Bản Chất Độc Tài

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bản Chất Độc Tài

Pierre COCHEZ

Lịch sử kết thúc, một cách đau thương hay hân hoan, cũng cần có đôi ba cảnh tượng đáng ghi nhớ cho những ai đă phải sống qua hay những ai đứng ngoài nh́n vào. Cho nên sự suy tàn của Saddam Hussein đă có những h́nh ảnh nói lên sự đổ nát của nó, như tượng đồng của nhà độc tài bị một chiến xa Mỹ b́nh thản kéo sập dưới sự reo ḥ của một đám đông đặc biệt, hay là cuộc viếng thăm có tổ chức cung điện của tên trùm Iraq. Các máy thu h́nh đă cho khán giả thấy sự sang trọng của nhiều khu nghiêm cấm loại này, những cung điện Versailles bé nhỏ của A Rạp. Các nhà b́nh luận đă mô tả mức độ xa hoa vung văi của cha con nhà độc tài đó, trong khi dân chúng Iraq phải sống khổ cực trong thời buổi cấm vận. H́nh ảnh chỉ cho thấy được một vài vật dụng vệ sinh thượng thặng, những bàn ghế kỳ quái do ḷng sở thích chẳng giống ai, những ảnh phụ nữ khỏa thân do Oudaï, con trai nhà độc tài góp nhặt trên Internet và vài ba chiếc xe sưu tập bị quần chúng Iraq bỏ lại sau khi đă hôi của, với một thái độ thanh thản tập thể, khi Bagdad rơi vào tay quân Mỹ. Làm cho thiên hạ nhớ lại những h́nh ảnh của sự « xa hoa thầm kín đáng thương » của một nhà độc tài khác, bị hạ bệ cách đây mười ba năm, Nicolas Ceaucescu của Lỗ Ma Ni.

Từ Stalin đến Franco, từ Trujilo đến Kim Il-sung, từ Pinochet đến Hitler, những nhà độc tài đă để lại sau lưng họ hàng ngàn người chết, những công tŕnh mà họ muốn tồn tại đời đời và số quần chúng c̣n sống sót nhưng phải gánh chịu nhiều nỗi đau thương. Patricio Guzmàn, nhà làm phim Chí Lợi cho biết : « Ba mươi năm sau mà người thường dân nước tôi c̣n e ngại khi bàn chuyện chánh trị nơi chỗ công khai ». Ông c̣n nhớ măi điều tủi nhục khi nh́n thấy h́nh ảnh của tổng thống Chí Lợi, người đứng đầu nước duy nhứt, đi dự lễ tang Franco... giữa hàng triệu người Tây Ban Nha.

Cái chết của những nhà độc tài làm cho quần thần phải bàng hoàng

Nhưng có điều nghịch lư là sự suy vi của những nhà độc tài thường làm cho quần thần phải lo âu. Khi Stalin qua đời, hàng triệu người tràn ngập Mạc Tư Khoa, v́ quá hoảng sợ, làm cho hàng ngàn người chết, trong khi đó, dưới triều đại Stalin, gia đ́nh nào trong Liên Bang Xô Viết cũng có một người biệt tông mất tích ! Khi nhà độc tài của Santo Domingo Rafael Trujilo từ trần, hàng ngàn người dân Dominican tuần hành qua trước xác chết của ông ta. Phải mấy tuần lễ sau, dân chúng mới qua khỏi cơn khủng hoảng tập thể đó, và người ta phát hiện được những người hạ sát Trujilo.

Một nhà độc tài mất đi là có một lổ hỗng to lớn. Gérard Mendel, nhà phân tâm học và xă hội học, tác giả quyển Lịch Sử Uy Quyền, cho rằng « nhà độc tài có khả năng duy tŕ hoặc thủ tiêu kẻ nào sinh sống trong thế giới của ông ta. Bằng cách bỏ rơi hoàn toàn hay bắt phải lệ thuộc một cách tuyệt đối như vậy, chế độ độc tài mang h́nh ảnh của một « bà mẹ cổ lỗ sĩ », một bà mẹ của tuổi bé thơ, chỗ dựa duy nhứt giữa thực tế và đứa trẻ, ngày đêm nơm nớp lo sợ bị mất cái h́nh ảnh lúc nào cũng bảo vệ nó ». Vậy th́, cái chết của nhà độc tài không phải là cái chết của người cha, dẫu rằng Stalin thường tự xưng là « người cha thân yêu của dân tộc ». V́ người cha là kẻ tạo lập ra pháp luật, đứng về phía công lư, trong khi chế độ độc tài chối bỏ luật pháp.

« Bà mẹ cổ lỗ sĩ » kia có mặt khắp mọi nơi trong môi trường suy thoái tâm lư trầm trọng khiến cho chế độ độc tài tồn tại lâu dài. Mổi căn nhà trong thủ đô Santo Domingo, được đổi tên lại là Ciudad Trujilo, đều phải treo một bức ảnh của nhà độc tài, bên trên có một bảng đồng khắc mấy chữ « chính ta là người lănh đạo ». Gérard Mendel cho biết rằng « Người ta không ư thức được rằng h́nh ảnh của những nhà độc tài lảng vảng khắp mọi nơi. Ở Iraq, có một khu của Bagdad mang tên « Khu Phố Saddam. Ṛng rả ba mươi năm qua, mỗi ngày, trang nhứt của nhựt báo đều có h́nh ảnh của nhà độc tài đó và những lời nói của ông ». (Những chế độ độc tài thường lấy tên lănh tụ đặt cho thành phố như : Stalingrad, Leningrad, thành phố Hồ Chí minh)

Vấn đề then chốt của nhà độc tài là âm mưu

Nhà độc tài tự cho là không bao giờ sai lầm, thấy tất và biết tất. Ông ta thường tự coi ḿnh là kẻ thay thế một thượng đế, bị ông ta cấm đoán tôn thờ, như trong chế độ độc tài cộng sản. Ông ta tạo dựng h́nh ảnh của chính ḿnh và của gia đ́nh ḿnh để che giấu những thời kỳ suy kém trong quá khứ. Ceaucescu, nhà độc tài Lỗ Ma Ni tự tạo cho ḿnh một thời niên thiếu phi phàm kiệt xuất, trong khi bà vợ ông, một cựu nhơn viên pḥng bào chế trong một xưởng làm thuốc giảm béo, lại biến thành một « nhà bác học lừng danh thế giới ». Pierre Hasner, giám đốc nghiên cứu hàng đầu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu và Sưu Tầm Quốc Tế (Ceri : Centre d’études et de recherches internationales) và có gốc Lỗ Ma Ni nhận xét : « Ceaucescu ít tàn bạo hơn những người tiền nhiệm, nhưng chắc chắn là hoang tưởng hơn. Ông cho rằng con người đầu tiên trên trần thế này được t́m thấy ở một địa điểm gần nơi sinh quán của ông ». Giống như Ceaucescu, những nhà độc tài ít khi có học thức. Có thể không bằng được tŕnh độ của Enrique Penaranda, tổng tống Bolivia, mà bà mẹ có một hôm tuyên bố : « Nếu biết trước con tôi có ngày làm tổng thống th́ tôi đă bắt nó học đọc học viết ».

Nhà độc tài muốn ḿnh sẽ hiện diện đời đời, hay ít ra cũng để được dấu ấn của ḿnh đời này qua đời nọ. Họ tự biến ḿnh thành kẻ xây dựng, từ cung điện Versailles của Louis XIV đến Bucarest của Ceaucescu hay đến lâu đài của Saddam. Những nơi này thường khép kín, xa cách mọi thứ, là nơi mà họ có thể coi như được an toàn. Gérard Mendel xác nhận rằng : « Khuynh hướng tự nhiên của một nhà độc tài là sinh sống trong một nơi được bảo đảm an toàn. Vấn đề chính của một nhà độc tài là làm sao xa lánh được âm mưu. Họ sống trong nỗi sợ vĩnh viễn », một mối lo sợ thôi thúc họ muốn thủ tiêu ai th́ thủ tiêu. Chỉ có một ḿnh Trujilo, con người ham thích khiêu vũ -- nhưng cũng thích đưa kẻ thù của ḿnh làm mồi cho cá mập -- dám dạo chơi trên ḥn đảo của ông mà không cần hộ vệ đi theo. Cũng v́ vậy nên trong một chuyến dạo chơi đơn độc như thế, ông bị hạ sát vào ngày 30 tháng 5 năm 1961, sau ba mươi năm trị v́.

Những nhà độc tài không thích tự do, cho chính họ cũng như cho những người khác. Họ bị bắt buộc phải kiểm soát mọi thứ quanh họ. Bằng công an « chánh trị », như những « tontons macoutes » (công an t́nh nguyện đứng vào đội ngũ dân quân vơ trang) ờ Haïti của cha con Duvalier, bằng những ống kính thu h́nh và những bộ phận thu âm hiện diện khắp mọi nơi trên đất nước Lỗ Ma Ni của Ceaucescu, và ở nước Nga của Stalin, bằng những phiếu lư lịch được bổ túc bằng những lời tố giác. Như vậy là trong một thời hạn nào đó, họ tha hồ mà trả thù, mà ôm mộng lớn -- hay tầm thường hơn -- mà mơ tưởng những ǵ không thể nói trắng ra được. Người ta biết được Mao Trạch Đông thích đàn bà và thích tiểu thuyết khiêu dâm. Và ngày nay thiên hạ lại thấy Oudaï, con trai của Saddam Hussein, cũng có những sở thích tương tự.

Tất cả các nhà độc tài đều có khả năng bắt người khác làm theo ư ḿnh

Thế nhưng, tất cả các nhà độc tài không giống nhau mà họ chỉ có những nét chung. Như khả năng bắt người khác làm theo ư ḿnh, không tiết lộ chiến thuật riêng của họ để nắm quyền hành tối thượng, tin tưởng ở chính ḿnh và ở vận mạng của ḿnh. Gérard Mendel ghi nhận : « Nhứt là họ phải coi thường sanh mạng kẻ khác mới có thể trở thành tên đồ tể sát hại hàng ngàn sanh linh ». Con đường tiến tới uy quyền của họ thường là con đường của một đất nước bị mất thể diện, bị hạ thấp, nhưng nghĩ rằng có thể lấy lại niềm hănh diện đă mất nếu dựa vào một nhà độc tài. Đó là điển h́nh của Hitler, nắm quyền một cách dân chủ trên một nước Đức bị phá sản kinh tế, sau khi thất trận trong những năm 1914-1918.

Nhà độc tài muốn đóng vai tṛ người cứu nguy, giáo đầu cho sự trở lại của bậc bạo chúa thời xa xưa. Pierre Hasner giải thích : « Ở Hy Lạp thời Cổ Đại, nhà độc tài xuất hiện mượn danh nghĩa một cuộc nổi dậy của dân chúng. Họ được kể như là bạn của nhân dân, mà họ cai trị trong một thời gian ». Chính danh từ độc tài cũng xuất phát từ Cộng Ḥa La Mă. Trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, người ta chỉ định một quan viên vào chức vụ độc tài, có những quyền hạn gần như tuyệt đối trong một thời gian nhứt định, trên nguyên tắc sáu tháng.

Thế rồi, trong cuộc xung đột giữa ư thức hệ, chế độ cực quyền ra đời. Pierre Hasner xác định : « Hệ thống cực quyền muốn thay thế tôn giáo và ngự trị lên tất cả, nghệ thuật cũng như lương tâm con người. Hannah Arendt cho rằng chế độ có thể cứ tiếp tục, không cần biết ai là chóp bu của chủ nghĩa cực quyền. Như vậy là không đúng ». Những nhà độc tài cộng sản, phát xít hay quân phiệt thường giống nhau trong phương thức t́m cách kiểm soát tâm hồn con người trong một thế giới khép kín, bằng không th́ họ không phát triển được. Những nhà độc tài không thích không gian và ánh sáng. Vả chăng, theo Pierre Hasner, Stalin chỉ sống về đêm.

Phan Quân

phỏng dịch theo nhựt báo La Croix ngày 3.5.2003.

¤

¤ ¤

-- (Việt_Nhân@Filsons.com), September 22, 2004


Moderation questions? read the FAQ