NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI
Nguyễn Thị Nữ

I. CHUYẾN VƯỢT BIÊN LẦN THỨ BA

Một ngày tháng 5/80

Người hàng xóm nhà tôi tên Luyến kề tai tôi nói nhỏ: "Nữ ơi! Con có muốn đi không?" Tôi tṛn mắt hỏi: "Bác nói con muốn đi đâu?" Bác la nhỏ: "Trời ơi, con nhỏ này sao "chậm tiêu" thế, đi vượt biên chứ đi đâu, bác có quen với chỗ này người ta là bà con với chủ tàu, họ kiếm thêm vài người nữa trên Saigon này thôi, là chỗ quen biết nên họ tính rẻ, con liệu xem có đi được không?" Tôi nói với bác cho tôi suy nghĩ vài ngày.

Hai hôm sau tôi đến gặp bác và hẹn ngày đến gặp người liên lạc xem giá cả ra sao. Khi gặp mặt th́ được giới thiệu là HL bên ca kịch. Ngă giá tất cả 4 mẹ con là 8 cây.

Trời ơi! Tôi đào đâu ra 8 lượng bây giờ để 4 mẹ con cùng đi được với nhau, bao nhiêu tiền của dành dụm được c̣n đâu nữa, lớp nào mua ruộng, phần th́ gửi đồ cho chồng và đi buôn cụt vốn hết, c̣n kẹt 2cây đă mua đồ để dành Tết bán, trong người chỉ c̣n vỏn vẹn có 1 cây thôi.

"Con chạy đâu ra để đi bây giờ, con không đi được đâu bác ơi!" Bác bàn với tôi:

"Hay là hai mẹ con đi thôi, mang Bằng đi v́ nó là con trai sợ phải đi nghĩa vụ."

Tôi giẫy nẩy.

"Không được đâu bác. Có 4 mẹ con mà con đành đoạn để hai đứa con gái lại sao?'

Bác nói: "Chứ ở lại mà ôm nhau sống được à? Thôi để xem bác hỏi hai mẹ con họ tính sao?"

Hôm sau bác cho biết hai mẹ con họ tính 4 cây, bác kể hoàn cảnh của tôi cho họ, họ lấy 3 cây và hai ngàn, tôi cũng chẳng có đủ. Túng th́ phải tính, tôi đành liều nói dối mẹ là tôi đă hỏi cô em con bà d́ cho mượn 2 cây để mua hàng (v́ cô gửi mẹ tôi). Đă có 3 cây trong tay nhưng c̣n hai ngàn kiếm đâu ra, buộc ḷng tôi phải kể sự t́nh cho cô em dâu biết. Hai chị em âm thầm mang những đồ tế nhuyễn và quần áo của tôi đi bán, gom góp đủ hai ngàn đưa hết cho họ luôn cả 3 cây…

Những ngày sau đó tôi luôn hồi hộp và chờ đợi người đến báo tin là ra đi, chủ tàu họ cho biết mỗi người có thể gửi trước ít quần áo và ít lương khô, tôi cũng chuẩn bị và gửi đi. Xong đâu đó, tối nào hai chị em cũng ra cầu sông để tâm sự cùng dặn ḍ nhau…

Một buổi chiều tháng 6/80 tôi đang làm ngồi làm hàng, bác Luyến đến bên cạnh dúi vào tay tôi mảnh giấy nhỏ. Tôi biết vậy là tới ngày giờ họ gọi đi, nên đứng dậy đi vào nhà tắm mở ra xem. Đă biết trước nhưng khi xem xong mảnh giấy ghi mấy chữ "tối nay 8 giờ" trống ngực tôi đánh liên hồi, chân tay run rẩy. Tôi cố gắng giữ b́nh tĩnh và nói với cô em dâu "…tối nay chị đi." Cô nói "…chị ráng b́nh tĩnh, coi chừng nhà biết, c̣n hai đứa nhỏ tính sao?"

Tôi nói: "Chị cũng chẳng biết làm sao bây giờ? Tội hai đứa nó quá em ạ, hay chị cho tiền đi coi xi nê, chứ chúng nó ở nhà chị không sao đi được đâu? Cô em cũng đồng ư, tôi gọi 2 đứa. Chúng nó ngạc nhiên hỏi "Sao bữa nay mẹ lại cho tiền đi coi xi nê vậy?"

Tôi nói: "Tại mẹ thấy hai đứa ngoan nên mẹ thưởng…"

Nói câu đó xong tôi vội quay mặt đi để cho chúng không thấy những giọt nước mắt của tôi đang rơi. Hai cô bé tưởng mẹ nói thật hí hửng dắt nhau đi.

Chờ cả nhà ra ngoài sân làm hàng, trong này cô em dâu đợi sẵn khóa cửa trong dùm tôi. Hai mẹ con ra đầu đường đón xe xích lô đến nhà người mối ngủ để sáng mai đi sớm…thằng con tôi luôn miệng hỏi: "Mẹ đi đâu mà không cho chị Quyên và Thy đi vậy?" Tôi nói: "Mai đi thăm mộ bố con sớm nên lại đây ngủ để mai người ta cho đi. Nó nửa tin nữa ngờ, nhưng không hỏi nữa.

Bốn giờ sáng hôm sau 5 người chúng tôi đón xe ra bến xe cảng miền Tây, quá trưa th́ xuống đến Cần Thơ, ông HL đem chúng tôi đến gửi tại một nhà nọ c̣n ông ấy ở một nơi khác.

Họ cho người bốc chúng tôi xuống taxi 4 lần ra tàu lớn không được, có lần ghe đang đi nửa chừng lại phải quay trở lên bờ. Trong đêm tối cả đoàn người khoảng 20 người trên ghe lầm lũi đi qua những chiếc cầu đă đổ để lên bờ, chỉ sơ sẩy một chút là ngă xuống ḍng sông ngay. Một lần kia họ nhắn tôi đi xe ra bến Ninh Kiều để bốc đi. Chờ mỏi, chờ ṃn hai mẹ con phải trải tấm áo mưa xuống nền chợ để ngủ, mới chợp mắt được một tiếng th́ những bạn hàng đă dọn chợ để bán buôn…. Khoảng 8 giờ th́ ông HL lại đón mẹ con tôi gởi ở nhà bán gạo trong chợ khác, hai ngày sau cũng chưa được bốc. Chúng tôi được đổi thêm 3 địa điểm khác nữa nhưng cũng vẫn chờ, cuối cùng phải ngủ ngoài vỉa hè,trong cái áo mưa nhỏ không ngăn nổi những cơn gió lạnh mưa rơi, bụng đói ră rời, c̣n mấy đồng tiền cuối cùng tôi mua ít khoai ḿ dằn bụng, và không biết rồi sẽ ra sao đây? Tiền hết nhẵn. Xuống đây hơn một tuần tưởng chỉ nhờ vài ba ngày là đi không mang theo nhiều, lúc này tôi mới thực sự lo. Đang ngồi buồn rầu, th́ chợt thấy mẹ ông HL lại kêu ra đón xe về Saigon, bà được tin nên xuống đây đón 5 người chúng tôi về….

Sáng hôm sau tôi lên cửa hàng chỗ cô em làm gặp cô nói chưa đi được và muốn về nhà chờ khi nào đi người ta kêu, cô la lên:

"Thôi chị ơi, chị đă đưa hết tiền cho người ta bây giờ về nhà là không bao giờ chị đi được nữa đâu, v́ thấy con là chị không nỡ đi nữa! Phần em, khi chị đi rồi sau 2 đứa nhỏ coi phim về hỏi em mẹ đi đâu chưa về? Bấy giờ ba mẹ mới biết, em mới nói là chị đi rồi, cả nhà cùng khóc quá trời, ba là um sùm "nó đi để con lại nhỡ chết giữa sông giữa biển ai nuôi chúng nó đây?" Cô nói tiếp, "chị thấy đó t́nh cảnh như vậy chị về có đi được không? Chị năn nỉ mẹ ông HL cho chị ở tạm, em và nhà em sẽ t́m cách giúp chị…"

Mẹ ông HL bằng ḷng cho tôi tạm trú. Vợ chồng em tôi mượn tiền của mẹ đến cuối tháng lănh lương trả lại mẹ, cô em lănh lương nửa tháng và mua nhu yếu phẩm trên cửa hàng mang tiếp tế cho tôi cầm cư, chờ đợi.

ïNgày 13/7/80 là chuyến ra đi lần cuối…

Xe xuống đến Cần Thơ tôi đợi tại một quán nước, chừng một tiếng sau có người lại hỏi tên tôi và chở ra ghe nhỏ. Trên ghe đă có chừng 10 người, ghe chạy tới khoảng xế chiều chúng tôi thấy một con tàu trên lợp lá. Ghe chúng tôi tấp vào bên hông và từng người bước sang chui xuống hầm ngay. Trong khoang tàu đă thấy lố nhố nhiều người. Sau khi yên chỗ tôi lại thấy tàu lắc lư, có người xuống nữa... Cứ thế cho đến khi chúng tôi ngồi nén chặt như con cá được sắp trong hộp không nhúc nhích cục cựa được th́ mới thôi.

Sau đó mấy người tài công lấy những can nhựa buộc dây thả xuống sông múc nước, nước sông phù sa đục như bát đất, họ nói với chúng tôi là đằng sau thuyền có chỗ để xả bà con nào cần đi đại tiểu th́ cứ việc ra đó….trong ḷng tàu quá chật chội và nóng nực, các em bé bắt đầu khóc v́ đói và khát, phần nóng bức chúng tôi phải ngồi bó gối lại chân tay mỏi nhừ, nhưng hễ cục cựa là có người la é lên v́ đụng trúng mặt mũi họ. Lần trước ông HL mang thằng con lớn đi nó có tật ở chân, sợ họ chú ư lần này ông mang thằng con 2 tuổi đi theo, bây giờ con nít lại càng khóc lớn hơn.

Khoảng 8 giờ tối, chủ tàu và mấy người tài công la lên: "Sắp tới trạm kiểm soát rồi. Cho tụi nó uống thuốc ngủ chưa? Nếu c̣n khóc th́ nhét giẻ vô miệng làm ơn làm phước dùm, không chết hết cả đám bây giờ." Mấy đứa bé con nghe vậy th́ im thin thít, nhưng vẫn c̣n ấm ức. Ngồi bên cạnh tôi là một bà mẹ có 4 đứa con và 2 đứa cháu, thằng con lớn của bà 9 tuổi c̣n ba đứa con nhỏ từ 5 tuổi trở xuống khóc la quá trời, tôi phải luôn tay phụ quạt cho chúng mát để khỏi khóc.

Một ông được chủ tàu giao cho giữ can nước kêu đói quá mà không có ǵ ăn. Tôi nói: Ông có nước tôi có lương khô, ông có đồng ư đổi không. Khi đi tôi cũng mang hờ mấy bịch lương khô và chanh đường. Ông ta bằng ḷng, tôi đưa 3 miếng lương khô (làm bằng đậu phọng ép lại) ông đưa cho tôi một lon guigoz nước tôi cho mấy đứa trẻ uống đỡ khát…Kế đó, có tiếng gơ vô mạn tàu báo hiệu đang đi qua ngang trạm kiểm soát. Mọi người hồi hộp nín thở, chỉ một tiếng ho tiếng khóc là cả bằng ấy người trong tàu sẽ được "mời lên xe cây" đi ăn cơm hẩm ngay.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 15, 2004

Answers

Response to NƯỚC NON NGĂ€N DẶM RA ĐI

May sao ơn trên che chở, đám con nít mệt mỏi quá đă ngủ yên, c̣n người lớn th́ cố nhịn ho. Qua những khe hở trên sàn tôi thấy ánh đèn quét qua quét lại mấy lần và tàu cũng từ từ qua được cửa "Tử thần". Chưa thoát nạn nên ai nấy vẫn phải bó gối ngồi im, hồi chiều chủ tàu nói: qua được trạm kiểm soát mới khoảng 2, 3 giờ sáng làm sao ra đến cửa biển trước khi mặt trời mọc là 5 giờ sáng, lúc đó nước thủy triều lên tàu mới đi được. Trong lúc này vài can dầu dự trữ cột ở hai bên vách tàu bị ḍ rỉ làm cho mấy người kêu nóng lưng quá, nhưng vẫn phải ngồi im chịu trận. Tàu đi được chừng 3 tiếng nữa tôi nghe tiếng sóng đập mạnh vào mạn tàu, chắc có lẽ tàu ra đến cửa biển. Qua được cửa biển c̣n phải đi thêm 4, 5 tiếng nữa mới đến hải phận quốc tế, mọi người c̣n lo v́ c̣n trong lănh hải của Việt Nam, bắt cứ gặp tàu nào của nhà nước CS là họ cũng có quyền chặn lại để xét hỏi, nhưng tàu chúng tôi có đăng kư với nhà nước là tàu chuyên chở gạch cát cho công ty nên cũng đỡ phần nào, nhưng ai biết được may rủi ra sao.

Mặt trời lúc này cũng đă chiếu sáng trên sàn tàu và những đợt nước biển cứ tới tấp tạt vào tàu tràn qua kẽ ván dội lên người chúng tôi mặn chát, cay xè, quần áo tóc tai mọi người dính lép nhép như bị ngâm trong thùng nước muối. Nhiều người bắt đầu lạnh run v́ bị nước ngấm, mọi người lâm râm cầu nguyện Chúa, Phật độ tŕ cho ra đến hải phận quốc tế được b́nh an…

Con tàu chở 135 người nhồi nhét trong 14 mét bề dài, 3 mét bề ngang, ́ ạch rồi cũng ra được hải phận quốc tế. Mặt trời đă lên đến đỉnh đầu…Mấy người tài công la lớn: Bà con ơi! Tự do rồi, thoát nạn rồi… mọi người nhao nhao lên vui mừng hớn hở, kẻ đi người đứng, người nằm cho giản gân cốt sau mười mấy tiếng tù túng. Đám thanh niên phụ với tài công lấy búa, cưa kềm, gỡ bỏ mái che tàu đ̣i quyền sống "hỏi chủ tàu để ăn uống, th́ họ nói chờ…

Nhưng tiếng reo mừng thoát nạn nguội mau, đủ thứ đói khát bệnh tật chết chóc đang ập tới. Chúng tôi thấy có một số người đang ăn bánh tét và củ sắn, hỏi ra mới biết đó là thân nhân của chủ tàu và tài công (khi đi họ dặn không mang theo ǵ hết, họ lo cho đầy đủ, bây giờ đói họ nói chờ, mấy người đói quá chửi rủa om x̣m, tôi khát khô cả cổ. Thấy cô ngồi bên cạnh ôm khư khư một giỏ đầy nước ngọt và đang cầm một lon uống tôi xin cô một hớp, nhưng cô làm lơ…tôi không dám xin nữa…

Lúc này coi lại mấy người bị phỏng v́ dầu chảy, tất cả 5 người, hai cha con ông HL và 3 người nữa, nước biển làm họ sót và lở loét thêm và cũng có một em bé 2 tháng tuổi bị nóng sốt cao độ chết, mấy người phụ cha mẹ bé quấn trong khăn bỏ xuống ḷng biển và khấn vái bé phù hộ…

Tàu đi chừng hai tiếng th́ gặp một tàu sắt lớn, sơn trắng viền xanh, trên tàu mấy người đàn ông mặc quần áo trắng đầu đội nón kết trông rất lịch sự. Tàu chúng tôi lại gần, ngừng cạnh tàu của họ, mấy người tài công trao đổi nhau xem ai biết tiếng Anh lên liên lạc xem họ có giúp ḿnh ǵ được không. Một người khá tiếng Anh lên nói chuyện với họ, được biết đó là tàu hải quân Thái Lan. Người mẹ có con chết bỏ xuống biển vốn ở bên Thái từ nhỏ nói thông thạo tiếng Thái sang gặp họ và nói đưa cho họ 3 cây để nhờ họ kéo về đất Thái, họ đồng ư và cho mấy nồi cơm trắng với cá khô mang về tàu ḿnh. Những người đói quá tranh nhau ăn, tôi cũng bốc hai nắm và miếng cá khô, vừa bỏ miếng cá vào miệng tôi liền nhả ra không sao ăn được v́ vừa mũn như cám lại có mùi thum thủm, không sao nuốt được, mặc dù bụng thật đói ră rời. Một bà nọ thấy tôi không ăn nói "phải ráng ăn để có sức". Mấy người thanh niên bên tàu tôi đeo mấy trái lựu đạn bên hông nhảy sang tàu của họ bị đuổi về, họ cầm loa nói vọng sang bằng tiếng Thái và tiếng Anh "Nếu trên tàu của quư vị có trang bị vũ khí, hăy vứt xuống biển chúng tôi mới kéo tàu cho" Bên tàu tôi mọi người im lặng, họ lại kêu hai lần nữa nhưng những người đàn ông bên tàu tôi không chịu vứt, nhóm đàn bà chúng tôi sợ họ có súng sẽ ra tay trước, xúm lại năn nỉ họ vứt đi để cứu lấy sinh mạng của tất cả mọi người trên tàu. Năn nỉ măi họ mới moi ra từ đáy tàu 6, 7 cây súng và 2 thùng lựu đạn thả xuống biển.

Ném bỏ vũ khí xong chừng 10 phút th́ ào ào 5, 7 người Thái trần x́ mặc có cái quần ś líp tay cầm dao nhảy sang tàu tôi cướp, thấy người nào đeo bất cứ cái ǵ họ cũng giựt rồi lục soát khắp người. Tôi chẳng có ǵ ngoài cổ tràng hạt bằng gỗ đeo trên cổ, ông già nọ đeo sợi dây chuyền 3 lượng bị họ giựt trước tiên, sau đó họ lục trong quần ś líp của ông thấy có tiền họ rạch ra lấy được 500 đô, chẳng biết chúng cướp được bao nhiêu, nữa tiếng sau chúng kéo về tàu chúng và chạy mất tiêu, bỏ lại con tàu chúng tôi với bao hăi hùng. Khi màn đêm buông xuống, con tàu nhỏ bé của chúng tôi lênh đênh giữa bầu trời tối đen không biết đi về đâu v́ la bàn bị chúng lấy mất rồi, trên trời lấp lánh muôn ngàn v́ sao, sóng vỗ mạn thuyền nghe buồn năo ruột, ai nấy c̣n chưa hoàn hồn v́ bị cướp, nên cả tàu im ĺm…

Sáng hôm sau ông HL mang thằng con gửi tôi giữ dùm, nó cũng bị phỏng ở lưng v́ lúc lên tàu ông ấy đă chọn được chỗ để dựa lưng nên 2 cha con cùng bị phỏng mà thằng bé cũng gan ĺ, không kêu ca tiếng nào dù đau đớn, đói khát…

Chúng tôi lại thấy xa xa một con thuyền có 2 cột buồm, đang đi về phía chúng tôi với tốc độ nhanh lại gần th́ là tàu đánh cá. Lại thêm một màn cướp bóc nữa. Lần này chúng kéo sang đông hơn lần trước và biết tàu mới bị cướp nên chắc không vơ vét được ǵ nhiều, chúng cạy cả ván tàu lên t́m vàng. Tôi đang ẵm con ông HL bị chúng hất tấm ván to tướng đập vào sống mũi, tối tăm mặt mũi, sau đó bầm đen tưởng dập lá mía rồi. Chúng cặp sát tàu lại và bắt chúng tôi sang tàu chúng. Đàn bà bị lùa đứng riêng, đàn ông đứng riêng và lục khắp người chúng tôi. Thấy chẳng c̣n ǵ, chúng bắt mọi người trở về tàu ḿnh, có mấy người chưa kịp nhảy bị chúng đá xuống biển người nào biết bơi được vớt lên, c̣n không biết bơi bị chết một người, cậu này 16 tuổi đi 2 d́ cháu, bây giờ cháu chết cô ấy khóc quá trời, khi gặp chị không biết nói sao đây? Mấy ông rớt xuống biển uống nước nhiều phải làm hô hấp nhân tạo… cánh đàn ông bây giờ mới trách là tại nghe lời mấy bà vứt hết súng ống đi cho nên bây giờ mới ra nông nỗi này, chúng tôi nói ḿnh có súng nhưng chúng kêu thêm mấy tàu nữa ép ḿnh th́ sao? Lúc này trong khoang tàu đă ngập nước mấy người thanh niên vừa tát nước vừa than đói và mệt chúng tôi phải động viên tinh thần cho họ tát nước, c̣n mấy cô gái th́ say sóng nằm lăn lốc không sao dậy nổi. Tàu bị cướp hai lần nên không thể tưởng tượng được mùi phân người lẫn lộn trong đám quần áo đồ đạc ngỗn ngang c̣n hơn cả băi rác nữa, tôi nhặt được lon sữa ḅ và con dao đục sữa ra đưa cho mấy người húp một chút. Lát sau lại nhặt được trái cam tôi vội bóc vỏ ăn cho đỡ khát, ăn chưa xong trái cam tôi đă ói mật xanh, mật vàng. Vào lúc nhá nhem tối chúng tôi lại gặp thêm một tàu cướp biển nữa. Lần này chúng trói mấy người đàn ông trên mui tàu đàn bà c̣n gái họ ngồi dưới hầm. Lúc trước khi bị cướp, bà ngồi bên ghé tai tôi nói nhỏ "lần này các cô chắc chết quá, tôi già rồi chúng tha" chẳng biết chúng định làm ǵ. Chừng 5 phút sau chúng tôi bỗng nghe tiếng nhảy rầm rầm và có tiếng súng ở xa. Th́ ra ở đằng xa kia có hai chiếc tàu có lẽ nh́n ống nḥm họ thấy tàu bị cướp nên bắn súng cho bọn cướp bỏ chạy. Chúng tôi tưởng sẽ được tàu đó lại cứu ḿnh, nhưng họ rẽ sang hướng khác đi, chúng tôi cắt dây trói cho nhóm đàn ông. Lại thêm một đêm hăi hùng rồi b́nh minh cũng ló dạng…

Tàu đi một đỗi thật lâu th́ thấy ở phía đàng xa có bóng những rặng dừa và những mái nhà bé tí, mặt trời đă lên cao rồi tàu cũng vào được gần bờ. Đó là ḥn đaỏ du lịch của Thái Lan. Tàu bỏ neo mọi người chuẩn bị nhảy xuống nước lội vào bờ, nước khá sâu đến ngang ngực, người nọ đỡ người kia xuống, lúc lên bờ rồi tôi không thấy thằng con đâu, quay lại t́m thấy nó ngồi chễm chệ trên vai một chú kia, nó nói con không biết bơi nhảy xuống chết sao, nên con bám vào chú này đó…

Cả đoàn người chúng tôi lếch thếch lết vào trong đảo, những người cảnh sát Thái được tin cho 3 xe cam nhông ra chở chúng tôi, dân trên đảo bu lại cho chúng tôi nước uống, bánh trái vv…. Lần đầu tiên sau 5 năm dưới chế độ cộng sản tưởng đă được hít thở không khí tự do, nên mọi người cảm thấy vui và phấn khởi hơn lên…đoàn xe chở chúng tôi đến căn nhà có mái tṛn để chúng tôi ở đó chờ lệnh giải quyết chúng tôi cách nào đây? Sau một tiếng đồng hồ họ kêu chúng tôi lên xe chở ra tàu chúng tôi, mọi người bảo nhau cứ ngồi im không đi có chết th́ chết tại đây, c̣n hơn chết giữa biển. Cảnh sát Thái xem ra đám người này ngồi ĺ họ huy động thêm một toán cảnh sát nữa, kẻ cầm dùi cui người lấy bẹ dừa quất túi bụi vào đám đàn ông, c̣n đàn bà họ cũng nương tay, họ lôi kéo ông già bị cướp 3 lượng vàng đầu tiên ngồi ́ ra hai người xốc hai bên nách c̣n một người lấy bẹ dừa quất vào mông ông đau quá đành phải lê bước đi theo họ ra xe, họ cho tàu chúng tôi cập vào bến và canh chừng chúng tôi xuống tàu…

Vậy là bằng ấy con người khốn khổ lại phải kéo nhau xuống dưới nấm mồ bằng gỗ ấy giao số mạng trong tay ông trời. Khi mọi người xuống thuyền xong, họ cho chúng tôi mấy can xăng và nước uống, rồi cột dây vào tàu hải quân của họ kéo ra biển. Chúng tôi dọn dẹp để có chỗ nghỉ, bao nhiêu đồ đạc quăng xuống biển để cho nhẹ tàu v́ nước vào nhiều rồi, chiếc tàu kéo chúng tôi ra xa bờ th́ họ cho biết: sở dĩ chúng tôi không được nhận vào trại tỵ nạn v́ tàu c̣n chạy được, họ chúc chúng tôi may mắn và cắt dây.

Lương thực không có, nước và dầu chỉ đủ cho một vài ngày nữa, nếu gặp cướp th́ chắc chắn không thể nào sống sót. Mọi người bắt đầu khấn nguyện ơn trên, tôi đạo công giáo nên phó dâng cho Chúa và Đức Mẹ…

Ḷng thành của chúng tôi thấu đến trời cao, khi mặt trời xế bóng lại thấy xuất hiện một con tàu bằng sắt giống như lần đầu gặp tàu Thái, họ ngừng lại và ra hiệu cho chúng tôi lên. Lũ chim bị đạn 3 lần nên ai cũng sợ không dám nhảy sang, tôi suy nghĩ tàu ḿnh sắp bị vỡ nếu không sang tàu ch́m cũng chết, đánh liều sang tới đâu th́ tới nghĩ xong tôi ẵm con ông HL bỏ sang trước và nhảy lên sau, rồi từ từ có vài người leo sang, sau cùng cũng sang hết bên tàu nọ và được biết đây là tàu của hải quân Malaysia. Họ đếm và kiểm soát mọi người chúng tôi xong đâu đó họ bảo nhóm đàn ông trở về tàu cũ, cho đàn bà con nít ở lại tàu họ, rồi buộc dây vào chúng tôi rồi kéo đi, họ cho người lớn ăn cháo, con nít uống sữa. Người Mă họ ăn bốc nên không có muỗng, con ông HL uống sữa đă cạn ly đói quá thấy c̣n bọt dưới đáy ly nó tưởng c̣n sữa cứ ngửa cổ dốc măi, tôi nhường phần của tôi cho nó, thằng con tôi thấy vậy nói: mẹ cứ nhường cho nó, nhỡ mẹ đói chết làm sao? Thôi con cho nó uống của con, mẹ ráng ăn hết cháo đi…

-- Kẻ Sỉ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 15, 2004.

Response to NƯỚC NON NGĂ€N DẶM RA ĐI

Trời hừng sáng mà tàu vẫn cứ đi… không biết họ đưa đi đâu? Tôi lại tàu ḿnh th́ cứ thấy nó ch́m dần, bên tàu này chúng tôi nhốn nháo lên, nếu tàu ch́m th́ những người đàn ông bên đó chết hết c̣n ǵ? Tàu hải quân này cũng mặc kệ cứ tiếp tục đi, sau đó con thuyền bé bỏng của chúng tôi ch́m hẳn xuống ḷng biển cả, xa xa chúng tôi thấy nhấp nhô những đầu người ngoi ngóp trồi lên hụp xuống nhưng họ vẫn làm lơ và cứ đi, sau cùng chúng tôi chỉ c̣n thấy những chấm đen bé tí ti họ mới cho tàu ngừng lại đợi chừng nữa tiếng sau de tàu lại để vớt những người kia lên. Ông HL được vớt lên th́ chẳng có ǵ trên người. Một người lính thấy thế lấy cho ông ấy cái quần để mặc, may sao ba mươi mấy người tất cả mà không ai bị cá mập rút chân, thật hú vía.

Viên thuyền trưởng gặp lại nhóm đàn ông nói: Chúng tôi chở các anh đi Singapore tại sao các anh lại đục tàu ch́m. Cánh đàn ông nói: Chúng tôi bị cướp 3 lần nên tàu bị hư và bây giờ ngập nước nên ch́m, chúng tôi không đục tàu…họ lấy dao chặt đứt dây cho tàu chúng tôi ch́m xuống biển. Lúc này nhóm đàn ông mới bật mí kể là thấy tàu đi suốt đêm và sáng sớm thấy tàu đi về hướng mặt trời mọc, mới bàn tính với nhau…

Thôi rồi! Họ kéo tàu về Việt Nam và sẽ đuổi hết đàn bà con nít về tàu ḿnh và chặt dây cho trôi về hải quân th́ chỉ có chết nên tính với nhau phải làm cho nhanh, đàn bà và trẻ con ở bên tàu họ rồi nên ḿnh không phải lo, họ lấy can xăng và nước đổ đi đóng nắp lại và bơm phao, rồi đục tàu. Kinh nghiệm xương máu khi đă lên bờ Thái Lan mà c̣n bị đuổi trở ra biển v́ tàu c̣n chạy được họ không vớt ḿnh lên phải đục tàu ch́m.

Những người đàn ông được vớt lên tàu yên đâu đó mặt trời đă đứng bóng, họ bẻ lái con tàu sắt được chuyển hướng đi một mạch về phía Tây, khoảng độ 3, 4 giờ chiều tôi thấy ở xa những rặng dừa và thấp thoáng có mái nhà tôn. Con tàu từ từ chạy chậm lại hướng về phía đảo và tấp vào đầu cầu (sau này tôi được biết là cầu Jety) và đây là ḥn đảo Palau Bidong thuộc Malaysia. Sau 4 ngày lênh đênh trên biển cả và 3 lần bị cướp đó là ngày 17/7/80.

Mọi người lần lượt xuống tàu và đi lên cầu, có phái đoàn trong đảo ra đón và hướng dẫn vào trong làm thủ tục nhập trại, người nào đau ốm hay bị phỏng th́ vào viện Sickbay… Tôi ẵm con ông HL bị phỏng nên cũng vào bệnh viện với nó, họ hỏi chúng tôi là bị cướp như vậy có bị chúng làm nhục không? Chúng tôi nói không.

Hai cha con ông HL và mấy người bị phỏng ở lại bệnh viện, c̣n tôi trở ra kiếm con, nó đợi tôi ở ngoài cửa. Hai mẹ con đi lên văn pḥng gặp trưởng trại v́ không có ai quen và trời tối, nên họ chưa kiếm chỗ cho hai mẹ con tôi được, ông trưởng trại cho 2 mẹ con ngủ nhờ nhà của vợ chồng ông ấy 2 ngày. Sau đó ông kiếm cho tôi một căn lều nhỏ có một tấm ván đóng trên 4 cái cọc để ngủ, ngoài ra không có một cái ǵ hết.

*

BI031 là số tàu của tôi, mỗi lần có ǵ cần liên lạc hay gọi đi lănh thư từ thực phẩm hay gọi phỏng vấn là gọi theo số tàu của ḿnh. Đảo Palau Bidong này cũng rất là nên thơ chung quanh ngộp bóng hàng dừa xanh ngát, có những mái nhà lợp bằng lá, bằng tôn và có cả những nhà làm bằng những tấm chăn mền nữa, những dăy long house, có ban xă hội, nhà máy phát điện, bệnh viện Sickbay th́ ở ngay gần đầu cầu Jetty, nhà để cho các phái đoàn phỏng vấn và những người cao ủy tỵ nạn ở cũng khá đầy đủ tiện nghi, trên đồi tôn giáo th́ một bên là chùa, một bên là nhà thờ, ai theo tôn giáo nào th́ sinh hoạt riêng theo tôn giáo đó, chỉ có Tết ta hay những ngày lễ kỷ niệm ǵ đặc biệt th́ mấy tôn giáo cũng làm chung với nhau, thôi th́ đủ tṛ, văn nghệ, văn gừng, đông vui đáo để.

Trước đây mấy năm trên đảo rất đông, có khi lên đến 6, 7 chục ngàn người, họ phải làm nhà gần sát trên đỉnh đồi rồi lần lượt họ được đi định cư hay có thân nhân ở nước thứ ba bảo lănh, khi tàu tôi lên lúc đó có gần 20 ngàn người, họ chuyển dần xuống dưới chân đồi ở nên nh́n bên trên sườn đồi c̣n trở lại những cọc nhà và những rác vương văi đó đây, sau này những khi hết củi nấu ăn tôi hay lên đó nhặt củi về đun nấu…

Khi nhận lều và thực phẩm xong không có ǵ để nấu ăn ngày đầu tiên tôi phải mượn nhà bên cạnh một cái nồi vừa nấu cơm, vừa hâm lại đồ hộp, tôi lấy 3 cục gạch làm bếp, lấy củi vót làm đũa và lon đồ hộp làm chén ăn cơm, sau này tôi dần quen biết và đi xin những người có tên đi định cư những đồ dùng cũ của họ…

Sinh hoạt của đảo cũng rất là vui, khoảng 6 giờ sáng họ phát thanh, mở đầu là hát quốc ca, sau đó là bài học Anh văn, tin tức nhắn tin và đủ mọi tiết mục linh tinh khác cho đến 9, 10 giờ tối mới ngừng… ǵn giữ an ninh trên đảo là những người Task Force (cảnh sát Mă Lai) có đồn cảnh sát ở riêng một khu…

Về thực phẩm th́ cứ 3 ngày một người được lănh một bịch, trong đó có một bịch gạo nhỏ chừng 100 gram, 1 lon đồ hộp, khi th́ ḷng ḅ, khi thịt ḅ, người Mă Lai họ không ăn thịt heo, một gói muối hoặc đường nhỏ tí hay cá khô và một con đậu hộp, con tôi thấy nhà bên cạnh nấu chè đậu xanh hột nó thèm quá nhưng không dám xin tôi bèn lấy hộp đậu petitboa đổ ra rửa cho bớt mặn và chế biến thành một chén chè cho con ăn đỡ thèm, sau này họ phát đậu xanh hột nhiều nên tôi lấy cát ủ đậu làm giá ăn, về rau tươi lâu lâu mới được nữa kư bắp cải, nhà nào có đông con nít th́ đủ ăn, c̣n thanh niên là thường bị đói v́ không đủ gạo ăn, về nước uống th́ có tàu chở vô, tắm rửa giặt giũ bằng nước giếng. Cũng có những lần được phát thịt gà tươi, mà thường thường là chờ lâu lắm có khi 11, 12 giờ đêm mới lănh được v́ tàu bị kẹt, hôm nào lănh thịt gà th́ toàn đảo cứ thơm phức cả lên mùi xào nấu, kho, ram đủ kiểu đủ mùi, tới 2, 3 giờ sáng mới bớt mùi. Có những lần tàu ướp thịt không đủ lạnh lên đến đảo thịt có mùi hôi, lại phải đào hố để chôn, thế là mọi người đành đi về đắp mền ngủ mà mơ đến (món gà thơm lừng) mà tiếc hùi hụi….

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 15, 2004.

Response to NƯỚC NON NGĂ€N DẶM RA ĐI

Nhiều người trên đảo cũng có tiền, vàng mang theo mà không bị cướp hay có thân nhân nước ngoài gởi tiền cũng đầy đủ, hàng họ quán xá không thiếu thứ ǵ chỉ là thiếu tiền thôi…tôi lănh được 6 hột gà đầu tiên nói cháu mang đổi lấy 2 cây bút ch́ và 2 cuốn tập để đi học anh văn, một lần tôi mang 6 hột gà bán được 1 đồng Mă (1 đồng US ăn 2 đồng Mă) sau đó ra chợ cá băi biển mua được một bao cát cá nhỏ bằng ngón tay về làm sạch, kho 2 nồi và phơi khô ăn dần, tôi mang một nồi cá kho đổi cho chị có mấy đứa con mà tôi đă quạt dùm cho lúc ở trên tàu lấy 5 trứng gà (chị có thân nhân hay chị giấu được tiền nên thấy mẹ con chị cũng đầy đủ lắm) mẹ con tôi không có tiền bạc, lại không cách nào liên lạc được với cô em chồng v́ mất địa chỉ khi bị cướp, nên thành con bà phước, sống nhờ cơm gạo cao ủy, không dám làm quen với những người đi cùng tàu v́ họ có tiền và thân với nhau. Mẹ con tôi tối nào cũng ra bờ biển nh́n về hướng nước Việt Nam ngồi khóc v́ nhớ nhà nhớ con, cho nên đi học anh văn chẳng vào đầu chữ được bao nhiêu. Một hôm đi coi văn nghệ trên đồi tôn giáo tôi quen được một cô tên Thu và kể hoàn cảnh của tôi cho cô nghe, sau đó cô mời lại nhà chơi và cho tôi thứ này, thứ kia, cô nấu cơm cho cha ăn nên có quà cáp ǵ cha cho 2 mẹ con cô ấy, một hôm cô đưa cho tôi 20 đồng Mă và khúc vải nói là của cha cho, tôi bán khúc vải được 5 đồng, v́ cô kể cho cha nghe về tôi nên cha giúp đỡ tôi. Lên đến đảo tôi chỉ có một bộ quần áo trên người, mà cũng chẳng xin ai được, hai hôm sau tôi mới xin của người đi định cư một cái quần, con tôi cũng vậy, tôi phải lấy cái quần người ta cho tháo ra lấy chỉ cũ và mượn kim may lại cho nhỏ để cho con mặc, hai mẹ con có hai bộ để thay đổi, trên đảo rất là lạnh, gió lùa tứ phía, không có chăn mền, hai mẹ con kiếm được cái bao cát tối đến thọc hai chân vào bao cát để ngủ, thấy người ta dư mền quay chung quanh làm nhà để ngủ, tôi đă ước ao phải chi ḿnh có được nữa tấm chăn đắp cho đỡ lạnh th́ phước quá, sau này tôi cũng xin được nữa tấm mền như đă mơ ước…lúc sao này con tôi cũng có quen với mấy bà ở cao ủy, mấy bà cũng cho thứ này thứ nọ và xin được dầu cặn về đốt đèn, tôi cũng mua bột ḿ về cán mỏng làm chả gị bằng thịt gà hộp và hành tây đem cho mấy bà ấy.

Hai tháng sau phái đoàn Canada gọi tàu tôi lên phỏng vấn, những người độc thân hay những người có đủ vợ chồng họ nhận ngay, c̣n những người có con nhỏ mà chỉ có cha hoặc có mẹ th́ họ không nhận, hôm nọ kêu tôi lên phỏng vấn, họ nói "chúng tôi rất muốn nhận bà vào xứ sở chúng tôi, nhưng bà có con nhỏ, bà đi làm ai trông con" thế nên họ "xù" tôi và đến phái đoàn Úc cũng nói tương tự như vậy nên tôi phải chờ thêm hơn một tháng nữa.

Theo nguyên tắc của người Mỹ nếu qua 2 phái đoàn trên không nhận mới đến phái đoàn Mỹ phỏng vấn tiếp, trong bất cứ phái đoàn nào phỏng vấn cũng có thông dịch viên người Việt, nhưng những nhân viên đi phỏng vấn đó đều biết tiếng Việt rất rành, nhưng họ không nói ǵ nhiều người lỡ lời chửi thế, khi phỏng vấn xong họ hỏi lại bằng tiếng Việt th́ hỡi ơi!

Đến phiên tôi được gọi vào phỏng vấn, sau khi hỏi tên tuổi và gia cảnh, tôi khai cấp bậc và số quân và đơn vị cuối cùng của chồng tôi cùng ngày tháng đi học tập và chết trong trại cải tạo nào…v́ là vợ sĩ quan nên họ hỏi tôi rất kỹ, sau cùng họ cho tôi đi diện ưu tiên 3, diện lính v́ không có thân nhân nên họ t́m sponsor "chùa" cho tôi, mà người này ở tận bên Georgia xa lắc xa lơ kia…

Đến phiên tôi được gọi vào phỏng vấn, sau khi hỏi tên tuổi và gia cảnh, tôi khai cấp bậc và số quân và đơn vị cuối cùng của chồng tôi cùng ngày tháng đi học tập và chết trong trại cải tạo nào…v́ là vợ sĩ quan nên họ hỏi tôi rất kỹ, sau cùng họ cho tôi đi diện ưu tiên 3, diện lính v́ không có thân nhân nên họ t́m sponsor "chùa" cho tôi, mà người này ở tận bên Georgia xa lắc xa lơ kia…

Từ khi bước chân lên đảo cho đến khi có tên rời đảo hơn 6 tháng tôi nhận được lá thư đầu tiên của cô em chồng bên Mỹ gửi, cô cho biết sỡ dĩ biết được địa chỉ tôi là do ba mẹ tôi cho bên nhà chồng tôi biết, và ba mẹ tôi nhận được lá thư tôi gởi người đi Úc nên nhận được tin tôi đă sang đến đảo, cha mẹ tôi mới yên tâm, cô c̣n cho biết là rất lấy làm tiếc v́ cả hai vợ chồng cùng làm trong hội bảo trợ mà không bảo lănh được chị và cháu…những người nào mà tất cả các phái đoàn đều không nhận và Mỹ phỏng vấn cũng "xù" phải chờ một thời gian dài có khi hai, ba năm cuối cùng Mỹ cuing cho đi theo diện "hốt rác" v́ không có ưu tiên nào hay nước nào nhận.

Ngày rời đảo th́ thật là vui, nhưng tôi th́ cũng không khỏi bùi ngùi lưu luyến nơi đă cưu mang tôi trong những ngày tháng dài ấy và là nơi khởi đầu cho tôi có nột cuộc đời tự do thật sự và bao kỷ niệm vui buồn, hồi hộp lo âu trong hơn 7 tháng trời.

Sáng ngày rời đảo, tôi dậy thật sớm v́ tiếng loa đă đánh thức những người có tên, nhắc nhở chúng tôi mọi thứ, hành trang lên đường của dân tỵ nạn chúng tôi nào có ǵ đâu, nhất là dân "mồ côi" như tôi lại càng thấy thảm ngoài vài bộ quần áo tôi c̣n cơng thêm cả trăm bao gạo nhỏ mà tôi đă xin hay đi nhặt của người ta bỏ lại để mang qua trại chuyển tiếp bán, mẹ con khệ nệ ráng xách 4 giỏ gạo lên tàu đi Trenganu chúng tôi được chở bằng xe đến trạm chuyển tiếp, tại đây tôi được chị Đức (tôi quạt cho con chị ấy trên tàu lúc vượt biên ra đón, đưa về nơi chị ấy đang ở và dành cho tôi ở bên cạnh chị ấy, chị đăi mẹ con tôi một nồi cháo lỗ tai heo và lưỡi c̣n có hung quế thơm lừng nữa chứ, húng quế chị hái trộm của người ta lưỡi và tai heo chị mua của mấy người Mă làm heo lậu bán sau 7 tháng trời tôi mới lại được nếm mùi vị của thịt heo qua nồi cháo thơm phức và t́nh chị lo lắng cho tôi làm cho tôi cảm thấy ấm ḷng và không sợ lạc lơng nơi đây. Tại đây mọi người đều được làm thủ tục. Chị hỏi thăm tin tức của chồng chị, v́ lúc tôi rời đảo có một tàu đang cặp bến theo tin chị nhận được là có chồng chị đi chuyến đó, tôi nói co,ù chị mừng lắm và kể là khi chồng chị chở hết mấy mẹ con lên được tàu lớn rồi anh quay về ở lại đi chuyến sau, mang theo được mẹ anh và mấy người bà con nữa…số gạo tôi mang đi được chị giúp tôi bán có chút tiền mua thêm thức ăn cho con.

Ở trại chuyển tiếp 2 tuần họ lại chuyển chúng tôi lên trại Sungi Besi A nơi đây mọi người đều phải đi học Orientation về đời sống đất Mỹ 2 tuần, cách thức gọi phone, đi xe bus..và những điều căn bản khi đặt chân lên đất Hoa Kỳ, ở đây chúng tôi chẳng phải nấu nướng ǵ cả, cứ ngày 3 bữa lănh cơm ăn xong đi học…sướng ghê.

Bà Rose Mary cao ủy đến thăm trại có người bạn cho con tôi tấm check để đổi bà đưa cho nó 100 đồng Mă (50US).

Ngày 5/2/81 tôi và một số người nữa có chuyến bay được chở ra phi trường Kuala Lumpua chờ chừng 4 tiếng được đưa lên máy bay ghé Nhật Bản 8 tiếng, sau đó đến Hồng Kông chờ 3 ngày. Mười mấy người chúng tôi đi chuyến đó được ở khách sạn họ cho ăn cơm tuốt ở trên sân thượng, vừa ăn vừa run v́ gió lạnh quá chừng, nhóm chúng tôi được chia ra làm hai pḥng. Hồng Kông tháng hai lạnh kinh khủng mưa phùn gió bấc, chúng tôi ăn xong rủ nhau đi chợ đêm, người th́ mặc áo sát nách, kẻ mặc áo ngắn tay, chẳng ai mặc áo lạnh, làm ǵ có áo lạnh mà mặc…nên ai nấy co rúm người lại, mưa phùn tạt vào mặt mũi tê tái cả người, nh́n chung quanh người dân ở đây, thấy ai cũng mặc áo dày cộm và đi thật vội, có lẽ họ thấy chúng tôi như vậy, tưởng mọi ở rừng về, mà thật ra chúng tôi cũng mới ở trong "hoang đảo" ra chốn thị thành này thôi.

Ba ngày ở Hồng Kông tới ngày lên đường đi phi trường quốc tế Los Angeles, USA. Tại đây những ai có thân nhân ở Cali ra đón vui mừng tíu tít và những thân phận của "kẻ mồ côi" như tôi hay những người có thân nhân ở một tiểu bang nào khác nữa lại phải đáp máy bay đi tiếp. Tôi không biết ḿnh làm "con nuôi" của ông Mỹ trắng hay ông "lọ nghẹ" nào đây. Thôi th́ Mỹ nào cũng là Mỹ, ăn mày mà c̣n xôi gấc nữa sao….người ta đă có tấm ḷng nhân đạo và bao dung dang tay đón nhận ḿnh vào Đại Gia Đ́nh Hợp Chủng Quốc nơi mà đă có hàng mấy trăm triệu dân từ khắp nơi trên địa cầu này cùng sinh sống ḥa nhịp chung ḍng lu luân lưu, tạo dựng nên một xứ sở tự do, hùng cường nhất trên hành tinh này. Trong thâm tâm tôi ước nguyện sẽ có một ngày đền đáp lại cho quê hương, đất nước thứ hai của tôi là nước Mỹ mến yêu này.

Nếu ngày ấy tôi không đi vượt biên th́ cũng có ngày tôi đi theo diện H.O v́ là vợ tù nhân cải tạo chết trong tù, lúc đó sẽ có kẻ đưa người đón sẽ được đi bằng máy bay đi thẳng một lèo!

Nhưng cái nghiệp số của tôi phải làm “boat people” từ lần vượt biên thứ nhất trong đời từ khi lên 7 tuổi cho đến gần 30 năm sau lại một lần nữa trở thành "thuyền nhân" của Biển đông, tôi đă mang ơn của nước Mỹ quá nhiều, biết lấy ǵ đền đáp lại ơn này? Tôi chỉ c̣n biết cầu xin ơn trên ban nhiều hồng ân cho Hiệp Chủng Quốc mà chúng ta đang sống.

In God We Trust… God Bless America.
Cali, Xuân Quư Mùi
Nguyễn Thị Nữ.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 15, 2004.

Response to NƯỚC NON NGĂ€N DẶM RA ĐI

Ta`u CAP ANAMUR A^n nha^n cu?a thuye^`n nha^n Vie^.t nam

-- XTC (XTC@shotmail.com), July 15, 2004.


Response to NƯỚC NON NGĂ€N DẶM RA ĐI

 


Làn sóng tị nạn bằng thuyền lớn nhất trong thế kỷ hiện đại đă xảy ra. Người Việt đi t́m tự do trên những chiếc thuyền đánh cá trá h́nh, mong manh, cũ kỹ, thiếu phương tiện. Họ trôi dạt đến Hồng Kông, Thái Lan, Mă Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, và xa tận Úc Đại Lợi. Nhiều chuyện rất thương tâm đă xảy ra cho họ.



Bên phải là h́nh một người tị nạn được kéo lên chiến hạm USS White Plains trong tháng 7 năm 1979.



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 16, 2004.


Moderation questions? read the FAQ