Hồi kí 1980

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Hồi kí 1980

Bắc Hà

Cách đây không lâu, tôi đọc được trên mạng bài viết của nhà văn Dương Thu Hương nhan đề: «Những tên tôi tớ cho ngoại bang». Trong bài viết ấy tác giả đă kể lại câu chuyện ở đại hội nhà văn Việt nam lần thứ tư vào năm 1989, trong đó nhân danh đảng CS và Nhà nước XHCN VN, Dương Thông, một trung tướng công an đă lên lớp huấn thị và sau đó đă thoá mạ thậm tệ những người cầm bút –các văn nghệ sĩ VN XHCN. Khi đọc đến những ḍng đó tự dưng cổ họng tôi nghẹn lại và trong kí ức liên tưởng của tôi hiện về một sự việc mà tôi không thể nào quên-một sự đồng nhất đến hoàn hảo ( perfect identification )- tôi xin được gọi ở đây là: «Một kỉ niệm khó quên về nền dân chủ XHCN VN». Tại sao lại nói là đồng nhất ? Là v́ câu chuyện của tôi cũng là chuyện thực và cũng đề cập đến quan hệ giữa Đảng CS và tầng lớp ‘Trí thức XHCN‘ Việt nam, chỉ có một sự khác biệt rất nhỏ : đây không phải là các văn nghệ sĩ mà là những người làm công tác KHKT.

Đó là vào mùa hè năm 1980 ở nước cộng hoà XHCN Tiệp khắc (nay là CH Sec). Ngày ấy tôi và nhiều người khác là những thực tập sinh (TTS) và nghiên cứu sinh (NCS) khoa học tại đây. Nước ta mới thoát ra khỏi cuộc chiến với Mỹ được 5 năm và cũng vừa mới kết thúc cuộc chiến với „Đại bá phương bắc” (cuộc chiến tranh này xảy ra vào giữa năm 1979 và được nói đúng theo ngôn từ của Đảng lúc đó). Các nước XHCN Đông Âu v́ thế tích cực giúp đỡ Việt nam đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật, kể từ mở rộng chuyên ngành đào tạo đến tăng số lượng người được nhận hàng năm. Riêng ở Tiệp khắc, những năm đó quan hệ với ta được coi là hữu hảo nhất, mỗi năm có tới trên 100 sinh viên và khoảng từ 30 đến 40 NCS, TTS được nhận đào tạo tại các trường đại học, các Viện nghiên cứu và nước bạn đài thọ tất tật. Đối với chúng tôi, những người dân một nước nghèo nhất thế giới, vừa trải qua một thời gian dài chiến tranh khốc liệt, nay được xuất ngoại đi tu nghiệp, thực là một sự đổi đời. Nhưng cho đến tận bây giờ, tôi và nhiều người khác vẫn hàm ơn nhất đối với vị Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thời đó : Giáo sư Tạ Quang Bửu-một trí thức ḱ cựu nổi tiếng từ thời tiền VNDCCH; bởi chính ông là người đă đề xướng và thực hiện triệt để chủ trương cho thi để tuyển chọn NCS khoa học hàng năm gửi đi nước ngoài đào tạo, nhằm đáp ứng cho sự phát triển của đất nước trong tương lai. Những người được cử đi dự thi là các kĩ sư, bác sĩ, dược sĩ, những cử nhân KH đang tại chức tại các Bộ, các ngành và đặc biệt là từ đội ngũ giáo viên trẻ của hơn 30 trường Đại học của miền Bắc XHCN. Việc đó được thực hiện từ năm 1974, một năm trước khi chiến tranh chống Mĩ kết thúc, c̣n từ đó trở về trước việc lựa chọn và cử đi du học nước ngoài là hoàn toàn dựa trên đường lối công nông của Đảng, nhằm vào thành phần lư lịch chứ không căn cứ vào tŕnh độ kiến thức. (và cũng đă có những tiếng x́ xào vọng đến: ông Bửu đă đi chệch đường lối đào tạo công nông của Đảng ?)

Với bản thân tôi th́ không biết ơn sao được khi thành phần lư lịch của ḿnh không thuộc loại ”cơ bản”. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà nội. Bố tôi là một „công chức lưu dung”, đây là danh từ chỉ những người đă làm việc trong các cơ quan dân sự thời Pháp, sau 1954 vẫn được chế độ mới sử dụng và c̣n một danh từ khái quát hơn nữa cho họ đó là „nguỵ quyền”. Thế th́ với tôi thi đỗ vào đại học đă là may rồi (có thể do gia đ́nh bố mẹ tôi cũng c̣n có một số người tham gia kháng chiến chống Pháp ?), c̣n may mắn hơn là sau khi tốt nghiệp được giữ lại làm giảng viên một trường đại học. Có lẽ người ta cũng bắc cân lên so sánh chán giữa cái lư lịch công chức lưu dung thời Pháp với việc gia đ́nh tôi đă có mấy anh em ruột đi bộ đội cộng với kết quả thi tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi. Mà cũng c̣n v́ một lư do nữa khiến tôi gặp thời là vào lúc đó do sự bùng nổ số lượng các trường ĐH, sinh ra khủng hoảng thiếu cán bộ giảng dạy.

Tuy nhiên cũng xin được mở ngoặc một chút ở đây để nói về sự hàm ơn cho ṣng phẳng : bố tôi khi thấy việc sinh sống và học hành của chúng tôi nhiều khi khó khăn lận đận quá đă có lần thốt lên rằng: ”Nếu như bố không nghe lời mấy ông anh họ đi kháng chiến nhắn ở lại mà đi Pháp hồi ấy th́ bây giờ chắc các con đă có sự nghiệp và kiến thức, mà chưa biết chừng c̣n có tiền của đầu tư về xây dựng quê hương và trở thành những việt kiều yêu nước chứ chẳng chơi! Thế mà bây giờ lúc nào cũng phải nhớ cho kĩ trong đầu đấy là công ơn của Đảng để mà nói ra th́ đừng có lẫn!”. Công bằng mà nói ở vào hoàn cảnh như tôi, để có thể tồn tại và vươn lên được th́ ngay từ khi c̣n là học sinh phổ thông tôi đă phải cố gắng vượt bậc. Bố mẹ tôi thường nói với tôi rằng: ”Lẻo khẻo như con làm sao mà chịu nổi «đi kinh tế miền núi» hay đi cào đá đường tàu như một số con cái những người bạn của bố mẹ ? phải cố mà học thôi con ạ!”. Thế là không có con đường nào khác, chỉ có dốc sức vào học và học. Năm 1964 tôi đỗ thủ khoa của một trường PT cấp III ở thủ đô rồi thi đậu đại học với điểm ưu và trong suốt quá tŕnh học đại học tôi luôn nằm trong số 5 người đứng đầu lớp với trên 70 sinh viên. Tôi thực không có ư khoe khoang v́ ḿnh chỉ là một hạt muối trong biển cả và tôi tin rằng ai ở vào hoàn cảnh như tôi cũng phải làm như thế và trong thực tế cuộc sống đă có rất nhiều người như tôi bởi v́ dân ta dẫu có đến 90% là thành phần „cốt cán” th́ cái số 10% kia cũng chẳng vứt đi đâu được cơ mà! vả lại nói cho cùng th́ gia đ́nh tôi cũng chưa đến nỗi là ”đối tượng” của Cách mạng. Và khi tôi đă đứng trên bục giảng của trường Đại học rồi, suốt đời tôi không bao giờ quên được lời khuyên của một ông bí thư chi bộ Đảng, người miền Nam tập kết : ”Cậu c̣n trẻ, có khả năng và kiến thức, nhưng đừng quên rằng người khác phấn đấu 10 sẽ được 10, c̣n cậu muốn có 10 th́ cần phải phấn đấu 15-20 đấy!” (tôi vẫn nghĩ ông ấy không có ác ư ǵ mà chỉ nói sự thật!). Dĩ nhiên th́ tôi vẫn luôn luôn phải cật lực rồi, nhưng không có Giáo sư Bửu th́ có lẽ đời tôi chẳng bao giờ có cơ đi học nước ngoài chỉ v́ cái lư lịch „thiếu trong sạch” của gia đ́nh ḿnh. Khi tôi được tham gia dự tuyển NCS ngành ḿnh th́ trong tổ Bộ môn tôi cũng có một anh đồng nghiệp dự thi lần thứ 3 (hai năm trước anh ấy thi trượt). Sở dĩ như vậy là v́ anh ta có lư lịch „trong sạch”: bố là cán bộ CM, bản thân lại đang là đối tượng kết nạp Đảng, nên Đảng chọn để bồi dưỡng thành con chim đầu đàn cho Bộ môn KH của tôi. Kết quả năm đó thật là đáng buồn cho anh ta: lại trượt và tuột luôn, c̣n tôi với sự nỗ lực bản thân đă giành điểm cao nhất và được chọn đi học ở Tiệp khắc. Thế mới biết từ năm 1974 trở về trước, nền KHKT của nước ta đă được Đảng chọn và bồi dưỡng cho vô khối những con chim đầu đàn như vậy!. Đến đây tôi xin lỗi v́ đă chót hơi dài ḍng về bản thân, nhưng thực ḷng tôi chỉ có một mục đích là xin được cung cấp cho độc giả một nét minh hoạ về đường lối đào tạo trí thức và nhân tài của nhà nước cộng sản VN. Nhưng thôi, chuyện cũng xưa lắm rồi, bây giờ nếu điểm mặt lại th́ con cháu các ông CS đương chức đương quyền thời nay chỉ chọn đi Tây, đi Mĩ, đi Nhật, chứ đâu có chọn cái xứ Đông Âu mà đi du học nữa. Nói như thế để thấy rằng việc đào tạo bây giờ cũng khác nhiều rồi, và cộng sản bây giờ chỉ c̣n là cái vỏ bọc bên ngoài mà thôi!



-- (Việt_Nhân@Filsons.com), September 20, 2004

Answers

Response to Hồi kĂ­ 1980

Xin Các Bác Đọc Phần II dưới đây :

===================================================================== ===================================================================== ====================

Tôi xin trở lại với năm 1980 ở Tiệp khắc. Từ trước tới nay, hàng năm ngành nào cấp nào cũng có cuộc học chính trị, chỉnh huấn dưới sự chỉ đạo của Đảng. Riêng ngành giáo dục th́ việc đó được tiến hành vào dịp nghỉ hè. Mục đích là kiểm điểm, tống kết năm học cũ, b́nh bầu các đơn vị và cá nhân xuất sắc; nhưng cái quan trọng nhất vẫn là học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng để nâng cao nhận thức, quan điểm và vững bước tiến lên. Cho đến thời điểm đó, cá nhân tôi cũng đă kinh qua được 18 lần chỉnh huấn như thế. Lần này ở nước ngoài, thay cho từ „chỉnh huấn” là một từ khác nghe dễ chịu hơn: „Trại hè 80”. Với mục đích đó, cuộc trại hè này được tổ chức ở một thị trấn nhỏ cách thủ đô Praha vài chục cây số. Từ các thành phố khác nhau của Tiệp và Slovakia, dưới dạng các đơn vị độc lập, những sinh viên, NCS, TTS các năm đều tập hợp lại ở đây sau một năm vất vả miệt mài trong học tập và nghiên cứu. Về dự trại hè đối với chúng tôi cũng c̣n có nghĩa là thay đổi không khí, xả hơi đôi chút trong những hoạt động thể thao, văn nghệ, xem phim từ trong nước gửi sang và đặc biệt là bạn bè cũ gặp nhau, hàn huyên vui vẻ. Một điểm khác với các năm trước là trong Trại hè 80 chúng tôi được đón tiếp một vị đại biểu của học thuyết (doctrine) „LÀM CHỦ TẬP THỂ”, được phái từ trong nước sang, vốn là một chuyên viên của Vụ giáo dục chính trị (GDCTr) thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Thực ra th́ ông ta đă đến Praha từ giữa mùa xuân 1980 theo chủ trương của Đảng để thâm nhập, t́m hiểu t́nh h́nh lưu học sinh ở đây nhằm phổ biến và truyền bá học thuyết nói trên. Có lẽ nhiều người trong chúng ta c̣n nhớ người đă đề xướng học thuyết này : ông cố tổng bí thư Lê Duẩn. Sau ngày 30-4- 1975, quá say sưa với chiến thắng trong cuộc „đụng đầu lịch sử” với tên „đế quốc đầu sỏ”, ông ta đă bốc đồng đến mức bốc láo rằng : ”Trong ṿng 20 năm nữa chúng ta sẽ đón đầu đuổi kịp và vượt các nước tiên tiến về kinh tế và KHKT !”. Không biết lũ cố vấn của ông có cố vấn „đểu” cho ông không ? chứ c̣n giới trí thức KHKT chỉ biết lắc đầu ngao ngán, v́ trong đầu ông đâu có chút kiến thức ǵ về kinh tế và KHKT mà lại dám cuồng ngôn như vậy ? (tôi có được nghe rằng chính tiến sĩ Phan Đ́nh Diệu lúc đó là người đă công khai vạch ra cái bốc đồng ấu trĩ của ông Duẩn). Hơn thế nữa, ông ta c̣n bay bổng trong học thuyết tự biên tự diễn của ḿnh (chắc là cũng cố dặn ra theo ông Mao) : ”Để đạt được mục tiêu trên, vũ khí tư tưởng bao trùm của chúng ta chính là học thuyết LÀM CHỦ TẬP THỂ„, và cũng chính v́ thế mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đă phải ra sức nhồi vào sọ cái thứ „ếch ngồi đáy giếng” đó. Bây giờ, để đánh giá về cái học thuyết quái gở này th́ thực tế đă thừa đủ, tôi xin phép được trích dẫn nguyên văn lời của nhà văn Dương Thu Hương trong bài viết nêu trên:

„Người dân Việt nam hẳn đă quá đủ trải nghiệm để hiểu rằng: ”tập thể làm chủ„ có nghĩa là không ai làm chủ thực sự hết, không một cá nhân nào chịu trách nhiệm thực sự trước toàn thể dân chúng cũng như trước lịch sử mai sau. Bởi thế, người ta có thể nhân danh làm chủ tập thể để tàn phá tài sản quốc gia, để bán đất đai mồ mả của xứ sở, để đẻ ra những công tŕnh vô hiệu lực nhằm hớt lấy những món tiền khổng lồ rót vào những tài khoản riêng ở các ngân hàng ngoài nước . Rồi sau đó để cho cái ”tập thể làm chủ” kia chịu hầu toà. Nhưng cả cái „làm chủ tập thể” lẫn cái „tập thể làm chủ” kia đều vô danh, vô tính, vô dạng, vô h́nh. Chúng chỉ là thứ tṛ chơi chữ để đánh tráo các khái niệm, tạo ra một thứ mê cung để hù doạ đám người có chữ và lừa mị dân đen.”

Giờ đây đă gần 30 năm trôi qua, cái ảo vọng mà vị tổng bí thư „thiên tai” của Đảng đă nêu ra với nhân quần cùng với cái học thuyết sao y của họ Mao hầu như đă bị lăng quên, nay bới ra nếu có bốc mùi, tôi mong người đọc lượng thứ. Nhưng đó là một sự thật lịch sử, không nói ra không được. Các vị lănh đạo Đảng bây giờ chắc cũng chẳng ai thích nhắc đến ông Duẩn nữa v́ chẳng có ích ǵ cho họ, nhưng với giới trí thức chúng tôi th́ cần thực sự khách quan mà đánh giá, không kể ǵ đến sự mất hay được ḷng ai :

Ông Duẩn có cái cơ may là thâu tóm được hết quyền lực trong tay vào lúc chiến tranh kết thúc và v́ ông là VUA lúc đó cho nên ông muốn tung cái ǵ ra th́ quân tướng của ông cũng phải hứng và thiên hạ cũng buộc phải „hứng” chịu. Nhưng xét về tầm tư tưởng và tầm văn hoá mà nói th́ với đầu óc của ông cũng chỉ tạo ra được đến cái „ làm chủ tập thể” là hết đất. Phải nói rằng dân tộc ta, đất nước ta vẫn c̣n phúc lớn, chứ nếu không cứ đi theo cái học thuyết nửa dơi nửa chuột của ông th́ 20 năm sau có lẽ chúng ta đă quay lại thời ḱ đồ đá rồi! Và thật sự th́ ông là một trong những vị tổng bí thư mà sau khi từ giă cơi đời này, người ta đă quên đi nhanh nhất.

Có lẽ tôi lại đi quá rồi, xin được trở lại với „ông làm chủ tập thể” của Trại hè 80. Không hiểu tại sao mà cứ mỗi khi gặp ông cán bộ của Vụ GDCTr trong kí túc xá, trong nhà ăn hay ở đâu đó là các cháu sinh viên từ xa đă dơng dạc chào thật to: „cháu chào chú làm chủ tập thể ạ !”. Đúng là nhất quỉ nh́ ma ... các cụ nói cấm sai. Nhiều lúc chúng tôi cảm thấy thương hại ông v́ ông có cái dáng đi và giọng nói chất phác như người đồng quê ta, lúc nào trên đầu cũng sùm sụp cái mũ nồi trông rất hài hước (ở bên Tiệp chỉ có phụ nữ mới đội mũ nồi!). Cũng phải thông cảm cho ông ấy v́ mặc dù là cán bộ cấp Bộ, nhưng việc ông ấy phải làm là do cấp trên, do Đảng chỉ đạo. Ông ấy tâm sự rằng: ”trên cho đi nước ngoài một chuyến kết hợp công tác rồi về nghỉ hưu luôn, những lúc rát mặt như thế cũng chẳng thích thú ǵ !”. Có vài bạn NCS trẻ c̣n tinh nghịch hỏi trêu ông: „Thưa anh, tuổi anh có phải là tuổi Sửu không ạ ?”, v́ họ vốn hiểu con trâu là biểu tượng của loài nhai lại và các cán bộ tuyên huấn của Đảng ở đâu cũng na ná như vậy. Họ nói như một cái máy lặp lại không cần suy nghĩ mà bản thân th́ có hiểu ǵ đâu !

Riêng anh chị em NCS chúng tôi cứ thấy bóng ông xuất hiện ở kí túc xá của đơn vị ḿnh là sợ đến „văi tè”. Không phải là chúng tôi sợ ǵ bản thân ông ấy v́ ông ấy cũng hiền lắm, sợ là sợ cái „LÀM CHỦ TẬP THỂ” kia v́ nó mất thời gian lắm. Hàng ngày chúng tôi đă có 10, 12 thậm chí 16 tiếng lăn lộn trong các pḥng thí nghiệm, pḥng máy tính, miệt mài trong thư viện, về đến nhà đă mệt đứt cả hơi, c̣n chưa kịp làm chủ cái thân ḿnh như tắm giặt, ăn uống để lấy lại sức cho hôm sau th́ sức mấy mà làm chủ được tập thể ???

Kịch tính nhất là trong chương tŕnh chính thức của Trại hè 80 , khi ban tổ chức giới thiệu rất trịnh trọng ông lên để tổng kết công tác t́m hiểu và vận động „làm chủ tập thể” trong lưu học sinh th́ các bạn sinh viên hôm đó đùa dai quá, họ rầm rập vỗ tay rồi lại vỗ tay rầm rập liên tục không rứt, đến nỗi cả hội trường chẳng c̣n ai hiểu ra sao, ban Tổ chức phải đề nghị măi mới chấm dứt được sự nhiệt t́nh thái quá ấy. Phải công nhận rằng, thời nào cũng vậy, sinh viên bao giờ cũng là lớp trí thức trẻ nhạy cảm nhất và không hề ngần ngại bộc lộ tư tưởng và suy nghĩ của ḿnh khi cần. Đă lâu quá, tôi không c̣n nhớ được nhiều, nhưng để minh hoạ sự nhạy bén của họ tôi xin trích dẫn vài câu vè trong một tấu hài của các bạn sinh viên trong Trại hè 80 năm ấy, phản ánh những ǵ đập vào mắt họ :

„ Việt nam h́nh chữ ét x́,

So với thế giới cái ǵ cũng hơn” ...

„Ba ngàn cây số biển xanh,

Mà sao thiếu muối cho canh hàng ngày ? „

v.v… và v.v…

Khi nghe các em sinh viên tấu những câu thơ trên, chúng tôi tuy cười nhưng cảm thấy đau xót v́ thực tế đă làm tổn thương đến ”ḷng tự hào dân tộc” xưa nay vẫn được người ta phóng đại khoe khoang với thế giới bên ngoài!

Sau 10 ngày học tập chính trị xen lẫn với những sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao, ngày cuối cùng là ngày tổng kết bế mạc, Trại hè chúng tôi vinh dự được Đại sứ đến nói chuyện. Như chúng tôi đă được biết, Đại sứ Nguyễn Tiến Thông là người công tác lâu năm trong ngành ngoại giao, trước đây đă từng nhiều lần đi công cán theo Bác Hồ (ông ta vẫn thường tự khoe như vậy).

Mở đầu bài nói chuyện, ông Thông báo một số tin vui của đất nước: Chúng ta đă chiến thắng trong chiến tranh, đă có hoà b́nh để phát triển kinh tế xây dựng đất nước. Nước ta từ nay có tên chính thức là nước CHXHCN Việt nam; sắp tới chúng ta sẽ thay đổi quốc ca cho phù hợp với giai đoạn mới, Quốc hội đă thông qua Ban xét duyệt Quốc ca mới do đ/c Trường Chinh chủ tŕ.

Đất nước ta đă thống nhất từ Nam chí Bắc, lịch sử đă sang trang mới, các đảng Dân chủ và đảng Xă hội Việt nam đă hết vai tṛ lịch sử và xin rút lui.

Về t́nh h́nh chính trị và quan hệ quốc tế ông nêu: sau một thời gian dài chiến tranh, bước vào khôi phục và phát triển kinh tế chúng ta đang gặp nhiều khó khăn to lớn. Ta cũng vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh với đại bá Trung quốc nên t́nh h́nh càng phức tạp. Trên thế giới, tuy ta không c̣n trực tiếp đánh nhau với Mĩ, nhưng Đảng ta nhận định về lâu dài Mĩ vẫn là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân ta.

Quan hệ giữa ta với Liên xô và các nước XHCN anh em có những bước phát triển mới tốt đẹp, đó sẽ là chỗ dựa vững chắc và lâu dài ...

Về đường lối đào tạo của Đảng ông nhấn mạnh: Các nước XHCN anh em đang giúp đỡ ta nhiều mặt, nhất là việc đào tạo cán bộ KHKT. Tiệp khắc là một biểu hiện. Chúng tôi đă tiếp xúc với nhiều cơ sở của bạn thấy rất tốt và rất thuận lợi, ta cần đi sâu học tập, nắm bắt để sau đây trở về phục vụ đất nước, đừng để t́nh trạng : sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có nhiều ư kiến cho rằng cán bộ KHKT miền Bắc chỉ có lư thuyết mà thiếu thực tế, chẳng khác ǵ „gà công nghiệp”. Các cháu sinh viên, các đ/c NCS, TTS hăy phát huy truyền thống hiếu học, tinh thần cách mạng tiến công, vươn lên gánh vác những trọng trách lớn lao mà Đảng và Nhà nước đă giao phó. Chúng tôi hy vọng rất nhiều vào các đồng chí !

Bây giờ, sau khi đă học tập, các đ/c có ư kiến ǵ thắc mắc hoặc đóng góp cho Đảng và Nhà nước hăy mạnh dạn tŕnh bày, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và nghiên cứu để phản ánh với Trung ương.

Sự kiện chấn động Trại hè của chúng tôi năm ấy có lẽ bắt đầu từ đây. Sau ít phút cả hội trường im lặng, có một người đứng dậy xin phát biểu ư kiến. Từ xa chúng tôi cũng nhận ra đó là Phó Giáo sư-Phó tiến sĩ Nguyễn văn V.. Ông V. nhiều tuổi hơn anh em chúng tôi, mái tóc đă hoa râm, từ Khoa Cơ của trường ĐH Bách khoa Hà nội ông được cử qua đây làm TTS cao cấp với hy vọng bảo vệ luận án Tiến sĩ KH. Đối với chúng tôi PGS V. vừa là người đàn anh về học vấn, lại cũng là người luôn luôn có tư tưởng cấp tiến. Ông chậm răi nói :

„ Tôi là một cán bộ-đảng viên của trường ĐHBK Hà nội, đă công tác giảng dạy và nghiên cứu KH nhiều năm nay. Tôi rất phấn khởi được đ/c Đại sứ-đại diện cao nhất của Đảng và Nhà nước ta ở đây cho phép phát biểu. Tôi nghĩ đó chính là sự lắng nghe của Đảng đối với những ư kiến của đảng viên, quần chúng của ḿnh. Sau khi được học tập, được nghe đ/c Đại sứ nói chuyện, từ góc độ cá nhân tôi xin nêu mấy ư kiến vừa là suy nghĩ cũng vừa là câu hỏi, mong được sự giải đáp. Điều đầu tiên tôi muốn nói là : Có trải qua một thời ḱ chiến tranh dài như chúng ta rồi th́ ta mới thấy quí những ngày hoà b́nh, v́ chỉ có trong hoà b́nh ta mới có thể huy động mọi lực lượng để xây dựng và phát triển đất nước. Trong quá khứ, Cách mạng đă tập hợp được thành công tất cả các lực lượng xă hội để đấu tranh giành độc lập và tự do, th́ ngày nay trong xây dựng hoà b́nh, tôi nghĩ lại càng phải cần hơn thế nữa, v́ thế tôi không hiểu tại sao chúng ta lại có ư kiến để đảng Dân chủ và đảng Xă hội rút lui ? Theo tôi nếu các đảng đó tiếp tục hoạt động th́ chỉ càng có lợi cho Cách mạng v́ đâu phải tất cả trí thức và các tầng lớp xă hội khác đều là đảng viên cộng sản.

C̣n việc thay đổi Quốc ca, đối với tôi thực là một điều khó hiểu. Trên thế giới có lẽ chưa từng có nước nào làm như ta hiện nay, tôi mong Nhà nước và Quốc hội nên xem xét lại.

Về việc t́m hiểu đất nước bạn th́ tôi có ư kiến hơi khác với đ/c Đại sứ ở chỗ là : chính chúng tôi, những người hàng ngày tiếp xúc với bạn ở các trường ĐH, các Viện NC, các cơ sở kinh tế, chúng tôi thấy nước bạn văn minh tiên tiến, rất nhiều điều cần phải học, nhưng cũng không phải là không có những cái c̣n chưa hay chưa tốt, v́ thế ở mỗi lĩnh vực chúng tôi đều cố gắng rút ra những bài học cụ thể cho ḿnh; chứ c̣n nếu bạn có mời đ/c Đại sứ đi thăm hay đi tham quan th́ chắc chắn đ/c sẽ chỉ được tiếp xúc với những cái hay nhất, đẹp nhất mà thôi.

Về mặt đào tạo, th́ v́ đă ở trong ngành lâu năm và ngồi đây cũng có nhiều anh chị em như tôi, tôi xin nói rằng không thể trách chúng tôi được v́ đó chính là đường lối chủ trương nhiều năm nay của Nhà nước mà chúng tôi phải thực hiện, không thể cứ việc ǵ chưa tốt, chưa đạt yêu cầu th́ ta lại đổ lỗi cho người khác được. Có thể trước đây ta chưa có cái để so sánh nên luôn tự coi ḿnh là tốt nhất . Tôi xin đơn cử một ví dụ : Cách đây một số năm, đường lối của ta là bài trừ tiếng Anh và tiếng Pháp, chỉ chú trọng học và truyền bá tiếng Nga và tiếng Trung , đến bây giờ th́ ai cũng thấy điều đó là quá ấu trĩ. Thế mà ngay lúc này đây khi xảy ra cuộc chiến tranh 1979 ta lại giải thể Khoa tiếng Trung của trường ĐH sư phạm và ĐH Ngoại ngữ Hà nội. Chưa bỏ tiếng Trung quốc ta c̣n chưa hiểu nổi họ nữa là lại làm như vậy, trong khi đó theo tôi th́ người Trung hoa họ hiểu quá rơ về đất nước và dân tộc ḿnh !”

Chúng tôi nín thở nghe anh V. nói, cả hội trường im phăng phắc, và rồi cũng có vài tiếng x́ xào ; ”Sao ông V. bạo phổi thế nhỉ ?” ... có khá nhiều con mắt ṭ ṃ dồn về phía ông Đại sứ, quan sát thái độ của ông ta. Anh V. lại tiếp : „Vấn đề cuối cùng tôi muốn phát biểu là vấn đề quan hệ quốc tế của ta, mặc dù hiểu biết của tôi c̣n có hạn nhưng cứ xin tŕnh bày: Chúng ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với Mĩ được 5 năm, nhưng chúng ta lại vừa phải đương đầu với kẻ thù phương Bắc vốn lâu nay là «Anh Hai-Môi hở răng lạnh» của chúng ta. Đối với những người b́nh thường th́ việc này cộng với lịch sử mấy ngàn năm chống phong kiến phương Bắc sẽ làm họ không thể quan niệm được rằng ai đó sẽ măi măi là bạn hay măi măi là kẻ thù của dân tộc ḿnh được. Tôi cũng muốn nói đến nhận định của chúng ta về kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ. Vấn đề theo tôi là ở chỗ ta phải nhận diện cho được ḿnh là ai ? Việt nam chỉ là một nước nhỏ yếu, vậy th́ trong đường lối chính trị ngoại giao không thể cứ luôn luôn tự nhận ḿnh là điểm nóng, là nơi đối đầu lịch sử để rồi tự dẫn ḿnh vào ḷ lửa chiến tranh. Không đâu xa, chúng ta có gương nước láng giềng Thái lan đó : Họ tránh được đụng độ mà vẫn giữ được chủ quyền độc lập và vươn lên mạnh mẽ về kinh tế. Ta đă để lỡ mất nhiều cơ hội và thời gian, nếu không khéo sẽ c̣n tiếp diễn như vậy. Tôi cũng không hiểu là do khách quan hay chủ quan mà ta đă biến Mĩ thành kẻ thù của dân tộc trong khi ở thời ḱ đầu của cuộc Cách mạng tháng 8 ai cũng biết chúng ta đă có những liên lạc viên của chính phủ Mĩ ở chiến khu ?

Đến đây, không ngờ sự việc lại diễn biến như vậy, dường như không thể tự kiềm chế nổi ông Nguyễn Tiến Thông bật dậy và ngay lập tức ông lớn tiếng : ”Ban tổ chức đâu, hăy cho dừng ngay lại !” rồi ông đỏ mặt tía tai sừng sộ quát mắng: „Anh là cán bộ -đảng viên mà lại ăn nói mất lập trường như vậy à ? Tôi thật không ngờ lại có một đảng viên như anh, rất mơ hồ về quan điểm chính trị, không c̣n phân biệt được bạn thù, địch ta cho cả vào một rọ. Đảng và nhà nước cho các anh đi ăn học để bây giờ các anh nghi ngờ, xét lại đường lối quan điểm của Đảng thế à ? Các anh tưởng rằng các anh có thể hiểu hết mọi việc hay sao ? Anh ở ngành cơ khí chỉ biết về cơ khí c̣n anh khác ở ngành điện th́ cũng chỉ biết về điện, chỉ có những người làm công tác chính trị như chúng tôi mới có thể hiểu hết được t́nh h́nh và những đường lối chủ trương của Đảng. Anh V.! Anh cần suy nghĩ nghiêm túc và làm kiểm điểm, ngày mai lên gặp tổ chức trên Sứ quán !

Thật quá bất ngờ, chúng tôi người nọ nh́n người kia không hiểu tại sao mà lại bị ông Đại sứ thoá mạ đến càn rỡ như vậy ? Làm sao thế nhỉ ? chỉ mấy chục phút trước đây thôi mồm ông ta vừa mới mời đảng viên, quần chúng góp ư cho Đảng mà bây giờ đă quay ngoắt quát nạt mọi người, coi chúng tôi chẳng khác ǵ những đứa con nít! Và với vẻ mặt hầm hầm chẳng thèm chào hỏi ai nữa ông ta đi thẳng ra cửa hội trường cùng với mấy người tuỳ tùng cũng c̣n đang ngỡ ngàng không kém chúng tôi. Bỗng dưng c̣n ngỡ ngàng hơn thế nữa, chúng tôi nghe thấy một giọng lanh lảnh cất lên từ phía bên kia hội trường, nơi ngồi của các cháu sinh viên : „Bác ơi! Chúng cháu đă sẵn sàng cả rồi mà sao măi chẳng thấy ai đặt gánh xuống ?“

Đến đây th́ cả hội trường ồ lên như bầy ong vỡ tổ và không ai c̣n có thể giữ được im lặng nữa, trong khi đó ở phía bên ngoài tôi để ư thấy ông Đại sứ và mấy người tuỳ tùng đă lên xe đi thẳng.

.... Tôi kể câu chuyện này trong một tâm trạng như đang sống lại những ngày đó. Hầu hết anh chị em chúng tôi đều thán phục anh V.. Thực ra th́ những ư kiến nêu ra của anh chúng tôi cũng đă bàn tán đến ở khá nhiều nơi, nhiều lúc, mỗi khi túm năm tụm ba giải lao bàn chuyện ngoài lề, nhưng anh quả thật là dũng cảm v́ đă dám phát biểu công khai, chính v́ thế mà chẳng lâu la ǵ ngay sau đó mọi người phong ngay cho anh cái danh hiệu : “Người hùng của Trại hề 80“, trong đó chữ „hè“ được đổi thành “hề“ mới vui chứ !, c̣n người anh hùng trẻ tuổi kia, chắc chắn là các bạn sinh viên biết rất rơ, nhưng họ giữ kín đến nỗi tôi tuy ṭ ṃ nhưng cho đến bây giờ cũng vẫn không biết là ai !. Qua sự việc này, rơ ràng là ông Đại sứ đă tự vả vào mồm ḿnh và vô h́nh chung ông đă lật ra cái mặt trái giả nhân giả nghĩa của Đảng cộng sản. Đó cũng là bài học cho tất cả những ai c̣n muốn v́ tâm huyết mà góp ư cho Đảng. Đảng chỉ thích nghe những ai nói đúng như Đảng nói thôi ! chớ có nói khác !

Hai mươi ba năm đă trôi qua, nhưng dấu ấn của ngày hôm đó vẫn c̣n nguyên vẹn trong óc tôi, khó có thể quên được. Điều thực tế và sâu sắc nhất chúng tôi lĩnh hội được qua sự việc này là : Không có cái ǵ phản tự do, phản dân chủ hơn cái được gọi là „nền DÂN CHỦ XHCN“ !

Sẽ có người nói rằng: Đă bước vào thiên niên kỉ thứ ba rồi mà sao ông này vẫn c̣n hoài cổ vậy ?. Xin thưa: Tôi cũng đă qua tuổi 60, cũng hay nhớ chuyện ngày xưa, nhưng chuyện ngày xưa của tôi không hề cổ lỗ !. Kinh nghiệm và thực tế đă chỉ ra cho chúng ta thấy rằng Đảng cộng sản VN chưa bao giờ ngộ nhận sự „trung thành“ của tầng lớp trí thức. V́ thế mà bao năm qua dấu ấn của nền „dân chủ XHCN“ vẫn c̣n hằn lại ở những thời ḱ: Nhân văn giai phẩm với Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm...; Chủ nghĩa xét lại với Hoàng Minh Chính, Vũ đ́nh Huỳnh, Kiến Giang ... và đến nay tuy đă ở vào những năm đầu của thiên niên kỉ mới mà đặc trưng của nó vẫn không hề suy suyển với các nạn nhân của nó như Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Dương Thu Hương, Bùi Ngọc Tấn và gần đây nhất với Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ B́nh, Trần Khuê, Nguyễn Đan Quế v.v... và v. v... Với tất cả những con người có niềm tin vào chân lư mà ḿnh đang tôn thờ, tôi đánh giá khí phách của những con người ấy c̣n hơn cả những người Cộng sản trong nhà tù Côn lôn của thực dân đế quốc trước đây bởi lẽ bây giờ họ có quá nhiều cái để mất khi dấn thân vào con đường họ chọn, trong khi đó người Cộng sản năm xưa c̣n ǵ đâu để mà mất !

Câu chuyện ngoạn mục trên cũng là một ví dụ sống để những người trí thức thấu hiểu và đừng bao giờ ngộ nhận “ḷng tốt” của Đảng. ”Trí thức XHCN” ! thật là một khái niệm nực cười, đó chỉ là tṛ xảo ngôn của Đảng. Thực tế, Đảng chỉ muốn những người trí thức theo ḿnh như những con chó trung thành với chủ, bảo sao nghe vậy; c̣n nói theo ngôn từ công nông của đ/c Mao Trạch Đông th́ trí thức không hơn ǵ “cục cứt” !

Phải chăng đă đến lúc Trí thức VN ngày nay cần dứt khoát tuyên bố rằng : họ không hề phụ thuộc vào khái niệm “XHCN”, vào ư thức hệ cộng sản, lại càng không phải đi theo con đường đă được vạch sẵn bởi Đảng CS, kẻ chỉ muốn chỉ huy tư tưởng và suy nghĩ của họ mà chẳng bao giờ tôn trọng họ. Bởi v́ đối với chúng ta, những khái niệm như: thế nào là dân chủ ? thế nào là các quyền tự do cơ bản của con người ? bản chất của Chủ nghĩa CS và ư thức hệ của nó là ǵ ? đă được thực tiễn chỉ ra rơ như ban ngày, chẳng cần phải có tŕnh độ cao siêu ǵ mới hiểu được!

Để kết thúc bài viết này, tôi xin phép được nêu lại tiêu chí của ông Hà Sĩ Phu (tôi được biết ông cũng có mặt ở Trại hè năm ấy) nhằm vào tất cả những ai có tâm huyết với đất nước và dân tộc, với mong muốn dân tộc Việt nam ta mau chóng hội nhập vào Nhân loại văn minh, đó là : “Hăy dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ“. Chỉ có tri thức và trí tuệ phát triển trong một thể chế tự do và dân chủ thực sự mới là cái nôi đích thực đối với con người trí thức chúng ta.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ đến được với hai người ”Anh hùng”, ông Nguyễn Tiến Thông và gần 600 con người đă có mặt năm ấy ở Trại hè 80. Tôi nghĩ rằng chúng ta đă có đủ thời gian để mỗi người có thể tự chiêm nghiệm những nhận thức của ḿnh cách đây 23 năm !.

Hà nội, 30- 4-2003

Bắc Hà



-- (Việt_Nhân@Filsons.com), September 20, 2004.


Moderation questions? read the FAQ