Tếu Táo Đôi Ḍng (1001 chuyện đời thường)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Tếu Táo Đôi Ḍng (1001 chuyện đời thường)

Tốt Huỷn - Đưa lên lenduong.net -ngày 27/07/2004

(Ngày hôm nay 27-7-2004, một cây viết trong nước đă cho phổ biến một bài cảm tưởng dài 25 trang, trong đó ghi nhận lại nhiều sự việc xẩy ra trong nước trong nhiều lănh vực khác nhau với một lối hành văn b́nh dân mộc mạc. Tác giả chọn bút hiệu là Tốt Huỷn, như lời giải thích của ông (bà?): "là một loại quân bài hạng bét, hay là một công dân hạng hai...", nhưng những vấn để được đề cập lại đều thuộc vào... hạng nhất. Chúng tôi xin đăng làm 2 kỳ sau đây.)

***

Tháng 1-2004

Tôi được người đời đặt tên là Tốt huỷn, là một loại quân bài hạng bét, có người coi thường hơn, họ gọi tôi là công dân hạng hai, nghe măi cũng quen tai và thấy họ gọi như thế cũng phải, tôi tự thấy ḿnh chỉ đáng vậy thôi!

Tôi hoàn toàn không dám góp ư kiến hay phê phán một cá nhân hay tổ chức nào, về một công việc cụ thể nào. Tôi cũng không dám gửi cho cá nhân hay tổ chức nào tôi thấy sao th́ tếu táo đôi ḍng, người nào vô t́nh cầm đọc th́ đọc cho vui, nếu cao hơn th́ suy ngẫm sự đời, suy ngẫm và làm việc ngày càng tốt hơn, giảm bớt phiền hà cho lớp người thấp cổ bé họng. Hiện nay ở nước ta tầng lớp này vẫn là đa số. Tôi viết tếu táo thế này là hoàn toàn không vi phạm luật. Hiến pháp nước ta hiện nay văn minh và tiến bộ ngang tầm với các nước châu Âu ít nhất là về mặt lư thuyết và hơn nhiều quốc gia ở Trung Đông và một số nước khác ở châu á. Chúng ta được tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do hội họp v.v.. và v.v... V́ vậy Tốt huỷn tôi có tản mạn đôi điều cũng chỉ nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Vả lại sự việc mà Tốt huỷn nêu ra, để nếu có ai t́nh cờ mà đọc phải, cũng là những việc người nghèo khó trăn trở mong được cải thiện, mong mỏi ngày một khá hơn, đấy cũng là cái đích của cách mạng, cái đích hướng thiện của con người, chả ai dại ǵ mà giết Tốt huỷn. Bởi v́ đă giết th́ phải chôn, cỗ quan tài vài trăm ngh́n, th́ chả đáng ǵ, nhưng 4m2 đất th́ đáng giá lắm đấy. Này nhé 4m2 đất nếu xây loại chung cư 9 tầng th́ được 36m2 sàn. Nếu giá nhà chung cư là 10 triệu đồng một m2 th́ mất đứt 360 triệu (bằng tiền 1 chiếc xe hơi loại khá). Vốn liếng xây dựng th́ có đáng bao nhiêu, nên dại ǵ mà mất đất. Những người làm kinh tế giỏi như các chủ dự án của chúng ta họ nhạy bén lắm họ chả dại ǵ để mất 4m2 đất. Các cụ ngày xưa nhiều lúc nói những điều độc địa: "Mày chết không có chỗ chôn" không ngờ nó lại ứng nghiệm cho ngày nay, chẳng may gia đ́nh ta có người thân qua đời phải chạy đôn chạy đáo mua chỗ để chôn. ở những nơi xa xôi th́ tôi không biết, chứ ở Hà Nội bất kỳ xă nào phường nào cũng phải đi mua chỗ chôn, mà không phải ít tiền đâu nhé vài triệu là cái chắc! Tóm lại chết rồi vẫn "phải mua nhà ở". Hồn th́ phiêu diêu nơi chân trời góc biển. Nhưng nắm xương tàn th́ con cháu phải "mua chỗ độ thân". Tịch thu bao nhiêu đất của địa chủ lấy bao nhiêu đất của nông dân, bây giờ chết phải mua chỗ chôn. Hồi trước cách mạng Tháng Tám năm 45 gia đ́nh Tốt huỷn cũng có hơn mẫu ruộng với hai sào đất ở. Thế rồi cách mạng thành công. Rồi giảm tô, rồi CCRĐ, vào tổ đổi công, vào hợp tác xă rồi quốc gia công thổ, loanh quanh như đánh c̣ quay thế là mất sạch ruộng chắc chắn khi "hai năm mươi" về với tổ tiên lại phải mua đất để chôn, có ai chia sẻ điều này!

1. Hành chính

Cách đây không lâu, Hà Nội cho ra đời cái gọi là: "Dịch vụ hành chính công". Ngay khi sinh nở ra nó Tốt huỷn đă thấy lạ lùng, nó đúng là một quái thai chứ không phải đứa con lành lặn! Cơ cấu hành chính nước ta tương đối tiến bộ, trên th́ có quốc hội, tỉnh, huyện, xă có hội đồng nhân dân, dù có là đảng cử th́ vẫn là dân bầu, Hội đồng nhân dân bầu ra chính quyền, chính quyền phải phục vụ dân, nói như Bác Hồ "Cán bộ là công bộc của dân". Thế nhưng ở Hà Nội ta th́ khác, cán bộ ta không làm việc với dân, mà dân phải đi thuê người (dịch vụ hành chính công) làm việc với cán bộ nghĩa là dân không được làm việc với cán bộ, mà chỉ được làm việc với tầng lớp trung gian, vô h́nh chung dân mất cả quyền lại mất cả tiền. Người ta nghĩ mọi cách để "nặn bóp" dân. Thật tội nghiệp cho dân!

Một việc làm vừa trái với đạo lư vừa sai luật thế mà các quan chức thành phố cũng thông qua cũng cho thực hiện th́ thật là lạ quá, là dân thường người ta cũng phát hiện đó là điều phi lư, không thể chấp nhận được! Chứ nói chi người có học thức cao. Công việc hành chính của UB th́ quá đơn giản, loanh quanh chỉ vài công việc sự vụ như xác nhận lư lịch cho các em xin đi học, đi làm, làm giấy khai sinh, khai tử, kết hôn, việc có nhiều "mầu mỡ" như cấp giấy phép xây dựng, cấp "Sổ đỏ" vân vân và vân vân, việc đó là trách nhiệm của Uỷ ban trong khi Uỷ ban các cấp có cả đống biên chế ăn lương mà dân phải thuê hành chính công th́ thật là tṛ cười cho thiên hạ. Ngày nay các dịch vụ ấy tuy đă "mồ yên mả đẹp" nhưng đó là một bài học cho thành phố mỗi khi quyết sách việc ǵ phải cân nhắc kỹ. Cán bộ thành phố ta toàn những người tài cao học rộng, thấp nhất cũng cử nhân và nhiều học hàm học vị cao chót vót, thế mà có những chủ trương nghe nó không xuôn xẻ tí nào, chính sách không hề khả thi! Có một dạo dân thành phố đồn ầm ĩ (mới là nghe đồn) để giảm tai nạn và ách tắc giao thông thành phố sẽ quy định: "Xe máy có số lẻ đi ngày lẻ, xe máy có số chẵn đi ngày chẵn" Rồi là xe máy ở các tỉnh không được đi vào Hà Nội, muốn mua ôtô phải có hợp đồng chỗ để xe (chả khác ǵ muốn lấy chồng phải có hợp đồng thuê người bế con) v.v...

Cũng may mới chỉ là tin đồn, chứ nếu trở thành quyết sách th́ thật là tṛ hề! ở đời mọi việc nó có qui luật của nó, nếu áp đặt trái qui luật th́ tự thân nó bị phá vỡ. Ta đă có nhiều bài học về vấn đề này! Chung quanh vấn đề hành chính cần được xác định rơ ràng hơn (việc đó không khó) Ngay bản thân từ hành chính cũng đă nói lên trách nhiệm có giới hạn, trong khuôn khổ và việc làm bắt buộc của người cán bộ được giao phụ trách công việc nào đó. Ví dụ người phụ trách xây dựng phải căn cứ vào pháp luật và những qui định hiện hành để cấp phép xây dựng (nếu như người dân đủ thủ tục) không được ṿi vĩnh, gây khó khăn giả tạo, không được kéo dài thời gian hay bất cứ một phiền hà nào khác. Xă phường là cơ sở gần dân nhất, trực tiếp chịu mọi trách nhiệm trước dân và trước cấp trên, cho nên mọi hành vi sai trái của người dân thuộc địa bàn ḿnh quản lư - ḿnh phải có trách nhiệm, hay th́ được khen thưởng - sai trái là phải phạt. Ví dụ hành vi ném đất đá lên tầu, khi tầu hoả chạy qua địa bàn xă phường nào đó, dân mang rơm thóc phơi ở đường quốc lộ làm cản trở giao thông th́ ông Chủ tịch phường xă ấy phải chịu trách nhiệm, nếu sự việc để tái phạm 2, 3 lần th́ nên cách chức ông lănh đạo phường xă ấy. V́ những việc ấy và việc tương tự là dân của xă ông cố ư gây ra, nếu lănh đạo phường xă không ngăn chặn, không có những biện pháp xử lư mạnh mẽ kiên quyết th́ ai xử lư việc đó, không lẽ huyện tỉnh về làm thay cho phường xă hay sao, nếu việc đó không được xử lư nghiêm th́ sẽ dần đến dân của xă ông sẽ mang ḿn đặt ở đường sắt th́ sao. Bọn xấu ném đất đá lên tàu mấy chục năm nay không bị ngăn chặn, không bị xử lư nghiêm, chúng nó sẽ tiến tới ném lưu đạn lên tầu th́ sao?

Việc đó chỉ có địa phương có tàu hoả chạy qua là ngăn chặn được thôi! Ta phải hiểu việc đó - sự vụ đó là việc của lănh đạo phường xă nếu phường xă không làm nổi th́ nên từ chức. Liệu ta có thể giải thích, không biết tại ai và tại sao lại có lớp người ném đất đá lên tầu hoả, đập phá các cabin điện thoại công cộng, rải đinh ra đường cho xe xẹp lốp, phơi rơm rạ làm cản trở giao thông, đổ phế thải, phế hiệu ra đường giao thông, vứt bừa rác rưởi và phế liệu ra đường giao thông, vứt bừa rác rưởi và phế liệu xuống hồ ao và ḍng chảy! Thiết nghĩ chỉ nêu vài sự việc ấy đă thấy thực thi pháp luật quá lỏng lẻo, người điều hành quá kém, dân vô kỷ luật, cán bộ vô trách nhiệm kỷ cương phép nước không nghiêm đạo đức xă hội xuống cấp nghiêm trọng! Nhà nước cần phải có những biện pháp mạnh, thật cứng rắn với các hành vi càn quấy và vô văn hoá. Những người thực thi không ai khác là cán bộ xă phường, dân bầu các vị ra làm cán bộ để các vị làm những việc ấy (tôi biết chắc chắn rằng các vị có thừa khả năng ngăn chặn những tệ nạn xấu xa nêu trên) chứ không phải chỉ có việc: "điện, đường, trường, trạm". Tốt huỷn tôi tếu táo đôi ḍng, v́ nghĩ rằng nền hành chính của ta c̣n nhiều điểu phải bổ xung, phải có quy định rơ ràng từng việc một, ai chịu trách nhiệm việc nào? Và nếu không hoàn thành công việc th́ h́nh thức kỷ luật ra sao? Nếu có phải cách chức vài chục ông Chủ tịch phường xă, huyện th́ cũng là chuyện thường t́nh. Dân ta có nhiều người giỏi, thiếu ǵ người làm được, làm tốt chức Chủ tịch cơ sở. Nếu làm lănh đạo phường, xă, huyện chỉ để làm chủ đầu tư (bên A) xây dựng vài ngôi trường cấp 1, cấp 2 rồi đường điện, trạm xá, vài cây số đường giao thông vài cây số mương tưới, mương tiêu th́ cần ǵ đến các ông, các bà. Cái kiểu làm việc dễ ăn khó bỏ th́ nên quên đi!

Dân chúng tôi không cần những người như thế! Thời phong kiến người ta quy định: Nếu có một tên ăn mày chết đói hay chết bệnh ở địa phận làng nào th́ lư trưởng làng đó phải lo việc chôn cất và tŕnh báo quan trên.

Nếu trong làng mà có hàng quốc cấm, hàng lậu th́ lư trưởng cũng liên đới chịu trách nhiệm. Bởi v́ ông Lư trưởng cai quản dân làng ḿnh, hướng dẫn dân làng làm theo pháp luật, cho nên lúc nào ông Lư cũng lo ngay ngáy, phải sâu sát dân, luôn luôn để mắt đến dân! Nếu sơ sảy sẽ bị quan trên quở trách hoặc h́nh phạt nặng nề.

Ngày nay có biết bao việc do người địa phương gây ra làm tổn hại đển trật tự xă hội và kinh tế quốc gia, thậm chí làm nguy hại đến tính mạng người dân, nhưng các ông lănh đạo địa phương vẫn vô can, không ai chịu trách nhiệm. Tôi thấy lănh đạo địa phương (cụ thể là Ô. Chủ tịch phường xă) ngoài những công việc thường ngày, các ông phải biết và phải có trách nhiệm điều tra xử lư xem phường ḿnh có mấy con nghiện, có bao nhiêu đứa cave, có đứa nào rải đinh ra đường quốc lộ, con cái nhà ai ném đá lên tầu hoả - nhà nào phơi thóc, phơi rơm ra đường quốc lộ. Những đứa nào hay quậy phá, có bao nhiêu ổ cờ bạc lô đề, trộm cắp có bao nhiêu tụ điểm đen. Nói tóm lại các ông phải làm cho xă hội trong sạch, thôn xóm thanh b́nh, làng xă yên vui, nếu phường xă nào cũng được như vậy th́ đất nước mới thanh b́nh, tệ nạn xă hội mới giảm hẳn, phải hiểu đó là trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở. Chứ không phải chỉ hô hào, phát động thi đua, kiểu ấy xưa rồi, không hiệu quả.

Nên chăng Bộ Nội vụ nên quy định thật chi tiết, thật cụ thể từng việc mà phường, xă, huyện, tỉnh phải làm và có chế tài nghiêm ngặt khi người dân vi phạm - khi cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Hết sức tránh kiểu hô hào vận động rùm beng, nhưng không kiểm tra đôn đốc, không xử phạt nghiêm minh, nói không đi đôi với làm. Kiểu ấy như vi trùng nhờn thuốc - không hiệu quả ! Những cuộc phát động phong trào - lấy thành tích chào mừng - công tŕnh gắn tên sự kiện lịch sử. Những cái đó không có hiệu quả chỉ tạo thói quen cho cấp dưới báo cáo láo ! Vấn đề này cần xem lại. Một cách nghiêm túc.

2. Đất đai nhà cửa

Mấy năm gần đây dựa vào cái lư "Quốc gia công thổ" thành phố lấy đất của dân chỉ bồi thường rồi hỗ trợ khoảng 15 triệu đến 30 triệu một sào nghĩa là khoảng 50 đến 80 ngh́n đồng một mét vuông. Sau đó cho bán đấu giá có chỗ 25, 30 triệu/m2. Giá bán gấp 500 đến 800 thậm chí đến 1000 lần giá mua. Trên thế giới này chẳng có thứ buôn bán nào lại có lăi suất cao như vậy, chỉ ḷng ṿng bằng một số ngôn từ, văn bản chỉ thị thế là một vốn, ngh́n lăi chả mất một giọt mồ hôi. Chưa hết các doanh nghiệp: thôi th́ đủ thứ quốc doanh, cổ phần, tư doanh, trong nước liên kết với nước ngoài, xây những ngôi nhà cao chọc trời 10 tầng, 15 tầng rồi những khu biệt thự sang trọng giá mỗi mét vuông sàn khoảng 10 triệu/m2, như vậy một m2 đất thành 10m2 sàn nhà (đối với nhà 10 tầng) mà 10m2 nhà là cả 100 triệu đấy ! Một căn hộ chung cư trên dưới 1 tỷ đồng.

Vẫn chưa hết có phải ai cũng mua được nhà chung cư đâu! Tốt huỷn đă thử gọi điện cho 3 công ty để đăng kư mua nhà đều được trả lời "hết rồi" th́ ra họ làm nhà, lại chính họ và các xếp của họ, người thân quen của họ mua rồi đóng cửa để dành, dân muốn mua phải qua 2,3 "cầu" nữa. (Cầu nào nhỉ? không phải cầu ao, cầu khỉ mà là cầu dị ứng lực đấy)

Nói tóm lại người có nhu cầu ở thực sự phải mua mỗi căn hộ đắt lên 5,7 chục đến vài trăm triệu. Chuyện thật đấy, việc tầy trời ai dám đơm đặt! Nếu ai không tin xin mời đến làng Thăng Long, Khu Trung Yên mà t́m hiểu, e rằng c̣n hơn những điều Tốt huỷn bộc bạch trên đây. Vẫn chưa hết, đă thế các công ty, các cá nhân lại được vinh danh, được thưởng huân chương, bằng khen, tiền thưởng cả đống, rồi nhậu nhẹt tối ngày, các xếp bao bồ nhí, hát karaoke, mát xa, thư giăn, cà phê đèn mờ, bia ôm góp phần tạo công ăn việc làm cho các em gái ở nông thôn, nơi đồng chua nước mặn thiếu việc làm, thu nhập quá thấp. Nơi cái nôi của cách mạng, nơi góp xương máu, góp công, góp của cho 2 cuộc kháng chiến đến thành công. ở Hà Nội và các thành phố lớn có hàng chục vạn cô gái hành nghề kiểu đó, nó đă lan tràn khắp nơi, có cầu ắt phải có cung cũng là hợp quy luật thôi!

Thử hỏi những ông già về hưu, những cán bộ công nhân chân chính, những người lao động lấy đâu tiền mà hưởng cái loại dịch vụ đó, thu nhập của họ mỗi ngày từ 10 đến 30 ngh́n đồng c̣n phải ăn, phải nuôi con, phải chi tiêu trăm thứ thường ngày, có cho ăn kẹo cũng không dám bén mảng đến Khách sạn nhà nghỉ.

Trở lại vấn đề nhà đất, cho phép Tốt huỷn được nói thẳng kinh doanh nhà đất kiểu ấy th́ một thằng mù (nghĩa là cả mùa mắt và mù chữ) cũng chỉ đạo kinh doanh có lăi. Kinh doanh kiểu ấy không phải là tài giỏi mà là do cơ chế và thói độc quyền. Chỉ khổ giai cấp công nông mà thôi! Nông dân th́ hết đất canh tác, con trai đi làm xe ôm, con gái đi nhà hàng vũ trường, đêm làm ngày ngủ. Vẫn chưa hết các xếp nắm bắt qui hoạch, có quyền ra văn bản, có quyền chỉnh lại quy hoạch, các xếp có hàng lô hàng lốc tay chân, các xếp mua hàng trăm miếng đất mà biết chắc chỉ vài năm sau là có đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ chạy bên cạnh, có khu công nghệ, có xí nghiệp, nhà máy trường học kề bên. Lúc mua ruộng là ao tù nước đọng, đất hoang hoá, khỉ ho c̣ gáy, giá rẻ như bèo, khi bán th́ tấc đất, tấc vàng lăi để đâu cho xuể có người trở thành triệu phí, tỷ phú dola dễ ợt. Vẫn chưa hết, tiền nhiều quá th́ phải nghĩ cách tiêu: Xe hơi, ăn mặc tiện nghi th́ quá thừa thăi, các xếp nghĩ cách đầu tư cho con đi học ở Mỹ, ở Pháp, Canada, Anh, Úc (toàn những nước đế quốc thứ thiệt). Sau này về nước lại đè đầu cưỡi cổ người dân một lần nữa "con vua th́ lại làm vua" Xin cho phép Tốt huỷn hỏi một câu thất lễ: Thế th́ định hướng xă hội chủ nghĩa ở chỗ nào? Tại sao không cho con cháu đi học ở các nước XHCN như Cu Ba, Bắc Triều Tiên, các nước này vốn đă là XHCN không phải định hướng. Như vậy có hơn không?

3. Cấp giấy CN quyền sử dụng đất(gọi tắt là Sổ đỏ)

Đă mấy năm nay Nhà nước có chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đó là một chủ trương đúng đắn hợp với thông lệ quốc tế, hợp ḷng dân. Trong công tác này chính phủ rất cởi mở thông thoáng có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc địa phương thực hiện nhanh gọn, hiệu quả, thuận lợi cho dân. ở Hà Nội thực hiện công việc đó rất bài bản nào đo đạc, vẽ bản đồ, rồi họp lên họp xuống. Thử hỏi đến nay đă cấp được bao nhiêu phần trăm sổ đỏ? Chưa cấp và "găm" lại bao nhiêu phần trăm số hộ? Chủ trương th́ đúng đắn, công việc th́ đơn giản nhưng thực tế th́ cấp thực hiện có quá nhiều mưu mô để móc túi dân, họ coi đây là cơ hội làm ăn! Cấp thành phố đă kư nhiều sổ đỏ, nhưng khi về đến Quận huyện phường xă th́ họ "găm" lại chỉ phát rất ít cho dân, khi nào dân cần sổ đỏ để xin phép xây dựng sửa chữa nhà, chia tài sản cho con, sang tên chuyển nhượng, cầm cố thế chấp vay tiền sản xuất, vay tiền cho con đi học, đi chữa bệnh phải đến cầu cạnh họ, phải đúc lót cho địa chính năm bảy triệu, thậm chí hàng chục triệu th́ họ mới ḷi sổ đỏ ra. Có người cầm sổ đỏ thấy ngỡ ngàng v́ sổ đă kư cách đây 2, 3 năm mà họ chưa trả cho người chủ sở hữu nó! Thật đáng buồn thay cho những người tự xưng là phục vụ nhân dân, phục vụ kiểu ấy th́ dân tin dân yêu sao được! Đúng là lũ sâu mọt! C̣n một hiện tượng nữa cũng rất phổ biến, đất ở không tranh chấp, không mua đi bán lại nhưng địa phương cứ lờ đi không cấp sổ, người dân lại phải cầu cạnh, đút lót họ mới làm cho, mà lẽ ra họ phải hiểu, việc cấp sổ đỏ cho dân là trách nhiệm là nghĩa vụ của chỉnh quyền các cấp. Họ coi đó là cơ hội làm ăn, vừa ăn của đút lót vừa ban ơn. Thử hỏi ai c̣n tin yêu họ. Theo Tốt huỷn thành phố mở đợt tổng kiểm tra các quận huyện, phường xă về việc cấp giấy CN quyền sử dụng đất cho dân th́ sẽ rơ ngay và theo tôi nên dùng từ Sở hữu chứ không nên dùng từ Sử dụng, v́ như thế là nói thật. Sự thực th́ đă đang sở hữu..

Nhưng xin thưa đoàn kiểm tra phải có thành phần công an - Viện kiểm sát, phát hiện được gian lậu lập biên bản ngay và qui trách nhiệm những kẻ cố t́nh làm sai chính sách. Chứ chỉ kiểm tra nội bộ với nhau th́ khác ǵ "Ném bùn sang ao" phí công vô ích. Đă đến lúc kiểm tra những hộ c̣n lại, chính quyền địa phương phải giải thích v́ sao chưa cấp sổ đỏ cho họ, chứ không phải kiểm tra xem đă cấp được bao nhiêu %.

Tiếc thay cấp trên không sâu sát việc này! Đă đến lúc cần phải cách chức cho thôi việc những người cố t́nh làm sai lệch chủ trương của Nhà nước của thành phố, phải cắt cái ṿi bạch tuộc quen hút máu của dân. Việc đó không khó khăn ǵ. Vấn đề là ở chỗ Nhà nước có quyết tâm làm mạnh tay hay không hay lại lờ đi cho mọi việc rơi vào im lặng!

V́ sao mà ḷng tin của dân vào lănh đạo ngày càng giảm sút! Chính v́ những khuyết tật bệnh hoạn từ nhỏ đến lớn xảy ra hằng ngày "chung tay th́ vỗ nên bộp", "Tích tiểu thành đại" chứ có phải vấn đề ǵ to lớn đâu! Chỉ là những việc dân sự, dân sinh hàng ngày mà thôi!

Con tiep

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 28, 2004

Answers

Response to Tếu TĂ¡o ĐĂ´i DĂ²ng (1001 chuyện đời thường)

Tiep theo

4. Vấn đề đội mũ bảo hiểm và biển báo

Việc đội mũ ảo hiểm đối với người đi xe môtô (gọi tắt là xe máy cho tiện) tham gia giao thông là hết sức cần thiết, là văn minh phù hợp với thông lệ quốc tế. Ta vừa phải phổ biến tuyên truyền vừa có chế tài nghiêm ngặt đối với người dân không chấp hành. Nhưng ngành giao thông lại qui định: quăng đường này bắt buộc phải đội mũ, quăng đường kia không phải đội mũ th́ thật bất tiện vô cùng. Lúc nào đội mũ, lúc nào bỏ mũ thật là lỉnh kỉnh, người đi xe lúc đến chỗ này, do công việc nảy sinh do yêu cầu đột xuất lại phải đến chỗ khác, chỗ này bắt buộc phải đội mũ, chỗ khác th́ không cần đội mũ (mũ bảo hiểm) phiền toái vô cùng. Nếu ai đi lại nhiều trên các tuyến quốc lộ thấy rất nhiều biển báo: phải đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe máy, gây ra tốn kém đồng thời rất phức tạp.

Theo tôi đă ngồi lên xe tham gia giao thông là bắt buộc phải đội mũ. V́ tai nạn giao thông nó có phân biệt ở nội thành hay ngoại thành, ở đường nhỏ hay đường lớn ở nông thôn hay thành thị! Ngành giao thông cũng cắm nhiều biển STOP cho những khúc ngoặt từ đường ngang ra đường chính, từ đường nội bộ ra đường lớn nhưng rất tiếc nhiều biển báo lại cắm sai vị trí nên chẳng có tác dụng ǵ! Tôi thấy cần phải kiểm tra lại những biển báo, đèn tín hiệu điều hành giao thông. Để sửa lại những sai sót mà từ đó có thể gây hậu quả không đáng có. Hiện nay trên rất nhiều tuyến đường trong cả nước ngành giao thông cho kẻ rất nhiều vạch sơn ngang dọc trước đèn tín hiệu, trước các ngă ba ngă tư trước những chỗ phải dừng xe hoặc giảm tốc độ, đắp sơn dày đến 1cm. Nhưng thực tế người tham gia giao thông không hề giảm tốc độ (các vị cứ đi khảo sát mà xem). Thế là xe chạy qua vạch sơn cứ nhảy tưng tưng như ta lướt móng tay trên các dây đàn. Vừa lăng phí biết bao nhiêu tiền sơn, tốn tiền của dân đồng thời gây hại cho người và phương tiện, một khi việc làm không có hiệu quả th́ cần phải nghiên cứu lại! Ta cần vạch dọc ở tim đường để phân biệt hai làn xe ngược xuôi th́ lại thiếu nhiều (ở tất cả các con đường xe được chạy hai chiều). Điều đó rất cần thiết để ngăn chặn, báo hiệu cho các xe không được lấn phần đường của chiều ngược lại. Việc đó hiện nay ngành giao thông chưa làm được bao nhiêu, mới chỉ chú ư ở thành phố c̣n những con đường liên tỉnh, vùng xa xôi hẻo lánh nhất là những con đường đèo dốc quanh co khúc khuỷu th́ hầu như chưa được chú ư đến (mà những chỗ khúc ngoặt, quanh co đèo dốc lại là chỗ nguy hiểm nhất). ở nước ta hiện nay sở dĩ xảy ra nhiều tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện (cả ôtô, xe máy và nhất là xe đạp) vi phạm luật giao thông nghiêm trọng, nếu chúng ta có chế tài nghiêm ngặt, chế tài được thực hiện triệt để th́ chắc chắn tai nạn giao thông được đẩy lùi đáng kể. Người tham gia giao thông của nước ta có thói xấu, họ đi không đúng luật lại không biết nhường nhau, hay gây gổ, bất chấp tín hiệu cấm, đi vào phần đường của người khác, phóng bạt mạng v.vẨ Nếu chúng ta bắt họ tuân thủ luật lệ tai nạn giao thông sẽ giảm nhiều !

5. Phạt lỗi vi phạm giao thông

Từ lâu chúng ta có một quan niệm (luật bất thành văn) rất vô lư, vô lư đến tức cười là nếu những xe to, xe đẹp, xe nhiều tiền mà mắc lỗi th́ CSGT phạt rất nặng, cũng với lỗi ấy (nghĩa là lỗi như nhau) nhưng là xe nhỏ, xe xấu xí xe cà tàng th́ phạt rất nhẹ, thậm chí bỏ qua (h́nh như xử phạt cũng mang tính giai cấp th́ phải). Như vậy vô t́nh tạo cho nhiều người một thói quen ngông nghênh đi lại bữa băi vi phạm luật thường xuyên, coi thường pháp luật. Rất nhiều người tham gia giao thông nghiêm túc đúng luật bị oan bởi hành vi càn quấy của kẻ khác. Tai nạn xảy ra thường là do phóng nhanh, vượt ẩu, dành đường trái phép, chuyển hướng đột ngột, lạng lách bừa băi, chính bọn họ gây ra tai nạn giao thông, nhưng lại không được xử lư nghiêm thành ra họ khinh nhờn mà hậu quả th́ người khác phải chịu. Chúng ta cần có biện pháp mạnh, chế tài nghiêm ngặt, cần thiết phải truy tố trước pháp luật, được vậy th́ tai nạn giao thông sẽ giảm bớt. Câu hát "Đường ta ta cứ điẨ Nhà ta ta cứ xây" cần được xem lại! Thiết nghĩ luật là cho mọi người không phân biệt xe đạp hay xe máy, xe to hay xe nhỏ, xe xấu hay xe đẹp, người giàu hay người nghèo. Giả sử một người đi xe đạp chuyển hướng đột ngột trước đầu ôtô, người lái xe bị bất ngờ theo quán tính đánh tay lái sang bên va phải xe khác gây tai nạn th́ lỗi đầu tiên phải là người đi xe đạp. Thế mà CSGT lại xử lư nặng người lái xe ôtô th́ thật chả công bằng.

Mong rằng những người thi hành luật hăy v́ sự công bằng xă hội mà xử lư nghiêm minh. Đă có luật th́ bất kể họ là ai, phương tiện ǵ cũng cần được xử lư nghiêm minh và công bằng. "Quốc gia hữu pháp, pháp bất hữu thân"

Nếu chúng ta làm được như thế tai nạn giao thông chắc chắn sẽ giảm hẳn. ở các nước xe họ đi như nước chảy, hàng hàng lớp lớp, nhưng họ tôn trọng luật, đi đúng luật, lại biết nhường nhịn nhau nên tai nạn giao thông rất ít, có thể nói là không đáng kể.

Nhà nước rất quan tâm làm sao giảm được tai nạn giao thông, nhân dân cũng mong muốn như vậy, nhưng nếu v́ thế mà cấm đi xe máy, cấm mua xe máy th́ lại là biện pháp "tối kiến", cán bộ cần xe đi làm cho Nhà nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế cho đất nước, sinh viên cần xe để đi học, người lao động cần xe để cung cấp hàng hoá, lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nếu cấm đi lại và vận chuyển hàng hoá bằng xe máy th́ liệu thành phố sẽ ra sao! Đời sống thường ngày sẽ ra sao, cán bộ sinh viên đi bằng phương tiện nào (trong khi xe buưt chưa đáp ứng). Trong khi tầu điện nổi, tầu điện ngầm chưa có. Trong khi các quan to, quan nhỏ có xe hơi sang trọng của dân cung cấp, một bước là lên xe xuống ngựa c̣n cán bộ hạng thường, sinh viên học sinh và nhân dân anh hùng phải ki cóp cảđời mua một chiếc xe để đi lại bị cấm, thế th́ hết đời rồi! Lấy ǵ làm phương tiện để đi làm! Cho Tốt huỷn được tếu táo đôi lời: Đă phải dùng biện pháp cấm đi xe và mua xe đó là hạ sách, là tối kiến, là bất lực! Thay v́ cấm đoán ta cần quan tâm giải quyết Phát triển cơ sở hạ tầng đầy đủ và hợp lư

Phát triển các h́nh thức giao thông và phương tiện giao thông công cộng hợp lư thuận tiện ít phiền hà, ít tốn kém cho người dân. Dùng nghệ thuật quản lư để hạn chế phương tiện cá nhân chứ không dùng biện pháp hành chính.

Có chế tài nghiêm ngặt, bắt buộc người tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật dần dần tạo thành thói quen "Thượng tôn pháp luật". C̣n một vấn đề nữa người dân cũng rất quan tâm. Đó là CSGT cứ nhè xe khách, xe chở hàng hoá, xe có biển số tỉnh khác để dừng xe kiểm tra các bác tài. Lái xe không phải biển 29 là sợ lắm, ngoài những trạm cố định c̣n những xe CSGT cơ động trên khắp các tuyến đường, cái đáng nói đáng bàn là họ thổi c̣i dừng xe tuỳ hứng, xe không phạm luật, không chở hàng cồng kềnh, không chở người quá qui định, không đi vào đường cấm, không chở hàng lậu, hàng quốc cấm hay việt gian, gián điệp (CSGT cũng chẳng kiểm tra những thứ đó) chỉ tóm giấy tờ xe, họ hàng nhà tài làm luật xong là đi.

Có lần Tốt huỷn đi từ bến xe miền Đông (Sài G̣n) ra Hà Nội, không dưới 10 lần bác tài phải cầm giấy tờ xe qua trạm, có chỗ tôi thấy CSGT không dơ biển dừng xe hay thổi c̣i bác tài vẫn ngoan ngoăn qua trạm độ 2 phút. Tôi để ư thấy một điều lạ nữa là bác tài cầm giấy tờ xuống, nhưng CSGT cũng chả cần xem họ trao đổi với nhau chừng 2 phút là xong chú lơ lại dô dô. Đằng sau nụ cười xum xoe là thái độ khinh bỉ. Thật đau ḷng và xấu hổ! Nhà nước có chế tài với người lái xe th́ ai có chế tài với công an, những xe không vi phạm luật giao thông có nên tuỳ tiện dừng xe, tuỳ tiện kiểm tra giấy tờ của lái xe làm thế liệu có vi phạm quyền con người, làm thế v́ động cơ ǵ liệu có phải an toàn cho các chuyến xe. Đấy là luật hay là lệ, nếu lệ th́ nên bỏ!

6. Phạt tiền lỗi vi phạm luật giao thông

Người vi phạm luật giao thông cần được xử lư nghiêm phải thật nghiêm, thật nặng. Trong điều kiện tai nạn và ách tắc giao thông như hiện nay th́ những chế tài nghiêm ngặt là hết sức cần thiết nhưng việc phạt tiền mà CSGT liện đương thực hiện là rườm rà, mất th́ giờ năng suất thấp, người thi hành công vụ th́ ít, người vi phạm luật giao thông nhiều làm sao cho xuể. Nào viết biên lai, ghi số xe, ghi tên, ghi lỗi vi phạm cứ như là khai lư lịch, nào tờ giao cho đương sự, tờ lưu để quyết toán, thật phiền hà, CSGT mất rất nhiều thời gian cho mỗi ca vi phạm mà người bị phạt cũng mất nhiều th́ giờ. Theo Tốt huỷn Bộ Tài chính chỉ cần in vé phạt đóng thành quyển có số tờ số seri như vé xe buưt với mệnh giá 20.000đ - 50.000đ - 100.000đ - 500.000đ - 1.000.000đ có mầu sắc khác nhau: trắng, đỏ, xanh... Như vậy mức phạt thấp nhất là 20.000đ Nếu phạt 40.000đ xé 2 vé, nếu phạt 70.000đ cũng 2 vé (50.000đ + 20.000đ). Vé được in cố định (chỉ chỗ ghi ngày... tháng... năm là để trống) là CSGT phải ghi mà thôi! Không phải ghi mắc lỗi ǵ hay v́ sao phải xử phạt cái đó đă có hướng dẫn phạt lỗi vi phạm, CSGT xử lư người vi phạm luật giao thông chỉ cần nói "vượt đèn đỏ" phạt 100.000đ. Rồi xé vé như xé vé xe buưt (nhớ khi giao vé ghi ngày tháng năm) vé được xé rách. Tất cả chỉ hết 1/2 phút cho mỗi ca xử lư khi hết vé CSGT giao cuống vé và tiền cho ngành tài chính và tất nhiên được bớt bao nhiêu % làm tiền thưởng cái đó có hướng dẫn của Nhà nước như vậy vừa nhàn hạ vừa nhanh gọn, vừa chính xác (tất nhiên chỉ xé vé sau khi đă thu tiền). Việc ghi chép nhiều chả có tác dụng ǵ!

7. Buôn dự án

Có lẽ cũng chưa lâu lắm chỉ độ 15 hay 20 năm nay nước ta mới bổ xung vào cuốn từ điển: cụm từ Buôn dự án, buôn dự án là một nghề buôn nước bọt vốn liếng là tiền đút lót chạy chọt lo cửa này cửa khác, lễ lạp xếp nhỏ xếp lớn, chỉ cần trên chỉ đạo bằng vài cú điện thoại (bây giờ người ta không viết thư tay, ai dại ǵ mà để bút tích) sẽ có người hướng dẫn chọn gói thầu - rỉ tai mức đấu thầu, "mẹo lừa đă mắc vào khuôn" người ta bán cho B’ là 10% chắc ăn hơn!

Công tŕnh vài trăm thậm chí vài ngh́n tỷ số tiền thật không nhỏ. B’ muốn có lăi bắt buộc phải ăn cắp vật liệu khai khống khối lượng t́m cách khai phát sinh thông đồng với cán bộ giám sát, thông đồng với bên A. Thay đổi chủng loại vật tư.v.v... Nếu không làm thế lấy đâu tiền chi chác hàng mấy chục cửa, mà cửa lớn nhất là chủ đầu tư. Tài chính - ngân hàng - cơ quan duyệt dự án, thanh tra, giao thông công chính vân vân và vân vân. Có công tŕnh mua đi bán lại đến B ba phẩy, cũng có công tŕnh B (thực sự thi công) bị "lơm" là v́ phải chi chác quá nhiều, chi triền miên cho các bộ máy nếu không th́ máy không chơn. Máy không chơn th́ chạy không nổi, khi xong công tŕnh bên A chịu nợ, có công tŕnh hàng chục năm không quyết toán được! Nợ ngân hàng chồng chất, lăi mẹ đẻ lăi con. Trong khi tiền chi phí th́ bao nhiêu cũng ít mà máy vẫn chưa đủ chơn, có công tŕnh xuống cấp mà vẫn chưa quyết toán được!

Chất lượng các loại công tŕnh hầu như rất kém, thường là thất thoát từ 30 đến 40% thậm chí c̣n hơn, Tốt huỷn không hề dám điêu ngoa ! Xin nêu một ví dụ: Dự án chống úng ngập thành phố, mấy trăm triệu đôla cho nạo vét, kè sông Tô Lịch công tŕnh chưa nghiệm thu đă sụt lở nhiều chỗ, bên thi công chữa đi chữa lại măi vẫn không thể nghiệm thu được ! Mà chữa làm sao được, móng ngâm dưới độ sâu 3,4 mét trong ḍng nước đen ng̣m ô nhiễm nặng nề, làm sao mà chữa được! Vài năm nữa chắc công tŕnh hỏng hẳn!

Thế mà báo chí của ta có lúc phởn chí ví ḍng Tô Lịch như sông Sen Paris th́ thật đáng buồn cười. C̣n lâu và lâu lắm mới kịp được các nước khu vực, mà cứ kiểu làm ăn này bao giờ mới kịp! Đến khi đuổi kịp th́ họ đă tiến xa lắm rồi !

Nghề buôn dự án xem ra kiếm ăn lắm, hiệu quả trút cả xuống đầu công tŕnh hay nói chính xác hơn hậu quả đổ cả xuống đầu dân, chỉ dân là lănh đủ.

Nếu quư quan bớt chút thời gian đến thăm vài công tŕnh th́ biết ngay sông Tô Lịch - Hồ Nghĩa Tân - Cầu Văn Thánh - Nhà Hát chèo v.vẨ Dân ta quá khổ, thu nhập cực thấp 80-100 ngh́n đồng cho một tháng lao động. Trong khi đó cứ hàng trăm tỷ hàng ngh́n tỷ đổ xuống sông xuống biển thật đau sót. Tham nhũng cộng với lăng phí là một tội lớn. ấy thế mà có ai chịu tội đâu! Chỗ nào báo chí lên án mạnh th́ chỉ mấy tên tốt đen tốt đỏ bị truy tố, các xếp to xếp nhỏ th́ vô can!

8. Đề tài khoa học

Trong khi các Công ty xí nghiệp, Ban dự án, Hải quan thuế vụ ngân hàng tài chính, kể cả thể dục thể thao thi nhau đục khoét, chụp giật của dân của nước, th́ các nhà khoa học (ta vẫn gọi là trí thức) cũng nghĩ ra mưu kế "làm đề tài khoa học".

Thế là các Vụ Viện - các Bộ ngành, các trường Đại học thi nhau làm đề tài khoa học. Nếu làm đề tài để giải quyết được các mặt về kỹ thuật, những mắc mớ trong sản xuất, nhằm đưa năng suất ngày một cao, làm hiện đại hoá các ngành khoa học như cơ khí, dược học, nông nghiệp v.v.. th́ không nó làm ǵ và rất đáng khích lệ nhưng đề tài ở đây muốn nói đến là chẳng có tác dụng ǵ, là một lô số liệu cóp nhặt rồi báo cáo, rồi nghiệm thu, rồi cho vào két, khoá lại tốn phí nhiều tỷ đồng gây bức xúc trong giới khoa học chân chính và lăng phí của dân của nước tiền đề tài được chia chác khắp mặt, chẳng những cơ quan có đề tài mỗi người "dây máu ăn phần" mà cơ quan ngân hàng, tài chính cũng ăn theo, chả khác ǵ khi có một xác chết th́ quạ đen, quạ khoang, kền kền, chó sói, diều hâu thi nhau mổ rỉa, xin Bộ Khoa học và công nghệ thử kiểm tra xem độ vài chục đề tài đă được công nhận gần đây xem tốn hết bao nhiêu tiền, và hiệu quả của các đề tài ấy đến đâu, ích nước lợi dân được bao nhiêu. Nếu Tốt huỷn tôi điêu ngoa vu vạ ngậm máu phun người xin cứ thẳng tay trừng trị chả dám kêu oan. Người dân có câu: "Buồn dự án, bán đề tài" Xin các nhà quản lư xét xem đúng hay sai! Tốt huỷn nghĩ dân đă nhận xét chỉ có đúng.

9. Giáo dục

Ta thường nói "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" điều này đúng bởi lẽ "mưu sự tại nhân" mọi thứ trong đời sống xă hội ngày nay đều do con người làm nên, con người lên được mặt trăng, sao hoả, chế tạo được máy tính, nối mạng internet, viết thư điện tử, đi du lịch từ Việt Nam sang Mỹ với con đường nửa ṿng trái đất chưa hết một ngày đêm, ngồi ở nhà biết chuyện cả thế giới, nằm trong chăn nói chuyện với người t́nh ở Paris, ở Mat, ở Oa-sinh-tơn đều là do con người chế tạo ra. Để một nước nghèo kiết xác - chiến tranh liên miên, suốt ngày đánh đấm máu chảy thành sông, xương chất thành núi cũng là do con người cả. Những kẻ trùm khủng bố quanh năm giết hại dân lành đánh bom tự sát, chất độc Sarin cho đến những tên độc tài phát xít ôm mộng bá vương dùng xương máu của nhân loại xây thành đắp luỹ cũng là do con người cả.

Con tiep

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 28, 2004.


Response to Tếu TĂ¡o ĐĂ´i DĂ²ng (1001 chuyện đời thường)

Có thể nói giáo dục ảnh hưởng vô cùng to lớn đến đời sống xă hội, nó quyết định đến sự phát triển của cả dân tộc của cả loài người. Cha ông ta đă có câu "nhân bất học bất tri lư" ở nước ta ngay sau khi cách mạng thành công (Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập 2-9-1945) th́ ngày 8-9-45 Bác kư sắc lệnh thành lập ngành B́nh dân học vụ - xoá nạn mù chữ. Bác coi sự dốt nát, thất học là một thứ giặc ngang với giặc đói, giặc ngoại xâm!

Sau này, trong một bức thư Bác viết cho các cháu có ư: Đất nước ta có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không nhờ vào công lao học tập của các cháu. Bác hồ đi làm cách mạn ở năm châu, bốn biển, Bác có tầm nh́n rộng lớn sâu sắc, Bác hiểm tầm quan trọng của trí tệu con người, chứ không như một "vĩ nhân" khác dám phát ngôn "Trí thức không bằng cục phân". ở ta trải qua 11 nhiệm kỳ quốc hội, giáo dục luôn được các đại biểu (nhât slà đại biểu trí thức) luôn quan tâm, có nhiều chính sách ưu đăi cho giáo dục, đầu tư ngân sách ngày một nhiều hơn. Lương giáo viên được ưu đăi hơn (có phần mềm 30-40%). Cơ sở vật chất của ngành giáo dục luôn được nâng cấp, từ ngôi rường tranh tre nứa lá này hầu hết là trường kiên cố. Đồ dùn dạy học chứa đầy kho, nhiều thứ thừa thăi. Tŕnh độ văn hoá và nghiệp vụ của thầy cô cũng được nâng cao không ngừng, thiết nghĩ trong hoàn cảnh nghèo khó như đất nước ta hiện nay mà phấn đấu được như vậy cũng là một cố gắng lớn có lẽ không ai dám phủ nhận. Nhưng đáng tiếc sản phẩm chúng ta tạo ra lại không đáp ứng được mong muốn, chưa đáp ứng được những điều xă hội cần, các em rất thuộc lư thuyết nhưng vào việc cụ thể th́ h́nh như bất cập. Một học sinh thi đậu tú tài (THPT) làm cái đơn tŕnh bày một việc ǵ đó không được chặt chẽ, không khúc chiết, có khi phải nhờ người khác viết hộ.

Nh́n vào chất lượng giáo dục - kết quả của 12 năm học hành người ta thấy ngành giáo dục thiếu một cái ǵ đó - sai một chỗ nào đó gây ra sản phẩm không được như ư! chất lượng sản phẩm kém chiếm tỷ lệ cao. Thí dụ trong giáo dục phổ thông suốt mấy chục năm qua chỉ chú trọng văn, toán, lư, hoá các môn khác mặc nhiên coi như môn phụ, không ai bảo ai nhưng người ta cứ h́nh thành quan niệm "Văn - Toán" là hai cây đại đao đứng đầu các môn học. Ngày từ trường ĐHSP người ta cũng quan niệm vậy!

Thành ra các môn khác bị coi thường, Lịch sử là môn cực kỳ quan trọng th́ lại bị coi nhẹ - học rất ít thậm chí c̣n bị bóp méo không tôn trọng sự thật lịch sử, để đến nỗi ngày nay (thế hệ trẻ) kiến thức về lịch sử nước nhà, học sinh c̣n lơ mơ và nhẫm lẫn nhiều! Đặc biệt là môn ngoại ngữ, ta chưa có tầm nh́n xa trông rộng khi thân Liên Xô th́ học tiếng Nga, khi thân Tầu th́ học tiếng Trung. Để đến nỗi ngày nay những nhà chính trị - Những nhà doanh nghiệp rồi cả những nhà khoa học đi họp hành, đi buôn bán, đi hội thảo đều gặp khó khăn về giao tiếp. Điều đó làm ta giảm vị thế so với bạn bè. Lỗi này trước hết thuộc về ngành giáo dục.

Một học sinh vào đời mà lịch sử địa lư đều kém th́ hiểu biết về tự nhiên xă hội rất hạn chế. Trong khi đó nhiều người nước ngoài họ hiểu lịch sử nước ta, văn hoá dân tộc ta hơn ta tưởng nhiều. Trong bài nói chuyện với cán bộ - xv1 Đại học quốc gia Tổng thống Mỹ Binclintơn trích dẫn văn của cụ Nguyễn Du "Sen tàn cúc lại nở hoa" xem như thế mới biết họ hiểu về lịch sử Việt Nam nhiều lắm. Ông Tổng thống Mỹ trích câu Kiều trên vào thời điểm ấy, vào hoàn cảnh lịch sử ngoại giao của hai nước lúc bấy giờ thiết nghĩ thật là đắt giá! Về sự nghiệp giáo dục trong mấy chục năm qua không ai dám phủ nhận, chúng ta cũng đă làm được nhiều việc (việc này báo chí đă nói nhiều) nhưng Tốt huỷn vẫn thấy nó thiếu một cái ǵ ! Con đường của giáo dục h́nh như lệch hướng. Chất lượng của giáo dục cũng lệch lạc, khá mặt này kém mặt khác "vùng này khá vùng khác kém có một năm Bộ Đại học tổng kết thi tuyển sinh Đại học (thời bao cấp) ở tỉnh Hoà B́nh có một huyện ở Kỳ thi tuyển sinh năm đó chỉ có vài em đủ điểm vào Đại học. Đến nỗi nằm sau UBND huyện bỏ mặc cho trường ĐHSP Hà Nội 1 tự do lấy việc thi cửa (mà việc tổ chức CSVC cho kỳ thi, huyện sở tại phải lo), có năm (thời bao cấp) Bộ Đại học tổng kết điểm thi tuyển sinh công bố có hơn 5000 thí sinh tổng ba môn thi là 0 điểm, điều đó nói lên chất lượng học sinh rất đáng báo động. Chúng ta dạy cho học sinh kiến thức được in trong sách giáo khoa bắt học sinh học thuộc ở sách, khi thi cử cũng chỉ là những kiến thức ở trong sách đă qui định. Người thầy không được phép và cũng không có điều kiện phát triển sâu rộng, chỉ được nói trong khuôn khổ đă được qui định. Các môn học tự nhiên rất thiếu thực hành, học sinh tiếp thu thụ động, sau khi nghe bài giảng làm 1 vài bài tập ứng dụng coi thế là mỹ măn, không có t́m ṭi sáng tạo, rất thiếu thực hành như thế học sinh giỏi làm sao được! Chúng ta có nhiều em đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế về rất nhiều môn học đó là điều rất đáng tự hào, rất đáng khích lệ đó là những em học sinh rất thông minh, đó là những con "gà ṇi". Các em phần lớn là con những gia đ́nh có truyền thống về học tập với sự nỗ lực to lớn của cá nhân và gia đ́nh, cùng với sự đầu tư của nhà trường, các em thành những thợ giải bài toán bài lư. Khi các em được giải nhất, giải nh́, giải cá nhân, giải đồng đội về các môn học, các em đă đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức và gia đ́nh của các em đă đổ bao của cải hàng chục năm trời các thầy cô cũng lao tâm, hao lực đem lại vinh quang cho Tổ quốc. Các em đem lại danh dự cho ngành giáo dục và là niềm tự hào cho quốc gia, chả những thế các em c̣n là những nhà khoa học cho tương lai.

Khi các em được huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng do quốc tế phong tặng, khi về nước th́ chẳng ai đoái hoài nhạt nhẽo, tẻ nhạt phần thưởng cũng có ǵ đáng kể! Nếu các em có bỏ nước ra đi (chảy máu chất xám) cũng phải thôi không phải họ không yêu tổ quốc - mà họ thấy những người lănh đạo không cần đến họ, họ bị bạc đăi, bị xem thường. Về vấn đề sử dụng nhân tài th́ ta kém xa Trung Quốc chứ chưa nói đến các nước Âu - Mỹ (bao giờ ta mới có được thung lũng Xi - li - côn).

Nhưng chúng ta thiếu các điều kiện nghiên cứu, Nhà nước thiếu chiến lược phát triển công nghệ cao, nên tài năng của các em không được phát huy, không có những công tŕnh khoa học lớn phục vụ cho nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá của dất nước, chất lượng giáo dục đại trà theo Tốt huỷn cần được xem xét lại, đánh giá lại cho đúng thực chất. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp 2 cấp 3 hằng năm thường được công bố từ 90 - 95 đến 100%. Nhưng kết quả thi tuyển sinh vào đại học th́ thật thảm hại. Tại sao như thế? V́ thi tốt nghiệp phổ thông cấp 2, cấp 3 ngành giáo dục chạy theo thành tích, theo sự chỉ đạo của trên. Rất nhiều hội đồng chấm thi, sau khi chấm thử mỗi môn một số bài thấy điểm thấp quá, trên lại chỉ đạo hạ thang điểm, rút kinh nghiệm ra đề bài năm sau dễ hơn, các thày coi thi nới tay hơn ở rất nhiều hội đồng thi, thầy cô đứng cửa gác cho học sinh làm bài quay cóp thoải mái, giở sách quay "phao" truyền tay nhau, các thầy cô lờ đi. Trong pḥng thi có 2, 3 em làm được bài là cả pḥng làm được bài. Nếu có thanh tra cấp trên đảo qua th́ các thầy cô đánh tiếng, học sinh lại im phăng phắc tài liệu được giấu kín. Đứng ở cửa sổ nh́n vào, đoàn thanh tra đánh giá kỳ thi nghiêm túc, người nọ khen người kia, đoàn này nịnh đoàn khác, tất cả đều tốt cả, chả mất ḷng ai, ai cũng có thành tích. Biến thanh tra, kiểm tra thành đồng loă! Người ta không thích nghe sự thật, chỉ thích nghe nói dối và tâng bốc nhau mà thôi! Tỷ lệ thi đỗ cao các em phấn khởi, phụ huynh hỷ hả, ngành giáo dục có thành tích dễ ăn dễ nói ngoài chế độ bồi dưỡng của nhà nước đối với người coi thi, hội phụ huynh cũng rất biết điều phong b́ to nhỏ nặng nhẹ theo chức trách của từng người (tất nhiên chẳng bơ bèn ǵ so với các ngành "phục vụ" nhân dân khác) rồi những bữa bia tràn ly chúc nhau đủ điều tốt đẹp!

Cả nước diễn ra như ngày hội, nhưng kết quả th́ như trên đă nói là không thật, cho đến khi tuyển sinh đại học th́ chất lượng đó được phơi bày, vào thập niên 80 của thế kỷ XX có một nơi người ta đă tổ chức một kỳ thi lớp 12 GDTX tương đối nghiêm túc như một cuộc thí nghiệm đánh giá chất lượng! Từ việc chọn địa điểm thi - Chọn ban lănh đạo hội đồng coi thi đến việc chọn lựa giáo viên coi thi (tất cả đều theo qui chế coi thi mà Bộ Giáo dục ban hành) năm đó, hội đồng coi thi đó thí sinh chỉ đỗ hơn 30%. Nếu làm thật nghiêm túc th́ có lẽ tỷ lệ tốt nghiệp c̣n thấp hơn nữa! (Số liệu này ngày nay chắc vẫn c̣n lưu giữ)

Những người làm công tác quản lư giáo dục vẫn thường tự đánh giá (không văn bản) nếu thi cử nghiêm túc có lẽ Trung học cơ sở đỗ khoảng 60-70% THPT đỗ khoảng 60% chứ không thể 95-100% như hiện nay (trừ các trường chuyên lớp chọn).

Tôi nói đây là nói đến chất lượng đại trà cho các thành phố và vùng đồng bằng, chứ vùng cao, vùng sâu, vùng xa th́ chắc chắn c̣n thấp hơn! Ngành giáo dục có thể làm thí điểm ở mỗi vùng một vài hội đồng thi được tổ chức thật nghiêm túc theo đúng nghĩa của việc thi cử th́ sẽ biết ngay.

Một vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục nước ta là cần phải đầu tư những pḥng thí nghiệm hiện đại có đủ những trang thiết bị cần thiết cho các môn học, phải đào tạo những cán bộ giáo viên hướng dẫn thí nghiệm, coi điểm số của môn thí nghiệm như những môn học chính thức, giảm bớt các môn khác như chính trị quân sự. Khi các em đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự các em sẽ học cũng chưa muộn. Ta phải học cái để phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước v́ vậy cần hiện đại hoá các trường dạy nghề để đào tạo hàng loạt thợ giỏi ở các ngành nghề, các lĩnh vực, một thợ giỏi có ích lợi hơn nhiều một học sinh trung cấp hay cao đẳng lư thuyết. Chúng ta thiếu là thiếu công nhân có tay nghề cao lại thừa trung cấp và cao đẳng.

Mấy năm gần đây Bộ GDĐT nâng hàng loạt trường đào tạo công nhân và trường Trung cấp lên trường có ngôi vị cao hơn, nội dung đào tạo th́ không thay đổi được mấy, không đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chỉ đáp ứng được nhu cầu lên chức, lên lương, tăng vị thế xă hội cho một số người, tăng chi tiền ngân sách mà không có hiệu quả ở các nước người ta khuyến khích học tập, nâng cao kiến thức để nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả. Công tác c̣n ở nước ta chỉ chú ư vào tấm bằng để có địa vị có lương cao bổng hậu. Về cơ sở vật chất của ngành giáo dục cũng cần phải bàn nhiều, cứ một vài năm lại thay sách giáo khoa, thay đi thay lại tiến lên được 1 bước lại lùi xuống 2 bước, sách giáo khoa th́ nhà xuất bản giáo dục độc quyền tuyệt đối, mỗi khi sách được xuất bản, các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các trí thức, các bậc phụ huynh góp ư phê phán nhưng sách đă in hàng triệu bản, ngành giáo dục tự ấn định giá, tự phân phối thật là độc quyền, bao cấp 100% nhân dân cứ phải chạy theo "quyền lợi" và "quyền lực" của mấy ông ngành giáo dục. Nhân đây Tốt huỷn cũng xin nêu một hiện tượng: Khi phân phối sách giáo khoa cho các tỉnh có tỷ lệ chiết khấu rất hấp dẫn (thực chất là khuyến khích bán được nhiều sách th́ được nhiều tiền lăi) nhưng ở các tỉnh xa, học sinh nghèo chiếm số đông, không có tiền mua sách hoặc mua rất ít. Cán bộ phát hành của Sở Giáo dục ở các tỉnh xa mua sách được chiết khấu nhiều, rồi bán luôn tại Hà Nội theo giá b́a, kiếm một khoản tiền chênh lệch lớn, sách đó được các hiệu sách tư nhân mua đi bán lại, cán bộ phát hành đỡ phải chở về tỉnh v́ nếu có chở về cũng chả bán được mấy, thế là lợi cả đôi bề. Bao cấp là thế đấy!

Chiết khấu được giải từ tỉnh đến quận huyện, đến hiệu trưởng rồi đến cả giáo viên chủ nhiệm lớp. (Đây là nói riêng lĩnh vực phát hành SGK).

Những chi phí ấy dân chịu, giá thành cuốn sách được đẩy lên, học sinh bắt buộc phải mua trốn đâu thoát. Dân đă nghèo lại nghèo thêm. Cán bộ đă giàu lại giàu thêm! Có tính cán bộ phát hành "năng động" đưa sách thẳng đến trường làm việc trực tiếp với hiệu trưởng bỏ qua cấp quận huyện thế là tỉnh huyện hục hặc v́ va chạm vào quyền lợi của nhau! Đồ dùng dạy học c̣n bê bối hơn nhiều. Lâu nay ngành giáo dục kêu ầm ĩ là thiếu đồ dùng dạy học, phải dạy "chay", dạy lư thuyết suông thế rồi kêu gào chính phủ quốc hội tăng chi ngân sách. Vậy thực chất vấn đề đó như thế nào? Thôi th́ trăm nghe không bằng một thấy, cứ thử tổ chức một số đoàn kiểm tra chia đều cho các vùng, thành thị, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng cao nguyên - Duyên Hải, các loại h́nh tiểu học, PTCS, THPT v.v.. th́ sẽ thấy ngay. Theo Tốt huỷn được biết Đồ dùng dạy học loại thông dụng như tranh vẽ, bản đồ, quả địa cầu, hộp vật lư, valy lớp 1, compa, thước kẻ, thí nghiệm hoá học thừa nhiều lắm! Cái đáng nói là giáo viên không sử dụng, rất ít sử dụng, thầy cô lên lớp cốt sao cho chóng hết giờ, cốt sao nói hết cái phần ghi trong giáo án, c̣n về lo việc gia đ́nh. Đồ dùng dạy học có đấy thừa đấy nhưng rất ít sử dụng. Tuy nhiên có những cái rất cần th́ lại không có, thường là khi có đoàn kiểm tra đến trường, hiệu trưởng đánh động th́ thầy cô mới chuẩn bị chu đáo, tiết học ấy được xem là có chất lượng.

con tiep

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 28, 2004.


Response to Tếu TĂ¡o ĐĂ´i DĂ²ng (1001 chuyện đời thường)

Cũng như sách giáo khoa. Đồ dùng dạy học cũng được chiết khấu cao (h́nh như 15 - 20%) nên càng mua nhiều các cấp giáo dục càng được nhiều lợi nhuận. Cả một dây từ Bộ xuống Tỉnh xuống Huyện, xuống Trường đều có phần trong đó, tội ǵ mà không kêu thiếu. Đồ dùng dạy học đầy kho, bụi bám, ẩm mốc nhưng hiệu quả th́ cần phải xem lại, cần phải đánh giá cho đúng thực chất. Một năm Nhà nước đầu tư bao nhiêu tỷ đồng cho đồ dùng dạy học và thất thoát bao nhiêu tỷ đồng thiết nghĩ đă đến lúc nghành thanh tra - A25 và CS kinh tế vào cuộc th́ mới rơ thực hư.

Đây là nghĩ đi (nghĩ theo chiều hướng tích cực) c̣n nghĩ lại (nghĩ theo chiều hướng tiêu cực) th́ ngành nào cũng "xơi" cả, nào ngành xây dựng , địa chính, hải quan, tài chính, TDTT, nông nghiệp, công nghiệp, ngân hàng vân van và vân vân họ ăn to gấp ngàn vạn lần, th́ Giáo dục "xơi" một chút cũng phải thôi!

Tốt huỷn nửa muốn nói, nửa muối im đi. V́ các ngành đàn anh, đàn chị "xơi" đẫy, ngành giáo dục có "chấm mút" một chút cũng là lẽ thường t́nh. Đối với công việc xây dựng trường học c̣n hấp dẫn hơn nhiều, ngon hơn, vô tang hơn hay nói theo cụm từ của ngành tư pháp là tính ngoại phạm cao hơn! Chính v́ thế mà ngành xây dựng cũng đă tổng kết "thất thoát trong ngành xây dựng thường là 30-40% tổng giá trị công tŕnh).

Từ ngôi trường tranh tre nứa lá nay lập dự án xây trường cao tầng v́ nhân dân phục vụ, v́ học sinh thân yên, v́ sự nghiệp giáo dục, v́ xây dựng CNXH ai mà không thích, nghe vừa thấu t́nh đáo lư thôi th́ kẻ tung người hứng, không ai bảo ai nhưng trong thâm tâm ai cũng nh́n thấy 30 đến 40% số tiền tổng giá trị công tŕnh nhiều tỷ đồng thật là hấp dẫn người ta nhẩm nhanh lắm. Nếu ngôi trường trị giá 3 tỷ th́ ítra họ cũng xơi được 1 tỷ đồng. Nhưng khôngphải một hai người đầy tớ đâu, mà là cả một dây thậm chí dây dài như dây thừng dây chăo.

Này nhé! Nếu là trường cỡ trực thuộc Bộ như trường Đại học - Cao đẳng - Các trung tâm lớn th́ phải nói đến Bộ kế hoạch đầu tư - Bộ Tài chính Ngân hàng - Bộ GDĐT chủ đầu tư (bên A) các cơ quan có liên quan... Nếu là trường THPT th́ Sở Kế hoạch đấu tư, các Sở Tài chính - Giáo dục - ngân hàng. Ban giám hiệu (chủ đầu tư - bên A) và nhiều ngành liên quan. Nếu là trường cấp 1, cấp 2, giáo dục thường xuyên mầm non th́ huyện, quận các pḥng kế hoạch - tài chính ngân hàng. Chủ tịch, phó chủ tịch phường xă, các ban giám hiệu loại trường này cũng có tí chút (v́ thấp cổ bé họng) họ cứ như đàn kền kền nh́n thấy xác chết. Họ ăn theo ngôi thứ và tính chất quan trọng của từng ngành, họ ăn theo "luật" và theo tỷ lệ. Có những ngành họ cũng biết thân, biết phận nên được ít thôi! Ví dụ như BGH cấp 1, cấp 2 họ làm ǵ có tiền. Tiền là của ngành tài chính chứ. Mà người có quyền chi quyền duyệt cũng là ngành Tài chính. Bên B muốn có được tiền mua vật tư trả lương công nhân th́ phải chi cho ngân hàng (có tỷ lệ hẳn hoi) nếu không trích % xin hăy chờ đấy ngân hàng chưa có tiền, kho bạc chưa có tiền, bên B đành phải cắn răng đút lót. Nếu thấy B phải chi quá nhiều th́ các ngành, các cấp bật đèn xanh cho phát sinh là có tiền vật tư đổ xuống đất, xi măng đổ xuống đất, sắt thép nằm trong cột, trong sàn có trời mà kiểm tra, giám sát công tŕnh bên A, bên B cùng một giuộc th́ c̣n thanh kiểm tra vào đâu, úm ba la ba ta cùng hưởng, vừa được ăn, vừa có thành tích chả thế mà mấy chục năm qua người ta say mê về công tác: mượng - điện - đường - trường - trạm. Nhiều cán bộ nổi lên giàu có lên nhờ "cống hiến cho sự nghiệp cách mạng" (nhờ điện - đường - trường - trạm). Hậu quả của sự tham nhũng này c̣n ảnh hưởng lâu dài, nhiều ngôi trường chỉ vài năm sau đă xuống cấp. Những ngôi nhà kiên cố cao to 3,4,5 tầng khi xuống cấp th́ khó sửa vô cùng (như nhà hát chèo của Hà Nội) như cầu Văn Thánh Sài G̣n chỉ c̣n nước đập đi làm lại tốn phí không biết đâu mà kể. Đúng là "công ít tội nhiều".

Ta thử nhẩm tính mỗi phường xă chỉ có vài ba cây số đường liên thôn liên xă - 3 đến 4 ngôi trường từ mầm non đến cấp 2. Một trạm xá xă và chi chít đường điện, vài cây số kênh mương, nào mương tưới, mương tiêu... một tỉnh là bao nhiêu và nếu như mỗi xă đầu tư vài chục tỷ đồng th́ một tỉnh là bao nhiêu ngh́n tỷ, vạn tỷ, tính ra thất thoát lớn vô cùng. Đây là chỉ nói đến những vấn đề dân sinh thông dụng mà ở địa phương nào cũng phải có. Nhà nước đầu tư cho ngành giáo dục nhiều như vậy. Nhưng đến khi nhà nước cần đến ngôi trường th́ nhà nước lại phải bỏ tiền ra thuê lại ví dụ kỳ thi tuyển sinh đại học hằng năm nhà nước phải bỏ tiền thuê các trường phổ thông lấy chỗ thi cho thí sinh như kiểu thuê cửa hàng, thuê nhà trọ, nghĩ mà ngao ngán - Nhà trường dùng CSVC ấy cho thuê dạy thêm, thuê luyện thi cho trường tư thuê làm chỗ dạy học v.v.. và v.v..

Chả hiểu Nhà nước này quản lư kiểu ǵ XHCN hay tư bản chủ nghĩa, hay định hướng XHCN kiểu ǵ mà dân bỏ tiền xây dựng - một nhóm người hưởng quyền lợi! Thật vô lư quá chừng!

Ngành học Đại học và Cao đẳng c̣n nhiều điều đáng nói hơn. Dư luận xă hội rất quan tâm đến công tác tuyển chọn vào Đại học, Cao đẳng, ngồi đâu cũng thấy các c̣ mồi móc nối như người ta rao bán rau ở chợ, vào trường X 30 triệu, trường Y 40 triệu, trường Z 50 triệu, đắt nhất là những trường được bao cấp ăn, ở, ra trường có việc làm ngay không phải đi xin việc.sau khi tốt nghiệp, không phải thi công chức sau khi đă có việc làm (nhân đây tôi xin có vài ư kiến về thi tuyển công chức tôi có đứa cháu trai học CĐSP Hà Nội, cháu học khá, tốt nghiệp loại khá xin dạy học ở một trường C2 ngoại thành, khi thi tuyển công chức người ta đ̣i chi 30 triệu, bố mẹ cháu nông dân nhà nghèo không lo được, nếu đi vay th́ cháu phải làm công tác 6 năm không ăn, không mặc, không tiêu pha ǵ mới đủ số tiền trả nợ, cháu đành thôi không thi vào công chức nữa và hiện nay cháu chỉ đi dạy thuê kiếm ăn, những trường hợp tương tự nhiều lắm, đầy rẫy ở đâu cũng có, quận huyện nào cũng có, chứ không phải cá biệt, cả ở những vùng xa xôi hẻo lánh chắc chắn Bộ Nội vụ cũng biết cả, nhân dân cũng biết cả, nó là "luật rừng" nên mọi người đều phải thực hiện!).

Mới nghe tôi không dám tin, v́ qui chế thicử của Bộ GDĐT chặt chẽ lắm, nhưng càng đi sâu, càng tiến gần đến đầu mối, tôi mới tin đó là sự thực, một sự thực đau ḷng, nhức nhối, tràn lan như bệnh dịch, mỗi ca, mỗi trường, mỗi khoa đều có giá riêng. Nếu các quan chức ngành giáo dục cho là tôi nói láo th́ xin đơn cử kỳ thi tuyển sinh vào Đại học cách đây 2 - 3 năm công an Từ Liêm đă phát hiện cả một dây từ lănh đạo đến giáo viên trường Đại học Thương mại tổ chức gian lận trong thi cử cho mấy chục thí sinh, báo chí đăng rùm beng, xă hội bất b́nh đ̣i đưa ra truy tố, nhưng rồi Bộ chỉ phê b́nh, cảnh cáo chả khác nào dưới ngă trên nâng. Cứ cái đà này thi cử chỉ là tṛ hề. Họ hô hào tâng bốc giai cấp công nông nhưng thực chất thông qua các việc làm th́ họ đánh vào giai cấp công nông v́ giai cấp này nghèolàmǵ có tiền mà đút lót cho Hội đồng thi, và nếu có thi được học được th́ làm có tiền đút lót để có việc làm và khi đă có việc làm th́ làm ǵ có tiền để qua được cầu thi tuyển công chức. Tóm lại "con săi th́ quét lá đa". ở đây tôi khẳng định rằng: việc này Bộ không muốn thế, Bộ không có chủ trương, không khuyến khích việc tiêu cực, nhưng Bộ không đủ tài bịt các lỗ ṛ rỉ trong quá tŕnh thi, chấm và xét tuyển. Bộ rất nhẹ tay trong việc xử lư sai phạm khi đă phát hiện.

Trong điều kiện tiêu cực tràn lan như ở nước ta th́ việc phân cấp, giao quyền cho cấp dưới, cho trường cần được xem xét cân nhắc kỹ, người tiêu cực trong lĩnh vực này cũng như một số lĩnh vực khác, không phải là chính phủ, không phải là bộ trưởng mà là những người thừa hành nhiệm vụ là cán bộ lănh đạo thi, người coi thi, người chấm thi, người vào điểm, người làm máy tính v.v... Nhưng người chịu trách nhiệm th́ không ai khác, ngoài lănh đạo Bộ. Nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ vẫn có cách bịt được các lỗ ṛ rỉ và nếu phát hiện tiêu cực phải xử lư thật nghiêm, tốt nhất là truy tố công khai đến mức cho họ đủ sợ th́ thôi!

V́ sao ngành giáo dục lại xuống cấp như vậy, lại tụt hậu như vậy ! Theo Tốt huỷn là cả một xă hội xuống cấp về đạo đức từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, đâu đâu cũng thấy tiêu cực tham nhũng, ngành nào cũng có tham nhũng, cấp nào cũng có tham nhũng. Đă thế lại sính thành tích, nay phát động phong trào này mai cổ động phong trào khác. Nào là lấy thành tích chào mừng ngày 20-11,ngày 8-3 ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục, ngày 2-9, ngày 1-5 v.v... người ta nặn ra thành tích, toàn thành tích ảo chẳng có thực, rồi trường báo cáo lên Quận huyện, huyện báo cáo lên tỉnh, thành. Cứ thế năm này qua năm khác nói dối lẫn nhau, ca tụng nhau, tâng bốc nhau, cùng nhau thoả măn hả hê về thành tích, măi rồi thành quen, quen rồi thành lệ, thực chất th́ chẳng hiệu quả ǵ. Nay phát động thiđua, mai phát động thi đua thực chất chẳng có ai thi đua. Phải chăng cần xem lại các khẩu hiệu suông. Các cấp giáo dục chỉ cần làm một việc là bồi dưỡng nghiệp vụ và kiểm tra chuyên môn, kiểm tra thường xuyên không báo trước. Thi cử hết sức nghiêm ngặt, không chạy theo thành tích, có thể một vài năm đầu tỷ lệ tốt nghiệp thấp, nhưng cần chấp nhận, không hạ thang điểm, không chiếu cố không gây thói quen ỷ lại, dần dần mọi việc sẽ quen!

Những em không đỗ vào đại học cho học nghề, cho xuất khẩu lao động cung ứng lao động trong nước và nước ngoài, ngành giáo dục phải thực sự cung ứng nhân tài cho đất nước. Cung ứng nguồn lao động có tay nghề cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bỏ lối chạy theo thành tích, khi xét nâng lương phải tính theo hiệu quả làm việc, chứ không phải "đến hẹn lại lên" như thế mới có yếu tố kích thích làm việc có hiệu quả cao và công bằng xă hội !

27-7-2004

(Xin xem tiếp ngày mai)

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 28, 2004.


Response to Tếu Táo ĐĂ´i Dòng (1001 chuyện đời thường)

to*´ xin nô.p 2 ke´t bia (bia cua~ german ) 1 ke´t cho ngu*o*i` viê´t ...1 ke´t cho ngu*o*i` post (khao khat cho vietnam duoc tu do ) noi´ thâ.t ddây´ to*´ không bi.p nhu* Viet cong ddâu ..... email cua to*´ la` thât ...ddoi` no*. cu*´ go*i? to*´ tra? liê`n ......

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), July 28, 2004.

Response to Tếu TĂ¡o ĐĂ´i DĂ²ng (1001 chuyện đời thường)

Cảm ơn anh Bạc Liêu rất nhiều, quê anh không xa ǵ quê của tôi, quê của tôi ở tận cùng đất nước Việt Nam. Cảm ơn anh nha, anh mà gởi tới tôi 1 kết bia th́ làm sao mà tôi uống cho hết, tôi chỉ uống có được sáu lon bia là thấy Trời đất đăo điên rồi. Nhắc tới bia là tôi muốn uống rồi. Nhưng để tôi post tiếp cái bài viết ở trên rồi hả uống bia, để cho anh Bạc Liêu doc chớ. Kính chào anh, Khao Khát.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 29, 2004.


Response to Tếu TĂ¡o ĐĂ´i DĂ²ng (1001 chuyện đời thường)

Tếu Táo Đôi Ḍng (1001 chuyện đời thường)

- Tốt Huỷn - Đưa lên lenduong.net - ngày 28/07/2004

(Ngày 27-7-2004, một cây viết trong nước đă cho phổ biến một bài cảm tưởng dài 25 trang, trong đó ghi nhận lại nhiều sự việc xẩy ra trong nước trong nhiều lănh vực khác nhau với một lối hành văn b́nh dân mộc mạc. Tác giả chọn bút hiệu là Tốt Huỷn, như lời giải thích của ông (bà?): "là một loại quân bài hạng bét, hay là một công dân hạng hai...", nhưng những vấn để được đề cập lại đều thuộc vào... hạng nhất. Chúng tôi xin đăng kỳ 2/2 sau đây.)

***

10. Y tế:

Nói đến ngành y tế là nói đến khám và chữa bệnh tất nhiên cả y tế dự pḥng và ngành dược. Nói đến y tế th́ cả thế giới đều nghĩ đến công việc từ thiện, nhân đạo, làm phúc, nói theo lối nói của chúng ta là phục vụ nhân dân, phục vụ người bệnh. Cụm từ lương y như từ mẫu không ai là không biết. Tốt huỷn thừa nhận rằng trong ngành y tế có những bác sĩ y tá, người phục vụ rất tận t́nh chu đáo ngày đêm tận tuỵ với công việc, coi bệnh nhân như người thân trong gia đ́nh ḿnh, chia sẻ nỗi đau, những mất mát, đồng cảm với cảnh nghèo khổ của dân của gia đ́nh bệnh nhân, nhưng rất tiếc bên cạnh những tấm gương trong sáng đó, c̣n không ít trăn trở, gây ra nhiều tai tiếng gây phẫn uất - ác cảm trong nhân dân.

Trước hết là vấn đề bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế là việc làm vừa văn minh, vừa nhân đạo giúp cho người dân chẳng may bị bệnh (từ bệnh nhẹ đến bệnh nặng) có được chỗ khám và chữa bệnh không mất tiền từ A đến Z nhân dân (người có bảo hiểm) hoàn toàn yên tâm trông vào ngành y tế và ngành y tế phục vụ vô điều kiện!

Nhưng ở nước ta th́ khác, việc thu tiền BHYT th́ nhanh lắm, thu ngay từ gốc, thu triệt để, thu không sót một ai (với người có lương) thu không cần thoả thuận!

Nhưng chẳng may bị ốm mang thẻ bảo hiểm đến bệnh viện th́ ngành y tế thờ ơ, tuy vẫn tiếp nhận nhưng tỏ vẻ lạnh nhạt, miễn cưỡng, khám bệnh qua quưt, cấp đại khái một số loại thuốc thông thường nhất, rẻ tiền nhất nghĩa là chất lượng thuốc kém nhất, người ta c̣n khống chế mỗi đơn thuốc có giới hạn bao nhiêu tiền, chữa bệnh theo kiểu "cho ngắc ngoải" chẳng chết ai, nếu muốn thuốc tốt th́ phải mua ngoài. Những người nào chán khám bảo hiểm mà khám dịch vụ th́ được chăm sóc tận t́nh, khám bệnh chu đáo đúng là "đồng tiền là tiên là phật". Nếu bệnh nhân bảo hiểm phải nằm viện th́ chỉ được nằm điều trị có thời gian qui định - nếu chưa khỏi cũng phải xuất viện và sau mấyngày lại nhập viện, có người do bệnh lâu khỏi hoặc bệnh nặng cứ phải nhập - xuất, xuất - nhập đến 4,5 lần thật là phiền hà và khổ sở! Những qui định này vừa kỳ cục vừa vô nhân đạo làm lộ ư đồ là chỉ thích thu tiền chứ không muốn chữa bệnh.

Lẽ ra đă có bảo hiểm y tế th́ ngành y phải khám chữa bệnh đến cùng, bằng mọi phương pháp tốt nhất, với các phương tiện hiện đại nhất, thuốc thang công hiệu nhất với một tinh thần trách nhiệm cao nhất và với thời gian điều trị ngắn nhất như thế mới là: Lương y như từ mẫu. Nghèo như nước Cuba mà chính phủ c̣n làm được việc khám chữa bệnh không mất tiền. Đằng này ta mất tiền hẳn hoi mà không được phục vụ chu đáo! Ngày nay người dân chẳng may bị ốm đau sợ vào bệnh viện lắm, sợ v́ phải chi phí quá nhiều thứ tiền. Tiền khám bệnh, tiền thuốc, tiền giường, tiền bông băng, tiền tiêm chuyền, tiền thay băng, phong b́ các cửa... Đă thế lại sợ thái độ của "Mẹ hiền" lạnh nhạt độc đoán cửa quyền. Ngày xưa Tốt huỷn đi học sợ thầy giáo lăm, nhưng vẫn không bằng sợ "mẹ hiền" bây giờ. Không hiểu họ có hiểu cái nghề thầy thuốc mà họ đang hành nghề bây giờ là do dân, do nước. Trường học từ phổ thông đến đại học là của dân, đội ngũ thầy giáo PT- ĐH là dân trả lương, thiết bị ở bệnh viên cũng là ngân sách của dân mua, họ đi làm việc cũng hưởng lương của dân!

Bây giờ người dân ốm đau phải vào viện th́ khổ thế nào! Đặc thù của nghề thày thuốc khác hẳn các nghề khác. Không những tay nghề cao mà c̣n cần cái tâm! Cáingân nghĩa, sự làm phúc xă hội yêu cầu ở người thầy thuốc ngoài chuyên môn giỏi phải có t́nh thương và trách nhiệm phải thực sự "thầy thuốc như mẹ hiền".

Thiết nghĩ các trường đào tạo cán bộ ngành y nên đưa y đức là môn học chính ngang với các môn khác. Điểm thi cử về y đức ngang điểm các môn khác và coi đó là cơ sở để xét tốt nghiệp! Nhân đây Tốt huỷn cũng xin bộc bạch nỗi ḷng ḿnh cách đây không lâu Tốt huỷn lâm bệnh nặng, đi khám bác sĩ chỉ định phải mổ gấp "biết thân chạy chẳng khỏi trời". Lần đầu tiên bị mổ nên c̣n bỡ ngỡ phải thông qua các bệnh nhân cũ hoặc đang điều trị xem luật lệ trước khi mổ ra sao, cần những thứ ǵ, chạy những cửa nào để cuộc giải phẫu được thuận lợi. Mặc dù đă có bảo iểm 100% và sống với đồng lương hưu c̣m cơi Tốt huỷn vẫn t́m mọi cách tiếp cận với bác sĩ mổ, với một phong b́ khiêm tốn 1 triệu đồng số tiền đó vừa bằng 2 tháng lương hưu.

Bác sĩ gây mê hồi sức chưa kư hồ sơ, bảo huyết áp cần được khám lại. Tôi xuất tŕnh y bạ vừa khám ở y cao do một bác sĩ chuyên khoa 2 tim mạch kết luận huyết áp của tôi 80/120 nhưng vẫn không được chấp nhận. Tôi đành phải đi Bạch Mai khám lại, Viện lăo khoa vẫn kết luận HA 80/120 nhưng lịch mỏ vẫn bị tŕ hoăn.

Tôi tự biết timmạch tôi không có vấn đề ǵ sao việc mổ cứ phải hoăn đi hoăn lại mà bệnh t́nh để lâu ngày nào khó khăn thêm ngày ấy! Tôi lại đi hỏi bệnh nhân đang điều trị, mới biết rằng ḿnh ngây ngô quá sống dưới chế độ XHCN mà dốt nát quá ! Chả trách bạn bè họ bảo tôi là đồ Tốt huỷn, mà có ngu cũng là phải thôi! Cha mẹ tôi không dạy, thầy giáo cũng không dạy "chạy". Bây giờ mới được bệnh nhân cũ dạy là phải phong b́ cho BS gây mê hồi sức gần một tháng lương hưu nữa thế là chả phải đo huyết áp làm ǵ cho mất th́ giờ v́ đằng nào th́ HA cũng vẫn là 80/120 chao ôi nếu không có phong b́ này chắc được gây mê thật sâu, sâu đến nỗi không bao giờ tỉnh lại cũng nên, chứ c̣n nói ǵ đến hồi sức. Chưa hết trước khi lên bàn mổ tôi c̣n "trăng trối" cho con tôi: bố hết tiền rồi, các con lo cho kíp mổ (c̣n y tá hộ lư). Bố hết tiền rồi, lại hậu phẫu nữa các con cũng cần chu đáo, chẳng hiểu các con tôi đă phải lo bao nhiêu? Nhưng v́ thương bố nên chắc các con tôi cũng phải chu đáo không dám lơ là cái việc "đầu tiên".

Biết thân đến bước đường cùng
Cũng liều nhắm mắt vẫy vùng ai thương!
Có một lần tôi được khám bệnh ở nước ngoài ngồi ở pḥng chờ độ 2 phút. Một cô y tá đến với thái độ ân cần lịch sự "mời ông theo tôi vào pḥng khám" đi theo cô y tá dọc hành lang vắng tanh vào pḥng khám, một bác sĩ đă chờ sẵn ông ta hỏi tôi bệnh t́nh rồi bật máy xem xét soi rọi rất kỹ, soi đến 2 lần rồi nói "Très Bien" ông ghi đơn thuốc rồi gọi y tá đưa ra ngoài. Khi tôi đưa 30 EURO cho pḥng tiếp nhận bệnh nhân th́ ông bảo không lấy tiền (v́ cách đây hơn một năm ông đă khám cho tôi một lần). Tôi hơi bất ngờ không hiểu sao họ lại đối xử với tôi như thế, tôi là người nước ngoài không quen biết, không đút lót, không phong b́. Tôi chỉ biết cảm ơn rồi về, mà đến hôm nay tôi vẫn c̣n trăn trở có lẽ không có bài học nào có tính thuyết phục cao hơn những việc làm cụ thể ấy. Ở nước ta Bộ Y tế cũng có thiện chí "yêu cầu niêm yết giá thuốc" thế là giá thuốc liên tục bị đẩy lên không sao ḱm hăm được, lại một phen người bệnh, người nghèo chịu trận, nhiều chủ trương, chính sách đưa ra rất thiện chí, có ư phục vụ cao. Nhưng do không có tầm nh́n chiến lược, không có chuyên gia giỏi nên phần lớn phản lại tác dụng "Lợi bất cập hại". Dân thấy Bác sĩ kê đơn mắc ngoặc với cửa hàng dược (đơn kê toàn loại thuốc đắt tiền và nhiều loại) có đơn hơn một triệu đồng, bệnh nhân biết là vô lư nhưng làm ǵ được ai, biết mua thứ nào bỏ thứ nào. Thôi th́ bán lợn, bán gà, bán trâu, ḅ mà mua thuốc "có bệnh th́ vái tứ phương" c̣n nói ǵ đến "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Bác sĩ và dược sĩ câu kết chỉ chết bệnh nhân.

Dân chỉ c̣n trông cậy vào lương tâm thầy thuốc, mà lương tâm th́ thật tŕu tượng vô cùng! Nếu có ai không tin xin cứ đi sâu vào dân chúng, làm một đề tài khoa học về vấn đề này chắc sẽ có cái nh́n thấu đáo hơn, có chiến lược cho ngành y hợp lư hơn. Từ đó dân được nhờ hơn!

Có vào các bệnh viện lớn ở Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh mới thấy sự quá tải ghê gớm về người khám và chữa bệnh. Băi xe máy bạt ngàn, không c̣n lấy một khoảng đất trống, người chờ khám bệnh đông nghẹt, ngồi khắp chốn, khắp nơi từ gầm cầu thang cho đến các bậc lên xuống ở cửa ra vào, một cảnh tượng xô bồ mất hết cả vị thế của con người, pḥng bệnh th́ bệnh nhân nằm ghép đôi, ghép ba trên một giường cá nhân, người nhà bệnh nhân th́ nằm hè, nằm sàn bệnh viện, thậm chí căng màn nằm ở ngoài trời một cảnh tượng như bị đầy đoạ ở trần gian. Có lần Tốt huỷn phải nằm viện điều trị theo chế độ bảo hiểm, th́ thấy chiếc giường cá nhân ḿnh nằm điều trị, có tới 5 người cùng nằm điều trị trên chiếc giường đó. T́m hiểu mới biết 4 người kia chỉ có tên trên giấy để bệnh viện tính tiền giường với Bảo hiểm c̣n bệnh nhân th́ về nhà "ngoại trú" ngày ngày đến bệnh viện tiêm và lấy thuốc vào buổi sáng, có lẽ đấy là cách chữa bệnh theo định hướng XHCN. Cái đó bác sĩ biết, giám đốc bệnh viện biết, Sở y tế biết nhưng tất cả đều đồng t́nh làm như vậy. Cụ Nguyễn Trăi ngày xưa có câu "Dối trời lừa dân đủ muôn ngh́n kế" có lẽ ứng vào thời nay cũng nên! Nếu các vị lănh đạo Đảng Nhà nước và quốc hội bớt chút thời gian làm cuộc "Hạ Sơn" xem hạ giới cơ cực đến thế nào (xin lưu ư là đến thăm không cần báo trước) th́ may ra mới có chiến lược cho ngành y. Dân ở các tỉnh đưa người nhà bị bệnh về các bệnh viện tuyến trên chữa trị tốn kém vô cùng, mỗi ca từ vài triệu đến vài chục triệu là chuyện thường. Trong khi thu nhập của người nông dân quá thấp, nếu trong nhà không may có người lâm bệnh th́ coi như gia tài khánh kiệt, nợ nần chồng chất, có bệnh nhân đương điều trị dở dang phải trốn viện ra về v́ không đủ tiền điều trị tiếp. Có đứa con gái sẵn sàng đi làm tiếp viên để láy tiền chữa bệnh cho cha mẹ.

Để giải toả ách tắc trên theo Tốt huỷn tôi Nhà nước phải có kế hoạch nâng cao bệnh viện cấp tỉnh ngang tầm bệnh viện trung ương. Nghĩa là phải thực hiện kế hoạch "Ba đầu". Một là đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng xây dựng một bệnh viện qui mô phù hợp với dân số, người bệnh đă được khảo sát nhiều năm, trước mắt và lâu dài.

Hai là phải đầu tư trang thiết bị hiện đại ngang tầm bệnh viện trung ương, các loại máy móc phục vụ khám chữa bệnh, máy mua của Pháp, Mỹ, Nhật toàn loại mới "xịn" đừng mua máy cũ kẻo lại sinh tiêu cực! Ba là đầu tư nhiều bác sĩ giỏi, thật giỏi, như vậy phải có chiến lược đào tạo ở trong nước, ở nước ngoài, Bác sĩ giỏi - phương tiện hiện đại, bệnh viện rộng răi thoáng mát, người ta lên bệnh viện Trung ương làm ǵ cho khổ!

Chắc có vị hỏi tôi: Thế lấy tiền ở đâu ra? Tốt huỷn xin thưa: Dễ ợt và xin mách nước chỉ cần nhờ Bộ Công an "tăm tia" mỗi tỉnh lấy 3 tên tham nhũng cỡ bự lôi nó ra bóp cổ bắt nó "nôn" ra vài trăm tỷ là đủ trang bị cho ngành y tế phục vụ nhân dân. Tôi tin rằng nếu Bộ Công an vào cuộc là làm được! V́ tham nhũng th́ không thiếu, đâu đâu chả có, nói đơn cử như Epcô Minh Phụng - Tân Trường Sanh, Lă Thị Kim Oanh, Hải quan Lạng Sơn, Yên Bái, Vũng Tầu, Dệt Nam Định v.v.. và v.v... Chao ôi nhiều lắm - Viết sao cho xuể.

Nếu thiếu th́ xin bớt đi những cuộc hội họp vô bổ. Bởi v́ cuộc họp nào, đại hội nào ta cũng biết trước kết quả và cũng biết trước thành công tốt đẹp! Thế th́ họp làm ǵ cho tốn công lại tốn tiền. Để tiền ấy đầu tư cho y tế dân được nhờ hơn, thiết thực hơn, dân ơn chính phủ hơn! p> Các cụ ta có câu "thuốc đắng dă tật - nói thật mất ḷng" nhưng theo tôi nói thật vẫn hơn! Chính v́ đă từ lâu, từ rất lâu người dân chỉ nói cái điều sao cho vừa tai lănh đạo, không dám nói thật, nói đúng cái điều ḿnh nghĩ, nên cái dở lại tưởng là hay, lỗ vốn lại tưởng là lăi, thất bại lại tưởng thắng lợi thành ra hậu quả thật nặng nề dai dẳng. Ngành dược phải được đầu tư thoả đáng để có thể sản xuất được nhiều thuốc tốt có giá trị cao như thuốc của Hàn Quốc, ấn Độ vươn tới như thuốc của Pháp, Mỹ.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 29, 2004.


Response to Tếu TĂ¡o ĐĂ´i DĂ²ng (1001 chuyện đời thường)

Nếu ta phấn đấu có ngành dược hiện đại, ngành y tế chất lượng cao, thái độ thầy thuốc như mẹ hiền đấy là điều dân mong mỏi. Dân không quan tâm đến XHCN hay định hướng XHCN mà chỉ quan tâm "Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

ở đời việc ǵ cũng khó, nhưng nếu có một đường lối đúng, một chính sách phù hợp với ḷng dân, hợp với quy luật phát triển tất sẽ thành công. Gần đây lại nghe phong thanh Nhà nước giao quyền cho giám đốc bệnh viện, giám đốc có quyền tuyển dụng người, cho cán bộ thôi việc, ra quyết định lên lương, cho ngành y tế hưởng lương gấp 2,5 lần hiện tại, tự mua trang thiết bị, tự nâng cấp bệnh viện. Tôi không hiểu các vị hoạch định chính sách đă nghĩ kỹ chưa?

Nếu lương ngành y tăng lên 2,5 lần th́ các ngành khác nghĩ sao hay ngành khác không phải ăn phải mặc không phải chi tiêu hay ngành khác không quan trọng, hay ngành khác là con nuôi.

Nếu tăng lương theo kiểu ấy th́ có khác ǵ tăng giá điện - một khi giá điện lên th́ hàng loạt ngành hàng khác cũng phải tăng giá theo! Dẫn đến nền kinh tế rối loạn, không khống chế nổi, như thế xă hội sẽ đi đến đâu?

Tăng lương kiểu ấy có ngăn chặn được tham nhũng không? Hay tham nhũng vẫn gia tăng? Có ai nói và nghĩ rằng: nếu lương đă đủ sống th́ tham nhũng sẽ giảm đó là lối suy diễn nông cạn và thiển cận. Xin hăy nh́n xem những ông tham nũng toàn những ông giầu có nứt đố đổ vách, năm bảy căn nhà, tiền, vàng, đola ăn cả đời không hết. Tại sao nhiều cán bộ lương cao chót vót, thu nhập hàng chục triệu một tháng mà vẫn tham nhũng, vậy đâu là nguyên nhân?

Thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ lương rất thấp thậm chí chỉ có phụ cấp mà nào có mấy ai tham nhũng?

Giao quyền cho giám đốc có quyền sa thải, tuyển dụng cán bộ liệu có sợ người trung thực th́ bị sa thải, kẻ nịnh bợ th́ được trọng dụng. Giao quyền cho giám đốc được quyền mua sắm trang thiết bị, liệu có bị ăn chặn, khai khống, nâng giá, thông đồng với bên bán để mưu cầu lợi riêng.

Thưa các vị: Trong điều kiện đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, luật pháp trong tay kẻ có quyền và có tiền. Nhân dân không có quyền giám sát, không có cạnh tranh trong khám và chữa bệnh. Tiền đầu tư vào ytế vẫn của dân của nước chứ không phải của cá nhân ai th́ ư định trên là không ổn. Vốn đă bất cập lại càng thêm nát bét!

Nhà nước (tức của nhân dân) đầu tư cho ngành y tế hàng tỷ đôla. Nào là đào tạo cán bộ từ thấp đến cao, xây dựng bao nhiêu bệnh viện mua sắm bao nhiêu trang thiết bị từ trạm y tế phường xă đến các bệnh viện trung ương nay lại giao cho mấy ông giám đốc sử dụng và vẫn thu đủ loại tiền khi người dân phải khám và chữa bệnh như thế nó là mô h́nh ǵ, tư bản hay XHCN hay định hướng XHCN? Phải chăng các vị nghĩ quẩn rồi.

Theo Tốt huỷn ta chỉ có 2 con đường: 1- Được bao cấp 100% theo kiểu XHCN như nền y tế Cu Ba nghĩa là người dân khám và chữa bệnh không mất tiền. 2- Nếu y tế theo CN tư bản: tư nhân hoá hay cổ phần hoá (dưới dạng chữa bệnh theo bảo hiểm y tế) người không có bảo hiểm phải chi trả 100% tiền khám chữa bệnh như vậy các bệnh viện buộc phải cạnh tranh, một khi đă có cạnh tranh th́ dân mới được nhờ, xin Ngài Bộ trưởng hăy xem xét kỹ trước khi quyết. Kẻo lại như niêm yết giá thuốc - Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy - Cấm mua - Cấm đi xe máy! Bên cạnh việc tư nhân hoá, cổ phần hoá các bệnh viện, Nhà nước nên có "Nhà thương làm phúc" dùng quĩ phúc lợi để giúp người nghèo đó là điều người dân mong muốn.

Vấn đề bảo hiểm y tế cũng cần được nói thêm, ngành y tế cần có một giải pháp mới: nghĩa là người có bảo hiểm y tế có quyền khám chữa bệnh ở bất cứ một cơ sở y tế nào của Nhà nước, không cần phải có giấy giới thiệu chuyển viện không cần phải đăng kư khám bệnh ở một Bệnh viện cố định v́ người có bảo hiểm y tế có thể mắc bất cứ bệnh ǵ, trong khi nơi đăng kư khám chữa bệnh lại không có khả năng giải quyết hoặc giải quyết kém về bệnh đó, làm thủ tục chuyển viện th́ rất phức tạp, thậm chí không được chuyển hoặc phải đút lót cho cán bộ làm bảo hiểm th́ họ mới chuyển. Có như vậy ngành y mới có cạnh tranh, mới nâng cao khả năng phục vụ. ở nước ngoài người có bảo hiểm có quyền khám chữa bệnh ở các pḥng mạch tư vẫn được bảo hiểm chi trả (ở ta th́ chưa thể làm thế được v́ không chống được tiêu cực). Vậy ở nước ta cũng trong hệ thống bệnh viện Nhà nước mà sao sinh lắm khó khăn, gây phiền hà cho người bệnh. Người có bảo hiểm ở Bệnh viện E muốn đi khám chữa ở bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện K, Bệnh viện 108 th́ khó khăn vô cùng! Ví dụ bảo hiểm y tế qui định: Nếu người có bảo hiểm phải đi cấp cứu th́ trong ṿng 48 giờ kể từ khi nhập viện phải xin được giấy chuyển viện th́ bảo hiểm mới chi trả. Xin hỏi tôi đi Sài G̣n hoặc các tỉnh xa công tác - nghỉ phép - du lịch - thăm thân hoặc đi chơi chẳng may phải nhập viện gấp th́ làm sao lo được thủ tục chẳng may phải nhập viện gấp th́ làm sao lo được thủ tục rồi gửi đi trong ṿng 48 giờ qui định th́ giải quyết ra sao? Đúng là độc quyền sinh độc đoán. Đề nghị bảo hiểm y tế cũng cần có cạnh tranh. Theo tôi đă có bảo hiểm y tế th́ có quyền khám chữa bệnh ở bất cứ bệnh viện nào ở nơi nào trên đất nước ta, miễn là cùng thuộc một hệ thống "y tế quốc doanh" v́ tất cả đều do bảo hiểm quản lư chi trả.

11. Xe Buưt

Xe buưt là phương tiện giao thông rất thuận tiện đối với các thành phố, nhất là đối với nước ta trong điều kện chưa có "tầu ch́m tầu nổi" như các nước khác th́ việc vận hành ô tô buưt là hết sức cần thiết. Nhưng để ô tô buưt thực sự tiện ích , thu hút được nhiều người tham gia bằng phương tiện này ta cần chú trọng.

Những tuyến có điều kiện về cơ sở hạ tầng, nên dành riêng đường cho xe buưt. Chỉ cần một làn đường rộng 3.5 m là xe buưt có thể lưu hành dễ dàng xe nọ chạy nối đuôi xe kia mà không sợ ách tắc, ví dụ tuyến NTSở - Hà Đông; đường Nguyễn Chí Thanh - Hoà Lạc ; đường Xuân Thuỷ - Nội Bài v/v... (Những đường dành cho xe đạp nhưng xe đạp không đi cũng cần xem xét lại v́ đă mấy chục năm nay ta bó tay chịu thua xe đạp!)

Không lẽ đường dành cho xe đạp bỏ không, hoặc để hàng rong chiếm dụng, trong khi xe đạp toàn đi vào đường xe cơ giới, nhưng ngành CSGT và GTCC vẫn bó tay, đă nhiều năm nay chúng ta bất lực, bắt phạt xe đạp như bắt cóc bỏ đĩa.

Ngành giao thông thành phố phải in được nhiều "tờ rơi" hướng dẫn mạng lưới xe buưt thành phố. Bảng hướng dẫn đó phải thể hiện được * Các tuyến xe buưt (số xe: điểm xuất phát và điểm đỗ cuối cùng) * Các điểm đỗ * Chỗ chuyển tuyến * Giờ xe chạy tại từng điểm đỗ In nhiều mầu để thể hiện các tuyến khác nhau sao cho người đọc dễ hiểu, dễ t́m, dễ tra cứu, các vị nên hiểu dân chúng tôi có người ở thành phố có người ở tỉnh ngoài, có người ở vùng sâu vùng xa có người ở nước ngoài, có người cả năm thậm chí cả đời mới bước lên xe buưt một vài lần, có phải ai cũng thành thạo như những người trong ngành xe buưt. Có lần tốt huỷn tôi đi xe buưt ở nước ngoài, chỉ cần xem bảng hướng dẫn là có thể tự đi mà không phải hỏi thăm. Người ta làm được sao ḿnh không làm được! Tŕnh độ dân ta đâu có kém, phải chăng các vị không chịu nghĩ!

ở hai thành xe bên trong (phần trên các cửa sổ) nên kẻ biển ghi rơ lộ tŕnh và các điểm đỗ (cả chỗ chuyển tuyến) để người ngồi trong xe có thể chủ động xem và định vị đúng chỗ cần xuống mà không phải hỏi.

Giá xe buưt như hiện nay 2500/lượt và 30.000đ/tháng nghĩ rằng hơi rẻ, Nhà nước phải bù lỗ quá nhiều !

Nhưng tuyến đường dài như Hà Nội - Nội Bài; Phùng, Sóc Sơn v.v.. cần định một giá khác, chứ không để 1 giá: nên chăng nên định 2 loại giá: một giá cho nội đô, một giá cho các vùng xa hơn như vậy chỉ cần in 2 loại vé hai mầu khác nhau cho đỡ nhầm lẫn: Đă là kinh tế thị trường, cần lấy giá cả để điều tiết sao cho vẫn mang tính phục vụ nhưng bù lỗ thấp nhất.

Cổ nhân có câu "Lời nói chả mất tiền mua". Ngày nay chúng ta thường dùng câu " phục vụ nhân dân" do vậy thái độ anh em công tác trong nghành xe buưt cần phải lịch sự tận t́nh chu đáo, tỏ ra là người có văn hoá, tất nhiên sẽ được hành khách đối lại lịch sự, như vậy ta có ngành giao thông công cộng văn minh , hấp dẫn người tham gia đi xe buưt ngày một đông. Góp phần làm giảm ách tắc và tai nạn giao thông !

12. Quy hoạch

Qui hoạch là cả một vấn đề vô cùng khó khăn, nó bao hàm một lĩnh vực rộng lớn , v́ vậy ai cũng có thể có ư kiến riêng của ḿng, có quan điểm riêng của ḿnh, người chủ gia đ́nh có qui hoạch của gia đ́nh, ông lănh đạo phưỡng xă có qui hoạch của phường xă ḿnh, nhưng qui hoạch của gia đ́nh của phường xă lại phải tuân thủ qui hoạch tổng thể, qui hoạch của nhà nước. Thế rồi c̣n qui hoạch cán bộ - Qui hoạch của các nghành vv... ở đây tốt huỷn chỉ xin tếu táo đôi lời về qui hoạch xây dựng trong phạm vi thành phố... phường xă mà thôi. Ở ta đă có một thời, người ta định dời đô lên Xuân Hoà (Vĩnh Phúc) người ta bỏ bao tiền của xây nhiều nhà cửa (toàn những nhà xấu về kiểu dáng kém về chất lượng) ở nơi địa chẳng linh, nhân chẳng kiệt gây thiệt hại lớn cho dân cho nước. Đấy là hậu quả của sự dốt nát và độc đoán.

Ngày nay lại có tin (theo báo chí) mở hai thành phố vệ tinh cho Hà Nội là Viêt Tŕ & Bắc Giang rồi chuyển dân ở Hà Nội lên hai thành phố đó, mục đích để dăn bớt mật độ dân số của Hà Nội. Không hiểu dự án này liệu có khả thi. Xin thưa nếu kế hoạch này được thực hiện th́:

Ai sẽ ra lệnh bắt người dân đang sinh sống ở Hà Nội phải lên Việt Tŕ hoặc Bắc Giang định cư. Nếu như vậy:

Từ Việt Tŕ vệ Hà Nội phải qua tỉnh Vĩnh Phúc
Từ Bắc Giang về Hà Nội phải qua tỉnh Bắc Ninh Tốt huỷn tôi không đủ tŕnh độ để phân tích cái lợi cái hại cái được cái mất của ư tưởng trên. Không hiểu các nhà hoạch định kế hoạch nghĩ sao?

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 29, 2004.


Response to Tếu TĂ¡o ĐĂ´i DĂ²ng (1001 chuyện đời thường)

Tôi cho rằng những vấn đề lớn nó liên quan đến cuộc sống của nhiều người, đến danh dự của quốc gia đến sự hưng thịnh của đất nước th́ phải trưng cầu dân ư phải có nhiều cuộc hội thảo của các nhà khoa học, các ngành khoa học, cần thiết phải bỏ phiếu t́m sự đồng thuận. Không thể chỉ 1 nhóm người họp rồi quyết định được. Chỉ những nhà khoa học mới là tinh hoa của đất nước, mới đại diện được cho nhân dân. Theo thiển nghĩ của Tốt huỷn thủ đô Hà Nội ta quá nhỏ bé quá chật hẹp, vài năm nay thành phố có phát triển nhưng phần lớn là chắp vá là giải quyết t́nh thế và quá ỷ nại vào bao cấp vào ngân sách mà ngân sách th́ không sao đủ, v́ nước ta c̣n nghèo đi vay măi lấy ǵ trả nợ và bao giờ trả hết nợ chả nhẽ cứ "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Trong khi tiềm lực của dân và nhu cầu của dân là rất lớn, nếu ta biết tận dụng nó biến nó thành ích nước lợi dân.

Chung quanh vấn đề qui hoạch cho Tốt huỷn được nói thẳng, nói thật dù biểt rằng (Trung ngôn nghịch nhĩ) nói thật, nói thẳng th́ khó lọt tai! đă bao năm qua qui hoạch chỉ nằm ở thành phố dân hoàn toàn không biết, dân chỉ nghe tin, rồi đoán ṃ hoặc đúng hoặc sai! Qui hoạch như một tṛ ú tim như mê hồn trận, dân làm sao biết được! Tốt huỷn có hai ông bạn một giáo viên ở gần bách hoá Bưởi, một cán bộ công an ở dốc tập lái (đường Bưởi Cầu Giấy) vào năm 1969-1970 nước sông hồng dâng cao. Thành phố cho đắp đê con trạch (Chỗ bách hoá bưởi) đề pḥng nước có tràn vào Từ Liêm cũng không ảnh hưởng đến nội thành Hà Nội. Rồi thành phố cho thông báo qui hoạch niêm yết công khai sẽ tôn cao và mở rộng đường chợ Bưởi đến Ô Chợ Dừa. Hai ông bạn của Tốt huỷn (một là giáo viên một là công an), vội bán chạy nhà ở gần bách hoá Bưởi và dốc tập lái đi nơi khác ở. Đến nay đă 35 năm (nửa đời người) con đường ấy vẫn không thay đổi ǵ. Đă thế từ ngày ấy đến nay, do bức xúc về chỗ ở, dân ở hai bên đường đă xây kín những khu đất mà trước đây chỉ là đất hoang hoá, những căn nhà cao tầng mọc lên san sát không hiểu thành phố sẽ xử lư ra sao? Dù xử lư kiểu nào cũng là thiệt cho dân, hại cho nước. Nếu như qui hoạch làm nghiêm túc có bài bản th́ đâu đến nỗi tốn hàng ngh́n tỷ đồng do đập phá nhà của dân gây nên. Hỡi ôi là qui hoạch! ở Hà Nội có rất nhiều nơi tương tự. Bây giờ lại đẻ ra cụm từ "Qui hoạch treo". Cái gọi là qui hoạch chỉ nghe nói mồm, rồi lan truyền trong dân gian không văn bản, không họp dân phổ biến, không có bảng hướng dẫn, không có cọc mốc định vị, không có thời gian qui định, dân xây nhà tràn lan cũng mắc, h́nh như càng quản lư tù mù th́ các quan chức đền bù càng xơi bẫm. Tôi xin nói thẳng quản lư kiểu ấy đồng nghĩa với lừa dân, hại dân. Tôi được biết có nhiều đoạn đường năm sau thi công, năm nay dân xây nhà th́ cán bộ chính quyền địa phương và ban dự án cứ làm ngơ không can ngăn, không thông báo cho dân biết, cứ mặc cho dân làm nhà, rồi chỉ 1 năm sau lại phải đập phá thế là dân mất mát lớn, mà nhà nước cũng thiệt tḥi nhiều. Cái gọi là qui hoạch hóa ra là vô qui hoạch, nó ảnh hưởng quá lớn đến đời sống của người dân, dân không biết tin vào ai nữa! c̣n những qui hoạch các con đường: Kim Liên- Cầu Giấy; Đường Nguyễn Văn Huyên nối với đường Láng Hoà Lạc; Đường Trần Đăng Ninh- nối với Láng Hoà Lạc. Đường Nguyễn Phong Sắc nối với Hoàng Quốc Việt vv... Có thực thi không và bao giờ th́ khởi sự? Chả nhẽ thành phố không chủ động được sao? Không thể cho dân biết được cụ thể hay sao? Sao bảo: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra? Bài học thuộc ḷng này dân thuộc cả rồi! Chỉ có điều cứ quen nói một đằng làm một nẻo, những khẩu hiệu nghe mùi mẫn, nhưng khẩu hiệu vẫn chỉ là khẩu hiệu thôi! Cho phép Tốt huỷn được bộc bạch nỗi trăn trở cá nhân ḿnh:

Hà Nội của ta là nơi địa linh-Nhân kiệt lại có phong cảnh hữu t́nh, nhiều danh lam thắng cảnh không thể thay đổi được! Nhưng Hà Nội phải rộng hơn, hiện đại hơn, dân số cần được tăng cao địa dư mở mang cơ ở hạ tầng hiện đại! ít nhất Hà Nội phải sánh vai với thủ đô các nước trong khu vực, là một thành phố hiện đại mà vẫn có bản sắc của Việt Nam của phương đông với bề dày 1000 năm lịch sử. Theo thiển nghĩ của Tốt huỷn Hà Nội hiện nay cần được chỉnh trang nâng cấp được hiện đại hoá, với bản sắc riêng của Việt Nam. Nhưng chỉ thế là chưa đủ. Cái ư tưởng mà trước đây nhà nước cũng như thành phố đă nêu: Xây dựng các thành phố vệ tinh như Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Sóc Sơn tôi cho là rất hợp lư. Những thành phố đó bao quanh Hà Nội cổ với đường giao thông thuận lợi- với khoảng cách hợp lư - với những vùng sinh thái - với những làng nghề - với địa dư vừa phải (không xa như Việt Tŕ - Bắc Giang) Hy vọng thủ đô ngàn năm văn vật với các thành phố vệ tinh sẽ tạo nên thủ đô có dân số đông mà rộng răi, có núi Tản Viên có sông Nhị Hà có vùng công nghệ cao có vườn Quốc gia Ba V́. Một thành phố như vậy vừa đẹp đẽ vừa thuận lợi giao lưu vừa giữ được bản sắc dân tộc! Vấn đề c̣n lại là kinh phí là qui hoạch. Theo Tốt huỷn lúc này hơn lúc nào hết Viện Qui hoạch thành phố, Sở xây dựng, Sở kế hoạch đầu tư phải dốc hết sức lực lập được qui hoạch khả thi.

Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng như: đường xá - điện nước - thoát nước đă được xử lư. Chỗ nào nhà nước sử dụng, chỗ nào bán cho dân, không phải là bán vài chục mét vuông để dân xây những ngôi nhà nhỏ lẻ, manh mún! mà là bán những khu rộng lớn để 1 số người dân hay những công ty cổ phần - công ty tư nhân mua. Xây những chung cư cao tầng hiện đại, chất lượng cao, bán với giá rẻ (ăn lăi ít) tin rằng dân sẽ mua nhiều. Tất nhiên mọi khâu đều lam theo qui hoạch với giá cả như hiện nay (tại thời điểm tháng 3/2004) Nhà nước chỉ cần bán từ 2 đến 3 triệu/m2 đất. Các chủ đầu tư chỉ cần bán 3 đến 4 triệu/m2 sàn nhà tin rằng rất nhiều người mua nhà, kể cả người nghèo sẽ kéo được hàng chục vạn dân thành phố dăn ra khỏi nơi đông đúc chật chội và với giá ấy các nhà đầu tư cũng lăi lắm rồi, nhà nước cũng lăi nhiều rồi! (Tất nhiên cơ sở hạ tầng Nhà nước phải lo)

Những nơi xa đường trục giao thông một chút giá phải rẻ hơn. Thử hỏi đường từ Hà Đông đi Xuân Mai, đường Xuân Mai - Miếu Môn, đường Láng đi Hoà Lạc, đường Cầu Diễn - Nhổn - Phùng - Sơn Tây v.v.. và những khu vực lân cận sẽ giải quyết được hàng triệu căn hộ, đấy là chưa kể đến các trụ sở các nơi sản xuất của công ty - xí nghiệp - văn pḥng các công ty lớn nhỏ trong và ngoài nước.

Thành phố sẽ được giải toả - giao thông được giảm tải sẽ góp phần làm cho Hà Nội văn minh thanh lịch hơn! Các thành phố vệ tinh như Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây - Sóc Sơn nối với trung tâm Hà Nội chỉ với khoảng cách trên dưới 30km là khoảng cách hợp lư người dân dễ chấp nhận. Với khoảng cách ấy nếu được vận hành bằng tầu điện nổi, tầu điện ngầm là rất hợp lư, kể cả xe buưt cũng là cung đường vừa phải, chứ không quá xa như Bắc Giang - Việt Tŕ.

Một khi cơ sở hạ tầng hiện đại, cảnh quan môi trường tốt, khí hậu trong lành, mật độ dân cư vừa phải giao thông thuận lợi người dân sẽ tụ tập đông đúc (không phải vận động). Ta điều tiết dân bằng cách đó, bằng cách "hữu xạ tự nhiên hương" chứ không phải bằng biện pháp hành chính. Tôi tin rằng nếu làm được như thế, chúng ta có một thủ đô với đầy đủ tiêu chí mà chúng ta mong muốn! Cũng vẫn là qui hoạch, trong mấy năm gần đây thành phố đă chỉnh trang, mở rộng, mở mới được nhiều con đường rộng lớn như Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, Nguyễn Chí Thanh, Đào Tấn, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Liễu Giai v.v.. và v.v... Đấy là một cố gắng rất to lớn không ai có thể phủ nhận được. Nhưng rất tiếc việc qui hoạch nhà ở hai bên hè phố th́ không làm được, để đến nỗi nhà không ra nhà, có căn nhà nền nhà thấp hơn hè phố, lại có nhiều căn nhà nền cao chót vót, phải trèo mới vào được trong nhà, có ngôi nhà cao chót vót có đến 5, 6 tầng nhưng bề ngang (chiều sâu) chỉ có 2m nh́n căn nhà như một tấm biển quảng cáo, nếu có băo cấp 9 cấp 10 chắc sẽ bị giật đổ. Người xưa có câu "Tốt đẹp phô ra" thế mà nhà cửa thành phố ta thật là lộn xộn, ai nh́n vào nhà cửa của thành phố ta cũng có một ấn tượng xấu. Người nước ngoài họ lấy làm lạ, sao qui hoạch và kiến trúc của ta lại lộn xộn làm vậy.

Một điều thật lạ, khâu kiến trúc thiết kế nhà ở của thành phố ta không phải tuân thủ bất kỳ một qui chuẩn nào, nhiều ông bà chủ đầu tư chỉ là người làm nghề xe ôm - bán rau quả - bán bún ốc cũng thiết kế được nhà, cậy ḿnh là chủ đầu tư bỏ tiền thuê thợ làm theo ư ḿnh! Thôi th́ đủ loại mái chóp, mái cong, cửa vuông, cửa tṛn, nền cao, nền thấp, mọi thứ đều lộn xộn. Do vậy dẫn đến nhà cửa của thành phố thiên h́nh vạn trạng, vô tổ chức. Nh́n vào kiến trúc của Hà Nội người ta lầm tưởng thành phố không có chủ quản lư. Tất cả đều tuỳ tiện!

Hiện nay Hà Nội, chúng ta chưa có một dăy phố nào thể hiện được có sự quản lư xây dựng và kiến trúc hiện đại. Tại sao khi qui hoạch những con đường mới, ta không qui hoạch những ngôi nhà 2 bên hè phố. Để dân xây dựng tuỳ hứng, nay mai lại đập phá lần nữa hay sao! Cứ phung phí như vậy làm sao mà giàu lên được!

13. Chất lượng xây dựng

Vấn đề chất lượng xây dựng là một chủ đề lớn, những người làm quản lư ngành xây dựng - kỹ thuật xây dựng, cán bộ kết cấu và cán bộ quản lư thi công biết rất rơ điều này! Điển h́nh như những công tŕnh cầu Văn Thánh - Nhà hát chèo Hà Nội - Hội trường thị xă Hà Đông - hàng loạt các khu chung cư cao tầng Vĩnh Phúc, Trung Yên, Đầm Trấu, Đại Kim, Định Công.v.v... Có thể nói hầu hết các chung cư chất lượng đều kém, các công tŕnh thủy lợi, tiêu úng, các mương tưới, mương tiêu, các nơi kè hồ, kè sông như Kim Ngưu, Tô Lịch, Sông Lừ, Sông Sét chất lượng đều rất kém. Vấn đề này chỉ những nhà quản lư chuyên ngành, quản lư kỹ thuật các nhà khoa học là biết rất rơ không có lời văn nào, ngọn bút nào tả xiết. Thiệt hại không thể tính xuể, hậu quả thật khôn lường. Tốt huỷn tôi không đủ tŕnh độ để đào sâu, để khai thác để phơi bầy một sự thực nó đă hiện hữu cả một thời gian dài mấy chục năm nay. Tuy nhiên Tốt huỷn xin nêu vài nguyên nhân cơ bản:

Thứ nhất là do cơ chế độc quyền không có cạnh tranh
Thứ hai do tham nhũng tràn lan ngày càng phát triển
Thứ ba pháp luật không nghiêm, bị đồng tiền chi phối
Đạo đức xă hội xuống cấp nghiêm trọng

Ban bệ th́ nhiều, nhưng tất cả đều mắc ngoặc với nhau thành một thế giới ngầm, vận hành theo kiểu xă hội đen chỉ 5 nguyên nhân cơ bản ấy nên khó bề khắc phục, hậu quả này là vô cùng to lớn, c̣n ảnh hưởng đến đời con cháu chúng ta, một đất nước quản lư kiểu ấy làm sao mà giầu có lên được! v́ sao chất lượng lại kém như vậy! ngoài năm nguyên nhân đă nêu trên ta có thể đi sâu t́m hiểu thêm: Bên B phải đút lót quá nhiều, thất thoát trong ngành xây dựng là khoảng 30% ! nghĩa là mất 1/3 tổng vốn đầu tư có nơi c̣n hơn thế nữa v́ vậy bên thi công buộc phải ăn bớt vật liệu, thuê nhân công rẻ mạt, ăn cả công của người lao động.

Từ lâu chúng ta không có thợ tay nghề cao, các trường đào tạo công nhân xây dựng hầu như vắng bóng toàn Trung cấp và cao đẳng. Khi nhận được công tŕnh bên B toàn đi nhặt thợ ở nông thôn (thợ không được đào tạo) thậm chí thuê cả "cửu vạn" làm, sao cho giá nhân công rẻ nhất! Những người này hoàn toàn không biết ǵ về kỹ thuật, họ không được học hành, không được đào tạo và họ rất vô trách nhiệm. Đă thế người giữ quyền giám sát lại thông đồng với bên A (chủ đầu tư) cùng nhau thực hiện tiêu cực, cho nên nhà chưa nghiệm thu đă hỏng, tường nứt, khu toa lét thấm dột chảy nước, chưa mưa to các tường đă thấm nước ướt sũng, nước tắc, điện hỏng làm cho người dân rất sợ nhà chung cư. Trong khi đó các căn nhà tư nhân tự xây dựng, chất lượng tốt hơn nhiều, rẻ hơn nhiều! Dân mất ḷng tin vào ngành xây dựng, c̣n lâu mới có thể thuyết phục được người dân. Lấy được ḷng tin th́ khó làm mất ḷng tin th́ quá dễ, mà đă mất ḷng tin là mất tất cả!

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 29, 2004.


Response to Tếu TĂ¡o ĐĂ´i DĂ²ng (1001 chuyện đời thường)

Xin nêu một thí dụ để các nhà quản lư xây dựng tham khảo. Tại thời điểm đầu năm 2004 giá xây nhà tư nhân tối đa là 2 triệu đồng/m2 sàn với cửa gỗ lim cầu thang, gỗ lim. Các thiết bị điện nước - vệ sinh toàn loại tốt. Xây theo thiết kế của kiến trúc sư.

Kết cấu nhà theo qui chuẩn của ngành xây dựng. Trong khi đó nhà chung cư cao tầng, các công ty bán tới 8 triệu đồng/m2. Chất lượng rất kém, cửa chưa dùng đă hỏng, nước tắc, điện chập mạch, trát nham nhở, sơn bả nhôm nhếch - Toa lét tầng nọ thấm dột xuống tầng kia, chưa kể có chỗ tường nứt, tường thấm nước mỗi khi có mưa. Chất lượng như vậy, giá cả như vậy làm sao có tính thuyết phục. Đấy là chưa kể hàng loạt các bất tiện khác.

14 - Thanh tra xây dựng

Ngay từ đầu những trang viết này Tốt huỷn chỉ dám tếu táo đôi ḍng với 1001 câu chuyện thường ngày chứ không dám và cũng không đủ khả năng để tập hợp phân tích những vấn đề lớn có tính chiến lược, xin người đọc hiểu sao cũng được, chê sao cũng xin chịu.

Nhà nước đẻ ra ngành thanh tra xây dựng là muốn dùng TTXD để bắt dân phải xây dựng dúng qui hoạch, xây dựng theo giấy phép - XD theo thiết kế đă duyệt nghĩa là đưa ngành xây dựng vào qui củ vào nền nếp (ở đây chỉ nói về xây dựng nhà tư nhân). Nhưng sự thực th́ ngược lại, trừ những công tŕnh lớn của nhà nước c̣n công tŕnh tư nhân th́ rất tuỳ tiện. Đất phần trăm, đất nông nghiệp dân vẫn làm được nhà chỉ cần đút lót cho TTXD và chính quyền cơ sở là làm nhà cấp 4, rồi nhà cao tầng vẫn mọc lên san sát, TTXD quận huyện và chính quyền phường xă đồng loă bao che th́ c̣n ai làm ǵ được. Thành phố và trung ương có ngh́n mắt, ngh́n tay cũng không với xuể, mỗi căn nhà chỉ cần bỏ tiền ra chạy chọt độ vài ba triệu, chỗ nào khó th́ năm, mười triệu là xong tuốt, chả phải sổ đỏ chả phải giấy phép, mà thực chất vừa nhanh vừa rẻ vừa tiện lợi hơn đi xin phép rất nhiều! Nếu có ai "nghiêm chỉnh" đi xin phép th́ mất nhiều thời gian và tốn kém hơn nhiều, mà c̣n phải chạy di chạy lại cửa này cửa khác phong b́ to phong b́ nhỏ, mà nếu có xin được phép th́ các ngành TTXD - TTGT - Môi trường đô thị - chính quyền địa phương - giao thông công chính họ thù ghét họ liên tục đến "vặt" hoặc "xin đểu" vài ngày lại một đoàn đến kiểm tra, tất cả chỉ có mỗi một mục đích là "đầu tiên". Đối với dân th́ khổ quá, xây dựng chui không phép th́ cũng khổ mà xin được phép XD hẳn hoi th́ cũng chết.

"Biết thân chạy chẳng khỏi trời
Thà liền mặt phấn cho rồi ngày xanh"

Tốt huỷn tôi nghĩ không nên thấy nó mất tác dụng trong quản lư xây dựng lại cứ đẻ thêm ra những ngành tương tự, tưởng rằng làm thế th́ hiệu lực hơn, trật tự trong xây dựng sẽ có kỷ cương hơn - nền nếp hơn. Xin thưa hoàn toàn ngược lại. Họ liên kết chặt chẽ với nhau dân phải chạy nhiều "cửa" hơn bị sách nhiễu nhiều hơn - tốn phí cũng nhiều hơn. Nuôi họ như "nuôi ong tay áo" Muốn chống được tệ nạn đó nhà nước cần thực hiện mấy biện pháp:

Cấp ngay cấp đủ GCN quyền sử dụng đất
Cấp phép xây dựng thật thuận lợi cho dân

Kỷ luật thật nghiêm những người nhũng nhiễu dân Có thể đuổi khỏi ngành TTXD vài trăm người cũng không ảnh hưởng ǵ đến xă hội chủ nghĩa "Sát nhất nhân - vạn nhân cụ" mà ! Như vậy TTXD chỉ c̣n 2 việc 1- Cấm hẳn t́nh trạng xây nhà không phép 2- TTXD quản lư chặt việc xây nhà theo giấy phép. Có làm được như vậy th́ TTXD mới thực sự có tác dụng trong việc quản lư xây dựng nhà cửa của Hà Nội. Hy vọng ta có những khu phố mới làm theo đúng qui hoạch xây dựng theo đúng thiết kế. Sẽ là những h́nh mẫu cho các con đường mới - các phố mới và cả những con đường được cải tạo nâng cấp.

Tốt Huỷn

***

Ngày 19-5-2004: "Đêm qua em mơ gặp bác hồ"

Thời gian gần đây nhiều người say sưa với phong trào "T́m hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh" do Đảng chủ xướng phát động. Từ nông thôn đến thành thị, từ trí thức đến người lao động, từ lực lượng vũ trang đến các cháu sinh viên, người ta nô nức sưu tầm, viết bài cố gắng sao cho bài của ḿnh sinh động, thật hay thật hấp dẫn có tính thuyết phục cao, để khi đọc th́ có đoạn hùng hồn có đoạn lâm ly thu phục người nghe.

Tôi chỉ là người lao động quanh năm vất vả nhưng là giai cấp công nhân - giai cấp tiền phong, giai cấp lănh đạo của cuộc cách mạng vô sản, nên cũng nhiệt t́nh hưởng ứng phong trào "T́m hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh" vả lại thực ḷng tôi rất kính trọng khâm phục Bác Hồ nên tôi đă bỏ nhiều thời gian sưu tầm tài liệu, chuẩn bị bố cục sao cho bài viết của ḿnh thật hay, có sức thuyết phục cao. Vào một đêm gần sinh nhật Bác tôi đọc tài liệu rất khuya, mệt quá thiếp đi lúc nào không biết. Trong lúc mơ màng nửa tỉnh nửa mê thấy Bác như một ông tiên hiện về lúc mờ lúc tỏ, Bác khỏe khoắn hồng hào, nhưng ánh mắt Bác có điều ǵ buồn phiền bực dọc chứa đựng nỗi niềm u uất không vui.

Tôi giật ḿnh vùng dậy chắp tay kính cẩn chào Bác. Bác hiền từ nh́n tôi, ra hiệu cho tôi ngồi xuống Bác bảo: "Cháu đọc nhiều nên mệt cứ nghỉ đi, Bác chỉ căn dặn cháu đôi điều mà Bác luôn trăn trở, c̣n có viết bài nữa hay không là tùy cháu. Đất nước ta khoảng hơn mười năm gần đây đạo đức của cán bộ sa sút quá ! Các quan lại từ địa phương đến Trung ương thi nhau đục khoét của dân. Công quỹ Nhà nước bị lấy cắp quá nhiều, mỗi năm thất thoát hàng chục tỷ đô la. Dân th́ bị họ hành hạ, họ hành hạ học sinh, họ hành hạ bệnh nhân, họ hành hạ doanh nghiệp, họ hành hạ trí thức, họ hành hạ bất kỳ ai khi có việc cần đến chính quyền, họ bênh vực tham quan ô lại, họ tạo thành thế lực ngầm, họ mua quan bán chức, họ tiêu diệt những người yêu nước bất đồng chính kiến, họ hăm hại những người nổi tiếng nói thật, năm nào họ cũng sửa luật, nhưng luật đó chỉ áp dụng với người dân thấp cổ bé họng. C̣n đối với bọn họ là đứng ngoài pháp luật đứng trên pháp luật. Bác thật không ngờ lớp người kế tục sự nghiệp của Bác lại hư hỏng đến thế !

Ngày nay nước ta nợ nan chồng chất, càng ngày càng lún sâu vào voṇg luẩn quẩn không có hướng đi - không có lối thoát, không phải là CNXH mà cũng không phải tư bản chủ nghĩa. Khi c̣n sinh thời Bác th́ nợ Liên Xô - Trung Quốc nay đến con cháu Bác th́ chúng nó lại đi vay của bọn đế quốc, bất kể là đế quốc nào, miễn là có tiền là chúng nó mon men làm quen và kiếm cớ vay mượn, nợ nan chồng chất, lăi mẹ đẻ lăi con không ai hiểu đến nay là nợ mấy chục tỷ đô la. Đất đai bờ cơi mà cha ông ta cho đến đời Bác đă đổ bao nhiêu xương máu đồng bào chiến sĩ giữ ǵn nguyên vẹn, nay bọn họ cũng đem bán dần bán ṃn cho ngoại bang thật quá đau ḷng. ở trên thiên đàng Bác cũng theo dơi báo chí, nhưng h́nh như họ bưng bít thông tin, họ ra lệnh cho các cơ quan ngôn luận không được nói thẳng, nói thật thành ra Bác không nắm hết nội t́nh đất nước. Chỉ thương cho hậu duệ của Bác mai kia lấy ǵ trả nợ thật là "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước".

Bác đi xa năm nay vừa đúng 35 năm, 35 năm là phần ba thế kỷ, là cả một quăng dài thời gian, thế giới đă bao điều biến đổi. Những quan điểm trước kia nay đâu c̣n phù hợp, mọi cái ở trên đời đều biến đổi khôn lường, mọi quan điểm, mọi chủ thuyết chẳng thể là bất biến, các cháu đương sống ở thời đại duy vật - vậy hăy nh́n, hăy tư duy theo hướng duy vật - cụ Lê Nin - cụ Các Mác chắc cũng không trách các cháu được. Bởi v́ các cụ sống cách các cháu hơn một thế kỷ, lại ở Châu Âu xa xôi, các cụ đă đến Việt Nam lần nào đâu mà biết được t́nh h́nh nước ta. Tại sao ta cứ đuổi theo cái ảo ảnh không hề có. Các cháu cần hiểu rằng Bác đi xa đă lâu, hăy để cho Bác được thanh thản nơi tiên cảnh chốn bồng lai, đừng đem Bác ra làm b́nh phong, để lợi dụng để che đậy những mưu đồ đen tối của một lớp người có chức có quyền. Mỗi một bài diễn thuyết, mỗi tràng vỗ tay khen ngợi lại làm Bác nhói đau trái tim vốn đă yên nghỉ lâu rồi. Sao cháu không điều tra sưu tầm chứng cứ lên án những phiên ṭa từ sơ thẩm đến phúc thẩm xử oan người vô tội, xử người quyết tâm chống tham nhũng, xử người có ḷng yêu nước, xử người trung thực nói trái tai lănh đạo rồi các vụ Năm Cam - Lă Thị Kim Oanh ai đă thao túng cho bọn nó tác oai tác quái hàng chục năm trời.

Bác chắc rằng họ mới xử từ vai trở xuống liệu có lọt người lọt tội. Bọn ngân hàng, bọn kế hoạch đầu tư, bọn dự án, bọn tài chính chả nhẽ bọn họ không liên quan đến ư ? Rồi hàng ngh́n tỷ đồng thất thoát do hoàn thuế gia tăng, chả nhẽ ngành thuế - hải quan - tài chính lại vô tội. Hàng chục ngh́n tỷ đồng mà ngành xây dựng giao thông nông thôn ăn chia trong các dự án xây dựng hạ tầng giao thông nhà ở, cầu cống, đường xá - thủy lợi chả nhẽ các cháu không biết việc ăn chặn tiền bán máu của thanh niên - sinh viên mà Thành Đoàn Hà Nội chủ trương, chả nhẽ cũng để ch́m xuống luôn !

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 29, 2004.


Response to Tếu TĂ¡o ĐĂ´i DĂ²ng (1001 chuyện đời thường)

Việc Uỷ ban dân tộc miền núi dựng hồ sơ giả - công tŕnh giả để ḅn rút tiền của dự án 135 để kiếm chác ăn chặn quỹ xóa đói giảm nghèo của những người dân khốn khổ - nghèo đói cũng cho qua ư ?

Vụ ăn chặn tiền ủng hộ chống lụt băo, khi mà cả nước thắt lưng buộc bụng nhường cơm sẻ áo cưu mang những bà con ở vùng thiên tai khốn khổ - người chết của mất, nh́n cảnh nhà tan cửa nát nước ngập mái nhà bà con phải sống hàng tháng trời trong mưa lũ trong đói rét - tại sao không xử lư thật nghiêm những vụ việc ấy !

Bọn CSGT ăn cướp ban ngày của lái xe, của người đi xe máy, bọn địa chính kiếm cơ gây khó dễ trong việc chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà cửa để kiếm chác của dân. Sao các cháu không điều tra lên án lại đi t́m hiểu "Tư tưởng Hồ Chí Minh" Tư tưởng Bác không có ǵ khó hiểu chỉ đơn giản: Việt Nam - Dân chủ - Cộng ḥa. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Bác rất ghét những kẻ lợi dụng Bác để che đậy âm mưu xấu xa đen tối. ở thiên đàng Bác đă làm việc với Nam Tào - Bắc Đẩu chỉ thị cho diêm vương chuẩn bị sẵn vạc dầu và chó ngao để khi Nam Tào Bắc Đẩu kéo cổ họ xuống sẽ cho chó ngao và vạc dầu trừng trị".

Nói xong Bác từ từ và mờ ảo vào cơi hư vô, tôi giật ḿnh tỉnh dậy người đẫm mồ hôi vừa ngơ ngác vừa sợ hăi vội thắp mấy nén nhang cúi lạy người và tôi bỏ ư định viết bài "T́m hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh". Vừa rồi kỷ niệm long trọng 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà nước phải chi phí hàng trăm tỷ đồng liệu bao nhiêu phần trăm số đó vào túi bọn tham quan, như thế vong linh những liệt sỹ Điện Biên Phủ đau đớn lắm thay, người phơi thây trong những cánh rừng âm u miền Tây Bắc. Kẻ đầy túi ăn chơi sa đọa khắp các khách sạn vũ trường. Thử hỏi có bất công nào hơn bất công này không ?

Khi kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1994) vai tṛ của chú Giáp sao lu mờ đến thế ? Dũng khí tướng quân để đâu ? Để đến nỗi sợ đồng chí trong Đảng hơn sợ quân địch, chú c̣n sợ Đảng đến thế, th́ dân và cán bộ trí thức sợ Đảng gấp 100 lần là phải lắm.

Lẽ ra nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đảng phải công khai xin lỗi và bồi thường thỏa đáng cho các tướng quân Chu Văn Tấn - Đặng Kim Giang - Lê Liêm - Trần Độ. Đảng phải thả ngay - xin lỗi và bồi thường cho hàng trăm cán bộ, trí thức, cán bộ quân đội trong các vụ nhân văn giai phẩm, xét lại chống Đảng, phải thả ngay Phạm Quế Dương - Nguyễn Vũ B́nh - Trần Khuê - Lê Chí Quang và nhiều người yêu nước khác. Tiếc thay đến nay họ vẫn ỉm đi, lờ đi v́ họ sợ động chạm đến quyền lợi của họ. Đau sót thay những người kế tục sự nghiệp của Bác lại tha hoa bất công và tàn nhẫn như vậy làm sao Bác có thể ngậm cười nơi 9 suối ! Họ vẽ ra cái tṛ "T́m hiểu tư tưởng Bác" thực chất là để lấp liếm những âm mưu đen tối của một thế lực hắc ám, họ lừa dối những người dân trí kém. ở thiên đàng các cụ Các Mác - Lê Ninh đă xếp CSVN cùng loại với Cu Ba và Bắc Triều Tiên, nghĩa là: Lừa bịp - Tàn nhẫn - Tham nhũng.

Tốt Huỷn

***

Quần chúng lănh đạo Đảng

Xuất thân từ một gia đ́nh nông dân nghèo khó, quanh năm đi làm thuê cho địa chủ, thế rồi trở thành tá điền lĩnh canh nộp tô cho địa chủ, sống một phần đời của kiếp người làm thuê, cày sâu cuốc bẫm, một nắng hai sương. Cách mạng tháng 8 thành công, mừng vui khôn xiết ngỡ tưởng cuộc đời sẽ lên tiên, không có áp bức không có bóc lột, ḿnh sẽ được làm chủ cuộc đời ḿnh làm chủ đất nước ḿnh. Xây dựng một đất nước XHCN tốt đẹp như thiên đường nơi hạ giới.

Tin tưởng bao nhiêu, hy vọng bao nhiêu, bây giờ lại hẫng hụt bấy nhiêu. Vốn là một tá điền, làm ǵ mà được học hành, đi b́nh dân học vụ - bổ túc văn hoá bất quá cũng chỉ để biết đọc biết viết, biết chữ kư mà thôi ! Tŕnh độ văn hoá thấp kém nên đành cam phận chỉ biết nghe, biết nh́n c̣n viết lách th́ khó quá ! Nhưng trời lại cho có đôi tai, đôi mắt, biết nh́n cái xấu cái đẹp, biết phân biệt màu sắc đâu là bôi đen, đâu là tô hồng, đâu là của thật, đâu là của giả. Biết nghe lời nói thật và phân biệt đâu là bịp bợm, dối trá, đâu là lời mỵ dân.

Chính v́ thế tôi thiết nghĩ: từ ngày có Đảng cộng sản cánh chúng tôi được xếp vào loại quần chúng. Từ đó xă hội Việt Nam có hai lớp người: một lớp Đảng viên, đảng cộng sản khoảng 2 triệu người. C̣n lớp quần chúng khoảng 75 triệu. Theo lư thuyết "Đảng lănh đạo tuyệt đối" th́ 2 triệu người Đảng viên lănh đạo 75 triệu quần chúng.

Điều đó cũng chẳng sao, chúng tôi xin chấp nhận và phục tùng. Nhưng nếu gọi tầng lơp chúng tôi là quần chúng có lẽ oan uổng quá.

Theo tôi từ quần chúng có lẽ có hàm ư miệt thị. Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học,nhưngtừ quần chúng để chỉ một lũ người kém cỏi, hèn mọn, dốt nát ngu đần như những tên nô lệ thời trung cổ. Tại sao không gọi là nhân dân. Dù sao từ nhân dân cũng có vẻ được tôn trọng hơn đúng với vị thế của chúng tôi hơn (quân vi khinh - dân vi quí). Có lẽ chỉ từ khi có Đảng cộng sản - Đảng quá coi trọng ḿnh, đề cao ḿnh nên mới có ư khinh các tầng lớp khác ! Nhưng thực tế hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ là do công sức của toàn dần, chứ đâu chỉ có 2 triệu Đảng viên mà làm được việc ấy, thế mà nỡ ḷng nào gọi 75 triệu người chúng tôi là quần chúng !

Vả lại trong quần chúng cũng có nhiều người giỏi dang như ông Tôn Thất Tùng, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Đ́nh Dụ và hàng triệu nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà điện ảnh, nhà thơ, nhạc sĩ, thầy thuốc, hoạ sỹ, trong số quần chúng ấy có cả ông Lê Đức Anh. Ông Lê Đức Anh không phải là Đảng viên mà là Bộ trưởng quốc pḥng lănh đạo cả quân uỷ TW, lănh đạo hàng trăm ông tướng - lănh đạo hàng trăm ngh́n công tá, lănh đạo hàng triệu binh lính nam chính bắc chiến tung hoành ở Campuchia, dân Khơme sợ hết hồn. Hậu quả từ nay măi măi về sau người Campuchia nh́n người Việt Nam với con mắt hận thù sâu sắc.

Chưa hết, ông Lê Đức Anh c̣n làm Chủ tịch nước, lănh đạo một nước cộng sản có gần 80 triệu dân, là một nước tương đối lớn ở thế giới, đâu có phải chuyện đùa. Vẫn chưa hết ông c̣n là uỷ viên bộ chính trị, ở các nước cộng sản th́ UB Bộ Chính trị là to nhất, thời phong kiến chỉ có một ông vua, gọi cho oai hơn là một ông hoàng đế (Hoàng đế Napoléon - Hoàng đế nhà Thanh v.v...) nhưng ở nước ta thời cộng sản - XHCN th́ có hẳn một tập thể hoàng đế. Ông Lê Đức Anh là một trong tập thể đó. Như thế rơ ràng quần chúng cũng có nhiều người giỏi ra phết. Tổng cục 2 dưới quyền ông c̣n theo dơi tất cả các quan chức chóp bu của Nhà nước. Bao nhiêu tướng lănh quân đội, công an, kể cả thủ tướng Bộ trưởng cũng nằm trong tầm ngắm của ông, thử hỏi quần chúng như vậy ai dám coi thường. Tôi lấy tên bài là quần chúng lănh đạo Đảng chắc không sai, ngẫm về quá khứ trong 12 nước XHCN cũ chỉ có Việt Nam là có đặc thù riêng như vậy ! 11 nước kia đố làm được như vậy. Có lẽ ban TT VHTƯ nên yêu cầu hội đồng lư luận trung ương thai nghén một thứ lư luận "mua lợn rồi mới đan dọ" đặc thù của Việt Nam, chỉ có đảng ta mới có sáng tạo như vậy.

Nếu hội đồng lư luận để được cái gọi là "cơ chế thị trường theo định hướng XHCN" th́ nhất định cũng sẽ thai nghén được cái cơ chế "quần chúng lănh đạo Đảng - quần chúng lănh đạo quân đội, quần chúng lănh đạo đất nước". Dù muốn hay không th́ nó cũng xảy ra rồi, hội đồn lư luận TW và Ban TTVHTƯ chỉ cần gọt nặn, nhào lộn, uốn éo, rào đón như cụ Đào Duy Quát vẫn thao diễn trên ti vi nhất đị "dọ sẽ vừa lợn". Nhân đây cũng xin thưa ngài tổng bí thư ĐCSVN Liệu có nên để Ban TTVHTƯ tồn tại ? Thứ nhất: Nếu để Ban TTVHTƯ tồn tại sẽ mâu thuẫn với luật là tự do báo chí, tự do tư tưởng v.v...

Mà đă tự do báo chí, tự do tư tưởng th́ để tồn tại Ban TTVHTƯ làm ǵ vừa mâu thuẫn, vừa lăng phí. Thứ hai: Tư tưởng là sản phẩm của nơron thần kinh, của năo bộ, năo bộ chỉ đạo cái mắt nh́n, cái tai nghe, cái mồm nói thế th́ Ban TTVHTƯ quản lư sao nổi. Thứ ba: Ban TTVHTƯ thực chất là cai tù của tư duy, cai tù của trí tuệ, cai tù của tư tưởng v.v...

Nhưng tư duy, trí tuệ, tư tưởng, lại là tài sản vô h́nh mà tạo hoá đă ban cho con người làm sao mà các ông quản lư được ! Chả thế mà ông Vũ Ngọc Nhạ là một ông cộng sản lớn mà vào dinh độc lập làm việc với mấy đời tổng thống nguỵ suốt hàng chục năm trời ! Mỹ dù có văn minh, có bao nhiêu máy móc hiện đại đến mấy cũng không phát hiện được. Chả thế mà ban TTVHTƯ đâu có phát hiện ra ông Lê Đức Anh là quần chúng lănh đạo Đảng. Có phải thế không ? Nếu tôi không nhầm th́ chỉ có các nước cộng sản mới có Ban TTVHTƯ c̣n bọn đế quốc làm ǵ có cái cơ quan này !

Tuy nhiên theo tôi muốn uốn nắn tư tưởng cũng không khó ! Cụ Hồ đă dạy người cán bộ phải thực chất là công bộc của dân, nghĩa là làm việc cho dân, phục vụ nhân dân, đem lại quyền lợi cho dân hướng dẫn uốn nắn dân làm đúng pháp luật. Dân sẽ t́n cán bộ, quí trọng cán bộ, nể phục cán bộ, dân sẽ đóng góp nuôi cán bộ. Ông Putin nói"Tôi chỉ là người làm thuê cho dân" thật đẹp biết bao !

Nếu cán bộ ức hiếp quần chúng, vơ vét tham lam, tham nhũng tràn lan, cướp nhà cướp đất, cướp vợ quần chúng, hiếp dâm trẻ con mà Đảng lại dung túng, pháp luật lại bao che, cấm đoán báo chí đưa tin, đe doạ thông tin đại chúng th́ dân phải tức phải nói, phải viết thử hỏi Ban TTVHTƯ cấm sao hết được !

Cổ nhân có câu "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Trước hết phải xem lại ḿnh đă. Nếu đạo đức tha hoá truỵ lạc, suy đồi mà cứ bắt người ta phải ca tụng, phải kính phục, phải xưng tụng th́ e rằng khó đấy. Nhân dây cho phép tôi được đề nghị: Sau nửa năm, sau một năm kể từ khi kết thúc phong trào "T́m hiểu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh" Ban TTVHTƯ nên tổng kết xem đă ḱm chế được bao nhiêu vụ tham nhũng đạt bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu cán bộ công chức làm theo tư tưởng của bác đạt bao nhiêu % các cơ quan hành pháp đă giải quyết bao nhiêu vụ tham nhũng, tham ô đạt bao nhiêu phần trăm, cơ quan hành chính sự nghiệp nhất là ngành địa chính số mẫn cán, trong sạch đạt bao nhiêu %.

So với khi chưa có phong trào học tập làm theo tư tưởng HCM th́ tiến bộ được bao nhiêu ? Hiệu quả thế nào ? Có thế, Bác mới có thể ngậm cười nơi tiên cảnh. Nếu không th́ Bác sẽ ân hận vô cùng, lũ con cháu đem Bác ra làm b́nh phong để hại dân hại nước !

Thưa độc giả tôi đă nói trước, tôi không được học hành, đọc c̣n chưa hiểu nói ǵ đến viết. Nhưng tôi chợt nghĩ ra đề tài "Quần chúng lănh đạo Đảng" tôi cho là hay quá nên cúng liều viết, câu cú văn phong, kết cấu bố cục lủng củng xin rộng ḷng tha thứ. Tôi thành thực cảm ơn. Hết.

27-7-2004

Bút danh: Tốt Huỷn

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 29, 2004.



Response to Tếu TĂ¡o ĐĂ´i DĂ²ng (1001 chuyện đời thường)

Ơ cái anh Tốt Hỉn này hay thật, viết như Thần. Không biết anh ấy đă gửi thư này đến UBND TP Hà nội và các cơ quan thông tấn báo chí chưa nhỉ???

-- Viet Cuong ( Viet Nam Hung Cuong ) (wilson_beng@yahoo.com), July 30, 2004.

Moderation questions? read the FAQ