Các bài tin tức và b́nh luận từ các trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (05-09-2004)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Viện Hàn Lâm Khoa Học N.Y. Trao BS Quế Giải Nhân Quyền

Trich tu mang Viet Bao ON Line

NEW YORK -- Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, 61 tuổi, người đă hiến trọn đời cho cuộc chiến nhân quyền VN và đă có gần 25 năm trong tù và quản chế, đă được chọn để trao Giải Nhân Quyền Của Các Khoa Học Gia Heinz R. Pagels 2004 (Heinz R. Pagels Human Rights of Scientists Award) bởi Viện Hàn Lâm Khoa học New York. Tin này do tạp chí Medicalnewstoday.com loan đêm thứ sáu.

Giải hàng năm này nhằm công nhận các hoạt động nhân quyền của các khoa học gia, sẽ trao trong Hội Nghị Thường Niên của Viện vào thứ hai 13-9-2004.

BS Quế sẽ được vinh danh “để công nhận ḷng can đảm và trách nhiệm đạo đức với tư cách một bác sĩ y khoa quyết tâm v́ lợi ích và y tế của dân tộc Việt và v́ ḥa b́nh thúc đẩy nhân quyền tại VN.” Joseph L. Birman, chủ tịch ủy ban nhân quyền của Viện, nói rằng BS Quế được chọn v́ “nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện đời sống hàng ngày của người dân ở VN và để thúc đẩy ḥa b́nh cho dân chủ và tự do ở đó.”

GS Birman thêm rằng BS Quế, sáng lập viên Can Trào Nhân bản, bị bắt lại vào tháng 3-2003 và bị giam biệt lập từ đó.

Giải đầu tiên của Viện này là năm 1979, trao cho Tiến Sĩ Andrei Sakharov của Nga.

Torsten Wiesel, cũng là người có giải Nobel, chủ tịch Hội đồng Viện Hàn Lâm này, nói, “Viện hănh diện có BS Quế vào danh sách hơn 25 công dân gương mẫu của thế giới, những người được vinh danh với giải này.”

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 05, 2004

Answers

Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (05-09-2004)

Mă Lai Sẽ Biến Đảo Bidong Thành Khu Du Lịch Quốc Tế

Trich tu Viet Bao

PULAU BIDONG, Mă Lai -- Ḥn đảo nơi trước kia giành cho người tị nạn, với hơn 250,000 thuyền nhân từ VN, sẽ trở thành khu giải trí du lịch quốc tế, theo tin của báo Straits Times.

Các cựu thuyền nhân sẽ được mời gọi để hiến tặng tiền cho một quỹ có tên là Quỹ Di Sản nhằm hồi phục, bảo tŕ các khu nhà và tượng đài xây trên đảo từ những ngày có tên là Little Saigon.

Terengganu Menteri Besar Idris Jusoh nói là đảo này có tiềm năng thành khu du lịch quốc tế v́ lịch sử của 1 trại tị nạn.

Ông nói với các phóng viên khi họ cùng ông tới đảo hôm thứ tư, “Chúng tôi muóán xây nó thành khu du lịch, khi các cựu thuyền nhân đă định cư ở Úc, Mỹ và Âu châu sẽ trở lại thăm.”

Đảo này rộng 260 mẫu, dùng cho dân tị nạn từ 1975 tới 1991.

Khi viêng thăm, Seri Idris vào thăm một nhà thờ Công giáo và 1 ngôi chùa Phật Giáo, một phần đă đổ nát.

------------------------------

Chức Thị Trưởng Westminster: Ảnh Hưởng Chính Trị, Lịch Sử

Trich tu Viet Bao - Luật Sư Nguyễn Quốc Lân

Sau gần 30 năm lưu vong, Cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại đang tiến đến một bước gần hơn để có một thị trưởng Việt Nam đầu tiên tại một thành phố vùng đô thị. Cuộc tranh cử của Nghị Viên Andy Quách vào chức vụ Thị Trưởng Thành Phố Westminster là một vấn đề có tầm mức chính trị và lịch sử cho Cộng Đồng Việt Nam tại Hải Ngoại vượt ra khỏi phạm vi thành phố Westminster.

Tuy nhiên, có người vẫn c̣n nghĩ rằng thời điểm chưa đến và Nghị Viên Andy Quách chưa có đủ kinh nghiệm cho chức vụ này. Thời cơ chính trị và tương lai của cộng đồng không nhất thiết phải đi theo một thứ tự mà người ta vẫn thường nghĩ.

Tiêu Chuẩn Cần Thiết

Nếu nói về kinh nghiệm, khó có ai biết được những kinh nghiệm nào là cần thiết cho chức vụ thị trưởng cho thành phố Westminster. Nhưng nói về học vấn, Nghị Viên Andy Quách và Luật Sư Kermit Marsh là hai nghị viên có tŕnh độ học vấn cao nhất trong số 5 nghị viên hiện nay tại Westminster. Nếu chỉ cần nói đến khả năng xử dụng Internet mà thôi, Nghị Viên Andy Quách cũng đă vượt trội hẳn hơn tất cả các nghị viên khác. Mặc dầu khả năng xử dụng Internet không hẳn là một kinh nghiệm cần thiết để điều hành thành phố, nhưng khả năng đó phản ảnh một tŕnh độ thích ứng với nhu cầu cấp thiết của thành phố trong kỷ nguyên kỹ thuật của thế kỷ thứ 21 hiện nay. Thành phố Westminster đă vượt xa ra khỏi khu kinh tế của những vườn dâu hay băi phế thải của những xưởng tiện kim loại. Kiến thức về kỹ thuật tân tiến và tŕnh độ học vấn cập nhật của Nghị Viên Andy Quách sẽ giúp thành phố rất nhiều để đối phó với những thử thách của thế kỷ thứ 21, ví dụ như luật lệ chằng chịt của các cấp liên bang, tiểu bang và địa phương; trang bị những kỹ thuật tân tiến cho sở cảnh sát hay sở cứu hỏa; ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, quốc gia và khu vực đối với cuộc sống hàng ngày của người dân trong thời đại đầy dẫy những thử thách về kỹ thuật, văn hóa và xă hội như hiện nay. Trên phương diện này, tŕnh độ học vấn của Nghị Viên Andy Quách sẽ giúp ích rất nhiều để t́m ra một hướng đi xứng đáng cho thành phố. Nghị Viên Andy Quách tuy có trẻ, nhưng anh ta đă lăn lộn và từng trải nhiều năm trong công việc của thành phố, từ một nhân viên của thành phố, đến thành viên Hội Đồng Cố Vấn Kiểm Duyệt Tài Chánh của Thành Phố, Ủy Ban Kế Hoạch Thành Phố, hai lần tranh cử, đă hai năm trong chức vụ nghị viên trong đó đă một năm làm Phó Thị Trưởng. Công việc của một thành phố chỉ có khoảng 75,000 dân không có ǵ là khó khăn ngoài khả năng của một thị trưởng đă từng trăi như Nghị Viên Andy Quách.

Hơn nữa, Nghị Viên Andy Quách hoạt động chung với các vị dân cử khác trong cộng đồng và không mấy khi phải làm việc một ḿnh. Ảnh hưởng của Nghị Viên Andy Quách thực ra là ảnh hưởng của cộng đồng. Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng, không có vị dân cử gốc Việt nào có thể tự một ḿnh thành công được.

Kinh nghiệm phục vụ tiếng nói của cộng đồng

Ngoài những kinh nghiệm và sự tận tâm đối với tất cả các cư dân trong thành phố, kinh nghiệm thực tế mà cộng đồng Việt nam chúng ta cần là khả năng nói lên tiếng nói và nhu cầu của cộng đồng Việt Nam trong thành phố Westminster và các khu lân cận. Chỉ trong ṿng hai năm sau khi nhậm chức của Nghị Viên Andy Quách, chúng ta đă thấy được những thành tích mà trước đây chỉ là giấc mơ cho cả cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, ví dụ như sự nhanh chóng h́nh thành Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ mà không c̣n đ́nh trệ hay tốn kém thêm một cách không cần thiết, nghị quyết vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ mà đă trở thành một phong trào đang lan đến hơn 70 đơn vị chính quyền trên toàn lănh thổ Hoa Kỳ, nghị quyết tẩy chay các phái đoàn cộng sản Việt Nam trong khu phố Little Saigon mà có thể trở thành một phong trào mới tại các thành phố khác, công tŕnh tân trang và làm đẹp khu phố Bolsa với cả hàng cây hoa anh đào, hay sự chấp thuận cho treo cờ vàng ba sọc đỏ dọc theo các khu phố trong khu Little Saigon suốt hai tuần lễ để tưởng niệm tháng tư đen mà không cần phải xin phép.

Đây là một bước tiến rất xa từ những ngày khi cộng đồng Việt Nam phải xin phép treo cờ mỗi năm vào dịp tháng tư đen, các nghị viên thành phố Westminster không ngừng nhắc nhở rằng phải xin phép trước 60 ngày, coi lá cờ vàng ba sọc đỏ như là một tấm vải treo (banner) và hàm ư rằng thành phố có thể áp dụng luật đối với đơn xin phép treo các tấm bản treo bán hàng sale tại các cửa tiệm.

Kinh nghiệm thực sự cần thiết cho chức vụ thị trưởng là khả năng lắng nghe và đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của cử tri của ḿnh. Nghị Viên Andy Quách đă chứng minh được kinh nghiệm và khả năng này chỉ trong ṿng hai năm được đắc cử vào chức vụ nghị viên thành phố Westminster.

Thời điểm

Có người cho rằng thời điểm cho Nghị Viên Andy Quách chưa đến và nếu Nghị Viên Andy Quách chờ đợi thêm chừng hai năm nữa th́ mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Dù đúng hay không, thực tế của chính trị cho thấy đây là thời điểm thuận tiện nhất để Nghị Viên Andy Quách tranh cử vào chức vụ này.

Nếu đợi đến hai năm tới, lúc đó nhiệm kỳ của Nghị Viên Andy Quách đă hết. Và nếu cuộc tranh cử vào chức vụ thị trưởng không thành công, Nghị Viên Andy Quách có thể mất luôn chức vụ Nghị Viên thành phố Westminster. Nếu không có người thay thế, Cộng đồng Việt Nam có thể mất luôn tiếng nói của ḿnh trong hội đồng thành phố.

Trong cuộc tranh cử hiện nay, Nghị Viên Andy Quách sẽ được thêm một lợi điểm là có nhiều ứng cử viên gốc Việt khác tranh cử vào các chức vụ khác trong cùng một khu vực cử tri. Lợi điểm này có thể không c̣n nữa trong các cuộc tranh cử sau đó.

Nếu tranh cử bây giờ, thành công th́ tốt. Nếu không thành công, Nghị Viên Andy Quách vẫn c̣n trong chức vụ nghị viên thành phố. Đương nhiên, Nghị Viên Andy Quách vẫn có thể tranh cử lại vào hai năm tới. Và lúc đó Nghị Viên Andy Quách sẽ dày dạn kinh nghiệm hơn trong kế hoạch tranh cử cho chức vụ thị trưởng.

Giả sử Nghị Viên Andy Quách không thành công trong kỳ tranh cử này, các đối thủ phải cân nhắc rất thận trọng để đối xử tốt hơn đối với Cộng Đồng Việt Nam trong thời gian sắp tới. Nếu không, Cộng Đồng Việt Nam sẽ có thêm khí thế mới để tiến cử một ứng cử viên gốc Việt trong kỳ bầu cử sau đó.

Như vậy, cho dầu Nghị Viên Andy Quách thành công hay không trong cuộc tranh cử vào chức vụ thị trưởng năm nay, Cộng Đồng Việt Nam cũng vẫn đều có lợi. Nếu Nghị Viên Andy Quách không ra tranh cử trong kỳ bầu cử này, không có áp lực nào buộc các nghị viên khác đối xử tốt hơn đối với nhu cầu của Cộng Đồng Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Do đó, dù cá nhân của mỗi người chúng ta có hỗ trợ cá nhân Nghị Viên Andy Quách hay không, mỗi lá phiếu của chúng ta dành cho Nghị Viên Andy Quách sẽ góp phần bảo đảm rằng ứng cử viên nào đắc cử cũng sẽ lưu tâm nhiều đến quyền lợi của Cộng Đồng Việt Nam nhiều hơn.

Ảnh hưởng chính trị của một thị trưởng gốc Việt

Trong vai tṛ thị trưởng, Nghị Viên Andy Quách không những sẽ đại diện cho khối cử tri gốc Việt tại Westminster, mà c̣n cộng đồng Việt Nam tại khắp nơi khác trên Hoa Kỳ. Ví dụ, nếu có một hành động bạo hành của cảnh sát gây chết người cho một cư dân Việt Nam tại một thành phố khác, Thị Trưởng Andy Quách có thể can thiệp với các giới chức tại thành phố đó để dàn xếp với Cộng Đồng Việt Nam tại địa phương. Hay một trường hợp khác, một thành phố nào đó chuẩn bị tiếp đón một phái đoàn Cộng Sản Việt Nam, Thị Trưởng Andy Quách có thể thay mặt cho cộng đồng Việt Nam tại đó để can thiệp với vị thị trưởng tại địa phương liên hệ.

Trên thực tế, Nghị viên Andy Quách đă từng làm những việc đó trong vai tṛ nghị viên của thành phố Westminster, nơi có đông cư dân Việt Nam nhất tại hải ngoại. Khi Thành Phố San Francisco cứu xét nghị quyết vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ, Nghị Viên Andy Quách đă liên lạc thường xuyên với các giới chức của Thành Phố San Francisco để tŕnh bày quan điểm của Cộng Đồng Việt Nam. Khi phái đoàn luật sư sang Phi Luật Tân vận động cho các thuyền nhân c̣n kẹt lại tại quốc gia này, Nghị Viên Andy Quách đă tiếp xúc với các viên chức của Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Pháp và Quốc Hội Phi với tư cách là nghị viên của một thành phố có đông cư dân Việt Nam nhất để bày tỏ sự quan tâm đặc biệt của Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ đối với số đồng bào c̣n kẹt lại tại Phi Luật Tân. Khi trở lại Hoa Kỳ, Nghị Viên Andy Quách đă dùng ảnh hưởng của chức vụ Nghị Viên để liên lạc thường xuyên với các viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng để nói lên sự quan tâm của Cộng Đồng Việt Nam đối với tương lai của các đồng bào c̣n kẹt lại tại Phi Luật Tân.

Cá nhân tôi đă được hân hạnh tham gia công tác cùng với Nghị Viên Andy Quách trong nỗ lực vận động cho các thuyền nhân Việt nam c̣n kẹt lại tại Phi Luật Tân. Đối với các viên chức chính phủ Phi Luật Tân hay Hoa Kỳ, Nghị Viên Andy Quách là một vị dân cử và đại diện chính thức của Cộng Đồng Việt Nam để nói lên những quan tâm đích thực của Cộng Đồng Việt Nam. Qua b́nh phong đó, các luật sư trong nhóm vận động mới ra mặt để thảo luận về chính sách, nguyên tắc và luật lệ.

Trong vai tṛ thị trưởng, sự đóng góp của Thị Trưởng Andy Quách chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Ư nghĩa chính trị của sự đắc cử của một thị trưởng gốc Việt

Sự đắc cử của Nghị Viên Andy Quách vào chức vụ thị trưởng thành phố Westminster sẽ gởi một thông điệp chính trị cực mạnh đến các định chế chính trị tại vùng Orange County, tiểu bang California và có thể là cả Hoa Kỳ, rằng khối cử tri gốc Việt tại Orange County đă trưởng thành vượt xa mọi dự kiến và họ có khả năng thay đổi cấu trúc chính trị của các khu vực có đông người Việt Nam. Chỉ có một thông điệp đó thôi cũng đủ để các viên chức chính quyền địa phương lưu tâm nhiều hơn đến quyền lợi và nhu cầu của Cộng Đồng Việt Nam tại địa phương cũng như tại khắp nơi trên ṭan California. Thành quả đó chỉ đạt được chỉ khi nào Nghị Viên Andy Quách được đắc cử vào chức vụ Thị Trưởng Thành Phố Westminster.

Đối với Cộng Đồng Việt Nam tại hải ngoại, sự đắc cử của Nghị Viên Andy Quách vào chức vụ thị trưởng sẽ là một niềm hănh diện to lớn cho gần hai triệu người Việt Nam tha hương trên toàn thế giới trong suốt gần 30 năm qua. Có thể nói Cộng Đồng Việt Nam tại hải ngoại đă có nhiều thành công to lớn hơn, nhưng chúng ta cũng vẫn chưa có một thị trưởng gốc Việt tại hải ngoại.

Đối với chính quyền và người dân Việt Nam tại quê nhà, th́ đó là một vinh dự lớn lao cho người dân Việt Nam khi biết được rằng một "việt kiều" đă làm nở mặt nở mày cho người dân tha hương nước Việt. Riêng đối với chính quyền Cộng Sản Việt Nam th́ đó là một chuyện trớ chêu. Cho dầu họ hănh diện bao nhiêu đi nữa, họ cũng không dám "bắt quàng làm họ" v́ vị thị trưởng đầu tiên này từng là một người con của "ngụy quyền" và vượt biên trốn chạy cộng sản như bao trăm ngàn người tỵ nạn khác. Trớ trêu hơn nữa, vị thị trưởng này chính là tác giả của nghị quyết tiên khởi vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ, tác giả của nghị quyết ngăn cấm các viên chức cộng sản Việt Nam lai văng vào khu phố Little Saigon, hay góp phần vào nhiều công tŕnh khác nhằm vinh danh chính nghĩa của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại Westminster cũng như tại Hoa Kỳ. Dù muốn dù không, tiếng gọi "Thị Trưởng Andy Quách" sẽ đồng nghĩa với cụm chữ "thành quả của nền dân chủ tự do" để đối diện với tương lai mai một của người thanh niên này nếu anh ta c̣n ở lại Việt Nam.

Kết Luận

Cộng Đồng Việt Nam của chúng ta cần lợi dụng một thời cơ hiếm có này để biến giấc mơ chính trị này thành sự thật. Chúng ta cần nh́n nhận những lợi ích thiết thực cho sức mạnh chính trị và tương lai của cộng đồng và vượt qua như nghi vấn, ngờ vực, do dự, đắn đo hay chia rẽ thông thường của ḿnh để góp tay biến giấc mơ thành sự thật. Không ai nghĩ rằng cuộc tranh cử của Nghị Viên Andy Quách vào chức vụ thị trưởng là dễ dàng. Nhưng chính v́ khó khăn nên cộng đồng chúng ta mới càng cố gắng hơn bao giờ hết.

Mỗi lá phiếu hỗ trợ Nghị Viên Andy Quách là mỗi lá phiếu góp phần gia tăng sức mạnh chính trị của Cộng Đồng. Mong Cộng Đồng Việt Nam tại khắp nơi hăy tiếp tay trong một thử thách quan trọng này. [Luật Sư Nguyễn Quốc Lân hiện là Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove]

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 05, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (05-09-2004)

Những Tṛ Kỳ Lạ

Nguyễn Khanh Diễm - Đưa lên lenduong.net - ngày 4/09/2004

Thượng Toạ Thích Tuệ Sỹ

Lời dẫn: Vào trung tuần tháng 8 vừa qua, Thượng Toạ Thích Tuệ Sỹ, Đệ Nhất Phó Viện Trưởng Viện Hoá Đạo lâm cơn bệnh nặng, phải đưa đi nhà thương chữa trị. Khi ngài lâm bệnh, nhiều phật tử nói riêng cũng như nhiều đồng bào trong ngoài nói chung đă thăm hỏi, lo âu cho sức khoẻ của ngài. Nhưng bên cạnh đó những người được mệnh danh là "bạn của dân" đă có những hành vi mà bạn trẻ Nguyễn Khanh Diễm cho là "Những Tṛ Kỳ Lạ". Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường vừa nhận được bài viết này do một đệ tử của Thầy Tuệ Sỹ gửi cho và xin chia sẽ cùng toàn thể thân hữu và đồng bào trong ngoài.

Từ ngày Thượng Tọa Tuệ Sỹ lâm bệnh, tin tức về t́nh trạng sức khỏe, cũng như diễn tiến điều trị được cập nhật truyền tải rất thường xuyên. Hầu như khắp nơi trên thế giới, mọi giới mọi người Việt Nam đều quan tâm đến vấn đề sức khỏe của Thầy. Tại gia cũng như tại các Tự Viện nhiều buổi lễ Phật cầu nguyện cho Thượng Tọa, đă được chư Tôn Đức và Cư sĩ Phật tử tổ chức, cử hành rồi hồi hướng công đức đến Thượng Tọa để Pháp thể của ngài sớm được khang an. Những tâm t́nh thương mến đối với Thượng Tọa làm ấm ḷng chúng đệ tử gần xa. Khi những đệ tử hầu cận Thượng Tọa tŕnh lại cho Thầy Tuệ Sỹ, ngài rất cảm động và gửi lời tri ân tất cả.

Thầy Tuệ Sỹ cũng tán thán, cảm kích trước tấm ḷng chăm sóc vô cùng tận tụy của các bác sĩ, y sĩ, y tá trong các bệnh viện Hoà Hảo và An B́nh. Sức khỏe của ngài từ từ b́nh phục, theo nhận định của các bác sĩ th́ Thượng Tọa có thể xuất viện vào tuần tới.

Tuy nhiên, song song với những tấm ḷng thiết tha thương tưởng của bao người đối với Thượng Tọa, th́ cũng có những "chuyện tức cười" theo kèm. Người ta không thể giải thích được những hiện tượng quái đản này.

Số là ngày 18 tháng 8, Thượng Tọa Tuệ Sỹ được đưa tới bệnh viện Hoà Hảo để giải phẫu, ngoài việc 5 công an ngồi ngay cửa canh gác, c̣n có sự việc kỳ lạ khác sảy ra. Khi Thượng Tọa đă được đưa vào pḥng phẫu thuật (OP room) th́ Thầy Thị Giả đi theo khám phá ra có hai bệnh nhân rất khả nghi tay cầm y bạ cùng vào pḥng mổ, sau một thoáng suy nghĩ, Thầy Thị Giả biết đó là hai công an giả dạng bệnh nhân, Thầy đă tri hô lên và họ đă bỏ hai y bạ trên tay và ra ngoài. Trong hai y bạ để lại, một công an lấy tên là Nguyễn Minh Hải (30 tuổi) và người kia là Trịnh Văn Xuân (32 tuổi). Sau khi bỏ ra ngoài, hai người công an này đi thay sắc phục cảnh sát, trở vào ngồi chung với 5 công an đă ngồi canh gác từ đầu. Không ai có thể giải thích được v́ sao?

Câu chuyện thứ hai cũng kỳ cục không kém, lúc 6 giờ 40 ngày 03 tháng 9 năm 2004, một thanh niên say rượu đến đập cửa pḥng Thầy Tuệ Sỹ tại bệnh viện An B́nh. Tiếng đập cửa thúc bách dồn dập, Thầy Thị Giải vừa hé mở th́ thanh niên say rượu này xông thẳng vào và hét lớn: "Thanh Huyền đâu? Thanh Huyền đâu?" Rất may, Thầy Thị Giả đă kịp thời giữ được chốt cửa và đẩy được thanh niên say rượu ra khỏi pḥng, trước khi hắn có thể gây phương hại đến Thượng Tọa Tuệ Sỹ, khi ngài đang tiếp Thượng Tọa Thanh Huyền tới thăm bệnh. Cũng nên nhắc lại, Thượng Tọa Thích Thanh Huyền hiện là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Thầy Thanh Huyền cũng chính là một trong các Thượng Tọa Giáo Phẩm bị nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang dùng khẩu lệnh quản chế. V́ t́nh đồng đạo, huynh đệ thân thương với Thượng Tọa Tuệ Sỹ nên Thượng Tọa Thanh Huyền đă bất chấp đến thăm bệnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ th́ bị đối xử kỳ cục như trên. (Sau khi Thầy Thanh Huyền về lại tu viện Quảng Hương Già Lam th́ đă thấy công an đợi sẵn và bắt đi "làm việc", qua đó ta thấy được sự tráo trở của chính quyền Việt Nam. Họ cứ chối với dư luận quốc tế là không hề có đàn áp, quản chế các vị lănh đạo tinh thần tôn giáo tại Việt Nam.)

Sau khi lực lượng bảo vệ an ninh của bệnh viện, điệu được kẻ say kia khỏi khu vực pḥng của Thầy Tuệ Sỹ và đ̣i làm biên bản th́ đại úy Dũng, thuộc công an bảo vệ chính trị quận G̣ Vấp đến thương lượng với quư Thầy và xin lỗi v́ đă để thuộc cấp hành động như trên.

Cũng nên tŕnh bày cho rơ thêm, từ khi Thượng Tọa Tuệ Sỹ nhập vào bệnh viện An B́nh chữa bệnh đến nay đă 3 tuần, chính quyền đă cử người canh gác Thượng Tọa 24/24, khi đầu th́ họ mặc thường phục ngồi ngay trước của pḥng (tại Bệnh Viện) của Thượng Tọa Tuệ Sỹ. Vài ngày hôm sau, họ đă mượn văn pḥng của giáo sư Nguyễn Cẩn, đối diện với pḥng Thầy Tuệ Sỹ để ngồi theo dơi và ghi tất cả số xe những người đến thăm Thượng Toạ Tuệ Sỹ.

Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi:

1) Chính quyền suy nghĩ ǵ mà để cho công an giả bộ là bệnh nhân theo vào đến pḥng phẫu thuật (OP room) ngày 18 tháng 8?

2) Tại sao chính quyền lại cho công an giả dạng cao bồi say rượu đến đập cửa hỗn láo với Thượng Tọa Thanh Huyền vào ngày 03 tháng 9? Nếu Thầy Thị Giả không đẩy được "hắn" ra th́ chuyện ǵ đă xảy ra?

3) Chuyện mượn pḥng của giáo sư Nguyễn Cẩn, để canh gác Thượng Tọa Tuệ Sỹ, quyết không phải những tay mơ ở phường hay quận làm được, mà phải cơ quan và nhân vật rất mạnh, rất cao đứng đàng sau nhúng vào chuyện này! Thế chính sách của chính quyền đối với Phật Giáo ra sao? Tại sao lúc nào cũng ra rả nói rằng Việt Nam không có đàn áp Tôn Giáo?

4) Tại sao có chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược trong cung cách hành xử đối với chư đại Tăng, để rồi thượng cấp phải đi năn nỉ, xin lỗi? Phải chăng chính quyền không hề có đường lối rơ ràng trong việc đối xử với Phật Giáo nói riêng và Tôn Giáo nói chung?

Chúng tôi v́ tài c̣n non, trí c̣n thiển nên không trả lời được các câu hỏi trên, nên chi xin kính chuyển để chư vị thức giả rộng đường nghị luận.

Sài G̣n, ngày 04 tháng 9 năm 2004

Nguyễn Khanh Diễm

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 05, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (05-09-2004)

Hơn 80,000 người Việt làm thuê ở Malaysia

Trich tu Nguoi Viet On Line - Thursday, September 02, 2004 2:42:03 PM thdo

VIỆT NAM 02-09.- Con số người Việt Nam đang lao động làm thuê ở Malaysia đă ở con số kỷ lục với hơn 80,000 người gồm đủ các loại ngành nghề khác nhau nhưng đa số là công nhân làm cho các công trường xây dựng và công nhân may. Báo Lao Động hôm 02 Tháng Chín cho biết.

Nơi có nhiều công nhân Việt Nam là các địa danh như Tampoi, Nilai, Kualang... Ở Nilai khu vực này có 1,000 nữ công nhân, trong đó 300 lao động nữ Việt Nam thuộc các Công Ty Coopimex, Tracimexco và Lod. Vào giờ tan ca, hàng trăm lao động các nơi đổ về...

Khác với Nilan, Johor là nơi tập trung lượng lao động Việt Nam đông nhất ở Malaysia, ước chừng hàng chục ngh́n lao động với trên 2,000 lao động nữ.

Theo báo Lao Động, cuộc sống của những công nhân này khá buồn tẻ. “Tan ca, về tụm với nhau, ôm cái tivi là hết... Thời gian rảnh chẳng biết để làm ǵ. Đứa nào có bạn th́ đi “chat”... ngoài phố một chút rồi về. Nhớ nhà, hôm trước có một đứa trong pḥng nhận tin ba mất, ngất xỉu liên tục, cả pḥng ôm nhau khóc mấy ngày” - Bùi Thanh Hiền - một nữ công nhân, nói cho biết.

Đi lao động làm thuê tại các quốc gia Đông Nam Á đang là “cơn sốt” của những nam nữ thanh niên tại Việt Nam khi họ không có việc làm tại quê nhà. Có rất nhiều người đă bị các công ty xuất cảng lao động lừa gạt bằng việc xin hộ chiếu du lịch nhưng lừa là hộ chiếu đi lao động. Đă có rất nhiều công nhân Việt Nam bị chính phủ Malaysia đuổi về nước v́ nhập cư bất hợp pháp và su khi trở về quê nhà trong cảnh tay trắng v́ nợ nần khi chạy tiền để được đi làm thuê ở nước ngoài.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 05, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (05-09-2004)

VIỆT NAM : ĐỐ ĐUỐC ĐI T̀M AI ?

45 Triệu Có Mua Được Nhân Tài không ?

Trich tu mang Con Ong - Phạm Trần

Hoa Thịnh Đốn.- Ở Việt Nam làm ǵ cũng có phong trào nhưng cứ phát lên rồi lại sụp xuống làm hao tốn không biết bao nhiêu tiền của nhân dân. Kết qủa của những việc làm tốn tiền này ở đâu không thấy, chỉ thấy toàn là chuyện con voi biến thành con kiến rồi im luôn chẳng thấy ai nhắc đến nữa.

Chẳng hạn như những phong trào chống mại dâm, chống tham nhũng và chống ma túy đă được hợp thức hoá bằng các Pháp lệnh với đầy đủ những điều nghiêm cấm, trừng phạt cả bằng tiền lẫn tù được ban hành từ nhiều năm qua, nhưng các tệ nạn này vẫn tưng bừng nổ rộ và phát triển mau chóng, lan rộng dưới mọi h́nh thức từ thành thị về thôn quê.

Một số tờ báo trong nước đă viết lên sự bất lực của lực lượng Công an cũng như lời than phiền của người dân lương thiện cứ phải sống chung với ma cô, đĩ điếm và dân chích choác, kẻ bất lương trong xă hội. Nhà nước trả lời bằng những cuộc ruồng bố, thanh tra và bắt bớ lai rai nhưng chứng nào tật ấy, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn nên t́nh trạng bắt người cửa trước, thả người cửa sau của Công an đă thành chuyện b́nh thường không c̣n ai thắc mắc nữa !

Bây giờ đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam lại bày ra tṛ chi 45 triệu đô la trong ṿng 5 năm (từ 2004 ố 2010) để đào tạo cho được 700 “nhân lực tài năng”, bao gồm 350 “nhà khoa học công nghệ”, khoảng 175 “doanh nhân tài năng” và 175 “cán bộ lănh đạo” và “nhà quản lư tài năng”.

Họ đă biến dự án này thành một “phong trào” tranh luận trong các giới khoa bảng, thanh niên và quần chúng nhưng kết quả vẫn c̣n mờ mịt chưa biết đi về đâu !

Đại học Quốc gia Hà Nội được giao nhiệm vụ thi hành dự án này nhằm mục đích “phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài”. Nhưng theo lời Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng nói trong cuộc hội thảo tại Hà Nội ngày 26-7- 2007 th́ : “Đây chỉ là một giải pháp trong chiến lược tổng thể về nhân tài để đáp ứng nguồn nhân lực cao cho đất nước.” -(VietNamNet, 26-7-2004)

Hơn 400 các nhà khoa học, quản lư và doanh nhân thành đạt tham dự thảo luận nhưng nhiều người phê b́nh dự án của nhà nước “vẫn c̣n nặng về tính hàn lâm và bằng cấp.” (Báo Người Lao Động, 27-7-2004)

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ ĐH Quốc gia Hà Nội, theo báo Lao Động, cho rằng “ muốn đào tạo nhân tài th́ không chỉ trông vào con đường đi học (mặc dù đi học là vô cùng cần thiết) mà phải trải qua những công việc cụ thể...” Ông nêu tỷ dụ điển h́nh như trường hợp kỹ sư Trần Đại Nghĩa, người giỏi nhất về công nghệ ở Việt Nam bây giờ “lại là người không có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ.”

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Sơn, Ban Tổ chức Trung ương Đảng đồng ư với GS Hiệu và nói thêm : “ Trường chuyên chỉ chọn học sinh giỏi về học vấn, nhưng những người giỏi về học vấn chưa chắc đă có tư chất lănh đạo, chính v́ vậy mà đào tạo tài năng là phải đào tạo cả trong thực tiễn xem những tài năng đó có phát huy được kiến thức của ḿnh hay không chứ không phải chỉ trên sách vở, bằng cấp.”

Bà Nguyễn Thị Lan, Phó Ban Tổ chức Thành ủy Tp HCM (thành phố Hồ Chí Minh) đă nói thẳng ra chính sách dùng người bất hợp lư của đảng trong cơ chế hiện nay. Bà nêu ra trường hợp của 90 sinh viên giỏi ra trường ở Tp HCM đă được bổ nhiệm vào các vị trí cán bộ, chủ tịch phường, phó giám đốc, phó ngành, cấp ban, sở từ 4 năm qua và được đánh giá cao trong nhiệm vụ nhưng “chức danh vẫn dừng lại ở đó chứ không thay đổi.”

Bà nhận xét: “Ở nhiều nơi, nhận thức của cấp ủy lănh đạo vẫn theo quy tŕnh cũ, tức là cấp trưởng về hưu th́ cấp phó lên thay, người lớn tuổi lần lượt xếp hàng lên chức c̣n cán bộ trẻ, tài năng th́ vẫn không được cất nhắc.”

Bà nói : “ Phải có sự hỗ trợ rất lớn của lănh đạo mới có sự trưởng thành của các tài năng.”

Cũng trong cuộc hội thảo này, Tiến sĩ Lê Minh Thông nêu thắc mắc :” Phải tổng kết tại sao đă bao nhiêu năm rồi, học sinh chúng ta đoạt nhiều giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế nhưng các nhân tài đi đâu ? Lư do này xuất phát từ phiá cá nhân hay tại lư do tổ chức? “.

Rồi Ông khẳng định : “ Nếu không nghiên cứu được lư do “mắc” và “mắc” ở chỗ nào th́ không thể sửa chữa thiếu sót, và nếu đă như thế th́ làm sao mà phát huy được các tài năng ....” ?

Cuộc tranh luận gay go tập trung vào điểm làm thế nào để định chuẩn được người có tài năng hay “thế nào là tài năng”, theo quan điểm của ông Bùi Đức Lại, chuyên viên cao cấp Ban Tổ chức Trung ương.

Ông nói : “ Liệu ta đă có bộ trắc nghiệm nào, hay cách đánh giá nào phân định được đặc điểm của cán bộ quản lư và nhà kinh doanh tài năng là ǵ ? Chúng ta chưa chỉ ra được một người nắm giữ vị trí quản lư cụ thể đă giải quyết được những ǵ của thực tiễn. Cách đặt vấn đề “phát hiện tài năng từ trường chuyên, lớp chọn “ là chưa đủ, bởi hệ thống trường chuyên, lớp chọn mới tạo ra “thợ” học chứ chưa phải tài năng !.”

HỢP Ư ĐẢNG ố MẤT L̉NG DÂN

Ngoài bà Lan của Tp HCM, nhiều người khác cũng nhắc nhở đảng và nhà nước phải rà soát lại việc sử dụng nhân tài v́ có nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ như đồng lương, sự chênh lệch học vấn giữa các chuyên gia và cán bộ lănh đạo không có tŕnh độ học vấn, tệ nạn kỳ thị, tuổi tác, tham nhũng, cửa quyền.

Trần Đ́nh Hoan, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nh́n nhận với các tham dự viên : “ Trong hơn 50 năm qua, chúng ta đă đào tạo trong và ngoài nước hơn một triệu cán bộ khoa học ố kỹ thuật có tŕnh độ Đại học (ĐH).... Tuy nhiên công tác bồi dưỡng tài năng ở bậc ĐH và sau ĐH c̣n chưa thật rơ nét. Việc theo dơi sự phát triển của sinh viên tài năng sau giai đoạn đào tạo ở nhà trường hầu như không được quan tâm. Nhiều nhân tài c̣n chưa được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ nên không phát huy, bộc lộ hết tài năng. Cơ chế quản lư quan liêu, bao cấp và chính sách đăi ngộ chưa hợp lư thậm chí đă làm thất thoát nhân tài.”

Thất thoát ở đây là số “nhân tài” bỏ Nhà nước đi làm cho Tư nhân, nhất là các Công ty nước ngoài có vốn đầu tư ở Việt Nam và bỏ ra nước ngoài luôn. Một cuộc nghiên cứu ở trong nước cho biết có tới 80% du học sinh Việt Nam không về nước sau khi tốt nghiệp. Nguyên nhân th́ có nhiều nhưng nhiều người trong số này cho biết trong nước không có nhu cầu và phương tiện cho họ áp dụng kiến thức đă học được. Hơn nữa đồng lương thấp kém và t́nh trạng ganh tị của những cán bộ lănh đạo kém học cũng c̣n là nguyên nhân khiến nhiều du học sinh t́m cách ở lại nước ngoài.

Nhưng không chỉ riêng du học sinh mà cả những viên chức chính quy cũng đă t́m cách “chuồn” ra khỏi cơ chế nhà nước. Một bài viết của Tác giả Nguyễn Trí Dũng trên báo Người Lao Động ngày 28-7-2004 đă phản ảnh t́nh trạng chua chát này.

Ông Dũng viết : “ Đọc tin 45 triệu USD (US Dollar) để đào tạo 700 nhân trài trên qúy báo ngày 27-7-2004 bất giác tôi nhớ lại cả một quá tŕnh mười mấy năm làm việc cho Nhà nước và cuối cùng là đành xin nghỉ việc để tự làm riêng cách đây chưa đầy một năm. Mười mấy năm đó, tôi đă làm việc trong một môi trường thật dễ chịu và ngọt ngào. Dễ chịu và ngọt ngào chủ yếu là v́ người nhân viên hưởng được những điều kiện làm việc và đồng lương, tiền thưởng tốt và cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau sự ngọt ngào ấy là sự không ngọt ngào mấy cho con đường tiến thủ của người nhân viên. Chẳng ai nói ra điều ấy, chỉ có sự quan sát mới tiết lộ mà thôi. Cũng chẳng ai nói ra qui luật tiến thủ ở đây mà chính người nhân viên phải tự t́m ṭi để thấy. Đó là dễ bảo và dễ hiểu với sếp. Dễ bảo là nói ǵ làm nấy, không ư kiến nhất là tuyệt đối không có ư kiến chống đối. Dễ hiểu với sếp là hiểu ư sếp nhanh nhất. Sếp đây là sếp trực tiếp, chẳng hạn cấp trưởng pḥng th́ cần hiểu tính ư của Phó Giám đốc phụ trách chứ chưa hẳn hiểu ư Giám đốc là hay v́ giữa hai vị, luôn có những bất đồng về quan điểm và lợi lộc ngầm. Có vậy thôi mà nhiều người không làm được, trong đó có tôi. Ngoảnh lại nh́n mười lăm năm sau lưng với sự tiến thủ hầu như là số không, tôi quyết định xin nghỉ và làm việc riêng...”

Tác giả Nguyễn Trí Dũng góp thêm ư : “ Điều nữa là để có một cơ chế thực sự coi trọng người tài, thủ trưởng, lănh đạo cơ quan ấy phải là người có tŕnh độ, được đào tạo đúng với vị trí đảm đương. Bên cạnh đó, cơ chế và bộ máy nhà nước phải thực sự được lành mạnh hóa và đủ mạnh để chống lại những toan tính đen tối muốn nhũng loạn và biến cơ quan nhà nước thành một chiến địa của những phe phái.”

Ông Nguyễn Đức Hạt, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khẳng định : Phải có cuộc cách mạng về đào tạo; theo đó cách đào tạo phải thay đổi, “gơ vào trí thông minh và tính tích cực của người học”. Vấn đề bằng cấp cũng cần phải xem xét lại. Ông nói : “ Tội rất đồng ư với ư kiến cho rằng Việt Nam giàu tiến sĩ nhưng ngèo chất xám. Phải nh́n vào sự thật để xốc lại đội ngũ cán bộ hiện nay.” (Báo Thanh Niên, 27- 7-2004)

Báo này cũng trích lời ông Phan Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Phát triển kỹ năng con người Tâm Việt cho rằng : “Muốn đào tạo tài năng phải đào tạo từ nhỏ, chứ không phải bắt đầu từ độ tuổi 25 (tức là sau khi tốt nghiệp Đại học, như nêu trong dự án).”

Nhưng nền Giáo dục của CSVN hiện nay lại đang dạy cho học sinh những điều dối trá, những mánh lới lừa bịp trong thi cử và những đức tính “lừa thầy phản bạn”. Trong mấy năm gần đây, nạn bằng gỉa người thật hay người thật tuổi giả không c̣n gói trọn ở lớp tuổi c̣n son, ngây thơ lên 5 lên 10 ở bậc Tiểu học mà đă lan rộng đến tuổi Thanh niên của lớp Trung và Đại học.

Tính ăn gian nói dối trong thi cử và lừa bịp bằng cấp, giả mạo thành tích học tŕnh của học sinh trong mưu đồ thi đua thành tích cũng đă ăn sâu, lanh rộng đến người lớn trong hàng ngũ Cán bộ, kể cả trong ngành giáo dục và cấp Tiến sĩ. Thậm chí trong lĩnh vực thể thao, nhất là ngành Bóng đá thiếu niên, nạn mượn tuổi, giả người hay người thật tuổi giả đă trở thành một chủ trương để cấp lănh đạo thi đua lập thành tích, để được tiếng vang. Cha mẹ của các “nạn nhân bóng đá thiếu niên” cũng đă được cán bộ kéo vào ṿng lừa bịp.

T́nh trạng học hành không có căn bản , đă được Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Năng An, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học ố Kỹ thuật Thành phố Hà Nội phản ảnh trong cuộc hội thảo (26-7- 2004) : “ Hiện nay chúng ta có 1.000 giáo sư, hơn 3.000 phó giáo sư, 13.000 tiến sĩ... Thế nhưng, rất tiếc trong số đó, không phải ai cũng có tŕnh độ đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước. V́ rất nhiều người có bằng cấp, nhưng không thật sự nghiên cứu; nhiều người có học hàm học vị nhưng không đề xuất được sáng kiến hay; có người nhận bằng cấp xong không tiến hành nghiên cứu nữa... Đây là một thực tế đáng buồn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển những tài năng thực sự ở nước ta.” (VietNamNet, 27-7-2004)

Giáo sư Nguyễn Mộng Giao thuộc Phân Viện Vật lư tại Sài G̣n, trong cuộc phỏng vấn đăng trong VietNamNet ngày 9-8-2004, đă nói : “ Nước ta có rất nhiều giáo sư, nhưng số người thực sự có tài năng, tầm vóc và có cống hiến cho khoa học lại không đáng kể. Nếu những người này cố gắng, đồng thời Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, họ có thể giúp đỡ cho anh em trẻ được ít nhiều.... Một nước văn hiến không thể thiếu một đội ngũ khoa học mạnh, thế nhưng Nhà nước chưa thực sự chú trọng đến vấn đề phát triển khoa học mà chỉ mới ưu tiên cho bộ máy hành chính. Ai cũng muốn được giữ chức vụ cao, bởi vừa có nhiều tiền lại ít phải làm việc, trong khi các nhà khoa học phải ngày đêm cật lực nghiên cứu. Chúng tôi như những ngựi chèo thuyền ngược ḍng, nếu dừng lại là tụt hậu ngay...”

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xiêm viết trong báo Thanh Niên điện tử ngày 27-7-2004 : “ Không nhất thiết phải có bằng này bằng kia mới làm việc được. Không nên quá tin tưởng vào tấm bằng v́ hiện nay ở đất nước ta bằng giả quá nhiều và phần lớn sinh viên và nghiên cứu sinh của chúng ta học chỉ để biết chứ không phải học để làm việc, làm người và để hoà nhập vào xă hội.”

Có thẩm định nào chua chát hơn nhưng điều tâm huyết của hai Giáo sư Giao và Xiêm ? Bởi v́ ngay đến việc “học để làm người” thôi mà Thanh niên nước ta dưới thời Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa bây giờ đă coi nhẹ th́ họ có vốn liếng ǵ để giúp đời ?

Do đo mà Nhà sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc mới dựa vào một bài viết cũ của Hồ Chí Minh trong Báo Cứu Quốc 14-11-1945 nhấn mạnh đến việc biết dùng người là do :”khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng”. Ông Quốc viết : “ Đừng quên rằng nhân tài đời nào cũng có nhưng người biết sự dụng nhân tài th́ không phải đời nào cũng có. Do vậy đào tạo những người khéo dùng nhân tài c̣n khó hơn và cần hơn là đào tạo nhân tài.” (VietNamNet, 16-8-2004)

V́ vậy mà ông Quốc mới mở đầu bài viết của ḿnh bằng một nghi vấn khổng lồ : “ Một chính sách đào tạo nhân tài với sự đầu tư tính bằng bạc triệu đôla (45 triệu như đă đề cập ở phần đầu bài này) vừa làm phấn chấn vừa gây băn khoăn cho dư luận. Phấn chấn v́ sự quan tâm của các nhà lănh đạo đất nước, nhưng băn khoăn một nỗi liệu tiền bạc có thể là yếu tố quyết định việc đất nước sẽ có thêm nhân tài hay không ?”

GIỚI TRẺ PHẢN ỨNG

Ngoài những nhận xét, phê b́nh của các bậc Thầy về dự án đào tạo nhân tài của Nhà nước, giới trẻ trong và ngoài nước cũng góp y sôi nổi trên diễn đàn của VietnamNet về vấn đề quan trọng này. Cuộc thảo luận kết thúc vào ngày 6-8-2004 cho biết đă có hơn 100 ư kiến đóng góp của giới trẻ.

Bản tin tóm lược các ư kiến của VietNamNet viết : “ Hầu hết các ư kiến đều tỏ ra vui mừng khi lần đầu tiên chúng ta đưa ra một đề án cụ thể, chi tiết để đào tạo hiền tài cho đất nước. Nhiều bạn cho rằng, nhân tài thời nào cũng có, song vấn đề là làm sao thu hút và sử dụng được họ ? Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp quản lư, bổ nhiệm cán bộ; xóa bỏ nạn ô dù (cấp trên che chở cấp dưới) , cát cứ (thủ lănh một vùng), “sống lâu lên lăo làng”, ích kỷ hẹo ḥi... Bên cạnh đó cũng cần phải có chế độ khen thưởng, đăi ngộ thoả đáng đối với những người có đóng góp, sáng kiến v.v.. Tuy nhiên, một số bạn tỏ ư nghi ngờ về tính khả thi (có thể làm thành công) của dự án này và theo các bạn, chỉ cần nhà nước tạo ra một môi trường lành mạnh là nhân tài sẽ xuất lộ, sau đó chúng ta bồi dưỡng tạo điều kiện cho họ phát triển... Không ít bạn đặt vấn đề: Tại sao học sinh của chúng ta gặt hái được rất nhiều giải thưởng trong các kỳ thi quốc tế nhưng sau này hầu như không có ai trở thành những người xuất chúng, nổi tiếng. Vậy, phải chăng, chúng ta vẫn c̣n lúng túng trong việc bồi dưỡng, sử dụng tài năng ?”.

Ư kiến của Phan Thanh Hao c̣n nói về khiá cạnh h5an chế khả năng hiện nay của cán bộ : “ Nhân tài phải ngang tầm với xă hội. Chúng ta không thể đi dự hội nghị mà không biết ngoại ngữ. Không thể làm đại biểu quốc hội mà chưa (có) tŕnh độ (học) phổ thông..”

Độc giả Nguyễn Văn Thuyết viết : “Qua thực tế công việc tại công ty, tôi thấy rằng việc đào tạo đại học của chúng ta hiện nay đang nặng về lư thuyết (nếu không muốn nói là đào tạo lư thuyết suông) cho nên khi ra trường các cử nhân của chúng ta không thể đảm nhận công việc ngay được.”

Ư kiến của ông Thuyết cũng đă được nhiều Nhà giáo nói trong cuộc hội thảo ở Hà Nội ngày 26-7-2004 khi họ phê b́nh về chủ trương chỉ biết dựa vào bằng cấp để đào tào nhân tài cho đất nước. Nhưng không thấy ai hỏi chính phủ nếu tiêu hết 45 triệu đôla mà vẫn chưa đào tạo được 700 nhân tài th́ làm ǵ hay quên đi cho xong chuyện ? -/-

Phạm Trần - (8/2004)

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 05, 2004.


Moderation questions? read the FAQ