Bóng tối công viên

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Chủ Nhật, 12/09/2004, 13:00 (GMT+7)

Bóng tối công viên

Hai tên "cú" đang ngồi rình tại công viên Thống Nhất TTCN - Chính quyền thành phố Hà Nội vừa rót nhiều tỉ đồng để nạo vét hồ, chỉnh tranh công viên, vườn hoa... thì chính tại những nơi này các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm ... vẫn chưa được xóa sổ.

Trên mấy ghế đá ngay cổng lớn hồ Bảy Mẫu (công viên Thống Nhất, đường Lê Duẩn, Hà Nội) mấy tên “cú mèo”, “cú lợn” (từ lóng chỉ bọn rạch túi, trộm cắp) nằm quặt quẹo chờ tối. Ngày chúng ngủ như chết, mắt lờ đờ đói thuốc, nhưng ban đêm thì sắc như cú, nhìn thấu màn đêm.

Đối tượng của chúng là các đôi trai gái yêu nhau. 19g30, màn kịch mới bắt đầu: từ các cổng, từng cặp uyên ương tràn vào ghế đá, nhiều đôi ngồi bệt xuống gốc cây, bãi cỏ; lập tức một cuộc “tập kích” với hàng chục bóng đen nhảy ào ào xuống từ đỉnh tường, hàng rào sắt, rồi đứng nấp trong bóng tối, sau gốc cây để “chấm” những “điểm” hành động.

Đến tầm 21g-22g (thời điểm người tản bộ đã vãn và các cặp trai gái bắt đầu ôm hôn say đắm, thậm chí ân ái nhau ngay gốc cây, ghế đá) mới ra tay. Cách chúng tôi 100m, một cặp uyên ương đang đổ vật vào nhau. Lập tức một “cú” áp sát ngay. Hắn rón rén bò như một con thạch sùng tới gầm ghế đá mà đôi uyên ương không biết. 10 phút sau hắn rón rén bò lùi ra rồi bật dậy chạy tót về dãy tường bao với cái bóp trong tay.

Dân trộm cắp hồ Bảy Mẫu có hàng chục tên “cú” bởi đây là công viên lớn, đẹp, nhiều trai gái lui tới, địa thế vừa tiện yêu đương lại dễ trộm cắp. Đêm đêm những bóng đen lủi thủi khắp công viên như... ma trơi với những gương mặt giảo hoạt làm nhiều người hoảng. Lai lịch của “cú” có hai loại: dân nghiện khát tiền mua “hàng” và dân trộm cắp chuyên nghiệp cần tiền sống qua ngày. Đêm nào mỗi tên cũng cố gắng để kiếm kỳ được một chiếc bóp mới chịu nghỉ ngơi.

Chiếc quần mới mua của H bị bọn trộm ở công viên Thống Nhất rạch lấy bóp H. - nhân viên PR một công ty kiến trúc Pháp tại Hà Nội - bất bình: “Người yêu tôi ở khu tập thể Kim Liên nên bọn tôi thích vào đây ngồi. Nhưng cả hai lần vào đều bị bọn nó rạch túi”.

Anh Thanh ở ngõ 41, phố Đông Tác cũng bị mất chiếc ví có 2 triệu đồng và nhiều giấy tờ quan trọng. “Chính tôi bắt được tên xẻ túi nhưng vừa đuổi được mấy bước thì bị cả bọn ập tới đánh”.

Theo các nạn nhân thuật lại, bọn “cú” thường tác chiến kiểu “hội đồng” từ 5 - 10 tên, trong đó chỉ một tên áp sát “mồi”, số còn lại vờ lảng vảng đánh lạc hướng và hỗ trợ “đồng đội”. Nhiều người tận tay bắt được “cú” nấp dưới gầm ghế nhưng chỉ dám... im lặng bỏ đi bởi trong tay chúng là dao, nhíp, xilanh.

Hồ Thủ Lệ (vườn thú Hà Nội) - “thiên đường tình yêu” của những đôi sinh viên nghèo - nhiều năm nay cũng biến thành ổ tệ nạn. Ban ngày hồ khá bình yên, nhưng khi màn đêm buông xuống thì “thế lực đen” tràn vào. Thủ Lệ cũng có nhiều khoảng tối như Bảy Mẫu, rất hợp cho các đôi tình nhân tình tự nhưng cũng lại là “thánh địa” của trộm cắp, trấn lột, tiêm chích, mại dâm...

Nhiều đôi vì quá “say sưa” đã bị đám nghiện gí dao vào sườn bắt “cống” tiền. Gần đây, theo một số cặp sinh viên, đêm đêm có một nhóm cửu vạn vượt rào phía sông Tô Lịch vào đây hoạt động trấn lột. Đây cũng là ổ tiêm chích ma túy và là “nhà trọ” của dân lang thang. So với công viên Thống Nhất, hồ Thủ Lệ bí “lối thoát hiểm” hơn càng tạo cơ hội cho dân trộm cắp, nghiện ngập đe dọa tính mạng khách.

Không đâu “xã hội đen” nhiều như các hồ, vườn hoa, công viên Hà Nội. Anh Bình, ở phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy), than thở: “Vào công viên, nhìn trái nhìn phải đêçu thấy bọn móc túi”.

Cách đây hai năm, Công an Hà Nội khui được một ổ ma túy lớn tại bãi đất sau khách sạn Daewoo (phường Liễu Giai, quận Ba Đình). Nhiều con nghiện, “bố già” bị tóm. Giờ đây, một “chợ” ma túy khác lại âm thầm mọc lên nhưng chuyển địa bàn hoạt động sang hồ Ngọc Khánh (cách sào huyệt cũ 300m).

Hồ Ngọc Khánh đẹp không thua hồ Giảng Võ, vừa được xây kè, thay nước, trồng cây... Buổi sáng hồ vắng, dải thềm đường Nguyễn Chí Thanh chỉ lưa thưa dăm quán trà nhưng tầm 11g-12g trưa “chợ” ma túy hiện ra chớp nhoáng. Nhiều người thấy cảnh con nghiện chích choác quá bạo e ngại bỏ đi, nhường dải cây xanh cho lũ nghiện. Những người dân sống trong khu biệt thự Ngọc Khánh than: “Cái chợ ma túy này chỉ mới manh nha, nhưng nếu không dẹp thì chẳng mấy chốc lại bành trướng như “chợ” ma túy hồ Thiền Quang”.

Ở Hà Nội có ba tụ điểm vui chơi giải trí từ lâu được người dân đặt tên là “nghĩa địa” nghiện, đó là hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu và hồ Thanh Nhàn. Men đoạn phố Trần Nhân Tông nối hồ Thiền Quang với Bảy Mẫu (công viên Thống Nhất) ngày nào cũng có 10 cave... kiêm chủ bán lẻ ma túy lặng lẽ hành nghề.

Buổi sáng, các ả này ra ghế đá ngồi vắt chân tô điểm môi má thong dong, nhưng ả nào cũng ém trong túi vài chục xilanh nạp sẵn thuốc. Mỗi xilanh giá 30.000-60.000 đồng. Thi thoảng chúng tôi lại thấy đám nghiện xách bát hương, vàng mã ra vệ hồ sì sụp khấn vái hương hồn các “đồng nghiệp” tử nạn do... sốc thuốc hoặc mắc AIDS giai đoạn cuối.

Hà Nội vốn đang thiếu chốn vui chơi giải trí cho các giới. Cái thú được ngồi thư giãn quanh hồ, trong công viên đang bị các loại tệ nạn tước mất!

ĐẶNG THÁI HUYỀN



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 12, 2004

Answers

Response to BĂ³ng tối cĂ´ng viên

Qua nghiên cứu về sự suy thoái đạo đức lối sống

“Nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời...”

Ông Nguyễn Trung Trực TTCN - Một đề tài nghiên cứu nóng bỏng về “Sự suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên ở TP.HCM: thực trạng - nguyên nhân và giải pháp khắc phục”.

Đây là đề tài nghiên cứu theo đặt hàng của Thành ủy TP.HCM, với mục tiêu: Nhận dạng chính xác về hiện tượng suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên ở TP để giúp Thành ủy, UBND TP có định hướng lãnh đạo phù hợp và có chủ trương nhất quán trong công tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá… cán bộ trong tình hình hiện nay, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo, sức sống và sức chiến đấu của Đảng bộ TP.HCM.

Giai đoạn một của đề tài kết thúc và đã được đánh giá nghiệm thu. Nghiên cứu này được tiếp tục triển khai giai đoạn tiếp theo, dự kiến kết thúc vào quí 1-2005. Ông Nguyễn Trung Trực - hiệu trưởng Trường Cán bộ TP.HCM, chủ nhiệm đề tài - đã trao đổi với TTCN. Ông nói:

Chúng tôi làm công tác đào tạo cán bộ công chức nhà nước. Sở dĩ chúng tôi nghiên cứu đề tài này là nghị quyết trung ương 3 (khóa VIII) đề cập vấn đề tiêu chuẩn cán bộ (phải có tài và đức, trong đó đức là gốc). Đặc biệt ở TP.HCM, việc nghiên cứu suy thoái đạo đức lối sống ở cán bộ, đảng viên là vấn đề rất cấp thiết.

Chúng tôi muốn lư giải sự suy thoái này có phải là hiện tượng mang tính qui luật hay không, đặc biệt là trong cơ chế thị trường. Đây là vấn đề bức xúc mà cuộc sống đang đặt ra, đòi hỏi các nhà lư luận và các nhà hoạt động thực tiễn phải tìm ra câu trả lời.

Hiện tượng suy thoái đạo đức lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng, đến sự nghiệp cách mạng cũng như vận mệnh đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này là cấp bách hơn bao giờ hết, nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục...

* Ông nói là “rất nghiêm trọng”?

- Qua số liệu điều tra về tình hình suy thoái đạo đức lối sống ở cán bộ, đảng viên tại TP.HCM, chúng tôi thấy đây là vấn đề không chỉ cán bộ, đảng viên quan tâm mà đông đảo người dân cũng rất chú ư. Theo đánh giá của những người được tham khảo ư kiến, đây là hiện tượng đáng báo động.

Kết quả điều tra cho thấy trên 54% số người được hỏi cho rằng sự suy thoái phẩm chất đạo đức lối sống cán bộ hiện nay là “nghiêm trọng” và “rất nghiêm trọng”. Và nếu không có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu thì việc suy thoái đạo đức lối sống ở cán bộ, đảng viên sẽ không ngừng tăng lên.

* Đây là một cuộc điều tra xã hội học khá công phu được tiến hành ở nhiều khía cạnh khác nhau? Thưa ông, ngoài đánh giá nói trên, những vấn đề nào của cán bộ, đảng viên được đặc biệt quan tâm?

- Chúng tôi thấy nổi lên 10 biêu hiện suy thoái. Cụ thể: móc ngoặc tham ô, lạm dụng chức quyền, vun vén cá nhân, lãng phí của công, quan liêu cửa quyền, bè phái, chạy chức chạy quyền, bao che, cơ hội, thiếu trách nhiệm...

* Trong 10 biểu hiện này, biểu hiện nào đáng lo ngại nhất?

- Theo tôi, tất cả biểu hiện đều đáng lo ngại. Nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời thì cán bộ sẽ biến chất, vượt qua ranh giới của đạo đức và đi đến vi phạm luật pháp.

* Cuộc nghiên cứu có xác định đâu là điểm nóng của hiện tượng suy thoái này?

- Hầu như ngành nào, chỗ nào cũng có cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là ở những nơi có nhiều quyền, nhiều tiền... Do cơ chế, luật pháp chưa chặt nên cán bộ dễ lợi dụng những kẽ hở mà làm việc xấu, dẫn đến suy thoái. Qua điều tra cũng cho thấy tệ tham ô móc ngoặc, lạm dụng chức quyền, lãng phí của công... vẫn chưa được ngăn chặn, dù các cấp lãnh đạo có cố gắng và quan tâm.

Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng những giải pháp thực hiện trong thời gian qua để ngăn chặn tình trạng suy thoái này là cần thiết nhưng chưa liên tục, chưa kiên quyết, nói như một số đồng chí cách mạng lão thành là “chưa đúng liều”. Chính nhờ hiện tượng bao che, xử lư nương tay, xử nội bộ... nên một số cán bộ, đảng viên đã lợi dụng để “thoát”.

* Như qua kết quả nghiên cứu, những cán bộ, đảng viên biến chất, suy thoái đạo đức lối sống... chủ yếu là do chính bản thân họ hay bị tác động bởi cơ chế quản lư hiện hành và hoàn cảnh xã hội hiện nay?

- Phân tích của chúng tôi cho thấy việc suy thoái đạo đức lối sống ở cán bộ, đảng viên có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Khách quan là đời sống cán bộ còn khó khăn, ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, kẻ xấu mua chuộc, chính sách cán bộ chưa hợp lư...; nhưng cũng có nguyên nhân từ cơ chế quản lư cán bộ lỏng lẻo, không phù hợp; thủ tục hành chính quá rườm rà, để cán bộ lợi dụng kẽ hở pháp luật mà hoạnh họe người dân; thiếu sự kiểm tra...

Còn về nguyên nhân chủ quan: trước hết trình độ cán bộ còn yếu kém, thể hiện ở chỗ nhận thức không đúng về xã hội, bám vào một vị trí quyền chức nào đó để kiếm chác chứ không phải để hết lòng phục vụ nhân dân.

Ngoài ra, cũng có nguyên nhân là do thiếu tu dưỡng. Có những cán bộ trình độ học vấn rất cao, có kiến thức cũng vi phạm đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật.

* “Tinh thần phục vụ nhân dân” là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng của cán bộ, đảng viên. Nhưng kết quả điều tra cho thấy sự suy thoái ở tiêu chuẩn này thuộc nhóm cao nhất. Ông nghĩ sao?

- Quan hệ sống chết với dân là bản chất của người làm cách mạng. Qua quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời bình, bản chất này vẫn là cái cốt của người cán bộ.

Cho nên mối quan hệ máu thịt với nhân dân là cần thiết và tất yếu. Nhưng do những tác động từ cơ chế thị trường, quản lư lỏng lẻo, bản thân cán bộ thiếu tu dưỡng, thiếu rèn luyện... nên bản chất này dần phai nhạt. Khi được quyền thì cảm thấy mình có quyền ban bố cho người khác, chứ không phải hành xử trên tinh thần phục vụ nhân dân làm cho nhân dân ngày càng ta thán, giảm lòng tin.

Tôi cho rằng tình trạng vô trách nhiệm của một số cán bộ công chức đối với công vụ, đối với lợi ích của nhân dân hiện đang rất đáng báo động.

* Những biểu hiện xấu của một bộ phận cán bộ, đảng viên đều được nhận dạng, thậm chí được phân tích kỹ. Nhưng tại sao chúng vẫn chưa được đẩy lùi? Ở góc độ người làm khoa học cũng như người làm công tác đào tạo cán bộ, ông lư giải điều này như thế nào?

- Cần khẳng định suy thoái đạo đức lối sống không phải xảy ra ở tất cả cán bộ, đảng viên mà chỉ ở một bộ phận nhất định. Nhưng cũng phải nhìn nhận bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống đó là không nhỏ. Đảng cũng thấy, các cấp lãnh đạo cũng thấy, chính việc xa rời nhân dân là nguy cơ nên cũng kiên quyết làm trong sạch bộ máy và đội ngũ... Song đây là việc không thể giải quyết một ngày một buổi.

* Nhóm nghiên cứu có những nhận xét gì về đội ngũ công chức trẻ?

- Hiện nay chúng ta đang chú ư đến việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ, chọn những người ưu tú để đào tạo, bồi dưỡng. Trong quá trình làm việc tại cơ sở nếu được xã hội thừa nhận thì tiếp tục đào tạo phát triển thành cán bộ chủ chốt trong tương lai.

Đây là hướng đi phù hợp. Riêng tôi cho rằng đội ngũ cán bộ trẻ còn trong sáng. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không bị suy thoái đạo đức nếu chúng ta không chú ư bồi dưỡng và rèn luyện ngay từ đầu.

* Nhiều ư kiến cho rằng do lương của cán bộ còn thấp quá nên họ dễ bị hư hỏng, bị cám dỗ, bị mua chuộc... Theo ông thì sao?

- Cần nhìn nhận vấn đề ở góc độ: những cán bộ vi phạm pháp luật, suy thoái đạo đức lối sống thường không phải là những người nghèo, thiếu thốn. Và lòng tham thì không từ một ai. Khi chúng ta lỏng lẻo và khi có điều kiện thì lòng tham sẽ phát triển.

Thật ra lương là yếu tố cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyết định. Có người rất nghèo nhưng sống rất trong sạch. Một anh tài xế taxi nhặt được tiền vẫn đem trả cho khách. Nếu từng cán bộ, đảng viên khi làm điều xấu thấy nhục, thấy xấu hổ, thấy thẹn với lương tâm... tự người ta sẽ không làm.

* Khi bắt tay thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu muốn tìm lời giải cho câu hỏi “hiện tượng suy thoái đạo đức ở cán bộ, đảng viên có phải là hiện tượng mang tính qui luật?”. Đến thời điểm này nhóm đã lư giải được câu hỏi này chưa?

- Chúng tôi vẫn chưa kết luận được cụ thể. Song qua nghiên cứu, tôi cho rằng đây là hiện tượng xã hội. Sự suy thoái đạo đức lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên gần như lặp đi lặp lại ở từng con người cũng như ở từng thời điểm. Ở góc độ nào đó có thể coi đây là hiện tượng mang tính qui luật.

* Là người làm công tác đào tạo cán bộ, ông nghĩ gì khi một cán bộ là học trò của mình vi phạm pháp luật?

- Người mình dạy, sản phẩm do mình tạo ra mà không hoàn chỉnh, thậm chí còn là phế phẩm nữa thì làm sao không buồn, không xót xa cho được. Khi thấy một người học trò vi phạm pháp luật hay bị một hình thức kỷ luật nào đó..., những người làm công tác đào tạo cán bộ như chúng tôi cũng cảm thấy xấu hổ.

QUỐC THANH



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 12, 2004.


Response to BĂ³ng tối cĂ´ng viên

Xóm "chạy thận"

Nỗi buồn của Công

TTCN - Những dãy nhà ổ chuột lụp xụp và ẩm thấp nằm sâu trong ngõ Cột Cờ, đối diện Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), là nơi cư ngụ lâu nay của rất nhiều bệnh nhân bị suy thận cấp ở giai đoạn cuối đang phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.

Mỗi người mỗi quê, mỗi cảnh nhưng điểm chung của họ là phải hằng ngày, hằng giờ bươn chải kiếm tiền để giành sự sống ngắn ngủi

Học rất giỏi, ai cũng nghĩ Nguyễn Hồng Công sẽ có một tương lai sáng sủa. Thế nhưng tất cả đều đảo lộn khi cô được bệnh viện thông báo mình bị mắc bệnh suy thận cấp ở giai đoạn cuối. Kể từ đó một cuộc chiến giành lại sự sống bắt đầu với cô gái trẻ này. Quê ở Bắc Giang, sinh ra mà không biết mặt bố mình, bởi ông đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 khi cô mới ba tháng tuổi.

Bệnh tật đã khiến Công trở thành một trong những “công dân” của xóm chạy thận bảy năm qua. Căn bệnh mà cô và hàng chục người trong xóm chạy thận mắc phải được xem là bệnh của nhà giàu vì việc điều trị hết sức tốn kém. Mỗi bệnh nhân phải đến bệnh viện lọc máu 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài ba tiếng đồng hồ nhằm duy trì sự sống. Bệnh nhân nào có thẻ bảo hiểm y tế thì còn đỡ, nếu không phải mất 300.000 đồng cho một lần chạy thận.

Công may mắn hơn “làng xóm” vì cô có thẻ bảo hiểm y tế, song vẫn phải mua những loại thuốc thiết yếu cho việc chạy thận như thuốc trợ tim, tiêu độc, hạ áp... mỗi ngày không dưới 30.000 đồng. Hằng tháng cô phải trả 300.000 đồng cho một phòng trọ ọp ẹp, chưa kể vô số những khoản chi lặt vặt khác.

Dãy nhà trọ của những bệnh nhân trong xóm "chạy thận" Từ ngày mắc bệnh, gia đình cô đã phải bán hết nhà cửa, vật dụng trong nhà và đưa nhau về quê ngoại sống. Mẹ cô phải đi vay mượn của họ hàng, bạn bè và ngân hàng để có tiền chữa bệnh cho con gái mình. Những ngày ở trọ để chữa bệnh, Công đã thử đi bán bánh mì nhưng sức khỏe của cô không cho phép. Công chuyển sang nhận chăm sóc bệnh nhân thuê ngay tại khoa thận nhân tạo, mỗi ngày được 12.000 đồng để có tiền trang trải hằng ngày.

Những dãy nhà lụp xụp mà Công ở trọ cũng là nơi cư ngụ của gần 100 gia đình bệnh nhân chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai. Có một gia đình mà xóm chạy thận xem như một tấm gương để noi theo, đó là trường hợp của hai bố con ông Hiệu - quê ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Người con trai của ông tên Hùng đã mắc bệnh suy thận cấp hồi còn học lớp 7, nay đã được 10 năm rồi. Số tiền chữa trị cho con quá lớn đã khiến mọi đồ đạc trong nhà ông lần lượt ra đi. Hai bố con ông phải làm đủ thứ nghề để có tiền chữa bệnh và sống. Mọi người thường gọi ông Hiệu là “ông phích” bởi mỗi ngày ông nấu đến 50-100 phích nước sôi đem bán cho những bệnh nhân trong Bệnh viện Bạch Mai với giá 500 đồng/phích.

Lúc đầu ông Hiệu bị bảo vệ bệnh viện xua đuổi nhưng về sau thông cảm cho hoàn cảnh cùng cực của hai bố con, họ đã châm chước cho ông được bán hàng trong khuôn viên của bệnh viện. Rồi ông làm thêm đủ thứ từ bán kem, sửa xe, chăm sóc bệnh nhân thuê, dọn vệ sinh trong viện... cốt có tiền chạy thận cho con. Còn người con trai bệnh tật của ông thì được một người cùng ngõ thương tình cho làm gia công bút bi kim, mỗi tháng kiếm được vài trăm ngàn đồng.

Ông Hiệu cho biết: “Tôi sống ở xóm chạy thận này 10 năm rồi, ai mắc phải căn bệnh này giàu rồi cũng thành nghèo cả. Bệnh tình của con tôi thì vẫn thế”.

Trong xóm chạy thận này cứ thỉnh thoảng lại có người rời trần thế ra đi. Mới đây là chị Hạnh, quê ở Thái Bình, sau gần hai năm chữa chạy hết tiền đành về quê chờ ngày “gửi xác”.

Tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai hiện nay có trên 500 bệnh nhân chạy thận, trong đó đa số là bệnh nhân nghèo chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Nhằm hôé trợ phần nào cho bệnh nhân nghèo, Bệnh viện Bạch Mai đã cố gắng giảm từ mức 300.000 đôçng xuống 150.000 đồng/lần chạy thận cho những người không có thẻ bảo hiểm có hoàn cảnh khó khăn (100.000 đồng/lần cho bệnh nhân nghèo và quá nghèo).

Rõ ràng đây là một khoản kinh phí khổng lồ nằm ngoài tầm tay của nhiều gia đình có người mắc căn bệnh này. Bởi để duy trì sự sống, mỗi tháng bệnh nhân cần phải chạy thận 13 lần, mỗi lần 300.000 đồng, đó là chưa kể tiền thuốc bổ trợ, tiền trọ, tiền ăn...

Đây là bệnh mãn tính kéo dài đến cuối cuộc đời người bệnh, tức là số tiền tốn kém phải tính theo đơn vị hàng trăm triệu đồng. Với những người dân trong xóm chạy thận, cuộc sống của họ không có phép mầu...

NGUYỄN NGỌC TÚ



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 12, 2004.


Response to BĂ³ng tối cĂ´ng viên

Anh BacLieu kiem dau ra cai bai nay hay day! Ne. Phai anh la dan Bac lieu thiet khong? Tui nho co lan dia BacLieu an com thit chuot dong nuong thom toi gio con them! BacLieu dat bac dat vang - dan tinh rong rai hao phong! Tui di vuot bien tu cho do o nho may tuan 1 ng quen so. Tuy ngheo ma lo cho anh em toi ben luon. Nghi lai ma thuong dat BacLieu!

---

Cai vu cong ty Hai Ngon nay Hanoi co tu lau roi! Do la nho su giao duc cua Dang ma nguoi dan Bac som thanh con nguoi moi XHCN - mo mieng ra la vang ra toan Dm voi CUt voi dai - ho ra la chom. Nho lai vo kich cua Nha nuoc "Nu Hoang Chom" co noi 1 cau hay lam: - An cap tri tue hon 'chom'! Nghia la tren bao Dang noi "An cap cua cong" cho khong noi "chom cua cong". Ma an cap cua cong thi dong nghia voi an cap bac trieu bac ty - cho nen nguoi biet an cap so lon tien bac phai co tri tue. Con dan moc tui chi la 'chom' - khong co tri tue!

--> Ket luan: Dang ta that la 'tri tue'!

-- (hailua@vnn.net.vn), September 13, 2004.


Response to BĂłng tối cĂ´ng viên

ihihhi ..tui dân baclieu thu thiet ddo´ nhung tui sanh ra o nuoc ngoai ve que ngoai baclieu dde hoc tieng viet tui thuong baclieu va mien tay lam dan gian di ,hien hoa ,chan that choi thi choi xa~ lang sang ve som ihihihi ong anh 2 cua ba ngoai tui nam nay 83 tuoi rui` ..... ong van con nhâu ...ddi de^ may ba gia hang xom....va cu cuoi kha` kha` suot ngay` ....nguoi baclieu vui .

baclieu nang bui mu*a sinh duoi song ca´ cho^t tre^n bo*` tieû` chaû

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 13, 2004.


Moderation questions? read the FAQ