SƯ ĐOÀN TIỀN GIANG

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

SƯ ĐOÀN TIỀN GIANG Gman

Bắt đầu từ 1982, các tù cải tạo đă gửi ra Bắc lần lượt được chuyển về Nam, về Hàm Tân và Xuân Lộc. Và từ đó, có nhiều đợt tha về với gia đ́nh, chịu sự quản chế (probation) cực kỳ nghiêm khắc. Ngoài một phần ba c̣n bị giam tại trại Nam Hà, các trại khác ngoài Bắc cũng thay phiên nhau đóng cửa. Cho đến năm 1987 th́ c̣n ở ba trại Nam Hà, Hàm Tân và Xuân Lộc khoảng trên 600 tù cải tạo thuộc loại "chính quyền và quân đội VNCH". Số tù khác thuộc nhiều dạng khó phân biệt từ đâu, nên ai cũng phải cảnh giác, không nên vội cho là phe ta mà bị hố.

Trước khi rời trại A Xuân Lộc để sang trại B, Vơ Quế và tôi đă từng lân la t́m hiểu các tù mới đến. Có một chú em thấy tên Vơ Quế trên áo tù, chú bèn hỏi Vơ Quế có đứa con nào tên…không, v́ hắn đă cùng vào tù ở Vũng Tàu, nay th́ không biết chuyển con của Vơ Quế đi đâu. Đấy là tù bị bắt trong các chuyến vượt biển. C̣n có một số người lớn tuổi hơn, không nói chuyện với ai, chỉ nằm yên trong gốc pḥng giam. Hỏi chú nhỏ khi năy xem có biết họ là ai, th́ chú bảo không rơ, nhưng sau này được nghe cán bộ trại gọi họ là "đồng chí". Có thể là nhem nhúa ǵ đây. À mà có đi chui th́ có bán băi, đi chui bị bắt th́ bán băi cũng vào tù. Chuyện nhỏ! Điều đáng ghi nhận là, có đợt về th́ có đợt vô, giữ sự quân b́nh của trại giam. Sau các đợt tha th́ có vấn đề biên chế lại các đội, và chuyển trại để duy tŕ nhân số tù từng trại cho thích hợp. V́ thế tôi sang trại Xuân Lộc B, ở chung với các anh như Phan Văn Mạnh là người đă từng tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Không Quân trong tù. Và tôi cũng được mời tham dự. Hân hạnh! Rồi cũng có nhiều đợt tha về từ trại Z30B Xuân Lộc này, nên tôi lại được chuyển ra trại C gần cổng trại. Ra đây là một niềm vui cho tôi, v́ tôi được gặp lại nhiều người quen từ thời c̣n học trung học với nhau. Trại C này nổi tiếng là đă tổ chức trốn trại tập thể một lần, cướp vũ khí của cai tù, và có FULRO dẫn đường nên cả đám vào được trong rừng. Tuy vậy, có nhiều anh trốn đă 5 năm, sau bị bắt lại. Ở trại C này, tôi cũng được làm quen với một số anh em "phục quốc", tuy chưa hoạt động được nhiều, nhưng hào khí conø "khá" lắm, có đường lối chủ trương hẳn hoi, hành động có lớp lang, có vẻ được trí thức lănh đạo. Nghe thấy cũng mừng cho thế hệ đàn em có vẻ khá hơn, nhưng chưa chi lại đi vào tù rồi th́ c̣n ǵ để chơi. C̣n một số đầu trâu mặt ngựa khác mà từ trước trong suốt quá tŕnh cải tạo không khi nào gặp, đó là ở chung với tù h́nh sự, mà lại là tù h́nh sự do VNCH giam tại Côn Sơn, nay chuyển về đây để ở chung với chúng tôi. Có tên là kẻ sát nhân trong quân ngủ trước kia, chỉ v́ đánh bài lận rồi đánh chết đồng đội, hay những tội ác động trời. Thật là đáng sợ khi phải ở chung với họ. Lúc nào họ cũng có vũ khí giết người mà họ gọi là để pḥng thân. Có anh nằm một gốc sạp phải bằng ba lần chiếu người khác, chỉ v́ không ai giám nằm gần anh. Anh nằm trên sạp trên, nếu ai bất thần tḥ đầu lên mà anh chưa được báo trước th́ sẽ thấy dao kè cổ khi vừa lú đầu lên. Cái phản xạ tự nhiên sau nhiều năm phải sống trong cảnh mạnh th́ sống, yếu th́ chết trong tù đă rèn luyện con người họ như thế đấy. Sống chung với họ đă khiếp rồi, nếu phải dẩn họ đi lao động, cắt công việc cho họ làm, đó là điều không có đội trưởng nào muốn cả. V́ vậy, có một ngày, không hẹn nhau, tù chính trị như chúng tôi đây cho chúng một bài học, đánh cho nhừ tử, đánh cho gần chết mà không giám kêu ca ǵ nữa. Cán bộ trại điều tra cũng không khai là ai đánh họ.

Không Quân vẫn giữ truyền thống tốt, giúp đỡ, đoàn kết lẫn nhau, có thể nói là t́nh quân chủng nổi bật làm các quân binh chủng khác phải ganh tị. Khi "Tâm Gị" bị sạn thận, th́ KQ cũng khuyên góp tiền và xin thầy chữa bằng thuốc Nam cho anh, khi tất cả thuốc Tây đều không mua được. Đó là trong trại Z30A. C̣n ra Z30C th́ có một anh bị suy nhược, tuy bề ngoài c̣n đi đứng được, nhưng không biết ngày nào anh đứt hơi, nên chúng tôi cũng khuyên góp tiền để anh tẩm bổ. B́nh thường th́ các ngày lễ KQ, chúng tôi đều ngồi chung với nhau, ăn hủ tiếu, bún ḅ, …do đại đầu bếp Vơ Ư đứng thầu, nhưng khi thăm nuôi, ai có vui th́ cũng mời nhau dự một tiệc trà chung. Năm ấy, 1987, vào ngày lễ Không Quân, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên có một tù mới, mới v́ mặt c̣n trẻ so với chúng tôi, mới v́ không phải là sĩ quan mà cũng vào tù, mới là vào tù khi chúng tôi chuẩn bị về…"Sao? Tự khai đi chứ, không lẽ đợi các ông tra khảo mới nói à!" Thế là anh kể.

"Em là Trung sĩ, đệ tử của ông Thôn tại BTLKQ. Sau tháng 4-1975, em về Mỹ Tho làm ăn với gia đ́nh. Thật là khó sống với bọn chúng. Cái ǵ cũng chèn ép, hăm dọa, khám xét tối ngày. Không làm ǵ mà moi riết rồi cũng có chỗ chúng kết tội ḿnh. V́ vậy, một ngày nọ, có anh cựu Trung Uùy Hải Quân vừa ra tù chẳng bao lâu, anh rủ ren tôi gia nhập lực lượng phục quốc tại vùng này, tên gọi Sư Đoàn Tiền Giang. Tôi vào liền, chẳng cần suy nghĩ ǵ nữa. Vào tổ chức này th́ chưa hoạt động ǵ cả, v́ bảo quân số c̣n thiếu, trang bị c̣n kém, nên cứ nằm im mà chờ lệnh. Có hôm anh phát cho tôi một bản đồ tỉnh Tiền Giang, loại bản đồ quân sự trước đây đă được quân đội VNCH sử dụng và bảo tôi quản lư cho tốt. Chừng một tháng sau, anh giao cho tôi một súng Colt-.45, và cũng chỉ tôi tháo ráp, vô dầu mỡ, và bảo quản cho tốt, nhất là chỉ có một gắp 7 viên đạn mà thôi. Ba tháng sau, anh đến cho tôi biết sẽ có một cuộc họp ra mắt Sư Đoàn Tiền Giang với Thượng Cấp, nên hẹn nhau đúng ngày gặp nhau ở một địa điểm gần Trung Lương, vào lúc 8 giờ tối. Khi mọi người tề tựu đông đủ để chào đón Thượng Cấp th́ Công An áp vào bắt trọn ổ, với đầy đủ tang vật. V́ thế nên vào tù với các ông, ngoài tôi, trong trại A có thêm một Trung Uùy Quân Cảnh Không Quân."

Đó là công tác làm sạch xă hội của bọn CS. Làm bất cứ điều ǵ, bảo đảm đạt kết quả là tốt. Rất nhiều thanh niên hết sức bất măn dưới gông cùm của chế độ hà khắc, hay chụp mũ người ta, quét nhà ra rác, làm mọi cách để kết tội và nhốt; và chủ trương "thà nhốt lầm hơn tha lầm". Tổ chức Sư Đoàn Tiền Giang là để dụ dỗ ai c̣n máu nóng, muốn đứng lên trả thù, th́ CS giúp một tay để đưa vào tù cho gọn.

Khi tôi về Tiền Giang để cư ngụ sau khi được tha, khi đó, không c̣n chế độ quản chế, v́ lệnh của Bộ Nội Vụ, không biết v́ lư do ǵ. Tôi ở trong ruộng cùng với gia đ́nh. Ba tháng hai lần, hai người thuộc Cục Phản Gián đến thăm tôi. Họ thường hỏi tôi, tại sao không ở Saigon, mà bán nhà trên đó để về Tiền Giang(trước đây là Định Tường, hay Mỹ Tho) mà ở. Tôi bảo họ là "v́ vợ con không biết làm ǵ để sống ở Saigon". Họ lại hỏi "về Mỹ Tho sao không ở nhà cha mẹ ở thị xă, tại sao về ruộng mà ở?". Tôi bảo là "nhà mẹ tôi ngoài thị xă đă bị tịch thu làm nhà thương rồi, mà vợ con tôi ở Mỹ Tho đâu biết buôn bán ǵ?" Thế rồi, cứ kỳ này gặt lúa, chú "phản gián" hẹn tôi, lúa trổ đồng đồng sẽ lên thăm. Có một hôm, có một anh tuổi trạc chúng tôi, đến gạ gẫm với tôi. Anh bảo anh là lính Tây thời trước, sau th́ chuyển vào quân đội VNCH, bây giờ sống ở đây, nhưng chẳng khi nào giám nói chuyện với ai cả. Nay có ông về đây ở, có ǵ cứ chỉ bảo, đàn em sẵn sàng nghe lệnh. Tôi cười bảo:"anh làm cho ai th́ tôi không cần biết, nhưng lo cái mạng của anh đi, c̣n phần tôi, chỉ biết làm ruộng làm rẫy mà nuôi thân thôi." Nghĩa là họ cũng dùng lại "mứng" củ. Có lần chú "phản gián" lên thăm nhắc lại thắc mắc củ của chú, "tại sao tôi vào ruộng ở?" Tôi bèn phân tách cho chú ấy hiểu:

"Hết rồi, tan hàng rồi, c̣n ǵ nữa mà chơi? Chỉ có các chú trẻ, c̣n nhiều máu nóng, không biết trời cao đất rộng th́ mới điên khùng "nổi dậy", "phục quốc"… Chứ tôi th́ không. Chỉ có làm ăn chất phác mà thôi. Tại sao? V́ có ai mà giỏi như Hồ Chí Minh, mà có tài như ông ta th́ cũng phải tốn đến "30 năm mới có ngày nay", th́ nếu được một nhà lănh đạo tài t́nh như ông ấy th́ cũng mất 30 năm nhân dân gánh chịu đau khổ nữa mới mong đạt được cái ǵ. Và chừng đó, chắc ǵ cái mà muốn xây dựng lên lại chẳng là một cái chẳng ra ǵ khác. Thôi, mệt lắm, nghĩ không thôi cũng thấy chán rồi, huống chi là bảo tôi làm". Chú "phản gián" chăm chú nghe, tôi hy vọng chú hiểu, và sau này, chú không hề hỏi tôi tại sao về ruộng ở. Tôi biết là họ rất lo. V́ thế, thỉnh thoảng sai bọn du kích xă đến nhà tôi kiểm tra hộ khẩu vào giữa đêm. Trước ba người, sau hai người, lên c̣ súng nghe sướng tai hay lạnh xương sống? Nhà chỉ có một ông già và hai bà già. May là họ chỉ muốn kiểm tra chứ không cố t́nh bắt nhốt, v́ chừng đó, họ chỉ cần vu khống chụp cho cái mũ ǵ đó là xong chuyện. Có hôm, tôi ăn giỗ nhà hàng xóm, gặp một Thượng sĩ Không Quân trước làm cho Ngy Cao Nguyên. Hắn ê càng đến độ biết tôi mà không giám nh́n, v́ hắn đă bị bắt theo Sư Đoàn Tiền Giang và ở tù 5 năm. Nhưng đến ngày nay,chắc hắn cũng an ủi phần nào, v́ Mỹ đồng ư cho định cư tại Mỹ những người đă trải qua trên 3 năm tù dưới chế độ CS ở VN.

Mánh gạt người của CS dùng đi dùng lại nhiều lần, trong nước như ngoài nước. Cái chính ở ngoài nước là đô la, làm sao gạt để lấy đô la. Cái thứ là để ly gián những ai mà CS cho rằng có tài lănh đạo, phải làm cho họ thân bại danh liệt. Nói cách khác là diệt trong trứng nước những mầm móng gây hiểm họa cho chế độ của chúng. Thật là khó mà nhận ra thế nào là bị gạt. Chẳng hạn khi ta bị một người nào đó cho ta nhiều hứa hẹn để làm giàu mà ta nghĩ đi nghĩ lại chẳng cách nào có thể làm giàu như vậy được, th́ cứ tin rằng đó là gạt gẩm c̣n hơn là bước tới một bước thử thời vận. Trên xứ Mỹ này, nếu ta có thể gạt được một ngày 10 người, mỗi người chỉ $20, th́ ta đă được $200. Do đó, khi người ta bảo vào phong b́ mà được trả $1 cho 10 phong b́ đi nữa cũng là điều không thể có rồi. Đó là chuyện gần, có thể xảy ra ngay trước mắt ta. C̣n chuyện lớn hơn, tức nhiên cần đến nhiều tiền hơn, cần đánh thức lương tâm ta hơn, phải chọn những dịp tốt, những người có lương cao, và người ta chỉ cần "khích tướng", hay "hứa hẹn" trên trời dưới đất, nếu có ai tin th́ sẽ bị mắc lừa. Cứ tự hỏi ḿnh, "họ làm như vậy sẽ có lợi cho ai?" chừng đó, bạn sẽ không c̣n bị gạt nữa. Những người gạt bạn có thể là bạn rất thân của bạn, chỉ v́ họ cũng đă bị gạt rồi.

Gman



-- Việt_Nam_Quê_Hương_Ta (Viet_Nam@Quê-Hương.govt), September 09, 2004

Answers

Response to SƯ ĐOĂ€N TIỀN GIANG

Ối giờ b́nh tỉnh ,đảng ta chỉ hùng hặc nhau v́ miếng ăn thôi chứ đường lối chỉ đạo ăn cắp vẫn không thay đổi .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), September 10, 2004.

Moderation questions? read the FAQ