tha~m ca?nh cua~ nu*~ công nhân VIÊTNAM

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

SGGP>Xã hội Nữ công nhân triền miên stress 16:1', 9/7/ 2004 (GMT+7) Áp lực công việc cao, thu nhập thấp, đời sống văn hóa tinh thần thiếu thốn, đơn điệu… đã khiến nhiều nữ công nhân rơi vào tình trạng stress triền miên. Theo khảo sát của Trung tâm Công tác xã hội thanh, thiếu niên (thuộc Trung ương Hội LHTN Việt Nam) có đến 72,2% nữ công nhân làm việc tại các KCX, KCN TPHCM, thường xuyên bị stress.

Stress từ nơi làm việc đến nhà trọ Theo TS.BS Huỳnh Tấn Tiến – Giám đốc Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường TPHCM, công nhân bị stress bởi nhiều nguyên do. Trong các KCX, KCN, máy móc, không khí, nguồn nước, đặc biệt lao động căng thẳng gây ảnh hưởng rất lớn đến thể chất lẫn tinh thần. Mặt khác, công nhân chủ yếu xuất thân từ nông thôn, không được đào tạo cơ bản, thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn lao động nên không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, ảnh hưởng đến sức khỏe, hay gặp tai nạn và bệnh nghề nghiệp gây nên những chấn thương tâm lư, bệnh lư trước mắt cũng như lâu dài. Hơn nữa, việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động chưa thật sự được các doanh nghiệp quan tâm. Mới đây, qua kiểm tra một số doanh nghiệp tại TPHCM cho thấy, chỉ có 62,4% doanh nghiệp có thành lập hội đồng bảo hộ lao động, 30% doanh nghiệp có cán bộ y tế, 57,6% doanh nghiệp có khám sức khỏe định kỳ.

Ngoài ra, nữ công nhân còn bị sức ép rất lớn về tăng ca. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu khoa học về phụ nữ tại TPHCM, hiện có tới 42% nữ công nhân phải làm việc 72 giờ/một tuần và gần như 100% phải làm tăng ca, tăng giờ theo đặc thù của từng xí nghiệp.

Với áp lực như vậy, mỗi ngày, phần lớn các nữ công nhân chỉ còn khoảng 12 tiếng đồng hồ để sinh hoạt - ăn – ngủ. Hồng – nữ công nhân may ở khu chế xuất Linh Trung 1 cho biết: “Gần 10 giờ đêm mới về đến nhà, lúc đó chỉ muốn lăn ra ngủ, chẳng thiết cả ăn uống, nói gì đến chuyện giải trí”. Không chỉ Hồng mà hầu hết nữ công nhân ở các KCX, KCN đều chung một nhịp sống như thế. Những ngày không phải tăng ca, họ không biết làm gì ngoài việc nấu nướng, tắm giặt và ngủ.

Cũng theo Hồng thì: “Phần vì xa các trung tâm văn hóa, phần vì sợ tốn tiền, hơn nữa lâu lâu mới có một ngày nghỉ thoải mái nên đa số mọi người đều nghỉ ngơi ở nhà mặc dù khu nhà trọ rất ọp ẹp, nóng bức”. Chuyện túng quẫn tiền bạc cũng là một nguyên nhân gây stress khá nghiêm trọng cho các nữ công nhân. Theo Bà Nguyễn Thị Hòa - Trung tâm Nghiên cứu khoa học về phụ nữ, thì mặc dù thường xuyên phải làm tăng ca, tăng giờ nhưng mức thu nhập phổ biến của nữ công nhân chỉ đạt từ 300.000 đến 700.000 đ/tháng. Với mức thu nhập này, chỉ có 57,8% là đủ sống.

Nhiều người phải cáng đáng thêm trách nhiệm với gia đình nên phải gò mình vào cuộc sống đạm bạc, đơn điệu. Cũng theo Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên, khi được hỏi: “Để thoát khỏi stress, bạn thường làm gì?”, nhiều nữ công nhân chọn giải pháp tâm sự với bạn bè hoặc đi ngủ và kết quả là stress tiếp! Nhiều người trong số họ luôn cảm thấy túng quẫn về tiền bạc, lo sợ chuyện mất việc làm nên dù việc tăng ca liên tục ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nhưng đa phần vẫn mong có việc để… tăng ca.

Theo Th.S Trịnh Hồng Lân: Quyền Trưởng khoa bệnh nghề nghiệp – vệ sinh lao động, Viện Vệ sinh y tế công cộng: “stress trong giới lao động hiện nay là một vấn đề khá căng thẳng. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa đưa stress vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm”.

Trăm nỗi lao đao

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), July 24, 2004

Answers

Response to tha~m ca?nh cua~ nu*~ cĂ´ng nhĂ¢n VIÊTNAM

Trăm nỗi lao đao Không chỉ bị stress, nữ công nhân còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác bởi áp lực công việc. Ở nhiều xí nghiệp, ngoài chuyện bị gò bó bởi những nội qui đi tiêu – tiểu rất khắt khe, nhiều nữ công nhân vì sợ giảm năng suất công việc (giảm thu nhập) cũng tự mình hạn chế tới mức tối đa việc đi uống nước, đi tiêu, đi tiểu. Theo “Khoa học về bảo vệ con người trong lao động” thì nếu ngồi làm việc liên tục và ngồi ở những tư thế bất lợi về lâu dài sẽ gây ứ đọng máu tĩnh mạch ở bụng dẫn tới chứng đau bụng, táo bón hoặc đau bụng kinh, kinh nhiều. Trong thực tế, đa số nữ công nhân ngành may đều mắc bệnh táo bón. Việc chuyển ca liên tục ở một số xí nghiệp cũng tác động không tốt đến tình trạng sức khỏe của nữ công nhân, gây xáo trộn nhịp sinh học.

Cuộc sống khó khăn, thời gian hạn hẹp nên chuyện tìm “một nửa tình tôi” của các nữ công nhân xem ra cũng khá lao đao. Tranh thủ tìm hiểu trong công việc? Chẳng thể nào – Nga, nữ công nhân ở KCX Tân Thuận khẳng định: “Ở công ty đã nữ không là nữ, về khu nhà trọ cũng chỉ “phe ta với phe ta”, mà thôi, lấy đâu ra đối tượng để tìm hiểu”. Nhiều khi cũng muốn nhắm mắt để làm “cọc đi tìm trâu” nhưng cũng chẳng có thời gian. Đây là vấn đề bức xúc không chỉ của riêng công nhân mà nhiều công đoàn ở các công ty cũng cảm thấy “băn khoăn” vì chuyện này.

Nhiều công đoàn đã đứng ra tổ chức giao lưu, kết bạn cho công nhân nhưng chuyện chẳng dễ chút nào khi khó mà kiếm được đơn vị nào có nhiều nam để phối hợp giao lưu. Công đoàn Công ty Freetrend ở KCX Linh Trung đã từng loay hoay nhiều lần để kiếm đơn vị giao lưu nhưng cho đến giờ vẫn chưa tổ chức được. Theo Thạc sĩ Trịnh Hồng Lân – quyền Trưởng khoa bệnh nghề nghiệp – vệ sinh lao động, Viện Vệ sinh y tế công cộng: Stress có thể làm cản trở các chức năng của cơ thể.

Các bệnh liên quan đến stress bao gồm: các bệnh viêm loét dạ dày; dị ứng; hen và chứng đau đầu Migraaine (đau nửa đầu). Hầu hết các chuyên gia y tế đều có quan điểm là stress có thể là một yếu tố góp phần vào việc tạo ra các vấn đề y học đang tồn tại trở nên nghiệm trọng hơn như: các bệnh tim mạch; các rối loạn cơ xương; các rối loạn tâm lư; các tổn thương tại môi trường lao động.

Một vấn đề nữa, theo nhà xã hội học Trần Thị Bích Liên - Khoa xã hội học, Đại học KHXH-NV TPHCM, tình trạng chung sống trước hôn nhân đang diễn ra ngày càng nhiều trong giới công nhân các khu công nghiệp tập trung. Nguyên nhân của tình trạng này cũng dễ hiểu: công nhân khi xa nhà, đời sống tình cảm thiếu thốn, nhớ gia đình, nhớ quê, nhiều gánh nặng lo nghĩ, nhiều người đã chấp nhận sống chung kiểu “già nhân ngãi, non vợ chồng” để chia sẻ những khó khăn. Mục đích là tốt như thế nhưng trên thực tế những cặp này lại chia tay nhau nhanh nhất khi thường xuyên cãi vã vì những khó khăn trong cuộc sống.

Việc phổ biến các kiến thức về pháp luật, sức khỏe sinh sản, các kỹ năng sống… hiện cũng còn rất mờ nhạt đối với các nữ công nhân. Với điều kiện sống còn quá nhiều vấn đề bức xúc như thế, công nhân các KCX, KCN nói chung và các nữ công nhân nói riêng gần như bế tắc với lối vào tương lai.

PHI NGUYỄN - VIỆT TẤN

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), July 24, 2004.


Moderation questions? read the FAQ