Lá Thư Sài Gòn: Chửi Chó Mắng Mèo

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Thác Bản Dốc



Café vỉa hè



Bảo tố





Lá Thư Sài Gòn: Chửi Chó Mắng Mèo
(LÊN MẠNG Thứ hai 19, Tháng Bảy 2004)

Kính gửi anh B.,

Em vốn hay suy nghĩ nhiều cho nên khi còn bé khi đất nước mình chiến tranh, chết chóc, bom đạn là em đã thấy thương cho dân mình, cho những người phải chịu chiến họa, lúc nào cũng cầu mong cho đất nước hòa bình. Vậy mà khi đất nước thống nhất, mọi mối lo càng sâu nặng hơn từ những tai họa của những người đi vượt biên, bị lường gạt, bị cướp bóc, bị chết chìm trên biển rồi đến xã hội mỗi lúc một lụn bại hơn, Em không phải nói đây là những chuyện chính trị chính em gì to lớn bởi vì em cũng có học lịch sử và em cũng có biết sự bẩn thỉu, tồi tệ của các chính trị gia Việt Nam chỉ là 1 lũ ăn cướp giết người, bán nước, tự xưng là yêu nước.

Em buồn đây là nỗi buồn của những người dân nhược tiểu yếu đuối mà ở đâu người ta cũng gọi là dân đen, dân quèn. Những người mà sống lưu manh cũng chết, mà sống đàng hoàng yên ổn cũng rất khó khăn đến độ thật thà ngay thẳng như vợ chồng em, nhất là chồng em làm việc gì cũng không bao giờ muốn ăn cắp, đục khoét những lợi ích bất chánh ở nơi mình làm việc. Vì vậy cấp trên và cả cấp dưới của ảnh đều cho ảnh là gàn bướng ngang ngược hoặc là quá khờ khạo. Thậm chí người ta nói chỉ có những gã khờ mới có cách ứng xử như ảnh. Dĩ nhiên ảnh không làm những điều xấu, chỉ duy nhất có 1 điều: những tên lưu manh không thể che dấu những trò lưu manh của nó với vợ con nó được. Chính vì điều ấy, suy nghĩ càng nhiều thì em thấy đất nước này chẳng có điều gì để mà vui, gắng gượng sống mong chờ ngày đất nước tươi sáng hơn.

Trong khi đó, tất cả những việc cần thiết của xã hội và những người dân bình thường như y tế, giáo dục, an sinh xã hội, môi trường, giao thông hay những quyền cơ bản của người dân cũng bị xâm phạm. Mọi chuyện đều bị bọn tham nhũng ngả giá bằng tiền. Cho dù anh có nhiều tiền cũng không thể nào mà chi cho đủ vào cái lũ tham ô đó. Gần như không có công việc gì mà chẳng cần bỏ tiền ra mà công việc có thể trôi chảy được. Đó chỉ là những công việc bức thiết ví dụ như : xin hộ khẩu, xin học cho con, vô bệnh viện... Thậm chí cho đến đi hỏa táng. Nếu kể ra thì không biết bao nhiêu thứ mà kể cho xiết. Chuyện này nó không còn bí mật gì trong đất nước, báo chí có đăng tải tùm lum hết năm này đến năm nọ.

Vậy mà đã 30 năm rồi đó anh, chẳng hiểu bây giờ trong chính quyền còn được mấy người là không tham nhũng, trong sạch để chấn chỉnh lại hay những người đó nếu không bị loại ra khỏi guồng máy thì cũng trở thành một bè, 1 lũ với những kẻ xấu. Như anh cũng biết 1 đất nước muốn tiến bộ thì phải cùng một lúc có nhiều người tài năng, yêu nước, đạo đức cùng bắt tay nhau mà xây dựng, loại dần những kẻ phá hoại bất tài thì mới hy vọng đất nước mới tiến bộ.

Tổng kết mấy chục năm qua bây giờ Việt Nam là 1 trong những nước nghèo trên thế giới. Anh thấy rõ nước nghèo thì những người dân bình thường muốn sống cuộc sống đàng hoàng thì lại là những người khó sống nhất. Nhìn đâu cũng không thấy vui, đi đâu cũng không thấy vui, mà cũng chẳng có tiền để đi đâu để vui. Đó là những lý do mà hình như lúc nào em cũng cảm thấy sống không an tâm, buồn rầu, không có tương lai gì cho chính bản thân, và con cái để mà hy vọng. Chớ không phải là những điều gì lớn lao đâu anh.

Còn cái hạn dân quèn như em thì Ông Đường, Ông Đậu, Bà Còng, Bà Cua lên nắm chính quyền thì tụi em có ý kiến hay không cũng bằng thừa. Có ghét hay có thương cũng không có làm gì thay đổi được người ta, chỉ mong sao bà Cua, bà Còng đó lên nắm chính quyền phá hoại cỡ nào thì cũng còn chừa ra những đường bảo vệ những người dân đàng hoàng muốn sống cho yên ổn với những điều luật về an sinh xã hội tương đối an toàn.

Em tuy ở trong nước nhưng vẫn hiểu tâm trạng của những người ly hương, nỗi quay quắt nhớ từng cành cây ngọn cỏ của quê nhà. Tuy nhiên phương tiện bây giờ anh có thể xem ti vi thậm chí Net để nhìn lại quê nhà cho đỡ nhớ. Theo em nghĩ anh cũng chỉ nên như thế tốt hơn là anh bước chân xuống vùng đất mà anh nghĩ nó đã là quê hương của anh mà anh đã sinh ra và lớn lên ở đó. Nói như thế em không phải là người vọng ngoại chỉ thấy đất nước Âu Mỹ chỉ toàn là cái tốt cái đẹp, em cũng biết cả những quốc gia giàu có, tiến bộ nhất như Hoa Kỳ, nó cũng có những góc tối mà chính chế độ đó để lại, những nơi đó vẫn có xì ke, ma túy, tệ nạn xã hội. Có 1 điều em tin rằng hễ bất cứ quốc gia mà bọn đầu trộm đuôi cướp, lưu mạnh, gian xảo nhiều thì chắc chắn đất nước đó không thể giàu có tiến bộ, không thể có những ngành công nghệ kỹ thuật cao.

Em chỉ cần nói 1 nhận xét nhỏ của em về tính đạo đức mà chỉ có những người có cuộc sống tốt, yên ổn mới nghĩ đến. Đó là 1 chuyện rất nhỏ trong ngành y : Người vợ khi sinh con có người chồng đứng kế bên để động viên và quan sát. Chỉ có như vậy thôi nhưng vợ chồng người đó sẽ có những cơ hội để suy ngẫm về sự khó khăn, trông đợi, mong chờ và biết quí giá một sinh mạng và những công phu của 1 nhóm y, bác sỹ đứng đó để tiếp tay giúp đỡ họ. Chỉ có những nước như vậy thì con người mới có dịp suy nghĩ và tự nhìn lại mình để thấy là mình còn mang tính người. Mà anh biết đó là 1 sự giáo dục không ? ? ? Sự giáo dục đó nó rất đơn giản nhưng suốt đời ở Việt Nam có lẽ không có nhà nhân văn VN nào nghĩ ra.

Anh B. thương,
Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, hàng mấy triệu dân từ miền Bắc, Trung, cả 1 số ít ở thôn quê miền Nam vì sinh kế đều đổ dồn về Sài Gòn để sống làm dân số Sài Gòn tăng lên 5- 6 lần lúc anh còn ở nhà. có những người là quan chức lớn vô đây để cuộc sống được sung túc hơn , nhưng cũng có rất nhiều người nghèo, thất học đã đi cả hai ngàn cây số để vô Sài Gòn lượm rác, để mong mỗi ngày kiếm được 1 đô-la Mỹ sống, dù rằng họ sống dưới mức thấp kinh khủng.

Dù giàu hay nghèo, dù có quyền chức hay dân đen, mặc cảm phải rời bỏ quê hương cho nên lúc nào có dịp để nói họ đều không tiếc lời khen quê hương họ đẹp, xinh, có văn hóa chớ không ai dám tự nhận là họ đã ra đi vì quê hương họ mức sống mỗi ngày còn tệ hơn 1 đô-la. Thậm chí họ còn không giành cho nhau 1 cơ hội nhỏ để sống. Anh có tưởng tượng là 1 phụ nữ ăn mặc lôi thôi, nón lá lụp xụp, bới những đống rác để tìm những bịch ni-lông, những vật phế thải mà khi hỏi ra thì quê hương họ ở xa tít mù. thì anh mới thấy sự xót xa đến mức nào về cái thiên đàng hoang đường mà họ đã bỏ đi.

Chồng em là 1 họa sĩ mà có khi là 1 thi sĩ cho nên ảnh rất nhạy cảm và ảnh cũng tiếp xúc đủ hạng người, vả lại, ảnh là người miền Nam có bề ngoài xù xì, xấu xí cho nên những loại di dân từ quyền chức, trí thức, đến những kẻ ma cà bông đều cho ảnh là thằng vừa phổi bò vừa dốt nát, không biết tí gì về văn chương, văn học, lịch sử, nghệ thuật. Bởi vậy trong mấy cuộc ăn nhậu bọn đó thường hay trổ tài văn thơ, đem cái mớ kiến thức chỉ để giành câu cơm của chúng ra lòe ảnh. Cho nên bài thơ này ảnh làm lúc đang nhậu say với bọn chúng, chỉ có cái tựa là :" Chửi Chó Mắng Mèo" là sau đó ảnh mới đặt tựa cho nó.

Em tặng anh bài thơ này để cùng nhau chia sẻ những nỗi niềm của đất nước.
Em của anh
M.

CHỬI CHÓ MẮNG MÈO

Địa linh đa nhân kiệt,
Bất thốn thổ dung thân.
Nhậu say đứng đái giữa đường,
Nghe người hát tụng tuyệt vời quê hương.
Quê người đẹp lắm người ơi,
Sao người không ở, vô đây làm gì ?
Tới đây thì ở lại đây,
Cái thằng Nam bộ ghét đồ "xạo ke".
Chim "báo bão" tìm đường tránh gió,
"Lũ ma Hời" dắt díu trốn vô Nam.
Xá gì cái lũ bọt bèo,
Nguyễn Duy, Nguyễn Khải
một bầy nhóc nhen.
Nào ai muốn bỏ quê nhà,
chẳng qua chốn ấy
người không dung người.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), August 17, 2004

Answers

Response to Lá Thư Sài Gòn: Chửi Chó Mắng Mèo

Good job, Ke -si Bac ha, you still have good heart , our Vietnamese people still need LOVE THAN HATE. THANKS FOR EVERYTHING.

-- Chi bua (broeker@sbcglobal.net), August 17, 2004.

Moderation questions? read the FAQ