GS Nguyến Đình Huy - người tù chính trị duới chế độ bạo tà n CS hơn 26 năm

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Phỏng vấn Gs. Nguyễn Đình Huy

Trich tu mang Viet Page

Chủ tịch Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ

Do ký giả Nguyễn Vạn Hùng, báo Thời Luận (California, USA) thực hiện bằng điện thoại hồi tháng 12 năm 1992.

* Lập trường không thay đổi, nhưng phương thức đấu tranh phải thay đổi. * Nếu chúng tôi có mất đi thì sẽ có những người khác nối tiếp. * Đảng CSVN phải tháo gỡ ách độc tài đảng trị để cho con rồng Việt Nam bay lên . .

. Thời Luận.- Los Angeles. Ngày 11 tháng 12 , 1992, chúng tôi có mặt tại Hoa Thịnh Đốn tham dự buổi lễ giới thiệu Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ (PTTNDT & XDDC), do Phân Bộ Hoa Kỳ của Uỷ Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do (international Committee for a Free Vietnam, ICFV) tổ chức tại trụ sở Hạ Viện Hoa Kỳ. Trong dịp này, người phát ngôn của Phong Trào đã loan báo tên tuổi 5 vị trong Ban Lãnh đạo mà giáo sư Nguyễn Đình Huy tự Việt Huy làm Chủ tịch. Vốn quen biết ông Nguyễn Đình Huy trong trại tù cải tạo ngoài miền Bắc, tôi đã hỏi người phát ngôn viên này về ông Nguyễn Đình Huy. Và, do sự dàn xếp của nhân vật này, chúng tôi đã được phỏng vấn ông Nguyễn Đinh Huy qua điện thoại. Dưới đây là bản chép nguyên văn từ băng ghi âm.

Nguyễn Vặn Hùng : Kính anh, lâu lắm mới nghe lại được tiếng nói của anh. Tiếng nói vẫn chắc nịch và đầy tự tin như lúc chúng ta sống với nhau nhiều năm tại cùng một trại tù Hà Tây.

Nguyễn Đình Huy : Vâng, tôi vẫn còn đang sống.

Nguyễn Vạn Hùng : Anh nhận định tình hình như thế nào hiện nay khi anh thành lập Phong trào Dân tộc và Xây dựng Dân chủ tại quốc nội ?

Nguyễn Đình Huy: Tình hình quốc tế đã thay đổi. Cuộc chiến tranh lạnh không còn nữa và chuyển từ thế giới lưỡng cực sang thế giới đa cực, hợp tác. Tình hình khu vực theo xu hướng tốt để Việt Nam có thể hội nhập vào chung với khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Riêng tình hình Việt Nam thì thật là bi đát. Bức tranh Việt Nam vẫn còn đen tối. Kinh tế vẫn bấp bênh đưa đến tình trạng khủng hoảng, chính trị bất ổn. Do sự bất ổn về chính trị đó nên đã hạn chế việc phát triển nền kinh tế theo chiều hướng tốt, chưa tranh thủ được nguồn đầu tư cũng như kiến thức công nghệ tiên tiến từ bên ngoài để đưa đất nước tiến lên. Vì vậy nhu cầu bức thiết nhất của Việt Nam hiện nay là nhu cầu phát triển, và phát triển phải đi đôi với việc ổn định về chính trị. Vì vậy chúng tôi ra mắt trong lúc này là để đóng góp một nhân tố tích cực nhằm thúc đẩy tình hình đó.

Nguyễn Vạn Hùng: Thái độ đấu tranh ôn hòa với chánh quyền hiện tại, phải chăng xuất phát từ lập trường chính trị của anh hay chỉ thay đổi về mặt chiến thuật?

Nguyễn Đình Huy: Về lập trường thì không có gì thay đổi cả. Xưa kia còn trong Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến của chế độ Việt Nam Cộng Hòa thì lập trường của chúng tôi cũng là lập trường đấu tranh cho một nền tự do dân chủ, chống độc tài quân phiệt. Trong bối cảnh tình hình lúc đó, tình hình trong nước còn đang chiến tranh, thế giới còn đang đối đầu thì những phương thức đấu tranh chỉ mang tính chất hạn hẹp tại miền Nam Việt Nam. Tình hình hiện nay là tình hình của cả nước Việt Nam, tình hình của cả thế giới. Xu hướng ngày nay là xu hướng hợp tác. Ý thức hệ cộng sản ngày nay đã sụp đổ, kinh tế thì họ đang thay đổi nhưng chính trị thì chưa nên không phát huy được tính tốt của nền kinh tế. Vì vậy, chúng tôi nhận định rằng, thái độ ôn hòa là thái độ đúng nhất để thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa. Nói một cách khác là chúng tôi chẳng thay đổi gì về lập trường cả mà chỉ là một sự biến cải để thích nghi, đáp ứng được với tình hình mới.

Việc làm của chúng tôi không phải là chiến lược hay chiến thuật mà là xuất phát từ con tim, từ tấm lòng lương thiện. Đất nước Việt Nam cần hàn gắn những gì đã đổ vỡ, đất nước Việt Nam cần ổn định, đất nước Việt Nam cần phát triển, dân tộc Việt Nam cần chấm dứt nghèo đói, cần chấm dứt chia rẽ. Vì vậy, việc làm của chúng tôi xuất phát từ con tim, không phải là thủ đoạn hay chiến thuật.

Nguyễn Vạn Hùng: Thưa anh, trong Tuyên ngôn và Cương lĩnh của Phong Trào có đoạn đòi hủy bỏ Hiến pháp độc tài... Anh có nghĩ là chánh quyền hiện tại có chấp nhận đòi hỏi đó không?

Nguyễn Đình Huy: Tất cả những gì lỗi thời đều phải hủy bỏ. Tôi nghĩ rằng trong chánh quyền hiện tại vẫn còn có nhiều người đầu óc sáng suốt, do đó họ phải có những quyết định sáng suốt. Đó là điều tất yếu. Sở dĩ bây giờ họ chưa làm vì họ vẫn còn e ngại. Chính những nhân tố quá khích đã làm cho họ ngần ngại. Vì vậy, chỉ có hợp tác ôn hòa mới thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ và hủy bỏ những gì đã lỗi thời. Tôi nghĩ rằng họ vẫn còn nhiều người sáng suốt và họ sẽ có những hành động sáng suốt.

Nguyễn Vạn Hùng: Phong Trào TNDT & XDDC có trực thuộc một đảng phái chính trị nào ở trong nước hay ở hải ngoại không?

Nguyễn Đình Huy: Đây là một Phong Trào hoàn toàn mới. Lẽ dĩ nhiên là mỗi thành viên trong Phong Trào đều có một nguồn gốc, đều có những xuất xứ. Lập trường không thay đổi nhưng phương thức đấu tranh thì phải thay đổi. Tổ chức này, đảng phái kia chẳng qua chỉ là những phương tiện để để nhằm đạt đến cứu cánh mà thôi. Nếu cần phải bỏ tên cũ thì phải bỏ để đạt được lý tưởng mà chúng ta theo đuổi. Phong Trào này được kết hợp do nhiều người trước kia đã từng hoạt động trong nhiều tổ chức đấu tranh khác nhau, nhưng bây giờ việc đấu tranh của họ không còn phải là thối thân của những tổ chức đó nữa. Và Phong Trào cũng còn nhiều bè bạn khắp nơi trên thế giới, những người cùng chung một chí hướng, những người cùng chấp nhận một tinh thần dân chủ và nhân quyền theo bản Tuyên ngôn của Phong Trào, bất kỳ họ là đảng nào, bất kể họ là người cũ hay người mới. Tinh thần của Phong Trào hết sức rộng rãi, phải xem như việc chung thì mối mong được thành công, còn chỉ nghĩ đến cái riêng thì chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi.

Nguyễn Vạn Hùng: Như vậy thì Phong Trào này cũng không phải thối thân từ Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến do giáo sư Nguyễn Ngọc Huy làm Chủ tịch trước năm 1975, anh là Phó Chủ tịch ?

Nguyễn Đình Huy: Đây cũng không phải là thối thân của Phong Trào Quốc gia Cấp tiến trước năm 1975 mặc dầu đa phần thành viên trong Phong Trào đã từng hoạt động trong Phong Trào Quốc gia Cấp tiến trước kia. Là Phong Trào mới, hoạt động theo chiều hướng mới, phù hợp với nguyện vọng mới, cởi mở mới mà dân tộc Việt Nam đang đòi hỏi.

Nguyễn Vạn Hùng: Thưa anh, trong bản Cương Lĩnh, Phong Trào đã kêu gọi một cuộc đại phản tỉnh của toàn dân , xin anh giải thích rõ thêm, đại phản tỉnh theo chiều hướng nào?

Nguyễn Đình Huy: Phản tỉnh toàn dân là một nhu cầu cấp thiết bằng cuộc vận động lịch sử. Bởi vì những ai có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp trong cuộc xung đột mấy chục năm vừa qua để đưa đất nước đến tình trạng ngày nay đều phải phản tỉnh, đều phải kiểm điểm để nhận ra cái đúng cũng như cái sai của mình. Không ai có quyền tự cho công việc làm của mình hoàn toàn đúng. Do đó chúng tôi đề ra một cuộc đại phản tỉnh, nghĩa là mọi người phải vượt ra khỏi mọi ý thức hệ, giáo điều, phải vượt ra khỏi mọi mặc cảm tự ty tự tôn, phải bỏ quyền lợi bè phái riêng tư, phải xóa bỏ hận thù, phải làm việc với tình thương theo nghĩa Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người chung một nước phải thương nhau cùng. Đó là phương châm của cuộc phản tỉnh.

Về phía người quốc gia chống cộng cũng phải nhìn thấy sự thất bại của mình và bây giờ cũng cần biến cải trở thành những nhân tố tích cực, ôn hòa, phải có tinh thần dân chủ. Như cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã từng nói: Bản chất của chế độ dân chủ là phải chấp nhận những thế lực đối kháng với nền dân chủ và tìm cách thuyết phục nó, chứ không phải tiêu diệt nó.

Đối với những người cộng sản, họ phải thấy cái công và cái tội của mình. Vì sao mà đất nước đi tới tình trạng ngày nay nên họ cần phản tỉnh để có những quyết định thật sáng suốt, phải có những tinh thần như nhà văn nữ Dương Thu Hương đã nói: Đảng Cộng sản mà còn biết thương nhân dân Việt Nam thì phải có những quyết định để đưa đất nước tiến lên, bất kể những quyết định ấy mang đến hậu quả gì cho đảng Công sản.

Còn một vấn đề quan trọng nữa đang làm trở ngại cho công cuộc phát triển Việt Nam, là họ vẫn còn tròng lên dân tộc Việt Nam ách độc tài đảng trị. Tôi nghĩ rằng họ phải tháo gỡ ách độc tài đảng trị đi cho con rồng Việt Nam được bay lên cùng với những con rồng khác tại Đông Nam Châu Á.

Nguyễn Vạn Hùng: Liệu chánh quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay có chấp nhận đường lối mà Phong Trào đã đưa ra đó không?

Nguyễn Đình Huy: Những cái gì phải thì họ phải chấp nhận. Đường lối và chủ trương của chúng tôi không phải là thuộc một phe nhóm nào. Đây là một giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Họ là những người sáng suốt và tôi tin là họ sáng suốt, tôi tin là trong họ còn rất nhiều người yêu nước tha thiết, nghĩ đến tiền đồ của dân tộc, nên họ phải chấp nhận nếu họ không muốn tự đào thải. Họ phải chấp nhận cái đó họ mới còn giữ lại được một chút vinh quang. Họ phải chấp nhận cái đó họ mới còn đóng giữ được vai trò đưa đất nước đi lên.

Nguyễn Vạn Hùng: Thưa anh, Phong Trào còn tiếp tục hoạt động được không nếu những người lãnh đạo Phong Trào đã được công bố bị chánh quyền đàn áp, bắt bớ như trường hợp bác sĩ Nguyễn Đan Quế và giáo sư Đoàn Viết Hoạt?

Nguyễn Đình Huy: Lẽ dĩ nhiên chúng tôi đã hoạch định nhiều phương thức để hoạt động. Những chiến sĩ trong Phong Trào chúng tôi đã hoạt động ngay từ lúc chúng tôi còn nằm ở trong các nhà tù.

Nguyễn Vạn Hùng: Anh có dự định công khai hóa Phong Trào ngay tại quốc nội không?

Nguyễn Đình Huy: Chắc chắn là phải công khai hóa. Còn công khai lúc nào thì còn tùy thuộc vào tình hình. Song tôi nghĩ, tình hình đó, tôi nghĩ không xa nữa.

Nguyễn Vạn Hùng: Trong những tháng sắp tới, Phong Trào có những bước tiến cụ thể nào không?

Nguyễn Đình Huy: Bất cứ hoạt động nào cũng phải khởi đầu bằng cách xây dựng nền tảng. Từ bí mật chuyển sang bán công khai rồi đến công khai hoạt động.

Nguyễn Vạn Hùng: Thưa anh, vũ khí sắc bén mà Phong Trào đang trang bị để đấu tranh hiện nay là vũ khí gì?

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 06, 2004

Answers

Response to GS Nguyến Đình Huy - người tù chính trị duới chế độ bạo tàn CS hơn 29 năm

Nguyễn Đình Huy: Đó là chúng tôi chỉ có những tấm lòng. Và chúng tôi đưa ra đường lối đấu tranh phù hợp với nguyện vọng bức thiết của dân tộc Việt Nam. Điều quan trọng mà chúng tôi có là chúng tôi đã đóng góp một nhân tố tích cực để đưa tình hình chính trị đến sự ổn định. Chính trị ổn định thì nước ngoài mới chịu đầu tư, mới tranh thủ và chấm dứt được tình trạng đất nước bị bao vây cô lập. Như anh đã biết, tôi là cánh tay mặt của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, những gì mà giáo sư Huy đã xây dựng được tại hải ngoại từ sau 1975 đến nay là những vốn quí rất cần thiết cho đất nước sau này. Đất nước sẽ có rất nhiều những chuyên viên để về tái tạo lại đất nước. Hiện nay trong nước họ vẫn mở ra những trường trong một hai năm để đào tạo ra chuyên viên, nhưng họ quên một điều là đào tạo ra những người bắn súng thì nhanh, nhưng đào tạo ra chuyên viên giỏi thì phải qua một huấn luyện lâu dài. Những chuyên viên tài giỏi ấy hiện nay tại hải ngoại đã có. Chỉ có chúng tôi mời gọi những chuyên viên, nhân tài ấy về xây dựng đất nước thì họ mới về, còn họ mời thì không.

Nguyễn Vạn Hùng: Làm thế nào để Phong Trào có thể phát triển trong khi những phương tiện truyền thông, báo chí đều do nhà nước kiểm soát?

Nguyễn Đình Huy: Khi phương tiện truyền thông, báo chí phổ biến cho dù ở hải ngoại, thì chánh quyền họ phải biết, phải nghiên cứu, họ phải hiểu rằng chúng tôi là những nhân tố gì, chúng tôi làm lợi cho đất nước hay làm hại? Chúng tôi giúp vào việc đưa đất nước đi lên hay kiềm hãm đất nước đi xuống? Nếu chúng tôi là những nhân tố tích cực, làm lợi cho đất nước này thì họ phải có thái độ sáng suốt đối với chúng tôi, phải đến với chúng tôi.

Nguyễn Vạn Hùng: Nguyên nhân sâu xa nào đã thôi thúc các anh cho ra đời Phong Trào hiện nay trong khi nhà nước vẫn còn mang nặng tính độc tài độc đảng?

Nguyễn Đình Huy: Trước hết, chúng tôi không nhìn sự việc một cách bất biến. Họ đang muốn thay đổi đấy nhưng vẫn còn ngần ngại vì họ vẫn có những lý do. Thứ nhất, họ sợ tình trạng chính trị bất ổn thì không thể phát triển được kinh tế. Thứ hai thì vì quyền lợi của họ, họ chưa dứt bỏ được. Thứ ba là họ sợ có sự trả thù. Nhưng chúng tôi chủ trương xóa bỏ hận thù là vì nghĩa lớn mà làm. Làm việc theo tinh thần của Lạn Tương Như ở nước Triệu hồi thời xưa.

Nói đến hận thù thì có lẽ chúng tôi là những người hận thù nhiều hơn ai hét, vì gần 17 năm nằm trong các trại tù. Thế nhưng chúng tôi phải lấy súng để tự bắn vào trái tim thù hận của chính mình và bắn cây súng khác vào sự chia rẽ và nghèo khổ của dân tộc. Chứ không phải bắn ai cả. Vì tự tin vào việc chúng tôi làm là phải, là việc làm đại cuộc, nên chúng tôi chẳng sợ điều gì sẽ xảy đến cho chúng tôi.

Nguyễn Vạn Hùng: Anh có nghĩ là chánh quyền đang thu băng những điều anh trả lời tôi qua điện thoại, và dùng nó như một chứng cớ để đàn áp các anh sau này không?

Nguyễn Đình Huy: Chúng tôi nghĩ rằng họ thu băng. Thế nhưng chúng tôi chẳng sợ điều gì hết. Bởi vì làm việc phải, chúng tôi phải làm. Nước non còn nặng ân tình, đời chưa cho nghỉ thì mình cứ đi.

Nguyễn Vạn Hùng: Thưa anh, mục tiêu tranh đấu của PTTNDT & XDDC có khác gì với mục tiêu của những tổ chức đã hình thành trong nước trước đây như Cao Trào Nhân bản của bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Diễn Đàn Dân Chủ của giáo sư Đoàn Viết Hoạt?

Nguyễn Đình Huy: Tôi chưa có điều kiện đọc được những cương lĩnh của họ để có một nhận định đúng đắn. Thế nhưng được biết các ông ấy cũng chủ trương đấu tranh để đòi dân chủ, nhân quyền. Mục tiêu của Phong Trào chúng tôi cũng tương tự như vậy nên các ông ấy cũng là những người đồng chí hướng với chúng tôi mà thôi.

Nguyễn Vạn Hùng: Phong Trào có lượng giá những điều kiện tất yếu để Phong Trào có thể tồn tại vá tranh đấu không?

Nguyễn Đình Huy: Tình hình hiện nay rất thuận lợi. Thời đại của thế giới ngày nay là dân chủ. Đất nước Việt Nam đang cần sự phát triển, nhân dân đang cần sự tự do dân chủ. Chúng tôi lượng giá việc làm của chúng tôi có đủ ba yếu tố: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa. Nên sẽ phải tất thắng. Nhưng cái thắng lợi này là thắng lợi của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam chứ không phải của riêng ai, tôi xin nhấn mạnh như vậy.

Nguyễn Vạn Hùng: Thưa anh, các anh là những hạt trân châu rất hiếm hoi còn lại ở trong nước. Nếu việc làm của các anh không thành công, các anh sẽ thêm một lần nữa đánh mất niềm tin của đồng bào trong nước. Các anh có biết điều đó không?

Nguyễn Đình Huy: Thời thế tạo ra những người để phục vụ cho đất nước. Nếu chúng tôi có mất đi thì sẽ còn những người khác. Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc tha thiết yêu nước. Không có một dân tộc bị trị nào mà không yêu nước. Lịch sử chúng ta trải qua 1000 năm bị đô hộ đã chứng minh điều đó. Vì vậy nói đến dân tộc Việt Nam là hai chữ yêu nước phải gắn liền. Nỗi khắc khoải của người Việt Nam hiện nay là sự nghèo khổ, cho nên phải làm bất cứ điều gì để chấm dứt được nạn nghèo khổ đó, để cho đất nước được phát triển. Hiện giờ sự sống của dân tộc Việt Nam đang bị uy hiếp nặng nề. Vì vậy, nếu chúng tôi có chết đi thì vẫn còn nhiều người khác nổi lên tiếp tục làm công việc đó.

Nguyễn Vạn Hùng: Một số người hải ngoại lo lắng rằng có thể các anh bị chánh quyền hiện tại khuất phục nên đã hợp tác với họ để dụng ra Phong Trào này hầu phục vụ cho những mưu đồ của chế độ Cộng sản Việt Nam đang suy sụp hiện nay. Anh nghĩ sao về điều này?

Nguyễn Đình Huy: Có lẽ những người ấy họ nghĩ chúng tôi là những người thiếu can trường và chắc chắn rằng nhãn quan chính trị của những người ấy rất khác xa với nhãn quan chính trị của chúng tôi. Nếu chúng tôi thuyết phục được chế độ hiện nay chấp nhận được những tuyên ngôn cũng như cương lĩnh của Phong Trào chúng tôi, tôi tha thiết nghĩ rằng, đó là đại phước cho dân tộc.

Nguyễn Vạn Hùng: Ông Nguyễn Minh Sang, người phát ngôn của Phong Trào ở hải ngoại cho biết đài phát thanh RFi của Pháp đã phỏng vấn anh trước tôi, có đúng vậy không?

Nguyễn Đình Huy: Đúng vậy.

Nguyễn Vạn Hùng: Trong buổi lễ giới thiệu Phong Trào hôm 11/12/92 tại Hoa Thịnh Đốn, người phát ngôn của Phong Trào tại hải ngoại đã công bố danh tính và quá trình hoạt động của thành phần lãnh đạo Phong Trào mà anh là Chủ tịch. Anh có cho phép sự công bố đó không?

Nguyễn Đình Huy: Tôi xác định đúng và tôi đã đồng ý điều đó.

Nguyễn Vạn Hùng: Cũng trong buổi lễ giới thiệu Phong Trào tại phòng họp trong Quốc hội Mỹ, lại có sự ủng hộ của tướng Vessey, đặc sứ toàn quyền của Tổng Thống Bush về vấn đề tù binh tại Việt Nam, giáo sư Stephen Young, cố vấn của Bộ Ngoại Giao Mỹ, dân biểu Robert Dornan, Chủ tịch Phân bộ Hoa Kỳ Uỷ Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do và nhiều nhân vật khác đã ca ngợi sự ra đời của Phong Trào. Phải chăng Phong Trào đã có những liên hệ với Hoa Kỳ?

Nguyễn Đình Huy: Tôi nghĩ sự hiện diện của các vị đó là kết quả hoạt động của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã vận động quốc tế nói chung và Hoa Kỳ nói riêng để ủng hộ các phong trào đấu tranh xảy ra ở trong nước cho nền dân chủ tại Việt Nam.

Nguyễn Vạn Hùng: Thưa anh, sự thất bại của các phong trào đấu tranh trong nước như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Đoàn Viết Hoạt có đóng góp kinh nghiệm cho các anh trước khi ra mắt PTTNDT & XDDC không?

Nguyễn Đình Huy: Chắc chắn là có nghĩ đến điều đó. Thế nhưng theo tôi, chớ nên lấy thành bại mà suy luận anh hùng. Hơn nữa, tình hình hiện nay chưa phải là lúc kết thúc để kết luận công cuộc đấu tranh của các anh ấy là thất bại. Cho dù hiện tại các anh ấy đang nằm trong nhà tù, nhưng việc làm của các anh ấy vẫn gây được tiếng vang mà ảnh hưởng của nó đã thúc đẩy và làm phấn khởi những người khác. Riêng đối với chúng tôi, chúng tôi nhận định rằng làm công việc gì cũng phải đúng lúc, đúng thời, và lập trường phải hợp tình, hợp lý. Nói như người xưa là phải có thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Tôi nghĩ Phong Trào chúng tôi ra mắt lúc này có đủ những yếu tố đó nên chúng tôi vững tin là sẽ thành công.

Nguyễn Vạn Hùng: Anh có mong mỏi gì ở các đoàn thể đấu tranh chính trị hiện đang hoạt động ở hải ngoại không? Và đồng bào ở hải ngoại không?

Nguyễn Đình Huy: Vâng. Chúng tôi tha thiết kêu gọi các đoàn thể và đồng bào tại hải ngoại hãy ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng tôi tại trong nước để có một nước Việt Nam tự do.

Còn đi sâu vào các tổ chức ở hải ngoại thì chúng tôi chưa nắm vững. Chúng tôi chỉ nghe một số tên tuổi đang hoạt động, chúng tôi phải tự hỏi, tại sao những tên tuổi như thế, những người đã chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ Việt Nam Cộng Hòa như thế, những người mà sau mười mấy năm đồng bào trong nước lầm than, chiến sĩ tù đày, đồng bào tha phương cầu thực, chết trên rừng, chết trên biển, không thấy họ nói đến gì mà tại sao từ năm 1990 đến nay lại thấy họ xuất hiện? Đó là điều làm cho chúng tôi ngạc nhiên. Và có lẽ những người đó cũng không hiểu cả chính mình!

Nguyễn Vạn Hùng: Thưa anh, còn đối với những chiến hữu đồng chịu cảnh tù đày như anh và hiện nay may mắn ra được hải ngoại, anh muốn gửi gấm gì?

Nguyễn Đình Huy: Những anh em ấy lúc nào cũng là niềm tin cậy của chúng tôi, lúc nào chúng tôi cũng nhớ đến. Chúng tôi tha thiết, khi nghe tên chúng tôi, những chiến sĩ tù đày ấy sẽ vui mừng và sẽ hết lòng yểm trợ chúng tôi, những người tù vẫn tiếp tục ở lại trong nước để thực hiện những công việc khai thông mọi bế tắc hầu họ với chúng tôi sẽ tái ngộ với nhau ngay tại quê nhà.

Nguyễn Vạn Hùng: Kể từ khi báo chí và giới truyền thông tại hải ngoại đưa tin về Phong Trào này, các anh đã bị chánh quyền gây khó dễ gì chưa?

Nguyễn Đình Huy: Cho đến nay chúng tôi chưa gặp khó khăn gì. Tôi nghĩ rằng họ sáng suốt và vì sự sáng suốt đó nên họ không làm khó dễ chúng tôi.

Nguyễn Vạn Hùng: Cầu chúc các anh thành công.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 06, 2004.


Response to GS Nguyến Đình Huy - người tù chính trị duới chế độ bạo tàn CS hơn 29 năm

Chung quanh vấn đề Ý niệm Dân chủ

Trich tu mang http://www.pttndt.org/ Bảo Dân

Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt , những luồng tư tưởng dân chủ đánh bại những chế độ phong kiến. Nhưng trong diễn tiến những luồng tư tưởng hai niệm dân chủ tự do và dân chủ xã hội đều nói đến tự do và bình đẳng , thật sự thì ý niệm dân chủ tự do nghiên về tự do nhiều hơn , ý niệm dân chủ xã hội nghiên về bình đẳng nhiều hơn - Tuy nhiên kết quả giá trị của nó không phải như nhau , đưa đến kết quả tốt xấu lợi hại hòan toàn khác nhau xét dưới khía cạnh lý tưởng tự do và bình đẳng .

Trong chế độ dân chủ tự do nghiên về việc bảo vệ tự do , nó đưa đến bất bình đẳng , nhưng nhờ có tự do mà người dân tự vệ được đối với chánh quyền nên có một số quan niệm khác nhau chung quanh vấn đề

Ý niệm Dân chủ

Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt , những luồng tư tưởng dân chủ đánh bại những chế độ phong kiến. Nhưng trong diễn tiến những luồng tư tưởng ấy có một hiện tượng đối chọi nhau mảnh liệt đưa đến mức độ thanh toán nhau một mất một còn đó là ý niệm dân chủ xã hội và ý niệm dân chủ tự do .

Xét về mặt căn bản thì 2 phe đều tự xưng là dân chủ, vì lẽ cùng chủ trương là con người phải có tự do và bình đẳng , do đó quốc gia là sở hửu của toàn dân chứ không thuộc về cá nhân nào, giòng họ nào hay đảng phái nào , người dân trong một quốc gia chỉ phục tùng theo luật pháp. mà luật pháp được soạn thảo theo ý muốn của toàn dân, luật pháp không dựa vào ý kiến của một cá nhân hay một đảng phái nào , luật pháp rất quan trọng nên cộng đồng phải có một thủ tục làm luật pháp rõ rệt và tất cả mọi việc đều làm theo luật pháp qui định . Theo thông thường các nước dân chủ áp dụng có một luật căn bản gọi là hiến pháp , hiến pháp soạn thảo phải có tính cách lâu dài , luật pháp phải phù hợp với hiến pháp . Chánh quyền được bổ nhiệm theo luật pháp , và chiếu theo luật pháp mà làm việc . Một số quyền lợi đặc biệt cuả người dân dựa trên căn bản tự do và bình đẳng phải được hiến pháp và các luật pháp bảo đảm .

Trên đây là những nguyên tắc căn bản mà cả hai phe tự xưng có phần giống nhau , nhưng dựa trên cứu cánh và chủ trương đã đưa ra những qui tắc áp dụng khác nhau trong đời sống thực tế .

Về cứu cánh , theo quan niệm dân chủ tự do thì lấy việc bảo vệ cá nhân tức là con người là trọng , còn dân chủ xã hội lấy việc bảo vệ tập thể tức là bảo vệ cộng đồng là trọng .

Xét về tập thể và cộng đồng chỉ có quyền lợi vật chất và tinh thần là duy nhứt , trong khi cá nhân trong tập thể thì có nhiều quyền lợi và tinh thần khác nhau . Vì chỗ lấy tập thể , lấy cá nhân làm trọng cho nên quan niệm dân chủ xã hội và quan niệm dân chủ tự do có những chủ trương khác nhau - Dân chủ tự do chủ trương đa phương - Dân chủ xã hội chủ trương toàn diện .

Những quốc gia theo lý tưởng cộng sản áp dụng chế độ dân chủ xã hội theo qui tắc độc đảng không công nhận đối lập - Những quốc gia theo lý tưởng tự do áp dụng chế độ dân chủ tự do theo qui tắc đa đảng .

Quan niệm dân chủ xã hội lấy việc bảo vệ tập thể làm cứu cánh , nhưng tập thể chỉ có quyền lợi vật chất và tinh thần , đảng Cộng sản được thành lập để phục vụ quyền lợi đó . Vì vậy, chỉ có đảng Cộng sản mới được cầm quyền điều khiển công việc quốc gia , trong khuôn khổ dân chủ xã hội , ai chống lại đảng Cộng sản, chỉ trích đảng Cộng sản là chống lại quyền lợi tập thể tức là quyền lợi chung cuả mọi người - Do đó ai có khuynh hướng đối lập thì bị ghép tội danh như phản quốc hại dân - Trong chế độ dân chủ xã hội chỉ có đảng Cộng sản hoạt động cầm quyền , cũng có những đảng nhỏ khác được tồn tại vì những lý do đặc biệt được dung nạp , chẳng qua những đảng nhỏ không được tự do hoạt động thường khi đóng vai trò phụ trợ cho đảng Cộng sản - Những ngôi vị lãnh đạo được hạn chế trong khuôn khổ đảng Cộng sản chứ không được sự tham dự của tòan dân .

Quan niệm dân chủ tự do lấy việc bảo vệ cá nhân là cứu cánh, mỗi cá nhân có quyền lợi vật chất và tinh thần riêng, quyền lợi nầy không hợp nhứt là một được - Do đó trong chế độ dân chủ tự do chấp nhận để công dân kết hợp nhau trong nhiều đảng , mỗi chánh đảng bênh vực một số quyền lợi cá nhân đó - Các chánh đảng được tự do hoạt động bành trướng thế lực và được tham dự chánh quyền qua tinh thần dân chủ phổ thông đầu phiếu , nếu chánh đảng nào có đường lối hoạt động phù hợp với quyền lợi của toàn dân thì được bầu lãnh đạo chánh quyền , còn đảng nào không được đủ tín nhiệm thì làm đối lập , điều nầy chúng ta thấy hầu hết các quốc gia có nền dân chủ tự do như Canada, Hoa Kỳ , Úc Châu - Vì họ lấy nền tảng căn bản vững chắc như vậy mà làm cho việc phát triển đất nước giàu mạnh .

Vì cứu cánh và chủ trương của quan niệm dân chủ tự do và quan nìệm dân chủ xã hội đưa đến những qui tắc khác nhau - Chế độ dân chủ xã hội theo nguyên tắc tập quyền , chế độ dân chủ tư do theo nguyên tắc phân quyền .

Việc tổ chức hành chánh trong nước - Các nước cộng sản theo chế độ dân chủ xã hội đều tập trung quyền trong tay đảng Cộng sản nắm quyền tối hậu mọi vấn đề , dầu có nhiều cơ quan khác nhau nhưng quyền quyết định đều phải qua chỉ thị của đảng cs chớ không thể quyết định khác được - Các nước theo chế độ dân chủ tự do thì có sự phân quyền giưã 3 cơ quan : lập pháp , hành pháp và tư pháp - Sự liên hệ 3 cơ quan ấy có sự khác nhau tuỳ theo mỗi nước , nhưng nói chung mỗi cơ quan đều có quyền riêng của mình , không có cơ quan nào được trọn quyền quyết định và bắt cơ quan khác phải theo ý mình , sự hiện diện nhiều chánh đảng và chấp nhận cho đối lập tự do hoạt động làm cho không chánh đảng nào có thể nắm giữ hết các cơ quan khác .

Chế độ dân chủ xã hội lấy việc bảo vệ tập thể làm cứu cánh , coi nhẹ quyền lợi cá nhân . Do đó , khi quyền lợi tập thể bị đe dọa , nhà cầm quyền có thể sẽ trừng phạt những cá nhân mà họ cho rằng có những hoạt động bất lợi cho tập thể . Những hoạt động bất lợi cho tập thể theo quan niệm của nhà cầm quyền cộng sản theo chế độ dân chủ xã hội không được minh xác rõ ràng thường được gồm chung vào những tội danh mơ hồ như " phản động " , nhiều khi trừng phạt không đủ bằng cớ , do đó có nhiều người bị xử oan ức mà đối với chế độ dân chủ xã hội không quan trọng vì cá nhân phải hy sinh cho tập thể .

Chế độ dân chủ tự do thì ngược lại , lấy việc bảo vệ cá nhân làm cứu cánh , luật pháp bảo vệ quyền lợi cho người dân không bị trừng phạt oan ức , người dân chỉ bị truy tố trước pháp luật khi vi phạm một điều luật đã được ban hành , có khi một việc làm mà mọi người cho là sai quấy , nếu không có điều luật nào cho đó là vi phạm và ấn định sự trừng phạt thì người dân làm việc đó sẽ không bị truy tố . Muốn trừng phạt một người trong chế độ dân chủ tự do phải có đủ bằng cớ chứng minh người ấy vi phạm pháp luật , nếu không có bằng cớ rõ rệt thì phải tha bổng người đó, qui tắc tha lầm một người có tội chứ không thể trừng phạt một người vô tội , vì qui tắc nầy mà vai trò vị thẩm phán rất quan trọng , phải độc lập với nhà cầm quyền lập pháp và hành pháp . Chế độ phân quyền và sự hiện diện của đối lập giúp cho sự bảo đảm độc lập vai trò của các vị thẩm phán .

Đối với quyền tư hữu, theo quan niệm dân chủ xã hội không chấp nhận cho tư nhân có quyền tư hữu trên các phương tiện sản xuất , vì cho rằng việc nầy đưa đến nạn tư bản bóc lột nhân dân . Vì vậy trong chế độ cộng sản tất cả phương tiện sản xuất đều thuộc nhà nước gọi là quốc hữu hoá , quốc doanh , do chánh quyền điều khiển, tất cả công dân đêu làm công cho nhà nước . Trong chế độ cộng sản, quan niệm dân chủ xã hội kiểm soát đời sống người dân rất chặt chẽ, sự sinh sống của toàn dân hoàn toàn lệ thuộc nhà cầm quyền .

Trong chế độ tự do xem quyền tư hữu là quyền căn bản cuả người dân , do đó sự giới hạn quyền tư hữu tuy có thể chấp nhận vì lý do công ích ,nhưng không đi quá xa, đa số người dân điều có quyền có của cải riêng được dùng vào việc sản xuất . Về sự sinh sống của người dân trong chế độ dân chủ tự do ít tuỳ thuộc vào nhà nước hơn trong chế độ dân chủ xã hội .

Để so sánh hai chế độ , dân chủ xã hội và dân chủ tự do , ta nhận thấy chế độ nào cũng có ưu và nhược điểm của nó.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 06, 2004.


Response to GS Nguyến Đình Huy - người tù chính trị duới chế độ bạo tàn CS hơn 29 năm

Về mặt thuần tuý - Chế độ dân chủ xã hội có ưu điểm : quyền lợi chung của tập thể so với quyền lợi cá nhân thì quyền lợi chung toàn thể nhân dân rỏ ràng là quan trọng hơn , và đáng được bảo vệ - Người cầm quyền có công và có tài được tôn sùng và phục vụ lâu dài không bị các cuộc bầu cử loại bỏ khi dân chúng thay đổi ý kiến bất thường , hoặc bất mãn vô lý vì những khó khăn tự nhiên mà chánh quyền nào cũng gặp phải .

Về mặt thực tế - Chánh quyền trong chế độ dân chủ xã hội quyết định được nhanh chóng kín đáo, và có thể huy động tòan dân được dể dàng ,nên rất hiệu quả trong sự hoạt động chánh trị và quân sự.

Nhưng trong chế độ dân chủ xã hội mang các nhược điểm tai hại - Chánh quyền trong chế độ dân chủ xã hội luôn luôn nằm trong tay một chánh đảng duy nhất , không có đảng nào hoặc nhóm nào khác hơn để thay thế một cách bình thường , do đó nhà cầm quyền dễ trở thành chuyên chế ,và dễ đưa đến phục vụ quyền lợi riêng mà nhân dân không sao chống chọi được , nhà cầm quyền nắm giữ cả các lực lượng hành chánh , quân sự , cảnh sát , giữ luôn cả lực lượng kinh tế trong tay nên người dân bị chế ngự không cách gì đứng dậy , ngay cả có ý kiến đóng góp cho dù ý kiến đó có hay mà ngược lại chánh sách của nhà cầm quyền cũng bị kết tội , nói chung là người dân bị chế ngự không sao có thể đương đầu lại chánh quyền một cách có hiệu lực , người dân cam chịu không thể nào ngóc đầu lên nổi. Mỗi một lần thay đổi quyền lực là sự tranh giành xảy ra trong đảng , sự tranh giành thường được kết thúc bằng sự thanh toán lẫn nhau chứ ít khi được thay đổi bằng phương pháp hòa bình . Những sự thanh toán nhau như vậy làm các phần tử có khả năng bị loại trừ , mặt khác làm cho các nhân viên chánh quyền không có sáng kiến . Đời sống nhân dân không được bảo đảm , bị áp chế thường trực có thể bị bắt giam hay thanh toán lúc nào cũng được .

Về kinh tế , trong chế độ dân chủ xã hội , người dân bị bắt buộc phải phục vụ cho các mục tiêu do chánh quyền ấn định và không được hưởng trọn kết quả công việc mình làm - Thiếu quyền lợi cá nhân làm động lực , người dân không hăng hái làm việc , do đó , chế độ dân chủ xã hội thường thất bại về sản xuất kinh tế. Lãnh vực công nghiệp , có thể do lường được mức lương cao thắp khác nhau , dùng sự khen thưởng để khuyến khích những công nhân làm việc giỏi được đánh giá qua các sản phẩm tạo ra hằng ngày , do đó nền công nghiệp các nước cộng sản đạt được một số kết quả tốt - Ngành nông nghiệp không phân biệt kết quả công việc hằng ngày môt cách cụ thể , chánh quyền cộng sản không có biện pháp hữu hiệu để phân biệt người làm việc giỏi và người làm việc dở để thưởng phạt một cách công bình , do đó nền nông nghiệp các nước cộng sản thường bị thất bại nặng nề .

Trong chế độ dân chủ tự do , người dân thật sự có tự do , chánh quyền không thể bức hiếp người dân , nếu người dân không có làm điều gì phạm pháp - Người dân có quyền làm chủ các tài sản của mình , làm việc được hưởng trọn vẹn kết quả mình làm , do đó mà người dân hăng hái làm việc , hăng hái hoạt động tăng sản xuất mọi ngành - Nói chung , về mặt kinh tế trong chế độ dân chủ tự do thường thành công hơn chế độ dân chủ xã hội

Về chánh trị - Các chánh đảng hoạt động công khai ,các chánh đảng thay phiên nhau nắm lấy chánh quyền qua các cuộc bầu cử , sự chuyển quyền êm thắm hòa bình . Sự tự do tranh luận làm cho những sai lầm về đường lối chánh sách có thể được nhận thức rõ và điều chỉnh sửa đổi ôn hòa .

Tuy vậy, chế độ dân chủ tự do có những yếu điểm , chẳng hạn như sự tự do hoạt động kinh tế và quyền tư hữu nảy sinh ra một số người quá giàu có , đa số người sống trong thiếu thốn - Những người giàu có thường có nhiều phương tiện dĩ nhiên được hưởng và ưu đãi hơn người nghèo , từ đó sự tự do bình đẳng cho mọi người trên lý thuyết thật sự có lợi cho người giàu hơn người nghèo - Trước kia chế độ dân chủ tự do đưa đến tình trạng tư bản bốc lột , nhưng ngày nay chế độ dân chủ tự do đã cải thiện rất nhiều , nhưng sự chênh lệch giưã giàu nghèo và việc người giàu được ưu đãi vẫn không chấm dứt được - Chánh quyền dân chủ tự do có nhiều cơ quan khác nhau, nên nhà cầm quyền dễ bị ngăn trở, thường khi phải thuyết phục, tranh luận trước khi quyết định giải quyết một vấn đề , do đó công việc thường chậm chạp không kín đáo , có khi không có hiệu lực - Sự tự do quá độ làm cho tệ trạng xã hội xảy ra như khiêu dâm , ma tuý , ghiền ma tuý , để tiết lộ bí mật một cách bừa bãi, rất khó khăn giải quyết vì sự tự do không được ấn định rỏ ràng .

Đi sâu vào sự dị biệt giữa hai quan niệm dân chủ xã hội và dân chủ tự do ,nó phát xuất từ bản chất dị biệt giữa hai nguyên tắc làm gốc cho tư tưởng dân chủ là tự do và bình đẳng - Hai nguyên tắc nầy không phải lúc nào cũng tác động theo một chiều hướng với nhau - Quan niệm dân chủ tự do đã nghiên về tự do nhiều hơn - Quan niệm dân chủ xã hội đã nghiên về bình đẳng nhiều hơn .

Ý niệm dân chủ dựa trên nguyên tắc tự do và bình đẳng , những nhà lý thuyết về dân chủ thường ghép tự do và bình đẳng đi chung với nhau - Trong công cuộc tranh đấu giải phóng nô lệ thì tư tưởng tự do và bình đẳng hổn hợp vào nhau - Vì theo luồng tư tưởng tự do và xã hội thì con người sinh ra ai cũng như ai nên những người chủ trương hủy bỏ chế độ nô lệ không chấp nhận việc người nầy bắt giữ người kia trong địa vị tù hãm và thấp kém - Trong sự phát triển các xã hội tây phương thì lý tưởng tự do và bình đẳng phát triển một chiều hướng chung về mặt chánh trị .

Những chế độ quân chủ Âu châu xây dựng phân chia giai cấp, và quyền chuyên chế của nhà vua - Khi chế độ tự do mới được thành lập thì chỉ có những người nam giới thuộc hạng quí tộc, hào phú, trí thức mới được tham dự chánh quyền qua việc bầu cử và tranh cử , nhưng đối với mọi người đều có quyền tự do căn bản , nhờ vậy mà người dân có tiếng nói , dần dà đòi hỏi được quyền phổ thông đầu phiếu cho đàn ông , sau đó đến phụ nữ - Như vậy , trong chế độ dân chủ tự do tạo ra được sự bình đẳng về chánh trị .

Trên bình diện thực tế thì hai nguyên tắc tự do và bình đẳng đối chọi nhau - Vì con người mạnh yếu , giỏi dở , khôn dại khác nhau , dù cho khởi đầu bằng nhau thì người mạnh phải hơn người yếu, người giỏi hơn người dở , người khôn hơn người dại - Muốn cho mọi người cùng địa vị như nhau thì phải kềm chế người mạnh , người giỏi , người khôn để cho người yếu , người dở , người dại tiến lên , làm như vậy đâu còn tự do nữa .

Trong lãnh vực kinh tế , hai nguyên tắc tự do và bình đẳng đối chọi nhau rõ rệt. Tuy chế độ dân chủ tự do cá nhân được tự do hoạt động , do đó sự chênh lệch giàu nghèo xảy ra , đưa đến nạn tư bản bốc lột người vô sản - Những người theo quan niệm dân chủ xã hội muốn chấm dứt tệ trạng tư bản bốc lột vô sản để mang lại bình đẳng kinh tế - Cho nên những nước cộng sản theo chế độ dân chủ xã hội chủ trương hủy diệt quyền tư hữu trên các dụng cụ sản xuất và thực hiện xã hội cộng sản không còn hạng tư bản làm chủ phương tiện sản xuất và vô sản làm công cho tư bản - Nhưng khi tất cả các phương tiện sản xuất đều quốc hữu hóa thì người dân phải tùy thuộc vào chánh quyền trong việc sinh sống - Những người chống đối chánh quyền không thể tìm được việc mà sinh sống ,do đó đời sống người dân bị chánh quyền kềm chế và mất hết tự do - Chế độ cộng sản khắc nghiệt hơn các chế độ chuyên chế khác như chế độ toàn diện hữu phái , trong chế độ nầy chánh quyền nắm độc quyền về chánh trị , hành chánh , cảnh sát , quân sự - Còn chế độ chuyên chế cộng sản nắm độc quyền luôn cả kinh tế .

Qua sự phân tích trên cho thấy sự khác biệt và xung khắc nhau giữ hai ý niệm dân chủ : dân chủ xã hội và dân chủ tự do , sự dị biệt chung qui là sự áp dụng thực hiện hai nguyên tắc tự do và bình đẳng , thực tế nhứt về mặt kinh tế - Muốn con người có tự do , chế độ dân chủ tự do bảo vệ quyền tư hữu trên phương tiện sản xuất, nhờ quyền tư hữu trên phương tiện sản xuất mà người chống đối chánh quyền có thể tiếp tục sống một cách bình thường và tranh đấu thay thế nhà cầm quyền . Nhưng sự bảo vệ quyền tư hữu trên phương tiện sản xuất đưa đến tình trạng bất bình đẳng về kinh tế và nạn bốc lột - Để chấm dứt sự bất bình đẳng đó , chế độ dân chủ xã hội hủy diệt quyền tư hữu trên phương tiện sản xuất , nhưng việc nầy đưa đến người dân mất tự do .

Như vậy , trên mặt lý thuyết , hậu quả sai lầm của chế độ tự do đã được sửa chửa lần lần , cuối cùng làm bớt sự bất bình đẳng - Hiện nay sự chênh lệch nghèo giàu vẫn còn , nhưng tư bản không bốc lột vô sản một cách thái quá , chế độ an ninh xã hội như việc phép đánh thuế của các xã hội tự do làm sự bất bình đẳng giảm bớt .

Ý niệm dân chủ xã hội chủ trưong thực hiện bình đẳng kinh tế bằng chế độ cộng sản - Chế độ nầy làm người dân mất tự do,chính vì mất tự do mà người dân trong chế độ cs không tranh đấu được bảo vệ quyền lợi của mình - Từ đó , đảng Cộng sản đã để cho các lảnh tụ , cán bộ và các đảng viên của mình được hưởng nhiều đặc quyền ,đặc lợi ,người dân cam chịu phục tùng giai cấp nầy , chứ không thể đứng dậy đòi hỏi chấm dứt được .

Vậy, chế dân chủ tự do bảo vệ được tự do , còn làm dịu bớt sự bất bình đẳng - Trong khi chế độ dân chủ xã hội đã hủy diệt tự do rồi làm xuất hiện sự bất bình đẳng - Cuối cùng trong xã hội dân chủ tự do , tự do và bình đẳng còn duy trì được , còn trong xã hội dân chủ xã hội, tự do và bình đẳng đều mất hết.

Bài viết " Một cái nhìn trở lại " của cựu tướng cộng sản Trần Độ mới đây ( 23-9-1998 ) - Ông tự phê , phê bình chính Ông , phê bình đảng cộng sản từ tư tưởng đảng , tổ chức đảng , lãnh đạo đảng , dân chủ tập trung của đảng đã đưa đến kết quả là nhân dân mất hết tự do và bình đẳng - Bài viết của Ông có tánh cách thuyết phục và thúc giục đảng CSVN phải chọn kết quả tối hậu - " Cần phải thấy nguy cơ tụt hậu - Đất nước thì tụt hậu với thế giới , còn đảng thì tụt hậu với xã hội và dân tộc - Phải vượt qua nguy cơ đó bằng quan niệm : đổi mới là dân chủ hóa trong đảng , cũng như dân chủ hóa toàn xã hội - Phải quan niệm như vậy và hành động đúng như vậy "

Có phải chăng đảng CSVN không còn chất keo để hàn dính - Từ hiện tượng Trần Độ đến giới trí thức được gọi là sĩ phu đã chuyển hóa tư duy qua các bài viết gởi đồng bào, gởi cho đảng - Chỉ có một con đường đảng CSVN phải đi là để cho nhân dân được hưởng tự do và sau đó sẽ chấm dứt sự bất bình đẳng - Điều nầy , những người cộng sản chánh thống đã mơ ước mà không thực hiện được , vì chính họ áp dụng lạc hướng từ lúc khởi đầu./.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 06, 2004.


Response to GS Nguyến Đình Huy - người tù chính trị duới chế độ bạo tàn CS hơn 29 năm

Tương lai của chế độ Cộng sản Hà Nội và nhận thức cần thiết cho hành động của cộng đồng người Việt hải ngoại

Trich tu mang http://www.pttndt.org/ Nguyễn Cao Quyền

Trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ mới sắp sang, câu hỏi liệu Việt Nam có sẽ trở thành một quốc gia dân chủ trong mười năm sắp tới hay không , hiện đang chiếm một vị trí quan trọng trong niềm suy nghĩ của tất cả những ai quan tâm đến dân tộc và tiền đồ của Tổ quốc.

Căn cứ vào hiện tình của thế giới hậu cộng sản, cảm tưởng chung là lịch sử đang có những chuyển động mạnh theo chiều hướng dân chủ để đưa nhân loại đến một tương lai đồng nhất. Tuy nhiên, riêng đối với trường hợp của Việt Nam, cảm tưởng này vẫn chưa được đón nhận một cách rộng rãi với nhiều tin tưởng.

Những bộ óc bi quan cho rằng chế độ độc tài ở Việt Nam, sau khi thoát chết vào năm 1986, hiện nay đã sống lại và khoẻ mạnh. Cộng sản Việt Nam có thể sẽ vĩnh viễn ở lại chánh quyền vì các định chế cộng sản đã bắt rễ sâu đậm tại xứ này, nền kinh tế Việt Nam đã chạy lại bình thường và giới lãnh đạo ngồi trong Bắc Bộ Phủ chưa bao giờ có ý định rời bỏ quyền lực với lý do là họ đã có công làm cho kinh tế tăng triển và đã tránh cho Việt Nam một sự sụp đổ giống trường hợp của Liên Xô. Họ vẫn ra sức đàn áp đối lập và vẫn tăng cường bộ máy công an để theo đuổi mục tiêu này. Phải có một cuộc cách mạng bạo động hay một biến cố chính trị cực kỳ trầm trọng thì chế độ cộng sản hiện nay mới cảm thấy bị đe dọa nhưng ngay cả trong trường hợp này vẫn có nhiều phần chắc là một hình thái độc tài nào khác sẽ xuất hiện chứ không phải là một thể chế dân chủ sẽ thành hình. Trường phái bi quan này cho rằng những người đối lập ở trong nước cũng như ở hải ngoại sẽ chẳng làm được gì trong khoảng thời gian 10 năm trước mắt.

Thật ra bức tranh chính trị của Việt Nam không đến nỗi u ám như trường phái bi quan mô tả. Cộng sản Việt Nam chưa sụp đổ như Liên Xô không có nghĩa là Cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ sụp đổ vì lịch sử nhân loại đã chứng minh là không một thể chế chính trị tham nhũng và thối nát nào lại có thể trường tồn một khi đi ngược lại xu thế phát triển tất yếu của nhân loại và bị toàn dân ghét bỏ. Nam Dương là một dẫn chứng hùng hồn và một thí dụ điển hình. Tính ngoan cố của giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam thuộc thế hệ đầu tiên đang được giới lãnh đạo thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba xét lại vì những người này không có hấp lực chính trị (charismatic) như các nhân vật thuộc thế hệ đàn anh. Hơn nữa việc nước cũng không còn đơn giản như trong thời kỳ chiến tranh du kích. Ngày nay muốn ở lại chánh quyền họ phải tỏ ra là những người thật sự có khả năng quản lý kinh tế và điều hành công việc của đất nước là những nhiệm vụ càng ngày càng khó khăn phức tạp vì nó đã vượt ra khỏi tầm vóc quốc gia để mang thêm kích thước quốc tế.

Nền kinh tế từ ngày Đổi Mới tuy đã tạm thời cứu sống chế độ nhưng trên thực tế đang tác động tích cực để tạo một sự chuyển thể chính trị sâu rộng tại Việt Nam theo đường hướng dân chủ. Đổi Mới là con dao hai lưỡi mà ảnh hưởng đối với tình hình chính trị tại Việt Nam đang được toàn dân và thế giới ghi nhận như sau.

Từ ngày mở cửa cho tư bản ngoại quốc xâm nhập, nền kinh tế của Việt Nam có tiến triển tốt đẹp thật và mức sống của một vài thành phần dân tộc quả có lên cao nên người ta gọi tình trạnh thịnh vượng sơ khởi này là tuần trăng mật giữa nhà nước và xã hội. Xã hội đây cần được hiểu là đám cư dân thành thị làm việc cho các xí nghiệp quốc doanh, còn người dân thôn dã thì chưa được sơ múi gì nhiều trong đợt thịnh vượng sơ khởi này. Nhưng tuần trăng mật nào rồi cũng qua nhanh. Nhận xét này quan trọng vì nó là căn bản để nhận định tính cách non yểu hay lâu dài của thể chế chính trị độc tài đang ngự trị tại xứ này.

Sự thịnh vượng sơ khởi của Việt Nam về mặt kinh tế trong những năm gần đây được giải thích là nhờ 2 yếu tố: Yếu tố thứ nhứt là việc đầu tư dồn dập và rộng rãi của tư bản quốc tế như là hậu quả của khuynh hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Yếu tố thứ hai là việc các ngân hàng Việt Nam đã dành tới 85% các ngân khoản đầu tư cho lãnh vực quốc doanh là lãnh vực có hiệu năng thấp nhứt.

Hai yếu tố nói trên đã khiến nền kinh tế tại một số đô thị trở nên thịnh vượng và lợi tức người dân tại các đô thị này đã tăng gấp đôi trong vòng 4 năm. Vì được hưởng lợi nên đám cư dân thành thị này đương nhiên ủng hộ chế độ với lập luận : không thể có tiến bộ kinh tế nếu không có ổn định chính trị. Chánh sách o bế khu vực kinh tế nhà nước của giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam được mệnh danh là chánh sách mua ổn định. Trong những năm tháng trước mắt, tác dụng của chánh sách mua ổn định giảm dần. Sự cạnh tranh kém hiệu quả của các xí nghiệp quốc doanh và tình trạng tham nhũng phổ biến đang làm nản chí các nhà đầu tư nước ngoài. Lợi tức thấp của khu vực nông thôn cũng không thể đóng góp gì nhiều để giúp giải quyết các khó khăn tài chánh của các đơn vị kinh tế vô trách nhiệm. Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn cả là các tệ nạn thăm căn cố đế trong khu vực quốc doanh đang đưa dẫn hệ thống ngân hàng đến chỗ phá sản. Ngân khố trung ương, nếu muốn giúp đỡ các ngân hàng khỏi vỡ nợ, chắc chắn sẽ lâm vào tình trạng kiệt quệ ngoại tệ dự trữ không phương cứu chữa.

Do đó có thể nói rằng Cộng sản Việt Nam hiện đang đứng trước một tình trạng khủng hoảng không lối thoát. Thật vậy, nếu phải cải tổ kinh tế một cách nghiêm chỉnh theo những đòi hỏi của qui luật thị trường (được hiểu là phải phá bỏ hệ thống xí nghiệp quốc doanh) thì lấy tiền đâu ra để tiếp tục mua ổn định. Và nguy hiểm hơn thế nữa, khu vực quốc doanh một khi bị phá bỏ sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt của cư dân thành thị. Đám người này sẽ không bao giờ chịu quay trở lại nông thôn đó là điều chắc chắn. Họ sẽ phản ứng bằng cách đòi hỏi chánh quyền cung cấp công ăn việc làm và an sinh xã hội. Công cuộc đấu tranh của họ sẽ là dịp tốt để nông dân hòa đồng tiếng nói vì từ lâu nông dân như một lò thuốc súng, chỉ chờ đợi cơ hội thuận lợi để bung phá. Khó khăn được coi như không thể giải quyết đối với những người cầm quyền quen thói gian manh, quen dùng tiền bạc để mua chuộc sự tuân phục của quần chúng.

Để ra khỏi ngõ bí này, nhiều người tiên đoán rằng Cộng sản Việt Nam sẽ lại theo chân giải pháp dân chủ hóa nông thôn của Trung Cộng ngỏ hầu tạo cho các thế lực chống đối ở trong nước một trạng thái trung hòa. Tuy nhiên ước mơ hão huyền này xem chừng không có nhiều hy vọng sẽ giúp Cộng sản Việt Nam thực hiện ý đồ mong muốn là kéo dài thêm thời gian ở lại chánh quyền vì căn bản của vấn đề hiện nay là các lãnh tụ thuộc các thế hệ thứ hai và thứ ba phải tìm cách chính danh hóa quyền hành qua đường lối sinh hoạt dân chủ và phải dứt khoát đoạn tuyệt với chánh sách mua ổn định lỗi thời. Chánh sách đó đã lỗi thời vì khi đã đi sâu vào kinh tế thị trường rồi thì đương nhiên gánh nặng và trách nhiệm của Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng phải được gở bỏ dần dần. Lẽ logic của sự việc là như vậy và không có con đường nào khác.

Sự phân tích nêu trên vạch ra một cách rất rõ nét con đường sinh tồn mà những người cộng sản Việt Nam bắt buộc phải đi theo. Tiến trình dân chủ hóa đất nước, dù chuyển động theo nhịp độ tiệm tiến, có thể cũng sẽ không lâu như nhiều người dự đoán. Người Việt tự do hải ngoại hiện đang nắm trong tay nhiều phương cách để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa nói trên. Dù không lạc quan thái hóa cũng nên tin tưởng rằng, trong khoảng thời gian không quá dài trước mắt, sẽ có nhiều triển vọng là lịch sử, một lần nữa, sẽ lại tỏ ra thuận lợi cho những người quốc gia yêu nước.

Trong trận đánh cuối cùng này, một yếu tố vô cùng quan trọng đòi hỏi chúng ta phải lưu tâm. Yếu tố đó là Niềm Tin bởi vì không thể có thắng lợi nếu không có sự lạc quan. Niềm tin này có 3 vế: tin ở sự sụp đổ chắc chắn của chế độ cộng sản để chuẩn bị công tác tư tưởng vì một phong trào hành động luôn luôn phải được một luồng tư tưởng đi trước hướng dẫn; tin ở thế tất thắng của dân chủ để từ bỏ những ảo tưởng trong đấu tranh và hãy hành động như những người dân chủ chân chính; tin ở thiện chí của nhau để dẹp bỏ những tị hiềm không cần thiết và tạo một thế đoàn kết vững mạnh.

Một điểm quan trọng khác cần được ghi nhận là trận đánh cuối cùng này không phải là một cuộc chiến bằng súng đạn. Nó là cuộc chiến giữa lương tri và bạo lực. Bạo lực của 2 triệu đảng viên cộng sản biến chất và thối nát, lương tri của 75 triệu đồng bào đang nung nấu tinh thần quyết tử để đổI lấy tự do. Không cần phải chứng minh thêm cũng thấy rằng cán cân lực lượng đã ngả về phía những người không cộng sản.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiêu xài hết vốn liếng của họ. Vai trò lịch sử của họ đã thực sự chấm dứt. Trước những vấn đề lớn của đất nước họ chỉ còn là chướng ngại, nhưng họ vẫn ngồi đó vi biết khai thác một quán tập của quá khứ. Quán tập này có tên là sự sợ hãi.

Thật vậy, dưới nanh vuốt của bạo quyền, dân tộc Việt Nam đã sợ hãi suốt 50 năm của chiều dài lịch sử. Sự sợ hãi đó đã trở thành một thói quen đeo đuổi họ mãi cho đến ngày nay. Lịch sử sẽ khai thông ngay vào lúc không còn ai sợ hãi nữa như cuộc Đại cách mạng dân chủ tại Đông Âu năm 1989 đã chứng minh.

Như một trái cây đã chín, chế độ Cộng sản Việt Nam sắp rụng. Đất nước cần một giải pháp thay thế. Chúng ta đang có cơ hội thuận lợi nhưng tiếc rằng 23 năm nay chúng ta vẫn chưa làm gì để chuẩn bị. Tình hình đất nước hiện nay có một sự tương đồng với thờI kỳ 1940 - 1945, và đây là một điểm đặc biệt cần lưu ý. Năm 1940 Pháp đã thua trận, hoang mang và rã rượi, nhưng Chánh quyền thuộc địa Pháp vẫn tồn tại vì các đảng phái quốc gia đã không chuẩn bị trước để nắm lấy cơ hội. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì hành động quá chậm nên họ đã bị Việt Minh hớt tay trên. CSVN ngày nay cũng vậy. Từ ngày hệ thống Cộng sản quốc tế sụp đổ, chế độ Hà Nội đã trở thành đứa con côi cút của một sự phá sản. Không còn người Việt Nam nào, kể cả những người trong guồng máy cộng sản, muốn chế độ này tiếp tục nữa. Trước cơ hội lịch sử mới này, một lần nữa, chúng ta lại hành động do dự, nhung cơ hội vẫn còn đó và vẫn chờ đợi chúng ta.

Thời gian luôn luôn là đồng minh thân thiết của con người. Đối với cộng sản Hà nội, thời gian vào lúa này là vốn lớn. Suy sụp tan tành trên mọi mặt, cộng sản Hà nội dùng thời gian để từ từ, chậm chạp nhưng chắc chắn bò lên miệng vực. Trong khi đó chúng ta bỏ quên người đồng minh quý giá là thời gian ấy. Và nguy hiểm hơn nữa, chúng ta lại trao tặng thời gian cho cộng sản. Bây giờ tại hải ngoại, cộng sản đâu cần ta theo chúng. Chúng chỉ mong ta chí thú làm ăn, chí thú học hành. Cứ chí thú như thế thì còn đâu là tính chiến đấu để thay đổi cơ đồ. Trước nạn quốc phá gia vong, một sự bất động như vậy sẽ làm đông lạnh quần chúng, sẽ là một trọng tội đối với nhân dân. Cho nên, triệu ngườI như một, chúng ta phải quyết tâm phá vỡ tình trạng đông lạnh nguy hiểm này. Hãy đốt thời gian thành ngọn lửa phừng phực đấu tranh. Không làm gì cả để ngăn chặn nạn độc tài và ngu dốt đang phá nát Việt Nam là tiếp tay với kẻ thù đưa đất nước vào chốn diệt vong.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 không phải là ngày quốc hận như lâu nay nhiều người vẫn lầm tưởng. Ngày ấy chỉ là ngày tan hàng rã đám của một nhóm lãnh đạo tham nhũng và bất tài vô tướng. Nhưng ngày ấy lại là ngày giác ngộ của quân nhân, ngày quật cường của toàn dân, ngày của ý thức quốc kháng thành hình. Miền Nam tuy thất trận nhưng vẫn kiên cường gấp bội trong ý chí chiến đấu và quật khởi. Thực ra, ngay từ đầu, thất bại nhất thời ấy đã hàm chứa mầm thắng lợi, và trái lại, trong cái chiến thắng của đối phương càng ngày ta càng thấy rõ nét những yếu tố tiêu vong.

Có ba việc cụ thể mà người Việt chống Cộng nào cũng phải làm ngay để không bỏ lỡ chuyến tàu lịch sử thêm lần nữa:

1. Kết hợp toàn dân theo tinh thần liên kết để cứu người Việt, cứu Tổ quốc Việt Nam chứ không phải kết hợp để chia ăn, chia ghế lưỡng viện, chia ghế chánh quyền.

2. Chuẩn bị một giải pháp thay thế: đây chính là sự tập hợp các tinh não (chất xám) của người Việt hải ngoại, những bộ óc đứng đầu và chuyên nghiệp trên mọi lãnh vực của sinh hoạt chính trị và xã hội. Chuẩn bị giải pháp thay thế là chuẩn bị một cơ cấu nhà nước mới bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm các quyền tự do của con người và phát triển quốc gia. Hiểu theo nghĩa này, cộng đồng Việt Nam hải ngoại là viện lực cần thiết cho các lực lượng dân chủ trong nước đang mỗi ngày một nhân lên gấp bội.

3. Cộng đồng Việt hải ngoại phải tập họp thành khối để củng cố hàng ngũ, chống chủ trương phá hoại, chia rẽ của cộng sản. Thành khối thì mới mở rộng được hiệu quả trong cuộc vận động quốc tế đồng thời xiết chặt vòng vây tập đoàn cộng sản ngoan cố hiện vẫn đang ra sức tàn phá quốc gia. Ngoài ra, thành khối thì mới có uy thế và quyền lực để đặt điều kiện và chủ động trong mọi cuộc thương thảo tương lai.

Việc nước, việc dân không thể khoán trắng cho ai. Luận cứ khoán trắng chỉ là cái cớ để khước từ sự dấn thân. Tiền nhân chúng ta không bao giờ có tư tưởng khoán trắng này. Trần Hưng Đạo, Lê LợI, Nguyễn Trãi, Quang Trung và gần đây hơn Phan Bội Châu, đã không khoán trắng việc nước cho ai cả. Họ đã đưa vai ra gánh vác sơn hà vì tự thấy bản thân mình gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Những vị anh hùng yêu nước và thương dân đó đã chiến đấu chống sự vong thân và vong quốc. Sự nghiệp bao la của họ đã làm rạng rỡ con người và non sông nước Việt, rất đáng được hậu thế noi theo trong cơ hội ngàn năm một thuở hiện nay.

Phương châm của cộng đồng Việt Nam tự do hải ngoại cũng như của mọi người Việt dân tộc lúc này là quyết liệt đấu tranh để thay đổi tận gốc một nhà nước phi dân chủ. Tính chất của cuộc đấu tranh hiện nay là tiến hành một cuộc cách mạng dân tộc, dân quyền. Đối tượng của cuộc đấu tranh là chủ nghĩa độc tài cộng sản cộng với chế độ công an trị và chế độ quan liêu tham nhũng thối nát đang gây đại họa cho Tổ quốc. Nhiệm vụ của cuộc đấu tranh là giải phóng con ngườI, xác định quyền tự chủ dân tộc, thực hiện dân chủ cho toàn dân và tự cường cho đất nước.

Nguyễn Cao Quyền (Hoa Thịnh Đốn)

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 06, 2004.


Moderation questions? read the FAQ