Sự run rẩy của những chiếc ghế!

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Sự run rẩy của những chiếc ghế!

Q.C.T.S.

Tôi không phải là nhà văn, nên tôi không thể miêu tả chiếc ghế một cách văn chương, bóng bẩy để lôi cuốn người đọc. Tôi chỉ nói đến chiếc ghế như một vật dụng theo suốt cuộc đời con người; một cuộc đời đầy đắng cay, vùi dập. Từ khi mới 8-10 tháng tuổi, mẹ đă sắm cho ta một chiếc ghế để tập ngồi, để dễ đút cơm. Lớn lên, ta vào lớp học ngồi trên chiếc ghế học tṛ với biết bao kỷ niệm. Ra trường đi làm, ta ngồi trên chiếc ghế văn pḥng xoay qua xoay lại, đẩy tới đạp lui; ta hẹn người yêu đến một góc phố, ngồi tâm t́nh trên chiếc ghế cà phê … Cuộc đời ta gắn liền với cái ghế; cái ghế là vật dùng, là chỗ dựa thoải mái, là chỗ ngồi suy tư trong cuộc đời đầy bon chen. Một chiếc ghế gọi là cái đ̣n, dành cho những người có thói quen ngồi chồm hổm; chiếc ghế c̣n gọi là ngai vàng, nơi các vua chúa phong kiến thăng triều.

Có một cái ghế khác, một cái ghế vô h́nh nhưng đầy quyền lực, đầy sự che chở và cũng đầy sự ngạo mạn; đó cái ghế mà Đảng đă ban phát cho những tín đồ của họ. Cái ghế; đó là vị trí, là chức vụ, là quyền lợi. Trong một thể chế độc tài, cái ghế là nơi làm ra của cải, quyền lực, bổng lộc, làm nên tương lai cho con cháu; v́ vậy mới có chuyện chạy ghế mà thực chất là chạy chức, chạy quyền. Có chuyện đồn đoán rằng, mỗi cái ghế đều có giá của nó; tỷ như ghế chủ tịch Tỉnh giá vài tỷ, ghế chủ tịch Huyện giá vài trăm triệu… Họ c̣n tuyên bố rằng; muốn làm ăn là phải biết đầu tư, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn v.v và v.v Ở VN có cả một đường dây chuyên chạy ghế giống như hệ thống quan lại thời phong kiến. Tôi là người đa nghi, nên tôi không tin vào sự mua bán đó; bởi v́ những cái ghế như vậy được xây dựng bằng máu và nước mắt của những người lao động. Những người đă mua được cái ghế rồi th́ cứ yên tâm tại vị; v́ cái ghế đă được bảo hành, bảo đảm: Tao c̣n ngồi đây th́ chẳng có thằng nào dám đụng đến cái ghế của mày được? Đó là lời hứa hẹn kèm lẫn sự đe doạ của quan trên. Mỗi cái ghế đều được bảo hành bởi cha chú của nó; cứ như vậy, sự bảo hành này cứ leo dần lên tới quyền lực tối cao.

Trong thời gian vừa qua, có quá nhiều chuyện tham nhũng, nhiều chuyện vi phạm quyền dân chủ công dân … những vụ án đă khươi (1) nhưng cuối cùng bị "ch́m xuồng", bởi v́ những cái ghế đă được bao bọc quá cẩn thận. Khi có quyền, con người ta dễ lạm quyền (abuse of power), trong một một thể chế thiếu sự minh bạch và ràng buộc, th́ sự lạm quyền là điều tức nhiên. Tham nhũng chỉ là sự lạm quyền trong lănh vực tài chính, c̣n vô số sự lạm quyền khác nữa. Sự lạm quyền cộng thêm đầu óc ngu xuẩn và sự tha hoá của những con người ngồi trên chiếc ghế đó, sẽ dẫn họ đến những hành vi không thể lường trước được.

Xét về mặt vật chất th́ cái ghế cũng là tài sản của nhà nước, cho nên họ tha hồ cấp phát cho những ai có đủ khả năng để với tới nó. Họ cấp phát cho con cháu, cho những người trong thân tộc; bất chấp năng lực và đạo đức của người đó. Họ đem ra mua bán, đổi chác; một cái ghế cha có khoảng chục cái ghế con, đó chính là sự sung túc của họ. Cứ nh́n vào Văn pḥng Đại diện của các Bộ ở Phía Nam, quan sát cơ sở vật chất, nh́n vào công việc họ làm ở Sài G̣n … th́ sẽ thấy được bổng lộc mà họ kiếm chác không phải là nhỏ?

Muốn cải cách môït xă hội bưng bít; điều trước tiên cần phải làm là công khai về tài chính (việc này sẽ làm rơ ràng mọi chi tiêu trong xă hội, ngăn ngừa được tham nhũng); điều thứ hai là minh bạch về luật pháp; điều thứ ba mới nói đến quyền con người. Trong một xă hội mà luật lệ tuỳ nghi th́ quyền con người cũng khó t́m thấy. Mỗi ông cán bộ ở địa phương là một ông Trời con, cán bộ nào cũng có quyền cai trị dân theo cảm tính của ông ta. Nhà nước CS là một thứ quyền lực to lớn và đầy đe doạ, do đó ai cũng muốn là người đại diện cho nhà nước. Ông Công an, Bà chính quyền, Chú Vệ sinh, Cậu Điện lực … đều là người của nhà nước. Nhà nước là đối trọng của nhân dân nhưng nhà nước là thứ quyền lực vô h́nh nên không có người chịu trách nhiệm cụ thể. Ở cấp thấp nhất của hệ thống hành chánh là tổ dân phố th́ ông Tổ trưởng và Công an khu vực là người đại diện cho quyền lực của nhà nước CS; do vậy, tranh căi với Công an khu vực hay với ông Tổ trưởng dân phố sẽ bị chụp mũ là có ư đồ chống lại nhà nước, điều cáo buộc này có thể dẫn đến việc ngồi tù. Vụ mục sư Nguyễn Hồng Quang gần đây là một dẫn chứng rơ ràng nhất. CSVN không dung thứ cho bất cứ một ai, bất cứ tổ chức nào thách thức sự độc tài nhà nước của họ!

Đồng tiền người dân đóng thuế tập trung lại trở thành đồng tiền nhà nước. Họ tha hồ tiêu xài vung văi; bởi v́ nhà nước là lực lượng vô h́nh, không có người quản lư nhưng lại là thứ quyền lực vô biên? Tài sản nhà nước (nhưng thực chất là tài sản nhân dân) là một thứ tha hồ bỏ phế, xà xẻo, chia chác. Đến thời điểm này, mà ai c̣n nói đến hai chữ nhà nước là chẳng ra chi rồi; bởi v́ họ c̣n mượn cái bóng của nhà nước để làm những điều bậy bạ, xin hăy nói cụ thể nhà nước là ai? Là Ông Công an, Bà Hải quan, Chú chính quyền, Cậu Bưu điện hay là … phải vạch mặt chỉ tên th́ mới đúng là có trách nhiệm cụ thể. Đổi mới là phải từ gốc, ngay những tên gọi cũ không c̣n phù hợp phải được thay thế một cách kiên quyết.

Báo Thanh niên ra thứ hai, ngày 28/6/2004, trang 12 viết rằng: “Hội Đồng Quản Trị và Ban lănh đạo Petro VN đang gặp khó khăn trong việc chọn lựa, đề cử 3 cán bộ vào chức vụ Phó Tồng Giám đốc Petro VN, v́ không biết ai trong số họ có liên quan đến đường dây tham nhũng lớn của ngành dầu khí đang bị phanh phui và không biết có ai nằm trong số 40 người đă nhận tiền hối lộ của Trần Ngọc Giao? Chính v́ vậy; việc xem xét lựa chọn, bầu ba cán bộ làm Phó Tổng giám đốc được Petro VN tổ chức lấy ư kiến công khai tại ba hội nghị cán bộ ở Bắc, Trung, Nam với tinh thần khách quan và cầu thị. Hiện tại, nếu chưa phát hiện thấy dấu hiệu tiêu cực của những người được đề cử, th́ vẫn tiến hành bầu ba Phó Tổng; nếu sau này cơ quan điều tra phát hiện thấy ai trong số họ có hành vi tham nhũng, liên quan đến các vụ án đang điều tra th́ sẽ bị thanh loại sau".

Ngày hôm sau, Bút Bi báo Tuổi Trẻ đăng bài: "Ghế cần người". Tại sao ra nông nổi này? Tại sao lại có chuyện t́m nhân sự khó khăn đến mức như vậy? Tám mươi triệu dân, mấy chục ngàn nhân viên dầu khí nhưng lại không t́m ra ba con người để thay thế ông Thường, ông Hà, ông Quư (2) hay sao? Họ đang vẽ bùa, đang làm một cuộc "trưng cầu ư quan" từ Bắc vô Nam? Họ đang cố t́m trong guồng máy của họ những tinh hoa, những con người "vừa hồng vừa chuyên" để có thể có lănh đạo một ngành hay sao? Khác với trước đây, khi những chiếc ghế sắp lung lay, tai tiếng th́ luôn luôn có những chiếc kế cận chờ đợi thay thế; thậm chí họ c̣n chạy hoặc dùng những thủ đoạn, mánh khoé để chiếm cho được cái ghế mà họ thèm muốn! Tại sao lại có chuyện ngược đời như vậy? Cách đây vài năm là "người chờ ghế", c̣n bây giờ là "ghế chờ người". Có một câu chuyện như thế này:

Một ông Giám đốc đương quyền mắc bệnh phải vào nằm viện, cán bộ nhân viên dưới quyền lần lượt đến thăm, nào quà cáp thuốc men; đùng một hôm chẳng có ai đến thăm ông ta nữa. Ông ta lấy làm lạ, nhưng cho đến ngày xuất viện, ông ta mới biết là người phó của ông ta đă có quyết định làm giám đốc thay thế ông ta … Ông ta về hưu, đắng cay đắng ngắt, ngậm miệng, than trách thế thái nhân t́nh!

Tại sao ông Lê Huy Ngọ bị Quốc hội truất phế, nhưng hơn nữa tháng sau th́ Thủ tướng Phan Văn Khải (PVK) mới bổ nhiệm ông Thứ trưởng thường trực Bộ NN & PTNT làm quyền Bộ trưởng? Cái cơ chế đă đẻ ra những điều chậm chạp như vậy hay sao? Coi như trong một thời gian, Bộ NN & PTNT không có người lănh đạo? Điều này chứng minh rằng sự khủng hoảng về nhân sự của CSVN là có thật!

Sau 60 năm sử dụng, sau bao nhiêu lần thay ngôi đổi chủ, tranh giành, xô đẩy … những chiếc ghế đă trở nên ọp ẹp, đung đưa. Những chiếc ghế ở VN không c̣n là chỗ ngồi êm ái, quyền uy nữa; mà là những cái ghế lung lay, xiêu vẹo. Những cái ghế ở ngành dầu khí là cái ghế vững vàng nhất để chịu đựng những cơn băo cấp 12 của Thái B́nh Dương, những cái ghế được dán chặt từ thời ông Tổ, ông Cố nhưng hôm nay đă ngă sụm. Điều đó báo hiệu rằng, những cái ghế khác cũng không an toàn và cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự? Nhiều người đang e dè với cái ghế của họ? Xin hăy tưởng tượng, guồng máy độc tài vận hành như một bộ máy cơ học; guồng máy này, từ lâu đă chạy xục xịch như vậy rồi, các bánh răng cùng một chất liệu, độ bền, thời hạn sử dụng, mỏi ṃn … nhưng phải chuyển động ăn khớp với nhau; một bánh răng mới được thay vào không làm cho guồng máy chạy tốt hơn, mà chính nó sẽ bị phá huỷ. Người tài năng và tâm huyết trong guồng máy CS cũng giống như chiếc bánh răng c̣n mới ở trên vậy? Sẽ đui, sẽ chột, sẽ láo lường, sẽ … như những người đồng chí của họ? Trong một tập thể gồm những con người cơ hội chụp giựt th́ việc giành ăn, đá qua đá lại, đổ thừa trách nhiệm cho nhau cũng là điều dễ hiểu. Điều hành một nhà nước cũng giống như điều hành một công ty; sự cải cách đổi mới không nằm ở cấp trung gian, mà nằm ở chóp đỉnh, muốn thay vài người để làm trong sạch một guồng máy là điều không thể được và hoàn toàn không làm được.

Tôi có anh bạn vào Đảng, để đi bằng con đường thăng quan tiến chức; anh ta ước tính đi t́m chiếc ghế phó giám đốc mất 5 năm, c̣n ghế giám đốc mất 10 năm. Đó là mới tính theo thời gian, c̣n bao nhiêu chuyện khác phải lo nữa (để con đường công danh được suôn sẻ). Cuối cùng, anh ta nhận thấy hành tŕnh đi t́m chiếc ghế quá dài mà cuộc đời lại ngắn, cho nên anh ta chọn con đường khác! Sống trong guồng máy CS, người ta nói đến một thứ trật tự; đó là cơ cấu, có nghĩa là những người trong guồng máy của họ đă được sắp đặt cả rồi: chiếc ghế này chờ con Ông A ra trường (nhưng c̣n ba năm nữa); chiếc ghế kia chờ con Bà B xuất ngoại trở về vv và vv… C̣n con dân đen th́ cứ ngồi đó mà chơi, chán th́ đi uống rựơư … con người ta muốn thành công không chỉ thông minh, học giỏi là đủ mà c̣n phải có ư chí. Thủ đoạn của CS là làm cho ư chí của dân chúng phải khuất phục, để họ dễ bề cai trị.

Tôi không sống ở ngoài Bắc, chưa một lần được vinh hạnh gặp các vị lănh đạo, nhưng Trời phú cho tôi cái khả năng suy đoán, nên chỉ nghe ai đó nói chuyện trên Ti-Vi hoặc trả lời qua báo chí là tôi có thể đánh giá được toàn bộ con người họ. Ví dụ như chính kiến, quan điểm, tŕnh độ học vấn, trí thông minh, sự nguỵ biện để bào chữa điều ǵ hoặc bao che cho ai v.v và v.v Chúng tôi đă quen dần với ngôn từ và ư nghĩa của những lời phát biểu: Chuyện này chúng tôi đă nghe nhiều lần nhưng chưa có bằng chứng … Có nghe dư luận râm ran rằng … Chuyện này không nghe, không biết, không thấy … Họ áp dụng chiến thuật ba không: không thấy, không nghe, không biết như hồi họ c̣n hoạt động nằm vùng? Bất cứ trong t́nh huống nào họ cũng có cách nói để bào chữa cho sự sai trái và bao che cho việc làm thiếu trách nhiệm của họ. Cái cơ chế đă đẻ ra những con người như vậy, nên họ phải hành xử như vậy! Tŕ hoăn là một chiến thuật thứ hai cũng thường được đem ra áp dụng; họ hứa sẽ giải quyết trong tuần tới, tháng tới, năm tới … nhưng rồi mọi chuyện “vũ như cẩn”.

Ông Nông Đức Mạnh làm tới chức Tổng bí thư (TBT) nhưng nghe đâu tự cho ḿnh là người tài hèn, đức mọn; những người cùng làm việc với ông ta kháo với nhau rằng, tŕnh độ như ông ta làm tới chức Bí thư tỉnh uỷ là hết cỡ, làm sao mà lên tới chức TBT được; bởi v́ ở vị trí này cần phải có con người có tầm chiến lược, nh́n xa trông rộng, ra những quyết định xuyên suốt … Nếu thật như vậy, th́ ông Mạnh đang là con bài của kẻ khác, họ dựng ông ta lên để làm bùa hộ mệnh cho sự tồn vong của chế độ, cũng giống như họ đang thờ phụng cha ông ta vậy?

Ông Phan Văn Khải (PVK) trông có vẻ già cả, mệt mỏi, giọng nói thều thào như muốn đứt hơi. Trong những lần hội nghị ở nước ngoài, ông ta cố đi nhanh cho bằng thiên hạ nhưng lại thở dốc; tới lúc gặp nhau, ông ta chẳng biết phải nói những ǵ nữa? Ông ta hay trở về Củ Chi thăm quê hương và họp mặt cử tri. Có một lần cử tri phát biểu rằng, các quan chức địa phương bây giờ giống cường hào nhưng ông ta lại cho là cử tri đă nói quá. Ông ta muốn biết đời sống và suy nghĩ của bà con, nhưng đă bị các quan chức địa phương bịt mắt, bịt tai? Qua cách nói dễ thấy rằng ông ta chẳng c̣n ham chiếc ghế Thủ tướng, nhưng chẳng biết bàn giao lại cho ai? Nguyễn Tấn Dũng? Nguyễn Minh Triết? Hai con người năng lực ngang nhau, nhưng tham vọng lại khác nhau?

Ông Nguyễn Văn An, chức vụ Chủ tịch Quốc Hội, là người tập hợp, quản lư các ông Nghị Việt Nam, xem ra ông ta là người khôn ngoan và ba phải nhất. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho nhân dân nhưng ông ta lại làm trọng tài. Ông ta làm công việc điều hoà giữa quyền lực nhà nước và quyền lợi nhân dân, đại biểu Quốc hội mà chất vấn thành viên chính phủ rát quá th́ ông x́-top; đồng thời ông cũng thay mặt cử tri đ̣i hỏi đại biểu Quốc hội phải năng nổ hơn nữa … Nói như vậy thôi chứ ông ta luôn ba phải trong mọi chuyện để cái ghế của ông được vững chắc. Sẽ chẳng có ai làm Chủ tịch Thượng viện lẫn Hạ viện tốt hơn ông ta đâu?

Hai Ông Trần Bất (Đức) Lương và Phạm Thế Duyệt th́ bộ dạng giống nhau, ông Lương làm công việc tiếp xúc với nước ngoài; c̣n Ông Duyệt th́ chuyên trấn an, đe doạ dân chúng. Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) là cơ quan tập hợp, đoàn kết các tổ chức, dân tộc, tôn giáo VN … nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhưng MTTQ là một tổ chức của đảng … Đội ngũ thay thế những người ở trên chóp đỉnh này có không? Chắc chắn là không vàø chẳng có ai ngu ǵ trong thời điểm này lại nhảy ra ôm mọi trách nhiệm, giải quyết những nợ nần, ân oán, rối rắm từ đời năo đời nào? CSVN không thể giải quyết được cái gánh nặng của quá khứ mà họ đă chồng chất bấy lâu nay?

Vài vị quan lớn hôm nay dám nói thật, bởi v́ họ đă nh́n thấy cái kết cục là không c̣n ǵ để được nữa. Họ đă được quá nhiều rồi và họ chưa bước đến thời điểm để mất. Những vị quan tham cũng đă ư thức một điều rằng thời thế đă đổi thay. Những cái gói quá kín, những mảnh đất màu mỡ không c̣n là vương quốc bất khả xâm phạm, nói như ông Bộ trưởng Bưu chính viễn thông, Đỗ Trung Tá: “Nếu điều tra đúng th́ có nước đi tù hết”. Những cái ghế đă trở thành những cái bẫy, lúc nào cũng muốn sập xuống, lúc nào cũng sẵn sàng đưa người ngồi trên đó phải ra đối chất trước vành móng ngựa (Nếu họ không muốn ra trước vành móng ngựa, th́ xin giấy chứng nhận đang mắc một chứng bệnh nan y nào đó, có thể chết đột tử, ví dụ nhồi máu cơ tim hoặc là tai biến mạch máu năo). Ông Lê Huy Ngọ là nạn nhân của chiếc bẫy đó, ông ta vừa pḥng chống cúm gà, vừa cứu trợ băo lụt lại quản lư đến 400 công ty thuộc Bộ th́ chắc chắn là ông ta không thể làm việc được, chứ đừng nói đến làm việc có hiệu quả? Những người mới lên ngồi trên chiếc ghế sẽ nhận cái dư sản của người cũ để lại và phải giải quyết những hậu quả của nó; không một ai biết chính xác là người tiền nhiệm, đă để lại cho họ những cái ǵ?

Trong 60 năm cầm quyền CSVN đă để lại quá nhiều chuyện rắc rối, phức tạp, nợ nần, nhiễu nhương, vàng thau lẫn lộn, những giá trị ảo đang thống trị xă hội, tài sản bị rút ruột từ thời năo thời nào, quyền hành ngạo ngược, người lương thiện bị chà đạp, bọn côn đồ lại hống hách kiêu căng… Cái cảm giác an toàn 100% khi sở hữu một chiếc ghế không c̣n nữa mà thay vào đó là tâm lư lo sợ, run rủi đă hằn in trên nét mặt của cán bộ CS; không khéo chuyện ghế nọ, xọ ghế kia th́ khốn. Không một ai có thể đoan chắc rằng, trong quá khứ, họ đă không làm điều chi mờ ám; trong thời gian qua rất nhiều người đă vi phạm pháp luật nhưng không biết ḿnh vi phạm, đến khi ra trước Toà th́ kêu oan, xin Toà khoan hồng v́ học vấn kém cỏi, tŕnh độ hạn chế nên làm bừa, kư ẩu (Toà án này cũng là do họ dựng nên). Cái cơ chế CS đă cho họ một số phận khốn nạn như vậy hay sao?

Không biết, trong những tiêu chí để gia nhập WTO có cần phải công khai, minh bạch hoạt động của quốc gia hay không? Nhưng trong thời gian gần đây nhiều vụ tham nhũng bị khươi ra: Y tế thuốc men, Bưu chính viễn thông, Dầu khí… ngày hôm qua khươi tới Seaprodex. Báo chí của họ đưa tin dồn dập, người đọc chưa kịp suy tư th́ lại một vụ mới x́ ra. Báo chí đua nhau viết để phục vụ nhu cầu ṭ ṃ, thèm khát thông tin của độc giả. Đây là thời điểm bận rộn, căng thẳng và nhiều kịch tính nhất trong lịch sử báo chí VN. Nhiều người đặt câu hỏi là tại sao những chuyện động trời như vậy, xảy ra cách đây 10 năm, nhưng hôm nay mới được khươi? Chắc là có một thế lực nào đó đứng đằng sau? Câu chuyện tham nhũng không dừng ở đây, bức màn sắt đă từ từ kéo lên; hàng trăm con mắt, hàng ngàn cái tai đều đổ xô vào đó! Sẽ c̣n những vụ án xuyên thế kỷ, gây kinh hoàng cho nhiều người. Một cơn địa chấn đang xảy ra trong nội bộ CSVN; thằng bị bắt (2), người nhảy lầu tự tử (3), kẻ ôm tiền bạc, chạy trốn ra nước ngoài (4) … Rồi nay mai, không biết đến lượt ai sẽ uống thuốc chuột tự tử đây?

CSVN không c̣n ǵ để bưng bít? Chiếc kim trong bọc lâu ngày, nay đă ḷi ra? Trong một đất nước độc tài, mọi thông tin đều bị kiểm soát gắt gao. Những vụ tham nhũng được đăng trên báo chí như hiện nay là chưa có tiền lệ; một vụ x́ ra sẽ kéo theo nhiều vụ khác, không ăn được th́ phá cho hôi. Những vụ tham nhũng, ngày càng lớn hơn, đă làm căm phẫn những vị lăo thành cách mạng và các cựu chiến binh; họ không ngờ rằng thành quả cách mạng, sự hy sinh xương máu của họ đă bị các quan tham cướp đoạt hết?

Tục ngữ VN có câu: Nằm trong chăn mới biết chăn có rận! CSVN biết nội bộ của họ hơn ai hết, nhưng họ nhắm mắt đưa chân, nước đến đâu hay đến đó, cố chịu đấm ăn xôi? Một thời, những người CSVN nguyền rủa Gorbachốp, người đă đề xướng chương tŕnh cải cách Glaxnốp (công khai) và Peretroixka (đổi mới) ở Liên Xô, dẫn đến sự sụp đổ thành tŕ CS làm cho họ phải xiêu viêu, xiểng liểng. Bây giờ đến lượt CSVN cũng cần công khai, đổi mới để hoà nhập với cộng đồng nhân loại nhưng cần phải nhớ một điều là cái ǵ cũng có hai mặt. Cuộc sống là chuỗi những sự kiện nối tiếp nhau, ngày qua ngày, không ai đùng một cái ngang nhiên "ăn” cả triệu Đô-la; nhu cầu và khả năng của con người là phải thích nghi dần dần để đạt mức kỷ lục; cũng giống như mức kỷ lục của vận động viên điền kinh vậy.

Ở mỗi giai đoạn, phát triển kinh tế và xă hội của đất nước. CSVN phải đối mặt với những thách thức khác nhau và cách giải quyết cũng khác nhau. Không có người đứng mũi chịu sào, không có những cái ghế vững vàng CSVN sẽ chấp nhận thua cuộc, không phải trong tâm trí dân chúng, mà trong chính cuộc chơi quyền lực của họ.

Sài G̣n, ngày 30/6/2004 (5)
Phụ lục:
(1). Khươi chứ không phải là khui: Khui là mở ra, bật lên; ví dụ như khui bia, khui đồ hộp … khươi là móc nhè nhẹ, là khoèo khoèo, chứ chưa phải là bật tung lên. C̣n bươi là xáo tung lên; ví dụ như bươi trong đống quần áo, gà bươi đống thóc …
(2). Ông Nguyễn Quang Thường, Dương Quốc Hà, Đặng Hữu Quư là những Phó Tổng Giám đốc của những Tổng Công ty thuộc Petro Việt Nam, đă bị bắt.
(3). Ông Phạm Quốc Ca, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, đă nhảy lầu tự vẫn ngày 28/6/2004 do nợ khó đ̣i lên đến 170 tỷ (Báo TT thứ sáu ngày 29/6/2004).
(4). Ông Nguyễn Khắc Sơn, trưởng Chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu ngành In ở TP.HCM, thuộc Công ty mẹ ở Hà nội (Bộ Thông tin – Văn hoá), ôm 90 tỷ đồng bỏ trốn ra nước ngoài (Báo TT thứ năm, 28/6/2004).
(5). Ngày 4/7/2004 ông Nguyễn Kinh Quốc, người phát ngôn của Thủ tướng Khải, nói bóng gió rằng: Quan điểm của chính phủ là không khép kín mà là cởi mở với báo chí, nhưng thông tin trên báo chí phải đúng luật định; điều này có nghĩa là những bài điều tra về tham nhũng phải bị dừng ở đây. Ngày 5/7/2004, khai mạc Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng CS lần X; như vậy những bài báo chống tham nhũng là những đợt pháo hoa làm nức ḷng dân chúng trong ngày khai mạc, để cho dư luận thấy rằng Đảng CS cũng quyết tâm chống tham nhũng; nhưng sau đó th́ đâu sẽ vào đấy. Lư do để những bài báo được đăng đă rơ!

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), August 06, 2004

Moderation questions? read the FAQ