Phỏng vấn Giáo sư Đỗ Mạnh Tri về di sản Mác xít tại Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Phỏng vấn Giáo sư Đỗ Mạnh Tri về di sản Mác xít tại Việt Nam

(trích Viêt Tide số 93)

Đinh Quang Anh Thái

LTS :Giáo sư Đỗ Mạnh Tri du học tại Pháp từ những năm đầu của thập niên 50. Ông là một trí thức Công giáo và là một học giả tăm tiếng của Việt Nam. Cuối năm ngoái, Giáo sư Đỗ Mạnh Tri từ Paris sang thăm California nhân dịp ra mắt tác phẩm ông vừa hoàn tất là cuốn « DI SẢN MÁC XÍT TẠI VIỆT NAM, Đọc Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên ». Trong những ngày có mặt tại Quận Cam, Giáo sư Tri đă đến thăm Little Saigon Radio và dành cho biên tập viên Đinh Quang Anh Thái cuộc phỏng vấn về tác phẩm của ông. Bài phỏng vấn đă được phát thanh cách đây hơn 4 tháng, nhưng những lời nhận định của Giáo sư Tri vẫn luôn có giá trị với t́nh h́nh hiện nay của đất nước chúng ta, nên Việt Tide đă xin phép Giáo sư để đăng lại nguyên văn hầu quư độc giả.

Little Saigon Radio: Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, đất nước bị xem là một trong những quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới, nhân quyền bị chà đạp. đem vấn đề Di sản Mác xít ra mà thảo luận, có cần không? Chúng ta đều biết rằng, ở tất cả các nước đă từng áp dụng chủ nghĩa Mác, di sản của Mác xít để lại cho các xứ sở đó ra sao, mọi người đều đă rơ: nghèo đói, không có dân chủ, không có tự do, dân chúng mất niềm tin... Thành thử thảo luận về chủ nghĩa Mác có c̣n cẫn thiêt nữa hay không?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Tôi xin trả lời một cách vắn tắt: di sản của Mác xít tại Việt Nam vẫn là một hiện tượng và sẽ c̣n là một hiện tương. Tại sao thế? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ phải định nghĩa cộng sản là ǵ. Mà định nghĩa cộng sản là ǵ cũng xa xôi lắm. Ta nên hạn chế vào cộng sản trong chủ nghĩa Mác. Và ngay trong Mác, v́ thời giờ không cho phép, ta cũng nên bỏ sang một bên những chiều kích rất phong phú như ư hệ, kinh tế, triết lư, khoa học, giả khoa học, tôn giáo, giả tôn giáo, để chỉ thu hẹp vào lănh vực chính trị. Vậy thưa anh, cộng sản trong chủ nghĩa Mác, trên b́nh diện chính trị là « một phương pháp nắm chính quyền khi chưa có chính quyền và giữ chính quyền khi đă nắm được chính quyền, bằng tất cả mọi biện pháp, đặc biệt là bằng bạo lực. »

Về việc cộng sản dùng bạo lực, tưởng khỏi cần dài ḍng: đấu tranh giai cấp, dân chủ tập trung, chuyên chế vô sản v.v... ai cũng biết. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điều: khi người ta đă dùng bất cứ biện pháp nào, th́ trong những biện pháp người ta dùng tất nhiên cũng có những biện pháp có tính cách nhân văn, nhân bản. Để nắm chính quyền, đảng cộng sản không chỉ có thủ tiêu, ám sát. Khi cần, đảng cộng sản có thể đấu tranh cho nhân quyền, cho ḥa binh, cho tự do tôn giáo.. Chúng ta không nên quên điều đó.

Little Saigon Radio: Đó là chiến thuật của họ trong thời kỳ tranh đấu để chiếm chính quyền?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Vâng. Và để giữ chính quyền họ vẫn tiếp tục như thế. Cho nên cái chuyện di sản Mác xít không phải là chuyện lỗi thời. Nó là chuyên hiện tại của chúng ta. Hiện tại họ tiếp tục dùng bạo lực. Nhưng hiện tại, ta thấy họ dùng những biện pháp có khi rất tốt để thực hiện mục tiêu của họ: giữ chính quyền. Thường t́nh, khi ta muốn phát huy truyền thống văn hóa dân tộc th́ mục tiêu của ta trong khi làm việc là phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. C̣n đảng cộng sản, dù họ phát huy truyền thống văn hóa dân tộc th́ mục tiêu của họ vẫn là để giữ cái ghế của họ được lâu dài hơn. Cũng như trước đây họ tranh đấu cho độc lập, cho tự do, thống nhất, họ chống thực dân, đế quốc... nhưng mục tiêu thực ra không phải độc lập, tự do, thống nhất, chống thực dân...

Little Saigon Radio: Mà là nắm chính quyền?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Đúng thế. Độc lập, thống nhất v.v... chỉ là những chiêu bài họ dùng để lôi cuốn và phỉnh gạt nhân dân, đưa nhân dân vào tṛng. Bằng chứng: độc lập đă thành phương tiện cho phép họ bóp chết tự do. Khi cần, họ chẳng ngại bán nước và làm tay sai cho ngoại bang để giữ vững độc quyền của họ.

Little Saigon Radio: Xin được ngắt lời giáo sư: như vậy, có lẽ về phương diện thuần túy chính trị, phải chăng chúng ta nên phân biệt giữa chủ nghĩa Mác nguyên thủy và Lênin, v́ Lênin chính là người đă đem chủ nghĩa Mác ứng dụng trong cách thức nắm chính quyền trong cách mạng Nga năm 1917?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Đối với tôi th́ không. Tôi không tách rời Lênin và Mác, cũng như tôi không tách rời Lênin và Stalin. Stalin đă tiếp nối Lênin. Lênin tiếp nối Mác. Tất nhiên khi đồ đệ tiếp nối thầy th́ có những thay đổi, có khi phản thầy nữa. Nhưng về căn bản, Lênin là người hoàn toàn trung thành với Mác trong cách nắm chính quyền.

Little Saigon Radio: Như vậy là Mác nguyên thủy cũng nhằm mục đích nắm chính quyền?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Vâng. Nắm chính quyền để thiết lập xă hội cộng sản. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác nói rơ, tới một lúc nào đó, phải lật đổ chính quyền bằng bạo lực, phải diệt trừ giai cấp tư sản và mọi h́nh thái xă hội, kinh tế, chính trị hiện hữu tương ứng với chế độ tư sản. Mà Mác không chỉ nói thế khi viết Tuyên ngôn năm 1847, mấy chục năm sau Mác vẫn c̣n khẳng định như thế.

Little Saigon Radio: Trong Lời mở đầu của cuốn Di sản Mác xít, Giáo sư nói rằng, Vũ Thư Hiên, và những người chống lại chế độ toàn trị như ông Hiên lại không chống chủ nghĩa Mác. Vũ Thư Hiên c̣n ấp ủ một chủ nghĩa Mác dung tục và thô thiển nào đó, một thứ chủ nghĩa mở ra cho ông Hiên một viễn tượng huy hoàng. Như vậy, theo Giáo sư, chính những lớp người cộng sản như Vũ Thư Hiên hoặc là thân sinh ra Vũ Thư Hiên là cụ Vũ Đ́nh Huỳnh, đă đi vào chủ nghĩa Mác, mà vẫn mơ hồ về cái bản chất của chủ nghĩa đó, một chủ nghĩa chỉ dùng bạo lực để nắm chính quyền thôi chứ không đưa ra một viễn ảnh nào có tính cách gọi là huy hoàng, dung tục và thô thiển?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Chuyện này phức tạp đấy. Bàn ra th́ dài ḍng lắm v́ nó động tới vấn đề ư hệ. Để trả lời câu hỏi của anh, chỉ có thể đọc cuốn sách của tôi (cách trả lời của tôi chưa hẳn đă thích đáng, nhưng một cách nào đó, mấy trăm trang sách tôi viết ra cốt ư nhằm đề nghị một câu trả lời cho câu hỏi đó). Nếu phải nói vừa vắn, vừa tắt, rất tắt, th́ khi nói về một chủ nghĩa Mác dung tục và thô thiển tại Việt Nam, Vũ Thư Hiên nhắc tới một chủ nghĩa đă khơi dậy và mở ra cho bản thân Vũ Thư Hiên, cho những người như Vũ thư Hiên, nhất là cho lớp cha anh của Vũ Thư Hiên, một viễn tượng huy hoàng. Vậy vấn đề đặt ra là, trong bản chất của nó, chủ nghĩa Mác có một viễn tượng huy hoàng không?

Little Saigon Radio: Theo Giáo sư th́ sao?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Có, thưa anh, Mác có mở ra một viễn cảnh huy hoàng. Tôi nói thế, chắc nhiều người nghe chói tai.

Little Saigon Radio: Xin Giáo sư cho một ví dụ?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Chẳng hạn một xă hội không c̣n người bóc lột người, hoặc hơn nữa một xă hội trong đó mỗi người làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu, th́ bấy nhiêu cũng đáng gọi là huy hoàng. Mà thật ra những người cộng sản Việt Nam thuộc thế hệ đầu tiên, họ cũng chỉ biết có bấy nhiêu chứ họ có biết ǵ về bản chất của học thuyết Mác. Cũng như bên Pháp chẳng hạn, khi những công nhân theo nghiệp đoàn CGT đ́nh công, xuống đường th́ tuyệt đại đa số có biết ǵ là duy vật lịch sử, là giá trị thặng dư ??? Bên Việt Nam ḿnh cũng thế thôi. Một người như Trần Độ chẳng hạn, thời niên thiếu đi kháng chiến, ông Độ đâu có biết chủ nghĩa Mác là cái ǵ và ngay như Vũ Thư Hiên viết trong Đêm Giữa Ban Ngày, lớp cha anh đi làm cách mạng có biết chủ nghĩa Mác là ǵ đâu, chỉ đi theo vậy thôi. Nhưng, phải công nhận, nếu họ dám xả thân, chính là v́ họ đă cảm được một viễn tượng nào đó, một viễn tượng mới, mở ra cho họ khung trời trước mặt.

Thảm kịch là chính Mác đă biến viễn cảnh huy hoàng đó thành kinh hoàng. Chính Mác đă phản Mác. V́ Mác chủ trương dùng bạo lực để áp đặt một viễn cảnh như thế. Bạo lực là chuyện cơm bữa trong lịch sử. Chiến tranh không chờ Mác mới có. Nhưng chủ trương dùng bạo lực một cách triệt để và liên tục (révolution permanente) để thiết lập một xă hội không c̣n bạo lực (không c̣n người bóc lột người) th́ chính phương pháp Mác đề ra phản lại mục tiêu Mác nhắm tới.

Tôi c̣n nghi rằng Mác làm thế v́ chính Mác cũng sợ cái viễn tượng huy hoàng đó. Chính Mác cũng sợ sự nổi dậy của những con người bần cùng, đ̣i hỏi công lư cho một nếp sống bất công và phi lư. Mà đ̣i hỏi này, thực chất, hướng con người về thế giới siêu việt, thế giới tôn giáo. Đ̣i hỏi ấy thúc đẩy con người đấu tranh cho một xă hội ngày càng người hơn, một thế giới mỗi ngày tốt đẹp hơn mặc dầu thế giới này sẽ chẳng bao giờ hoàn hảo. Không có thiên đàng tại thế. Đó là điểm khác biệt giữa chủ nghĩa Mác và tôn giáo. Tôn giáo hứa hẹn giải thoát, cứu độ. Nhưng ở một thế giới khác. Chẳng có tôn giáo nào hứa hẹn biến thế giới này thành chốn bồng lai tiên cảnh. C̣n Mác muốn cho thế giới này thành thiên đường, Mác tiên đoán một cách « khoa học » rằng thế giới này sẽ thành thiên đường và để được như vậy, Mác chủ trương dùng bạo lực. Nói cách khác, trong khi chờ đợi thế giới này biến thành thiên đường, hăy biến nó thành hỏa ngục.

Little Saigon Radio: Viễn tượng huy hoàng mà Mác đưa ra là làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu, phải chăng đó là điều không tưởng?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Nếu chỉ có làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu th́ thật ra cũng không phải là hoàn toàn không tưởng. Cái đó nếu không thực hiện hoàn toàn được, th́ cũng thực hiện được một phần nào. Cái mà Mác muốn, c̣n hơn thế đó nhiều. Mác muốn một xă hội trong đó người ḥa hợp với người.



-- (Việt_Nhân@Filsons.com), September 19, 2004

Answers

Response to Phỏng vấn GiĂ¡o sư Đỗ Mạnh Tri về di sản MĂ¡c xĂ­t tại Việt Nam

Xin Các bác, các chú đọc tiếp phần 2 của cuộc phỏng vấn :

===================================================================== ===================================================================== =====================

Little Saigon Radio: Nghĩa là không c̣n cảnh người bóc lột người ?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Chẳng những không c̣n người bóc lột người, mà người người ḥa hợp. Mỗi người được tự do phát triển và sự tự do phát triển của mỗi người là điều kiện cho sự tự do phát triển của mọi người. Một thứ thiên đàng tại thế như ta đă nói. Tôi xin mở một dấu ngoặc : ư tưởng một xă hội toàn hảo phát xuất từ ư tưởng một nhân loại luôn luôn tiến tới, càng ngày càng tiến tới và con người càng ngày càng được cải thiện để tới một lúc nào đó, thành thánh nhân cả. Ư tưởng tiến bộ và thuyết tiến hóa đấy. Của thế kỷ thứ 18, 19 bên trời Âu, của cái thời mà người ta tưởng rằng nhờ có sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, mà thế giới này sẽ biến chuyển và con người sẽ tiến hóa để đạt tới giai đoạn tuyệt hảo. Chúng ta chỉ là những con khỉ của nhân loại tương lai. Có thiên đàng : thiên đàng chính là thế giời này, nhân loại này trong giai đoạn tận cùng của tiến hóa. Tư tưởng Mác cũng nằm trong ư hệ đó. Khác chăng là Mác chủ trương dùng bạo lực để trừ diệt tất cả những ǵ cản trở sự h́nh thành mà Mác coi là tất yếu của thiên đàng cộng sản. Bạo lực để hủy diệt tất cả những cơ chế của quá khứ; bạo lực để băi bỏ quyền sở hữu và triệt tiêu tính ích kỷ của con người... Pascal nói: qui fait l’ange, fait la bête. Đ̣i làm thiên thần, sẽ thành thú dữ. Người vẫn là người với tất cả tính hư tật xấu. Đ̣i trừ diệt hoàn toàn mọi cái xấu nơi con người cũng là trừ diệt luôn cả con người. Cụ thể, khi anh xă hội hóa kinh tế cách triệt để, chẳng những anh thất bại về kinh tế (cha chung không ai khóc, chẳng phải là nhà kinh tế học mới hiểu được điều đó), anh c̣n đàn áp con người cá nhân, cụ thể. Tôi không tin có một xă hội loài người hoàn hảo v́ xă hội luôn luôn là xă hội của những con người. Tôi không tin có một con người hoàn hảo. Con người luôn luôn là một thực thể bất hạnh, mang nhiều mâu thuẫn nội tại. Chính những mâu thuẫn này khiến con người phải ngày ngày đấu tranh để cải thiện. Nhưng bao lâu c̣n sống, chúng ta vẫn là người với tất cả tính phức tạp của người.

Little Saigon Radio: Lúc năy Giáo sư có nói là ngay cả lớp cha anh của ông Vũ Thư Hiên cũng chỉ nh́n chủ nghĩa Mac qua cái viễn cảnh gọi là huy hoàng thôi. Như vậy chẳng lẽ ngay cả bản thân Hồ chí Minh, Vơ Nguyên Giáp, hoặc Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Hồng Phong, Tôn Đức Thắng.. đều cũng thế sao?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Vâng, quả là như thế.

Little Saigon Radio: Nghĩa là họ không hiểu Mác một cách nguyên thủy?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Đâu họ có biết rơ cái thuyết Mác xít ra sao. Về phương diện kiến thức th́ những hiểu biết của họ về Mác rất thô sơ.

Little Saigon Radio: Hóa ra suốt trong chiều dài hơn 50 năm qua, đảng cộng sản Việt Nam áp dụng chủ nghĩa Mác ở Việt Nam, họ nhân danh Mác mà chẳng hiểu ǵ về bản chất của nó?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Đúng thế. Họ chẳng hiểu ǵ. Thật ra, riêng với Việt Nam ḿnh th́ câu chuyện rất thực tiễn. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là một chi nhánh của đảng cộng sản toàn cầu. Mà đảng cộng sản toàn cầu là đảng cộng sản Nga (sau đó có Tàu, khiến cho đảng cộng sản Việt Nam phải lệ thuộc cả hai ông lớn này). Khi Lênin làm cách mạng năm 1917 th́ tưởng rằng cái mắt xích yếu nhất của tư bản, tức nước Nga hồi đó, một khi bị xích hóa, th́ chủ nghĩa xă hội khoa học sẽ toàn thắng tại Âu châu. Nhưng cách mạng thay v́ lan ra đă khựng lại bên Nga. Cuối cùng họ chỉ t́m cách củng cố cái gọi là thành tŕ của xă hội chủ nghĩa, tức đảng cộng sản Nga. Cho nên mới có Đệ tam Quốc tế là vậy. Đảng cộng sản Việt Nam cũng như mọi đảng cộng sản trên thế giới là thành phần của Đệ tam Quốc tế, tức chi nhánh của đảng cộng sản Nga. Vậy ông Hồ Chí Minh làm ǵ th́ làm, ông ấy tốt hay xấu, đạo hạnh hay bất lương, có vợ hay không có vợ v.v... tôi không quan tâm. Ông ấy là người của Đệ tam Quốc tế th́ phải tuân theo kỷ luật sắt của Đệ tam Quốc tế. Chẳng hạn nếu phải thủ tiêu người này, yểm trợ phái kia để làm nhiệm vụ quốc tế th́ người ta làm. Không có nghĩ ngợi ǵ. Không có vấn đề t́nh nghĩa, t́nh người ǵ ở đây.

Little Saigon Radio: Trở lại vấn đề di sản, theo Giáo sư nhận định th́ trong những ngày thánh sắp tới, ngay khi chế độ cộng sản bị khai trừ ra khỏi ḍng sống của dân tộc chúng ta rồi, di sản Mác xít vẫn c̣n sao?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Thưa vâng. Có lẽ cũng nên nói qua về từ ngữ « di sản ». Tôi dùng từ này một cách vô tư. Di sản chỉ những ǵ các thế hệ trước để lại cho chúng ta. Trong di sản có cái tốt, cũng có cái không ra ǵ. Bố chết để lại cho con một gia tài. Trong gia tài, có khi toàn là nợ. Chủ nghĩa Mác xít không phải là một dấu ngoặc trong lịch sử Việt Nam. Và, với tất cả những ǵ đă xảy ra với đảng cộng sản Việt Nam th́ chủ nghĩa ấy đă quyện vào lịch sử của ta rồi. Cũng v́ thế, khi nói di sản, tôi hiểu rằng chúng ta là di sản.

Little Saigon Radio: Xin Giáo sư nói rơ hơn một chút.

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Chúng ta là người phải lănh nhận tất cả những hậu quả của mấy chục năm qua; chúng ta cũng là hậu quả của mấy chục năm qua. Dù chúng ta ở trong nước hay chúng ta ở ngoài nước.

Little Saigon Radio: Dù chúng ta muốn hay không muốn?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Dù muốn hay không muốn, ư thức hay không ư thức, chúng ta là di sản. Thực tại ấy không thể phủ định. Nhưng không phủ định, không có nghĩa là chấp nhận. Phải đảm nhận, thế thôi. Đảm nhận: nhận diện thực tại, nhận diện cái có đấy, rồi làm ǵ với cái đó, làm ǵ với thực tại đó là quyền tự do chọn lựa của ta. Người Anh có thành ngữ thời danh của Shakespeare: to be or not to be (trong vở kịch Hamlet). Chúng ta là những Hamlet Việt Nam. Hamlet bị bóng ma của vua cha ra lệnh phải trả thù cho vua cha. Mà trả thù cho vua cha là giết người chồng hiện tại của bà mẹ. Hamlet than thân trách phận: sao trời sinh ra chàng làm ǵ để phải gánh vác một gia tài bi đát đến thế! Tại sao Hamlet lại là người phải uốn lại cho thẳng cái đă bị tội ác làm cho cong ? Là những Hamlet Việt Nam, chúng ta cũng nghe một hiệu lệnh: to be or not to be, tôi tạm dich : sống hay không sống. Nói cách khác: sống thế nào đây? Sống – chết thế nào với tất cả một quá khứ đang đè nặng lên dân tộc, lên mỗi chúng ta? Chẳng hạn có nên tiếp tục chống phá nhau, chịu đựng, ngồi yên? Hay chôn đi những ǵ đă chết, dứt khoát cắt đứt những ǵ đă khô héo, và chọn lấy trong gia tài những ǵ có thể giúp ta sống xứng đáng hơn hôm nay và có khả năng mở lối cho một tương lai khả quan hơn.

Little Saigon Radio: Thưa Giáo sư, bài học của các dân tộc Đông âu và đặc biệt của khối Nga xô sau khi các chế độ cộng sản bị sụp đổ, có đóng góp một cách nào đó không cho tác phẩm của Giáo sư ?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Thưa anh, không. Tôi chỉ chú ư tới Việt Nam thôi. Tuy nhiên, tôi có nhắc ở một chỗ nào đó trong cuốn sách, rằng khi khối Nga xô và Đông âu sụp đổ th́ những nhà quan sát mới nhận ra một cái lỗ hổng không tưởng tượng nổi và người ta tự hỏi tại sao như thế mà nó không sụp đổ trước? Thật ra có sức ép từ bên ngoài, nhưng dù mạnh mấy chăng nữa, sức ép đó không lư giải được sự sụp đổ đó. Nó xảy ra từ bên trong. Nhưng người ta bỡ ngỡ v́ một chế độ rệu ră như thế mà không sụp sớm hơn... Khi nó sụp rồi, người ta mới thấy nó tồi tệ hơn ḿnh tưởng: về phương diện quyền lực, đám nắm chính quyền toàn là một lũ vô lại. Tại Việt Nam cũng thế. Chắc c̣n tệ hơn. Ngay lúc này đây, ta đă thấy rồi. Về khả năng và kiến thức cũng như nhân cách, những người cầm cân nẩy mực của đảng cộng sản Việt Nam có ǵ để tự hào không? Có ǵ để người dân nếu không kính trọng, ít ra cũng không khinh bỉ, chê cười?

Little Saigon Radio: Thế th́ sao chế độ cộng sản tại Việt Nam chưa sụp đổ?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Đó! Đó là điều khó hiểu. Có lẽ chính v́ cái cơ cấu, cái cách cai trị của cộng sản. Cho nên tôi đă nói: đó một thủ thuật nắm chính quyền và giữ chính quyền. Có lẽ cái thủ thuật đó nó là một bí nhiệm của cuộc sống, nó làm cho một dân tộc hănh diện như dân tộc Việt Nam mà sao như bị tê liệt. Mặc dầu mỗi cá nhân Việt Nam là một con người khí khái, thế mà tại sao ra thế? Có nhiều cách giải nghĩa: tại v́ ông Tàu ở ngay bên cạnh v.v... Nhưng nh́n về phương diện văn hóa và tinh thần, tôi coi đấy là một bí nhiệm không hiểu nổi. Có lẽ ác cũng thuộc về bản chất của lịch sử và tự xỉ vả cũng là một thuộc tính của con người?

Little Saigon Radio: V́ giới hạn của cuộc phỏng vấn nên không thể đi sâu vào những khía cạnh của cuốn sách Giáo sư vừa cho ra mắt, nhưng một cách cụ thể, Giáo sư có thể cho một vài thí dụ về những di sản Mác xít để lại cho VN trong những năm tháng sắp tới?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Có chỗ tôi viết “hăy nghe cộng sản nói”. Họ nói nhiều điều rất đúng. Chúng ta đ̣i tự do dân chủ, th́ họ: Nhà nước của dân, do dân, v́ dân v.v... Họ bắt dân ḿnh từ mấy chục năm nay, ít là từ năm 1975, ăn toàn bánh vẽ. Khi họ bắt ḿnh ngày đêm ăn bánh vẽ th́ vô t́nh họ bắt ḿnh dần dần thấm thía về tấm bánh thực. Dĩ nhiên, không phải họ muốn cho ḿnh được tự do dân chủ đâu, nhưng, lời nói chuyên chở ư tưởng; cái ngôn ngữ họ nhai đi nhai lại quá nhiều làm cho người dân lần hồi làm quen với những ư tưởng, những khái niệm, rồi từ những khái niệm, ư thức những đ̣i hỏi, những quyền lợi của ḿnh. Dân chủ, là những ư tưởng, những khái niệm có trước hết ở trong đầu. Khi đă có ở trong đầu th́ nó có khả năng thay đổi thực tại. Đảng cộng sản đă có công – có công trong ngoặc kép! – giúp cho người dân ư thức về đ̣i hỏi tự do dân chủ là thế.

Một thí dụ thứ hai cũng hoàn toàn ngoài ư muốn của đảng cộng sản: hiện nay có mấy triệu người Việt ngoài nước. Ta thường gọi là Diaspora Việt Nam. Đây là một thứ felix culpa, một cái tội dẫn tới phúc. Nếu không có độc tài cộng sản, chắc anh và tôi không ngồi đây luận bàn về tội ác của đảng cộng sản. Một cách vô t́nh, đảng cộng sản đă bắt dân Việt Nam bung ra toàn thế giới. Dân ta chưa bao giờ mở ra như thế. Hậu quả của sự kiện này khó đo lường, nhưng chắc chắn là tốt cho Việt Nam.

Little Saigon Radio: Như vậy cái di sản ấy là một di sản tốt. Không phải là do chủ tâm của cộng sản , mà do sự o ép của thời cuộc, do giai đoạn lịch sử đó, chúng ta bung ra được, nh́n ra được thế giới bên ngoài phải không? C̣n về nhưng mặt xấu của di sản th́ sao?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Những mặt xấu th́ nhiều quá làm sao kể xiết được, thưa anh. V́ xét cho cùng, từ đầu tới cuối, từ gốc tới ngọn là xấu. Xấu hết. Kể cả độc lập! Khách quan, chưa khi nào người dân bị ḱm kẹp áp bức như từ khi nước nhà, trên danh nghĩa, được độc lập dưới sự lănh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Xin nhắc lại: tất cả những ǵ họ làm chỉ là biện pháp để nắm chính quyền và giữ chính quyền. Khi cần làm việc tốt, họ không ngại. Khi họ thấy rằng cái chuyện đó tuy không phải là chuyện họ t́m, nhưng hợp với nhu cầu của dân mà lại có lợi cho họ th́ họ dùng nó như một phương tiện...

Little Saigon Radio: Để củng cố địa vị của họ?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Đúng thế.

Little Saigon Radio: Trước những di sản mà hầu hết là xấu đó, trừ một vài di sản ngẫu nhiên mà đảng cộng sản không muốn, th́ dân tộc chúng ta có cách nào để mà vượt quá để hướng tới tương lai?

Giáo sư Đỗ Mạnh Tri: Hai chữ bao dung có lẽ thích hợp chăng? Với những người không có xác tín, không kiên quyếr đấu tranh, th́ bao dung có vẻ dễ dàng lắm, bao dung ba phải, thế nào cũng xong, đàng nào cũng chịu. Nhưng, những ai tha thiết với tự do, những người thiệt t́nh gắn bó với đ̣i hỏi giải thoát đất nước, những người này cần bao dung, cần đến với nhau. Chúng ta đă nói nhiều về chia rẽ với đoàn kết. Hăy bỏ chuyện đó một bên. Chia rẽ cũng có mặt tích cực của nó và đoàn kết không hẳn là một thái độ quư. Có sự đoàn kết của đàn cừu, của khối này, khối nọ, cộng đồng nọ, cộng đồng kia, tạo thành những tảng băng khô cứng, ngăn cản sự tiến hóa và làm thui chột tinh thần cởi mở, đón nhận, bóp chết những sáng kiến cá nhân. Đảng cộng sản đă lợi dụng không ít thứ đoàn kết này để củng cố quyền lực của họ. Ta cứ tiếp tục chia rẽ, tôi muốn nói, cứ tiếp tục có những lối nh́n và hoạt động khác nhau, với điều kiện là những lối nh́n và hoạt động đó phát xuất từ một tâm tư thành thực thương mến quê hương đất nước và muốn cho đất nước được giải thoát khỏi óc độc tài. Ngoài điều kiện căn bản đó ra, nên bao dung với nhau.

Little Saigon Radio: Xin trân trọng cám ơn Giáo sư Đỗ Mạnh Tri đă dành cho cuộc phỏng vấn này.

HOME

-- (Việt_Nhân@Filsons.com), September 20, 2004.


Moderation questions? read the FAQ