Các bài tin tức và b́nh luận từ các trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (13-09-2004)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Đại sứ Mỹ Burghardt tạm biệt Việt Nam 09 Tháng 9 2004

- Cập nhật 12h31 GMT - Lê Quỳnh - Ban Việt ngữ đài BBC

Vào ngày 10-9, theo dự kiến, tân đại sứ Hoa Kỳ, Michael W. Marine, sẽ đến Hà Nội nhận nhiệm sở.

Ông sẽ thay thế đại sứ Raymond Burghardt, người vừa chấm dứt nhiệm ḱ của ḿnh tại Việt Nam.

Được biết, ông Raymond Burghardt sẽ sang làm việc tại Trung tâm Đông - Tây, một tổ chức nghiên cứu về châu Á đặt trụ sở ở Hawaii.

Gắn bó với Việt Nam Ông Raymond Burghardt là một người có nhiều duyên nợ với Việt Nam.

Ông bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của ḿnh với công tác Phụ trách các Vấn đề về Tị nạn của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (AID) tại tỉnh Gia Định (1970-1971).

Sau đó, ông trở thành Quan chức Chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài G̣n (1971-1973).

Khi sang Hồng Kông phục vụ (1977 - 1980), ông đă phụ trách các vấn đề về người Việt tị nạn tại đây.

Năm 1982, ông là thành viên trong phái đoàn đầu tiên của Chính phủ Mỹ sang Hà Nội để thương thuyết về giải pháp cho vấn đề người Mỹ mất tích (MIA).

Là một chuyên gia về châu Á lâu năm, ông Burghardt trở thành Tổng Lănh sự của Hoa Kỳ tại Thượng Hải (1997-1999).

Từ năm 1999 đến 2001, ông làm Giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan trước khi được cử sang Việt Nam cuối năm 2001.

Ông Raymond Burghardt đến Việt Nam sau sự kiện kư thỏa ước thương mại song phương Việt – Mỹ và đă đối diện với những khó khăn quanh vấn đề kinh tế này.

Và theo nhiều quan sát, th́ ông đă đề đạt quyền lợi của Việt Nam tại Washington và đại diện quyền lợi của Mỹ ở Hà Nội một cách hiệu quả.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện quốc pḥng Úc ở Canberra, nói cả về kinh tế lẫn chính trị, ông Burghardt đă có những thành tựu:

"Về khía cạnh kinh tế, tôi nghĩ ông đă nhận được điểm cao. Nhưng quan trọng hơn nữa, nhiệm ḱ của ông đă chứng kiến sự phát triển mang tính chiến lược trong quan hệ quân sự giữa hai nước, ví dụ như chuyến thăm của bộ trưởng quốc pḥng Phạm Văn Trà tới Washington."

'Quan hệ mở rộng'

Trong buổi tiệc tiễn ông do Pḥng thương mại Mỹ tổ chức ở TP. HCM ngày 30-8, ông Raymond Burghardt có bài phát biểu nói rằng quan hệ Việt - Mỹ đă mở rộng và sâu sắc hơn.

Một loạt các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước đă diễn ra, mặc dù đa số là các chuyến đi đến Mỹ.

Ông Burghardt nói các cuộc gặp "mang tính chiến lược" giữa phó thủ tướng Vũ Khoan với ngoại trưởng Colin Powell và cố vấn an ninh quốc gia Condoleeza Rice chứng tỏ sự tiến bộ trong quan hệ.

Các dự án tài trợ nhân đạo cũng gia tăng, với việc Mỹ trở thành nhà tài trợ song phương lớn nhất cho các dự án HIV / AIDS.

Mỹ cũng đă dành nhiều tiền cho các dự án giáo dục, như chương tŕnh Fullbright và quỹ giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation).

Theo ông Burghardt, quan hệ hai nước đă bị ảnh hưởng v́ các nhóm gây áp lực mà quyền lợi thường đối nghịch nhau. Nếu anh giúp một nhóm được vui ḷng, anh sẽ làm các nhóm khác bất măn.

Bên cạnh đó c̣n là các khác biệt quan điểm trong vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Nh́n về tương lai, ông Burghardt nói hiện mức độ hợp tác trong các vấn đề chính trị c̣n ở mức thấp.

Nhưng ông tỏ ra lạc quan, cho rằng Hoa Kỳ và Việt Nam hiện không có xung đột mang tính chiến lược.

Đến từ Trung Quốc

Tân đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael W Marine, từng đảm trách chức vụ Phó đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh từ tháng Chín năm 2000.

Ông Marine và Burghardt thuộc cùng một thế hệ. Khác với Burghardt, ông Michael W. Marine từng phục vụ trong quân đội (thủy quân lục chiến) và lên đến chức đại úy.

Nhưng cả hai người đều là nhà ngoại giao chuyên nghiệp từng phục vụ ở Trung Quốc. Ông Marine làm việc tại Bắc Kinh, trong lúc ông Burghardt phục vụ tại Thượng Hải.

Và có lẽ không phải ngẫu nhiên mà cả hai vị đại sứ tại Việt Nam đều có cùng kinh nghiệm làm việc ở Trung Quốc, theo lời giáo sư Carl Thayer:

“Làm thế nào anh t́m được một đại sứ để hiểu một đất nước cộng sản đang trải qua chuyển đổi kinh tế? Nếu gửi họ đến Hà Nội, người ta có thể t́m người tại Trung Quốc, nơi cải cách đă diễn ra sớm hơn và có biến đổi chính trị tương tự như ở Việt Nam." Một điều đáng lưu ư là nhiệm ḱ của một đại sứ chỉ kéo dài bằng nhiệm ḱ của tổng thống đương nhiệm.

Điều này có nghĩa là nếu có sự thay đổi ở Washington, tất cả các đại sứ Mỹ sẽ nộp đơn từ chức và chờ quyết định mới của tân tổng thống, người có thể giữ nguyên hoặc thay đổi các bổ nhiệm trước đó.

-----------------------------

Bước lùi của Việt Nam trên ngành truyền thông quốc tế

RFA - 2004-09-09 - Thanh Quang

Việt Nam gây trở ngại cho hoạt động truyền thông ngay trong ngày đầu của tiến tŕnh hội họp Á-Âu đă gây nhiều phản ứng. Hôm thứ Ba, khi Diễn Đàn Nhân Dân ASEM 5 bắt đầu khai mạc tại Hà Nội, ban tổ chức viện cớ hội trường không đủ chỗ và ngăn cản hầu hết phóng viên báo chí trong và ngoài nước vào tường thuật cuộc hội thảo chủ đề “Báo chí và Dân chủ” vốn là một trong nhiều cuộc hội thảo diễn ra trong 3 ngày làm việc của Diễn đàn. Diễn đàn Nhân dân ASEM 5 thuộc Hội Nghị Á-Âu, gọi tắt là ASEM, mà phiên họp thượng đỉnh sẽ diễn ra vào 2 ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 10 sắp tới, quy tụ trên 40 lănh tụ Á-Âu.

Tổ chức phi chính phủ Friedrich Ebert của Đức cảnh cáo ban tổ chức rằng hành động như thế sẽ phương hại tới uy tín Việt Nam.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người có trụ sở tại Paris cũng lên tiếng. Chủ tịch Ủy ban, ông Vơ Văn Ái, lưu ư về các khía cạnh nhân quyền, tôn giáo.

Đặc biệt Tờ The Nation của Thái Lan có bài than phiền về hành động hạn chế tự do báo chí của Việt Nam, cho rằng đây là một bước lùi khiến ảnh hưởng tới vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo bài báo, mặc dù Việt Nam đă đạt tiến bộ đáng kể từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới hồi giữa thập niên 80, rồi gia nhập khối ASEAN cùng các khối kinh tế quan trọng khác, cũng như b́nh thường hóa bang giao với tất cả các nước, kể cả nước cựu thù Hoa Kỳ, nhưng diễn tiến kinh tế của Việt Nam không tương xứng với cải cách chính trị; Hà Nội vẫn tiếp tục theo đỗi những định kiến lỗi thời, cứng nhắc và không công nhận vai tṛ quan trọng của truyền thông.

Việt Nam lần đầu tiên đứng ra tổ chức ASEM, và cũng đă thỏa thuận tổ chức trong tuần này một loạt những cuộc hội thảo qua Diễn đàn Nhân dân Á-Âu như vừa nói, bao gồm các đề tài như hoà b́nh, an ninh, dân chủ, nhân quyền; Liên hiệp Châu Âu, nhiều nước ASEAN và các tổ chức xă hội dân sự hoan nghênh thỏa thuận đó của Việt Nam, cho rằng điều này phản ảnh sự cởi mở của nhà cầm quyền Hà Nội.

Nhưng, theo tờ The Nation, hành động ngăn cản giới truyền thông vừa rồi đă làm lu mở h́nh ảnh của Việt Nam. Bài báo thắc mắc là không hiểu tại sao Hà Nội lại hành động như vậy, v́ đối xử với báo giới như thế ngay trước khi diễn ra Thượng đỉnh quốc tế quan trọng ASEM quả là một sự lạc điệu.

Bài báo đề nghị Việt Nam phải học cách thích ứng với bối cảnh thế giới hiện giờ, cho phép giới truyền thông tường thuật trung thực các khía cạnh tích cực và tiêu cực của Việt Nam ngày nay và để cho độc giả hay thính giả tự xét đóan những bài tường thuật ấy. Theo tờ báo th́ hành động vừa rồi của Hà Nội chỉ gặp phản tác dụng mà thôi, nhất là hội nghị ASEM là dịp mà cả thế giới lại chú trọng tới Việt Nam.

Vả lại, trong thời đại toàn cầu hóa, không nước nào có thể ngăn chận được luồng thông tin đến với người dân. Bài báo nhận xét tiếp, nhà cầm quyền Việt Nam xem chừng như lo sợ những bài tường thuật tiêu cực xuất hiện, nếu để cho các kư giả hoàn toàn tự do viết về Việt Nam. Nhưng, vẫn theo bài báo, nếu tin tức hiện giờ phát xuất tư Việt Nam có bao hàm một sự xét đóan nào, th́ giới truyền làm điều tốt nhiều hơn là gây phương hại, nên Việt Nam cần dễ dăi cho hoạt động của báo giới nhân dịp này.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 13, 2004

Answers

Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (13-09-2004)

Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam 2004 Đă Chính Thức Được Giới Thiệu Tại Thượng Viện

Trich tu Y Kien -Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV)

Washington ngày 10 tháng 9, 2004

Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback (R-Kansas) cùng với 3 TNS Elizabeth Dole (R-NC), Jeff Sessions (R-AL) và John Cornyn (R-TX) đă giới thiệu dự luật nhần quyền cho Việt Nam 2004 tại Thượng viện.

TNS Sam Brownback cho biết sở dĩ dự luật được giới thiệu v́ đă có nhiều điều đáng quan ngại trong vấn đề đồng bào thiểu số, tự do tôn giáo và phong trào dân chủ tại Việt Nam.

TNS khẳng định: “Thương ước Việt Mỹ phải được xây trên căn bản giá trị và nguyên tắc mà thương mại cũng như nhân quyền phải bổ khuyết cho nhau. Mặc dù thương ước Việt Mỹ đă kư từ năm 2001, nhưng mức độ nhân quyền dưới chế độ CS vẫn c̣n qua tồi tệ. Chính phủ Việt Nam đă hoàn toàn lợi dụng lợi ích của nền giao thương với Hoa Kỳ cùng lúc lại đàn áp những tiếng nói độc lập can đăm đ̣i hỏi dân chủ và nhân quyền tại nước này.”

Ông cũng cho biết dự luật sẽ hạn chế số lượng viện trợ không nhân đạo nếu chính quyền VN không thăng tiến nhân quyền. Dự luật tài trợ thêm cho đài Tiếng Nói Á Châu để phá sự ngăn chặn phát sóng về VN. Ông cũng nhấn mạnh dự luật không ảnh hưởng ǵ đến những viện trợ nhân đạo, viện trợ ngăn ngừa bệnh Aids cũng như chương tŕnh POW-MIA

Ông cũng cho các đồng viện biết, Việt Nam đă bị Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ nhiều lần đề nghị đưa vào danh sách quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC).

Cộng đồng VN hải ngoại chỉ c̣n không quá 20 ngày để vận động dự luật v́ có thể Thượng Viện sẽ bải khóa kể từ ngày 1 tháng 10 cho đến cuối năm để lo vấn đề bầu cử.

Theo Bà Ngô Thị Hiền, Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam cho biết hiện có một số TNS hứa sẽ đồng bảo trợ dự luật sau khi dự luật được chính thức ghi danh. Tuy nhiên trở ngại quan trọng đang ở trong tay TNS Richard Lugar (R-IN) là Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao. Ôntg Lugar không cần cầm giữ đạo luật, nhưng chỉ cần viện cớ Ủy Ban quá bận để không sắp lịch tŕnh bỏ phiếu cho dự luật tại Ủy Ban là dự luật gặp khó khăn.

Hiện đang có một số người trẻ tại Indiana đang hết ḷng vận động TNS Lugar về dự luật trên.

Trong giai đoạn khẩn trương này, xin quư đồng hương vào website của UBTDTG/VN: www.tudotongiao.org lấy thư mẫu gởi cho hai TNS tiểu bang ḿnh cư ngụ và TNS Richard Lugar (R-IN) th́ dự luật nhân quyền cho VN 2004 mới hy vọng được thông qua.

----------------------------

Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback (R-Kansas)Giới Thiệu Dự Luật Nhân Quyền Với Các Đồng Viện tại Thượng Viện

Washgington ngày 23 tháng 7, 2004

Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback, chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái B́nh Dương đă gởi lá thư " Dear Colleage" giới thiệu dự luật Nhân quyền Cho Việt Nam 2004 đến các đồng viện, yêu cầu họ cùng bảo trợ dự luật này.

Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng cho sự sống c̣n của dự luật tại thượng viện kỳ này. Ước mong quí đồng hương hết ḷng vận động bằng cách gởi hoặc fax thư thỉnh nguyện hay gọi điện thoại cho văn pḥng các TNS của tiểu bang ḿnh; yêu cầu các vị này đồng bảo trợ (co-sponsor) dự luật nhân quyền cho Việt Nam 2004.

Xin quí vị vào website: www.tudotongiao.org vào phần: "thư gởi TNS" chúng tôi có sẳn thư mẫu cũng như chỉ dẫn cách t́m tên TNS của tiểu bang; cách điền thỉnh nguyện thư, số điện thoại, số fax và địa chỉ của các TNS.

Cuối bài này, chúng tôi cũng xin đính kèm lá thư mẫu để quí vị tùy nghi xử dụng.

Địa chỉ của các TNS đều giống nhau:

Honorable ....(tên TNS)

US Senate

Washington DC 20510

Giai đoạn xin "đồng bảo trợ" thường rất ngắn. Ước mong quí vị hết ḷng vận động để dự luật nhân quyền cho Việt Nam được thành công trước năm 2004; v́ nếu không gặt hái kết quả lần này, chúng ta lại phải bắt đầu trở lại bằng con số không cho năm 2005!

Dự luật cho Việt Nam 2004 được đưa qua Thượng Viện lần này khác với h́nh thức của lần trước.

Trong năm 2001, khi dự luật HR-2833 thông qua tại Hạ Viện ngày 6 tháng 9, 2001, liền sau đó ngày 10 tháng 9, 2001 dự luật đă được dân biểu tác giả Chris Smith đưa lên thượng viện qua tiểu ban Đông Á và Thái B́nh Dương. DB Smith đă đưa dự luật lên thượng viện bằng cách này v́ những lư do sau:

· đây là cách thông thường

· v́ nội dung nên dự luật phải qua ngả tiểu ban Đông Á và Thái B́nh Dương

· không ai ngờ TNS John Kerry "Block" dự luật, v́ trước đó ông chưa hề lên tiếng phản đối dự luật. Vả lại hành động "block" dự luật hoàn toàn thiếu tinh thần dân chủ. Rất hiếm khi các TNS áp dụng quyền hạn này.

· Tại thời điểm đó, DLNQ/VN chưa mấy người biết, nên khó t́m một TNS đồng ư đứng mũi chịu sào giới thiệu DL cho các đồng viện như TNS Brownback đang giúp đở chúng ta hiện nay.

Ở thời điểm này TNS Sam Brownback đứng vào vị trí quyền lực của TNS John Kerry: Chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái B́nh Dương và là một người rất đồng quan điểm tự do tôn giáo và nhân quyền với DB Chris Smith. Đây là một lợi điểm cho cộng đồng người Việt của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta lại gặp một trở ngại khác to lớn hơn: Người lên tiếng có thể "block" dự luật 2004 không phải chỉ có một mà có đến 4 vị:

· TNS Richard Lugar (R- Indiana)

· TNS Joe Biden (ĐDelaware)

· TNS John MacCain (R- Arizona)

· TNS John Kerry (ĐMassachusetts)

Đặc biệt TNS Lugar và Biden là chủ tịch và phó chủ tịch ủy ban Ngoại Giao, vai tṛ cao hơn TNS Brownback. Do đó, nếu chúng ta không khéo vận động, dự luật sẽ khó sống c̣n trước ủy ban này, trước khi được đưa ra phiên khoáng đại để bỏ phiếu!

V́ những lư do đặc biệt trên, cùng kinh nghiệm năm 2001, chúng ta phải t́m một con đường an toàn hơn. V́ vậy, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam đă đề nghị và may mắn được TNS Brownback đồng ư đưa dự luật bằng cách sau:

· giới thiệu DLNQ/VN như là bản riêng tại thượng viện mà TNS Brownback là tác giả cùng các đồng viện và yêu cầu các TNS kư tên đồng bảo trợ dự luật.

· sau khi dự luật được một số lớn TNS đồng bảo trợ, TNS Brownback mới đăng kư dự luật chính thức tại thượng viện Việc DLNQ/VN có được sống c̣n để được đem ra bỏ phiếu tại phiên khoáng đại thượng viện tùy thuộc vào sự vận động của quí đồng hương trong giai đoạn nàỵ Nếu chúng ta ồ ạt gởi thỉnh nguyện thư đến các văn pḥng TNS của mỗi chúng ta, để dự luật đạt được chừng 20, 30 TNS bảo trợ, th́ dự luật có nhiều cơ may sẽ sống vững v́ các TNS chống đối sẽ ngại không cầm giữ dự luật; nhờ đó dự luật sẽ thông qua tại thượng viện. Bằng ngược lại nếu số TNS yểm trợ quá ít ỏi th́ dự luật có thể sẽ cùng số phận với 2001: bị "block" trước khi được đưa ra phiên khoáng đại thượng viện.

Trong tinh thần "v́ nhân quyền cho Việt Nam" ước ao quí vị gọi điện thoại, fax hoặc gởi thư thỉnh nguyện đến các vị TNS của ḿnh càng sớm càng tốt v́ thời gian cho giai đoạn t́m bảo trợ thường chỉ dài khoảng một tuần lễ mà thôi. Xin quí vị làm giúp cho những người trong gia đ́nh, cũng như những bạn bè không biết cách xử dụng computer, để thật nhiều thư thỉnh nguyện đến các TNS, khiến các vị cảm thấy cần thiết phải giúp chúng ta.

Mọi thắc mắc xin gởi về:

UBTDTG/VN
PO. Box 342111
Bethesda, MD 20827
(301) 365-2489
CRFVN@aol.com

Quí vị có thể dùng lá thư (kèm sau đây) copy làm nhiều bản, điền tên TNS, tên và địa chỉ của quí vị và gởi về:

Honorable (tên TNS của tiểu bang quí vị cư ngụ)
US Senate
Washington DC 20510

Thành thật cám ơn quí vị

Kính báo

Ngô Thị Hiền

---------------- -------------

Đơn kháng án của nhà báo Nguyễn Vũ B́nh bị từ chối

RFA - 2004-09-09 - Phạm Việt Hùng

Liên quan đến các tù nhân lương tâm tại Việt Nam thưa quí thính giả, trong cuộc trao đổi với Việt Hùng của Đài chúng tôi, bà Bùi Thị Kim Ngân, vợ nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Vũ B́nh lên tiếng cảnh báo về những ǵ mà cơ quan an ninh đă hứa với gia đ́nh mà cụ thể phía chính quyền đă hứa hẹn sẽ cho ông B́nh kháng án để ông B́nh ngưng tuyệt thực hồi tháng 6 vừa qua để phản đối bản án bất công mà chính quyền đă kết án ông.

Tưởng cần nhắc lại, nhà báo Nguyễn Vũ B́nh, nguyên là biên tập viên Tạp Chí Cộng Sản bị chính quyền buộc tội làm gián điệp với mức án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế chỉ v́ ông đă dấn thấn đấu tranh cho dân chủ ở quê nhà cũng như có những bài viết chỉ trích việc chính phủ Việt Nam cắt đất nhượng biển cho Trung Quốc. Trong phiên Ṭa phúc thẩm vào tháng 5 vừa qua tại Hà Nội nhà báo Nguyễn Vũ B́nh tuyên bố: " tự do hay là chết " và ông đă tuyệt thực để phản đối bản án bất công mà chính quyền đă khép tội ông. Mời quí vị theo dơi cuộc nói chuyện giữa Việt Hùng và bà Bùi Thị Kim Ngân: (Xin bấm vào audio clip ở phía trên).

Vâng, những tín hiệu mà quí vị vừa nghe đă cắt ngang cuộc nói chuyện của chúng tôi với bà Bùi Thị Kim Ngân, vợ người tù lương tâm Nguyễn Vũ B́nh hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam. Chúng tôi đă t́m cách liên lạc nhiều lần trong 2 ngày qua nhưng đều không thành. Ban Việt Ngữ chúng tôi sẽ tiếp tục theo dơi để gửi đến quí thính giả những thông tin mới nhất khi có được.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 13, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (13-09-2004)

Thị Trấn Của Xă Hội Đen

Trich tu Viet Bao

Theo báo Lao Động, tại thị trấn La Gi, huyện Hàm Tân, tỉnh B́nh Thuận và các khu vực gần thị trấn, nạn cướp giật, đâm chém xảy ra hàng ngày. Nhiều nạn nhân lặng lẽ chịu đựng, không dám tŕnh báo công an, hoặc có khi tŕnh báo cũng không giải quyết được ǵ. Người dân sống trong nỗi lo sợ. Báo Lao Động ghi lại một vụ thanh tóan kiểu xă hội đen tại thị trấn này như sau.

Hôm đó là ngày 26.6, khoảng hơn 11 giờ đêm, ông Lê Phú Nhung - 46 tuổi ngụ ở thôn Tân Long 2, xă Tân B́nh, đang chở cá ở cảng La Gi. Khu vực này nằm ngay cửa sông, có rất nhiều người làm nghề chèo xuồng chở cá, chở khách. Có 3 thanh niên khoảng 20 tuổi, cởi trần, đến xuồng cô Thuư đậu gần đó, bảo chở ra thuyền máy của Đoàn Xuân Dũng neo ngoài cửa sông. Dũng là người vận chuyển, mua bán cá ở cảng, có 3 thuyền máy trọng tải 5-6 tấn, thuê gần chục tên đàn em đầu gấu, trong đó có 3 tên kể trên. Thấy bọn chúng dữ dằn, cô Thuư từ chối. Một tên túm tóc Thuư chửi, đ̣i đánh. Ông Nhung lên tiếng bảo sẽ chở giúp. Con trai ông Nhung là Lê Phú Dũng - 19 tuổi, lo sợ nên chèo một chiếc xuồng khác đi theo sau. Ra đến thuyền máy, bọn chúng túm lấy ông Nhung, đánh tới tấp vào đầu, mặt và bảo: "Mày bảo kê cho con Thuư, bọn tao sẽ cho một trận". Ông Nhung rơi xuống nước, chúng nổ máy đuổi theo, dùng móc sắt lôi lên đánh tiếp. Lê Phú Dũng định giúp bố nhưng bị chúng cầm mă tấu, gậy gộc tấn công, phải nhảy xuống biển trốn. Hai tên trong bọn chúng dùng gậy đánh ông Nhung, một tên lái thuyền và rọi đèn t́m Lê Phú Dũng. Một người quen chèo xuồng đi ngang, Dũng kêu cứu và lặng lẽ bám sau lái để nương theo vào bờ.

Chúng tra tấn ông Nhung một cách dă man, mỗi khi nạn nhân chết ngất lại đổ nước vào mặt. Trước khi ngất lần thứ 3, ông Nhung nghe chúng bảo nhau "đem ném xác thằng này xuống biển". Khi chúng bắt đầu lượn thuyền ra khơi th́ hàng chục người dân và 3 nhân viên biên pḥng được Lê Phú Dũng báo tin đă đến bờ sông thổi c̣i gọi lại. Chúng làm ngơ chạy tiếp. Đoàn Xuân Dũng vội ra gọi, chúng mới chịu ghé bờ. Ông Nhung được chở đi cấp cứu với nhiều vết thương trên đầu, mặt, giám định pháp y tỉ lệ thương tật vĩnh viễn là 18%.

Cũng theo báo LĐ dẫn lờ́ một số người làm nghề chèo xuồng, sau 3- 4 năm "hành nghề" chở cá cho thuyền từ các địa phương khác đến neo đậu ngoài cửa sông, đến nay Dũng đă giành được "độc quyền". Một phó giám đốc cảng, cho biết: "Mỗi khi xảy ra đâm chém, cướp giật, chúng tôi và người dân ở đây điện thoại cho công an thị trấn La Gi nhưng thường không có ai đến, hoặc chỉ đến sau khi bọn côn đồ đă rút lui và trách chúng tôi là báo động giả. Thậm chí có lần bọn côn đồ c̣n chở trên ôtô hàng chục tên cầm mă tấu, xông vào cảng đại náo".

---- -------------------------

MUỐN CHỐNG THAM NHŨNG PHẢI CHỐNG ĐỘC TÀI

trich tu http://vietnamvietnam.com/ L. S. Nguyễn Hữu Thống

Ngày nay vấn đề sinh tử của đồng bào trong nước là làm sao giải thể được chế độ Cộng Sản và xây dựng được chế độ Dân Chủ. Ai cũng đồng ư rằng muốn đưa Cách Mạng Dân Chủ đến thành công, phải có sự yểm trợ tích cực của đồng bào hải ngoại.

Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc chống đế quốc và chuyên chế, chưa thấy một quốc gia nào lại có đại hạnh như Việt Nam ngày nay. Đó là sự hậu thuẫn của khối đông đảo người Việt hải ngoại, hai triệu người như một, đồng ḷng hướng về quê hương, mong cho dân tộc và đất nước tiến lên.

Chưa nói về sức mạnh tài chánh, đủ khả năng tiếp viện mỗi năm dăm ba tỷ mỹ kim cho quốc nội khi đất nước có tự do.

Chưa nói về sức mạnh phát triển với hàng trăm ngàn chuyên viên kỹ thuật gia thượng thặng, đủ mọi ngành, mọi nghề sẵn sàng trở về kiến thiết quốc gia khi đất nước có dân chủ.

Chỉ nói về mặt nhân tâm, với hàng triệu tấm ḷng, ngày đêm hướng về quê hương yêu dấu, mong cho đồng bào được hạnh phúc, cho dân tộc được tự do th́ đó cũng là một sức mạnh tinh thần vô giá.

Một khi được vận dụng, sức mạnh này sẽ tạo thành động lực thúc đẩy cuộc vận động lịch sử của người Việt trong nước đứng lên đ̣i quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Ngày nay bằng tham nhũng và lạm quyền và với một chính sách kinh tế lạc hậu, phe lănh đạo Cộng Sản đă đưa dân tộc đến lầm than đói khổ, lợi tức b́nh quân mỗi đầu người tại Việt Nam chưa được một mỹ kim một ngày. Trong khi đó tại Phi Luật Tân là 3 mỹ kim, tại Thái Lan là 6 mỹ kim, tại Mă Lai là 10 mỹ kim, tại Đại Hàn là 25 mỹ kim, tại Đài Loan là 40 mỹ kim và tại Tân Gia Ba là 85 mỹ kim. Đặc biệt là tại Congo, một cựu thuộc địa của Pháp tại Phi Châu, lợi tức b́nh quân mỗi đầu người cũng gấp đôi Việt Nam (Britannica Book of the Year 2001).

Hơn nữa v́ không có sự kiểm soát và chế tài, phe lănh đạo CS đă sang đoạt tất cả tài sản quốc gia, kể cả các ngân khoản viện trợ tái thiết và viện trợ nhân đạo. Bằng dĩ công vi tư, biển thủ công quỹ, hối mại quyền thế, sưu cao thuế nặng, họ đă làm giàu bất chính để trở thành những triệu phú và tỉ phú. Do sự chênh lệch giàu nghèo quá đáng, lợi tức thực sự của người dân trung b́nh tại nông thôn chỉ được 1/2 mỹ kim hay 1/4 mỹ kim một ngày. Ngày nay tại nhiều khu vực, người nông dân Miền Bắc phải lao động 4 ngày mới được 1 mỹ kim, nghĩa là mỗi ngày chỉ được 25 xu hay 1 quarter.

Chúng ta hăy lấy đồng quarter ra ngắm nh́n để thông cảm với thân phận của đồng bào trong nước. Trong đồng quarter có ghi chữ liberty, nghĩa là tự do, giải phóng. Và chúng ta hăy tự nhủ rằng chúng ta phải góp phần vào việc giải phóng đồng bào khỏi sự nghèo đói túng thiếu, khỏi sự thất học ngu dốt, khỏi sự sợ hăi đàn áp, khỏi nạn chuyên chế, khỏi nạn CS. Cách đây 70 năm, Phạm Quỳnh đă cảnh giác chúng ta về nạn “dịch hạch CS”. Ngày nay, với kinh nghiệm bản thân, chúng ta biết rằng CS c̣n nguy hại hơn dịch hạch. Nó là bệnh ung thư. Mà ung thư th́ không thể trị liệu được. Ung thư chỉ có thể cắt bỏ đi. CS cũng vậy. Chế độ CS không thể sửa chữa được. Nó phải bị giải thể! Tuy nhiên một số người lại nhận định rằng hiện nay CS đă giải thể rồi, và đảng CS chỉ c̣n là một đảng Mafia, hay băng đảng. Do đó chúng ta chỉ cần chống tham nhũng, chứ không cần đấu tranh giải thể CS nữa.

Nhận định như vậy là chủ quan và không hiểu rơ bản chất CS. Trên thực tế, bằng tham nhũng và lạm quyền, phe lănh đạo CS đă tập trung và sang đoạt tất cả các tài sản quốc gia để thủ lợi riêng và làm giàu bất chánh. Theo các tài liệu đáng tin cậy th́ hiện nay có trên 30 cán bộ CS cao cấp đă tích lũy những tài sản khổng lồ hàng chục triệu và hàng trăm triệu mỹ kim. Những tài sản này bao gồm những trương mục ngân hàng tại ngoại quốc, những bất động sản và những cơ sở kinh doanh thương mại ở trong nước.

V́ không có sự kiểm soát và chế tài của quốc dân, của đối lập, của báo chí, của ṭa án và quốc hội, những kẻ bất lương tham nhũng này đă không bị truy tố, không bị kết án và không bị tịch thu tài sản. Đồng bào vô cùng phẫn uất về sự bao che này. Do đó họ công khai miệt thị phe lănh đạo CS, và đă tố cáo đích danh “con thằng Kiệt, con thằng Khải, cháu thằng Đỗ Mười” v.v. Mới đây cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười, với đồng lương chết đói, đă dám tặng dữ một lần một triệu mỹ kim. Hành vi này cho biết rất có thể ông ta đă tích lũy được hàng chục triệu mỹ kim. Đầu năm nay khi có bằng chứng cho biết phe lănh đạo CS đă phản bội tổ quốc bằng cách nhượng đất biên giới và bán nước Biển Đông cho Trung Quốc, một số sĩ phu và bô lăo tại Hà Nội đă tŕnh Thất Trảm Sớ, đ̣i trảm quyết 7 kẻ quyền thần hại dân bán nước là: Mười, Anh. Kiệt, Phiêu, Lương, Khải, Mạnh (Đỗ Mưỡi, Lê Đức Anh, Vơ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, và Nông Đức Mạnh).

Điều đáng lưu ư là trong khi Mafia chỉ là một đảng cướp thường, th́ Đảng CS là một đảng cướp đă cướp được chính quyền.

Cũng v́ vậy, họ có chính phủ tay sai để thi hành đường lối chính sách của Đảng, và đă sử dụng ngân sách quốc gia vào việc nuôi dưỡng các cán bộ đảng viên. Họ c̣n có quốc hội bù nh́n để hợp thức hóa những nghị quyết của Đảng, và đă ghi Điều 4 Hiến Pháp giành độc quyền lănh đạo cho Đảng CS.

Họ c̣n có ṭa án công cụ để một mặt bao che những hành vi tham nhũng của những kẻ bất lương, mặt khác lại bắt giam độc đoán những phần tử lương thiện có ḷng với đất nước, đă dũng cảm đứng lên tố cáo bạo quyền, đ̣i tự do dân chủ và nhân quyền.

Hơn nữa, sau khi cướp được chính quyền, Đảng CS đă thiết lập một chế độ độc tài toàn trị.

Do đó ngày nào Đảng CS c̣n giữ độc quyền lănh đạo, vi phạm quyền dân tộc tự quyết, quyền tham gia chính quyền và quyền tự do tuyển cư,û th́ chúng ta c̣n phải đấu tranh để giải thể CS.

Ngày nào họ c̣n giữ độc quyền tư tưởng để phổ biến tại các trường công lập chủ thuyết Mác-Lê phản dân tộc và phản nhân loại, th́ chúng ta c̣n phải đấu tranh để giải thể CS.

Ngày nào họ c̣n chủ trương tiêu diệt tôn giáo trong chủ thuyết và đàn áp tôn giáo trong chính sách, th́ chúng ta c̣n phải đấu tranh để giải thể CS.

Ngày nào họ c̣n giữ độc quyền thông tin, độc quyền báo chí và không cho tư nhân ra báo, th́ chúng ta c̣n phải đấu tranh để giải thể CS.

Và ngày nào họ c̣n vi phạm quyền tựïï do hội họp, tự do lập hội và lập đảng, th́ chúng ta c̣n phải đấu tranh để giải thể CS.

Ngày nay Đảng CS là một con rắn hai đầu, đầu kinh tế Mafia với tham nhũng bóc lột và đầu chính trị độc tài với đàn áp khủng bố. Nạn nhân trực tiếp của chế độ lại là những người đă tích cực góp phần xây dựng chế độ, như các cựu chiến binh, thương phế binh, gia đ́nh liệt sĩ v...v...

Do đó muốn cho đất nước và dân tộc tiến lên, chúng ta phải đấu tranh giải thể CS, bằng cách chém đứt 2 đầu con rắn.

Với sự yểm trợ tích cực của đồng bào hải ngoại và sự đấu tranh kiên cường của đồng bào trong nước, cuộc Cách Mạng Dân Chủ tại Việt Nam nhất định sẽ thành công.

Ngày 6 tháng 4 năm 2004

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

Trong Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 13, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (13-09-2004)

Thảm cảnh ở “xóm chạy thận” giữa ḷng Hà Nội

Trich tu Nguoi Viet On Line - Sunday, September 12, 2004 3:06:38 PM thdo

HÀ NỘI 12-09 - Những dăy nhà ổ chuột lụp xụp và ẩm thấp nằm sâu trong ngơ Cột Cờ, đối diện bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), là nơi cư ngụ lâu nay của rất nhiều bệnh nhân suy thận cấp ở giai đoạn cuối đang phải chạy thận nhân tạo để duy tŕ sự sống. Mỗi người mỗi quê, mỗi cảnh nhưng điểm chung của họ là phải hàng ngày, hàng giờ bươn chải để giành sự sống ngắn ngủi...

Tại khoa thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai hiện nay có trên 500 bệnh nhân chạy thận, trong đó đa số là bệnh nhân nghèo chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Nhằm hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân nghèo, bệnh viện Bạch Mai đă cố gắng giảm từ mức 300,000 đồng xuống 150,000 đồng/lần chạy thận cho những người không có thẻ bảo hiểm có hoàn cảnh khó khăn (100,000 đồng/lần chạy thận cho bệnh nhân nghèo và quá nghèo). Rơ ràng đây là một khoản kinh phí khổng lồ nằm ngoài tầm tay của nhiều gia đ́nh có người mắc căn bệnh này. Bởi để duy tŕ sự sống, mỗi tháng bệnh nhân cần phải chạy thận 13 lần, mỗi lần 300,000 đồng, đó là chưa kể tiền thuốc bổ trợ, tiền trọ, tiền ăn... Đây là bệnh măn tính kéo dài đến cuối đời người bệnh, tức số tiền tốn kém phải tính theo đơn vị hàng trăm triệu đồng. Với những người dân trong xóm chạy thận, cuộc sống của họ không có phép màu...

Báo Tuổi Trẻ hôm 11 Tháng 9 kể về họ: “Học rất giỏi, ai cũng nghĩ Nguyễn Hồng Công sẽ có một tương lai sáng sủa. Thế nhưng tất cả đều đảo lộn khi cô được bệnh viện thông báo ḿnh bị mắc bệnh suy thận cấp ở giai đoạn cuối. Kể từ đó một cuộc chiến giành lại sự sống bắt đầu với cô gái trẻ này.

Quê ở Bắc Giang, sinh ra mà không biết bố, bởi ông đă chết trong cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 khi cô mới ba tháng tuổi. Bệnh tật khiến Công trở thành một trong những công dân của xóm chạy thận 7 năm qua. Căn bệnh mà cô và hàng chục người trong xóm chạy thận mắc phải đều được xem là bệnh của nhà giàu v́ việc điều trị hết sức tốn kém. Mỗi bệnh nhân phải đến bệnh viện lọc máu 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài 3 tiếng đồng hồ nhằm duy tŕ sự sống. Bệnh nhân nào có thẻ bảo hiểm y tế th́ c̣n đỡ, nếu không phải mất 300,000 đồng cho một lần chạy thận.

Công may mắn hơn “hàng xóm” v́ cô có thẻ bảo hiểm y tế, song vẫn phải mua những loại thuốc thiết yếu cho việc chạy thận như thuốc trợ tim, tiêu độc, hạ áp... mỗi ngày không dưới 30,000 đồng. Hàng tháng cô phải trả 300,000 đồng cho một pḥng trọ ọp ẹp, chưa kể vô số những khoản chi lặt vặt khác. Từ ngày mắc bệnh, gia đ́nh cô đă phải bán hết nhà cửa, vật dụng trong nhà và đưa nhau về quê ngoại sống. Mẹ cô phải đi vay mượn họ hàng, bạn bè và ngân hàng để có tiền chữa bệnh cho con gái. Những ngày ở trọ để chữa bệnh, Công đă thử đi bán bánh ḿ nhưng sức khỏe của cô không cho phép. Công chuyển sang chăm sóc bệnh nhân ngay tại khoa thận nhân tạo, mỗi ngày được 12,000 đồng.

Những dăy nhà lụp xụp mà công ở trọ cũng là nơi cư ngụ của gần 100 gia đ́nh bệnh nhân chạy thận ở bệnh viện Bạch Mai. Có một gia đ́nh mà xóm chạy thận xem như một tấm gương để noi theo. Đó là trường hợp của hai bố con ông Hiệu, quê ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Người con trai của ông tên Hùng đă mắc bệnh suy thận cấp hồi c̣n nhỏ, nay đă được 10 năm rồi. Số tiền chữa trị cho con quá lớn đă khiến cho mọi đồ đạc trong nhà ông lần lượt ra đi. Hai bố con ông phải làm đủ mọi thứ nghề để có tiền chữa bệnh và sống. Mọi người thường gọi ông Hiệu là “ông phích” bởi mỗi ngày ông nấu đến 50-100 phích nước sôi đem bán cho những bệnh nhân trong bệnh viện Bạch Mai với giá 500 đồng/phích. Lúc đầu ông Hiệu bị bảo vệ bệnh viện xua đuổi nhưng về sau thông cảm cho hoàn cảnh của hai bố con, họ đă châm chước cho ông được bán hàng trong khuôn viên của bệnh viện. Rồi ông làm thêm đủ thứ từ bán kem, sửa xe, chăm sóc bệnh nhân thuê, dọn vệ sinh trong viện cốt có tiền chạy thận cho con. C̣n người con trai bệnh tật của ông th́ được một người cùng ngơ thương t́nh cho làm gia công bút bi kim, mỗi tháng kiếm được vài trăm ngh́n đồng. Ông Hiệu cho PV Tuổi Trẻ biết: “Tôi sống ở xóm chạy thận này 10 năm rồi, ai mắc phải căn bệnh này giàu rồi cũng thành nghèo cả. Bệnh t́nh của con tôi th́ vẫn thế”.

Trong xóm chạy thận này cứ thỉnh thoảng lại có người ra đi. Mới đây là chị Hạnh, quê ở Thái B́nh, sau gần 2 năm chữa chạy hết tiền đành về quê chờ ngày “gửi xác”.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 13, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (13-09-2004)

Liên Âu áp lực CSVN về nhân quyền nhưng không thấy có kết quả

Trich tu Nguoi Viet On Line - Sunday, September 12, 2004 4:30:05 PM tuyen

HÀ NỘI 10-9 (TH) - Liên Hiệp Âu Châu thường xuyên tạo áp lực với chế độ CSVN về vấn đề nhân quyền nhưng không thấy bao nhiêu kết quả cụ thể, đặc biệt như sự can thiệp cho quí vị lănh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), một viên chức của Liên Âu cho hay như thế qua một cuộc phỏng vấn hồi giữa tuần qua.

“Liên Hiệp Âu Châu đối thoại thường xuyên với CSVN về vấn đề nhân quyền mà cuộc gặp gỡ lần cuối xảy ra trong Tháng Sáu 2004. Trong cuộc gặp gỡ ấy, Liên Hiệp Âu Châu đă đưa ra một danh sách tù nhân lương tâm bị giam giữ hay quản chế mà Liên Âu quan tâm. Danh sách này bao gồm cả 6 vị giáo phẩm cao cấp nhất thuộc GHPGVNTN, kể cả Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang và Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Quảng Độ.”

Huân Tước Avebury, thượng nghị sĩ , phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền của Thượng và Hạ Viện Anh Quốc, nói như thế trong cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh RFA giữa tuần trước.

Lời nói này loan báo cuộc đối thoại với Hà Nội trong đó có các đ̣i hỏi trả tự do cho các tù nhân lương tâm từ kư giả Nguyễn Vũ B́nh, BS Nguyễn Đan Quế, BS Phạm Hồng Sơn, LM Nguyễn Văn Lư đến quí vị lănh đạo GHPGVNTN hoặc ở tù hoặc bị quản chế chỉ v́ họ tranh đấu cho tự do tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng kết quả tới giờ này chứng minh cho thấy chế độ Hà Nội tỏ ra tôn trọng nhân quyền, hoặc lắng nghe các khuyến cáo của thế giới yêu cầu họ tôn trọng nhân quyền. Người nào bị án tù vẫn ở tù và người nào bị quản chế vẫn bị cấm ra khỏi chỗ cư trú.

Hai năm trước, sau nhiều cuộc “đối thoại nhân quyền” với chế độ Hà Nội, một viên chức của Liên Âu đă thú nhận rằng những phiên họp đó chỉ là “các cuộc đối thoại giữa hai người điếc”. Lời nói của Lord Avebury tuy không nói thẳng ra sự thực kết quả nhưng cũng gián tiếp nh́n nhận rằng các cuộc can thiệp của Liên Âu để t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện là không thành công.

Trên thực tế th́ “bóp cổ dân chủ” nhưng trong buổi khai mạc “Diễn đàn nhân dân ASEM” tổ chức ở Hà Nội vào các ngày 6 đến 9-9-2004, Vũ Khoan, phó thủ tướng, đại diện cho chế độ CSVN đọc diễn văn khai mạc đănói rằng “Việt Nam vô cùng tha thiết với vấn đề dân chủ” và Việt Nam “đang từng bước tiến đến dân chủ”.

Theo sự tường thuật của bà Deborah Sothard, đại diện cho phong trào “Alternative Asean Network on Burma” về phiên họp “diễn đàn” nói trên mà bà tham dự, bà yêu cầu mọi người đứng lên dành một phút tưởng niệm các nhà tranh đấu nhân quyền, dân chủ trên thế giới đă hy sinh thân xác hay c̣n đang bị cầm tù hay quản chế th́ phái đoàn CSVN đă ngồi yên.

Hầu hết các nhà báo ghi danh tham dự “Diễn Đàn Nhân Dân ASEM” đă bị CSVN gạt ra ngoài. Rất ít người được cho dự đều phải cam kết không được hành nghề kư giả dù một số các cuộc thảo luận liên quan đến các vấn đề tự do báo chí và nhân quyền.

Chính v́ vậy, Huân Tước Avebury nói rằng ông sẽ đặt vấn đề với chính phủ Anh Quốc để họ đặt vấn đề lại với chế độ CSVN khi họ đến Hà Nội dự thượng đỉnh ASEM. Ngày 15-5-2004, Quốc Hội Liên Âu ra quyết nghị tố cáo chế độ Hà Nội vi phạm tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hôi họp hay nói chung tất cả các quyền tự do căn bản của con người đă bị chế độ Hà Nội chê là cáo buộc “sống sượng”. (T.N.)

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 13, 2004.


Moderation questions? read the FAQ