng vơng là của các quan, của nhà giàu, nên đi bộ, nhất là những bàn chân trần, không giày dép, là phổ biến. Khênh vác nặng nhọc, phố xá chưa thẳng hàng, nhà cao nhà thấp, mái ngói lô xô... Hà Nội là thế. Nhà Hà Nội mang dáng vẻ riêng, đặc biệt. Phần lớn là một tầng (đáng lẽ phải nói là không tầng mới đúng), mái chồng diêm, cửa sổ bé tí tẹo, chỉ mấy ô gạch, đầu hồi có cột trụ như người độ mũ b́nh thiên. Nhà trông ra đường, cửa bức bàn, ban ngày ngả xuống thành chỗ đặt hàng hóa để buôn bán, tối dựng lên, lùa vào nhau thành cửa kín bưng.

Sâu hun hút, thiếu ánh sáng, hẹp ḷng. Không phải nhà nào cũng có sân, đặt núi non bộ. Tuy vậy, nếp sống đô thị vẫn tạo cho người Hà Nội lối sống ngăn nắp gọn gàng, trật tự, sạch sẽ. Đây cũng là tác phong, tâm lư lâu đời của người Hà Nội, tuy gắn bó với một vùng quê nào đó, nhưng đă ḥa ḿnh vào thành phố, là người thành phố, nên không thể luộm thuộm, tùy tiện, nhếch nhác. Hà Nội là một thành phố khiêm tốn, hiền ḥa, chậm răi.

Thạch Lam là một chút hồn Hà Nội đó chăng? Nguyễn Tuân cũng thế chăng? Một chút nữa là Vũ Bằng, là Nguyễn Nhược Pháp? Khen Hà Nội có văn hóa yêu kiều, từ từ, có khi c̣n là ngầm chê sự chậm chạp, cảnh vẻ nữa chăng? Tái hiện lại một vài h́nh ảnh xưa cũ ấy, cũng chưa phải là có thể trả lời câu hỏi ở trên kia. Thoắt một cái, đă gần trăm năm. Đang có một Hà Nội rất khác, rất lạ trước mắt ta rồi.

Ngạc nhiên lắm nếu ta là cô công chúa ngủ trong rừng một trăm năm, bây giờ tỉnh giấc, gặp nhà đá rửa, rồi ốp lát, rồi những tầng năm, tầng bảy, có cái tum nhọn hoắt, có ăng ten Parabon, và nhiều cái quái lạ khác. Nhớ đến cái mất đi mà giật ḿnh. Nh́n thấy cái tân kỳ mà vui hởi. Hôm nay gạo không c̣n là cái lo phấp phỏng đến nỗi khách ở quê ra cũng phải đùm cân gạo theo, c̣n người phố th́ tái mặt đến chết ngất v́ lo cho cái sổ gạo. Có nhiều món ăn ngon lành, mới lạ, để chỉ cần ăn ít thôi cũng đủ. Gị lụa, chả quế, thịt gà đâu c̣n là thứ có khách quí mới dám có mặt trên mâm.

Không phải chỉ có mộc tồn truyền thống ở Hàng Lược, Hàng Đồng mà như nhà phóng sự Nguyễn Hà cho biết, có cả một liên hiệp xí nghiệp thịt chó hàng trăm mái, mấy trăm bàn ăn, ngả ra các món "cẩu nhục" ê hề suốt một rẻo giang biên phía bắc, nơi ngày xưa chỉ có hoa đào. Ngơ Cấm Chỉ xưa, nay đổi tên thành Ngơ Hàng Bông Lờ -phải chang để lờ cái ông Chúa Chổm kia đi? -cũng là thành một ngơ đặc kịt hàng ăn, những xôi, phở, vằn thắn, sủi cảo, ốc luộc, gị chả, gà tần thuốc bắc, chim quay, cùng là các thứ uống say và không say... tha hồ mà ních chặt dạ dày cho thỏa, cho nới rộng thêm cái lỗ thắt lưng, mà chắc cô gái Hàng Bạc, mợ cả Hàng Đào, cả ông tầm quất Bạch Mai hay ông thông phán Hàng Vôi cũng không bao giờ ăn nhồm nhoàm như thế. Lại c̣n có những phố chuyên về ăn uống như Mai Hắc Đế, Nguyễn Du, Hàm Long v.v...

Cũng không thể không nhắc đến cái chuyện lạ đời mà chắc phải làm ngạc nhiên người Hà Nội cách đây chỉ chục năm thôi. Người ta cử ra bốn năm thanh niên lực lưỡng, cả trai, cả gái, ra giữa đường lúc tan tầm chiều, giang tay, gần như bắt khách đỗ xe máy lại để vào các dăy ghế bên hè mà... nhậu...

Kiểu ǵ lạ vậy? Bia đấy, chả chó đấy, chân chó đấy, nem chua đấy, ốc nóng đấy... Một kiểu ăn uống loạn xà ngầu, một kiểu mời chào như tây bắt lính, và đă có người bị ngă xe, bị tai nạn giao thông v́ kiểu níu kéo tay lái b́nh bịch như thế. Đă trở về thưa thoáng con cà cuống, không nhiều th́ cũng đă bay thoáng trên bát bún thang đầu phố Lăn ạng. Hoa quả bốn mùa tươi ngon ngồn ngộn từng ngọn tháp nhỏ, táo đỏ, nho nâu, vải thiều tṛn trịa, lê vàng ươm, nhăn lồng, thanh long, na dai... không thiếu thứ ǵ.

Riêng chuối tiêu có loại nhuộm vàng thật đẹp nhưng ruột lại quá chua, nhàn nhạt, một thứ chuối chỉ có màu mà không có hương, khác xa loại chuối tiêu trứng cuốc có thể ăn với cốm Ṿng. Các loại hoa quả, ai cũng có thể mua, trẻ em không bị thèm nhạt nữa. Riêng phở cũng đáng nói vài câu phiếm. Người ta có thể ăn phở suốt ngày, ở bất cứ chỗ nào, đắt rẻ đủ kiểu, sang, nghèo đều đủ đáp ứng. Nhưng t́m một hàng phở thật ngon, thật đúng vị, nổi tiếng liền nhiều năm, nước dùng bay xa mùi thơm quyến rũ, đánh thức con t́ con vị đang ngủ say hay đang lơ mơ... phải bừng tỉnh để sà vào mà hít hà, mà bưng lên... như mấy chục năm trước, quả là quá hiếm. Người ta ăn phở để no chứ không phải để ngon, ăn cho đầy chứ không phải cho thích. Gị sống gọi bừa đi là mọc.

Mấy quả trứng gà nửa sống nửa chín, tanh ḷm, đánh tan ra như nước gạo, ngửi đă rùng ḿnh. May c̣n có chút hạt tiêu, nhưng thiếu húng Láng, hành tây... Bát ôtô to đùng rất phù hợp với cái bụng phệ mà không hợp với cái lưỡi tinh tế, khó tính của người biết ăn phở... Bánh cuốn Thanh Tŕ vẫn có, nhưng không mỏng, không dai, không mát như lụa của một thời. Chợ Đồng Xuân không c̣n những hàng quà ngon nổi tiếng: xôi ṿ chè đường, bánh xu xê, bánh gấc, bún thang... Ngay một món nem chạo mà người ta thay b́ lợn bằng miến rong chần dối, cũng dai nhưng vô vị... cho nên có người thích "chầu mồm" hơn là ngồi vào mà ăn những thứ dớ dẩn ấy. n rồi, th́ mặc là quan trọng. n cho ḿnh, mặc cho người.

Mặc mà không có người ngắm th́ phí công. V́ vậy mà người ta mặc để phô trương cái đẹp, cái hay ra cho mọi người biết, khoe cả cái giàu, cái học thức, và khốn khổ cho người Hà Nội, nhiều người khoe cả cái xấu, cái dốt, cái rởm đời, cái lố lăng kệch cỡm ra trước mắt mọi người, thế mới khổ cho thiên hạ và cho ngay bản thân người ấy. Lư ǵ mà tóc đen đang đẹp lại nhuộm đỏ như lông ḅ. Lư ǵ cái cẳng chân khẳng khiu, đen nhẻm, lỗ chỗ vết sẹo và muỗi đốt cũng bắt chước mặc váy khoe ra? Người thời trước chắc không thể h́nh dung ra con gái đàn bà lại mặc váy ngắn đi b́nh bịch, bá vai bá cổ nhau ngoài đường và văng ra đủ ba mươi sáu thứ "của không ngon".

Thời thế thế thời thời phải thế. Hiện đại đấy. Cái mới đến, phải chấp nhận, nhưng quan trọng, là phải có học, biết được cái ǵ là hay là đẹp là phù hợp, là văn hóa... Người Hà Nội không ưa ǵ những kẻ chỉ là con vẹt, con đổi mầu, thứ nhai lại...

Xưa nghèo, áo vá ra đường là thường, nhưng vẫn phẳng phiu, sạch sẽ, gọn gàng. Nay có sang hơn, vải đắt tiền hơn, không ai mặc áo vá rách ra đường, nhưng đôi khi lại có một thứ phản mỹ phẩm, phản văn hóa, rất "mô ve gu", mà ngày ấy chỉ có me tây gái nhảy, gái ăn sương mới thế. Thời ấy, một ông tây bà đầm ra đường, nước hoa thơm lừng, dân An Nam mà ngắm kỹ có khi bị bỏ tù.

Nay thiếu ǵ tây đầm, đầm non đầm già đều có, đầm quần đùi may ô, tây ba lô nhếch nhác, không thiếu. Kể cả tây đi buôn, tây đi lừa. Hà Nội bất chấp, cứ đặt lên mặt sàng mặt cân cho thời gian trả lời, đào thải. Chắc sang đầu thế kỷ mới, con đường Hà Nội -Hà Đông, Hà Nội -Sơn Tây, Hà Nội -Hải Dương sẽ được lấp kín bằng nhà cửa, sẽ không c̣n một chỗ nào trống cho ao bèo ruộng rau nữa. Mừng. Nhưng hiện nay, cái ở của người Hà Nội chưa phải là sự thảnh thơi. Cơn sốt, cái nhọt bọc, khối ung thư đang đó. Lấn chiếm, cơi nới, tranh chấp mà luật pháp bó tay...

Thế mới bật cười. Chả hiểu cán cân công lư ở đâu mà có kiểu "phạt cho tồn tại", mà không thẳng tay, kiên quáết. Luật pháp mà ra có phải để chơi đâu nhỉ? Không một ai trên đời này suốt đời ru rú ở trên giường, ở trong nhà. Phải đi lại, tức là cần đến giao thông, dù chỉ sang nhà hàng xóm hoặc ra ngoại ô hay lên đường vài trăm cây số...

Cái đi bây giờ không ai c̣n thấy có thể rềnh ràng như con tầu điện sơn đỏ đi như rùa; cái xe tay ngựa người g̣ lưng mà kéo. Tiếc là tàu điện bóc đi quá sớm, ôtô bus lại không thay thế được. Cái gọi là xích lô không phải là thứ xe chưa xứng với thành phố có truyền thống thanh lịch. Cũng có tắc xi đấy, nhưng loại "máy chém di động" này, sẵn sàng cắt phăng cổ những ai ít tiền mà dám nhảy lên? Xe đạp rồi xe máy đang là phổ biến, hơn hẳn ngày xưa.

Ra đường là vui mắt, vui đến chóng mặt, hoa đầu, chuếch choáng v́ một vũ trụ quay cuồng, các điện tử quay nhanh chung quanh một cái hạt nhân nào chẳng biết, cụ già em bé ngă quay lơ c̣n bị mắng là thường.

Người Hà Nội từng có truyền thống nhẹ nhàng, nâng đỡ người khác. Người Hà Nội bây giờ sẵn sàng xửng cồ, nổi nóng, thụi nhau, mắng nhau và c̣n có thể "xin tí huyết"... Thế mới là một Hà Nội không phải của người Hà Nội, một Hà Nội khác xưa rất nhiều. Giao tiếp là điều không thể thiếu của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày. Xưa, người ít văn hóa nhất như con sen, anh xe, chị hai khâu đầm, cô bán cá... cũng không bao giờ nói ngọng.

Nhưng bây giờ, váy mới nhất tốc cao nhất, tóc uốn quăn thời thượng nhất, cùng với cà vạt có kim gài sáng choang, giày tây bóng lộn, sơ mi cổ cứng, đầu chải mượt như gương tầu, lại nói: Hôm lay giời lắng quá, mà nương nậu nại nẻ noi, cái lón ló nỏng nẻo... Và lớp trẻ không biết học hành đến đâu, được dạy dỗ ở trường nào, sinh ra trong gia cảnh ra sao, bố mẹ làm nghề ǵ, mà ra đường là văng tục, chửi thề, nói nhảm, đưa cả mẹ nhau vào cuộc...

Văn hóa là đấy chứ đâu. Hà Nội là đấy. Cả xưa và nay, nghe giọng nói, cách nói, lời nói, người ta biết thành phố ấy thế nào... Hà Nội nhỉ. "Hanoien" nguyên chất c̣n bao nhiêu? Hà-Nội-yên như thế có phiền ḷng không, vui buồn ra sao. Đương nhiên không có ǵ cứ tĩnh lặng như mặt ao tù.

Phải chuyển biến, di động. Người tứ xứ đến Hà Nội là đương nhiên, và như nhà văn Tô Hoài quan niệm: "Ai đang có mặt ở Hà Nội hôm nay; đều là người Hà Nội hết, không kể quê gốc ở đâu..." Có điều xưa nay, vợ chồng c̣n ảnh hưởng nhau, bè bạn c̣n chan ḥa nhau huống chi cuộc sống chuyển vùng. Tục ngữ cũng nói: Đêm nằm năm ở. Nay hàng vạn đêm ở chứ ít ǵ.

Đáng lẽ, phải ḥa ḿnh vào thành phố, xóa bỏ nét thô lậu, tính cách tùy tiện, tản mạn, bừa băi... để ḥa nhập vào thanh lịch, tao nhă, vào nếp sống văn minh, vệ sinh, kỷ cương... trở thành người Hà Nội... th́ tiếc sao, lâu nay, nhiều hiện tượng ngược lại.

V́ vậy mới thấy một Hà Nội đang chuyển động ngược ṿng quay, ngược xu thế tiến hóa, với những lề thói phong tục của nông thôn, chẳng hạn đi bộ nghênh ngang giữa ḷng đường, sẵn sàng đánh chém nhau, va quệt xe, có lỗi mà không thèm xin lỗi, cởi trần trùng trục ra đường, bạ đâu là phóng ra đấy, vứt xác chuột chết ra đường, đang đi xe, quay đầu nhổ ngang sang cạnh, không kể ǵ người đi phía sau đang đi tới; uống rượu say mèm cờ bạc hút xách và nhiều điều chướng khác. Người xưa nói biết sai mà sửa sai mới là tốt.

Nay không ít người biết ḿnh sai, nhưng nhận lỗi qua loa, để rồi theo ông Nguyễn Y Vân, phớt lờ pháp luật, nếp sống... Mọi người v́ ḿnh, ḿnh cũng v́ ḿnh... Người kém văn hóa, quá nghèo khổ đă đành, nhưng người ta c̣n thấy có người oai ra phết cũng cứ làm bừa, sống ẩu như trong rừng sâu mới lạ.

Hà Nội có đau ngầm không nhỉ? Nói Hà Nội xưa và Hà Nội nay, cái ǵ hơn, cái ǵ kém... thật khó v́ nói thật hay mất ḷng, nhưng thuốc đắng mới dă tật. Sự thật chua chát, phũ phàng đang có mặt trong một Hà Nội vặn ḿnh, đau đẻ. Đẻ ra cái tốt cái văn minh, sự tiến bộ, niềm tự hào của cả dân tộc nhưng cũng đang đẻ ra con rắn con rết cái quái thai...

Lại nữa, không ai bảo thủ đến nỗi chỉ có ngày xưa là nhất, c̣n phủ nhận hét mọi điều hay điều mới. Càng không thể coi Hà Nội là cái ṿng tṛn khép kín, xuất phát ở điểm nào th́ phải trở về đúng điểm ấy. Thế là gàn, là ngốc, là dại. Một ṿng tṛn trôn ốc, mỗi lúc mở rộng vào không gian mới là quá luật. Hà Nội đă đông gấp năm gấp mười, rộng cũng thế, dài cũng thế, đời sống vật chất cũng thế, không thể cứ coi một Hà Nội chậm chạp, ăn cơm rau, mặc áo vá...

là khuôn vàng thước ngọc. Tuy vậy, cứ có cái ǵ nó lục xục trong đầu. Có phải vật chất cao, dù là cao nhất, là đủ chăng? C̣n tinh thần, c̣n nếp sống c̣n văn hóa, c̣n truyền thống, c̣n lịch sử... sẽ ra sao nếu con người quáng mắt lên, hoắng lên trước một ánh đèn hay viên kẹo súc cù là từ nước nảo nước nào nhập đến?

Thịt chó át hoa đào sẽ ra sao? Chửi thề nói tục so với thưa gửi dịu dàng... sẽ ra sao? Con cái hiếu thảo, bạn bè thương nhau, anh em đùm bọc, hay là đèn nhà ai nhà ấy rạng, hay là có kẻ như một cậu thiếu niên mới mười tám tuổi, tuyên bố trong bài thơ của ḿnh rằng: "Chẳng ai đẻ ra tôi, chỉ có con ḅ cái bên cạnh..." (Thơ Nguyễn Q. đăng trên báo Người Hà Nội).

Hà Nội giàu hơn trước, ai cũng thấy vậy. Nhưng Hà Nội có sang hơn trước không, có văn minh lịch sự hơn không, th́ tùy từng tạng người, tùy quan niệm mà mỗi người t́m ra câu trả lời mỗi khác. Sài G̣n bộc trực, bỗ bă, tốc độ... Huế đài trang kín đáo, e lệ, rụt rè. C̣n Hà Nội, ngàn năm văn vật c̣n hay mất? Câu hỏi thật như cái đinh đóng câu rút vào thời đại.

Câu hỏi của anh Hữu Thỉnh có lẽ có trăm ngh́n câu trả lời khác nhau, và khi anh hỏi thế, chắc anh cũng đă t́m thấy câu trả lời của riêng ḿnh rồi. Rồi sẽ ra sao đây, t́nh yêu sau ngày cưới sẽ nồng thắm hơn hay chóng phôi pha? Hà Nội giàu thời gian lên, sẽ ra sao, thật bối rối nghĩ về những năm của thiên niên kỷ đang đến, khi Hà Nội tṛn ngh́n tuổi...

-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), July 05, 2004

Answers

"Húng Láng, bánh cuốn Thanh Tŕ, nem Phùng, nem Đ́nh Bảng, rượu Kẻ Mơ, bánh đa Ninh Giang, bún Phú Đô, tương Bần, kẹo Lủ, cốm Ṿng, cá rô Đầm Sét, hoa Ngọc Hà Hữu Tiệp Nhật Tân, rau muống hồ Bảy Mẫu, Ba Mẫu, gạo Mễ Tŕ cùng nhiều món quen thuộc khác, nhưng cũng không phải là vây bóng thường xuyên, yến tiệc linh đ́nh, rượu bia ngả ngốn..."

Nong Bi Dai

Mất gần hết rồi bà con ạ, xót xa quá. Hà nội giờ xấu xí nhiều hơn ngày xưa. Mà bao giờ cho đến ngày xưa??? Hà nội xấu do chính quyền không nghiêm, con người xấu do giáo dục trường học kém, thầy cô không c̣n là tấm gương cho trẻ học tập. Xă hội láo nháo, bố mẹ đi làm cả ngày mà không quản th́ dễ hư. QUa sợ luôn.

Mà anh Nông Bí dái cho hỏi bài trên do ai viết mà hay vậy, rất tâm huyết với Hà nội. Anh cho cái link để VC xem, nếu chưa dăng báo ở HN, VC sẽ gửi cho họ đăng, báo động cho mọi người thức tỉnh. Nếu không sẽ là quá muộn. Thanks

-- Viet Cuong ( VN cuong thinh) (wilson_beng@yahoo.com), July 05, 2004.


Visit Link http://www.informatik.uni- leipzig.de/~duc/sach/phongtuc/muc_i.html!

Gioi thieu ban cuon suoc sach gia dinh ..cho moi nguoi kha day du ,,,cua moi gia dinh



-- Nong bi dai' (vietnamcongsan@yahoo.com), July 05, 2004.

VC toi gap trong 1 vai forum thoi ,nhung khong nho la dau de tim sau ,,gio khong biet noi nao nua?

-- congsan (vietnamcongsan@yahoo.com), July 05, 2004.

Anh NBD , thanks anyway.

-- Viet Cuong ( VN cuong thinh) (wilson_beng@yahoo.com), July 06, 2004.

http://diendan.nguoihanoi.net/viewforum.php?f=14

Here u r

-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), July 06, 2004.



Moderation questions? read the FAQ