Các đảng viên cộng sản nên biết

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Các đảng viên cộng sản nên biết Một người đóng vai chủ động trong cuộc tranh chấp nội bộ giữa hai tướng về hưu của đảng Cộng Sản Việt Nam là Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh. Một lá thư của ông Nam Khánh, mới được truyền bá ra nước ngoài, cho thấy vụ ông Giáp đánh ông Lê Đức Anh trước sau là chuyện nội bộ của họ với nhau. Các đảng viên cộng sản nên đọc kỹ lá thư này, kể cả những người đang “công tác ở nước ngoài.” Đọc rồi sẽ thấy cái đảng đó nên dẹp đi, chính các đảng viên nên bảo nhau dẹp nó đi. Những điều nêu trong thư của ông Nam Khánh cho thấy rơ tính chất độc tài lạc hậu của đảng Cộng Sản cùng những quan niệm lỗi thời của mấy người lănh tụ về quyền hành của các lănh tụ đối với đảng viên. Một điều rơ rệt nhất là họ chẳng quan tâm ǵ đến đất nước, dân tộc cả, chỉ lo bảo vệ bọn lănh tụ với nhau thôi. Nếu quư vị không nhớ rơ th́ xin nhắc lại, đầu năm 2004 Tướng về hưu Vơ Nguyên Giáp viết một lá thư gửi cho các người cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam, đưa ra những đề nghị “xây dựng đảng.” Nhưng chủ ư của ông là nhắc tới “vụ Sáu Sứ,” do Cục 2 (T́nh báo bộ quốc pḥng) đưa ra năm 1991 để kết tội ông Giáp, những tội mà ông Giáp chối, nhưng ông vẫn bị đánh bật ra khỏi một cái ghế lănh đạo. Rồi ông Giáp c̣n bị tấn công qua vụ T4, gồm những chuyện do Tổng Cục 2 (thay thế cái cục trên, to hơn) bịa đặt, gán cho ông Giáp là tay sai của Trung ương t́nh báo Mỹ, CIA. Tướng Giáp muốn đảng của ông mang các vụ đó ra xử. Một phát nổ lớn hỗ trợ cho Tướng Giáp là bức thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, viết ngày 17 tháng Sáu năm 2004 kể tội Lê Đức Anh và lũ đàn em ở Tổng Cục 2, kể rơ những điều mà ông Giáp chỉ nhắc đến sơ sơ. Ông Nam Khánh bắn phát pháo khai trận. Sau đó có những lá thư khác của những cựu sĩ quan và các cán bộ già của đảng (gọi là cán bộ lăo thành cách mạng) nổ đồng loạt hỗ trợ ông Nam Khánh. Bây giờ chúng tôi mới được đọc bức thư nữa của ông Nam Khánh, viết ngày 15 tháng Bảy, kể lại cuộc gặp gỡ với ông Phan Diễn, người quyền hành hàng thứ nh́ trong đảng Cộng Sản, với chức vụ Ủy viên thường trực ban Bí Thư, trong Bộ Chính trị. Quư vị độc giả thế nào cũng sẽ được đọc tài liệu này trên các báo in và trên mạng lưới. Sau đây là mấy nhận xét về các bức thư của ông Nam Khánh. Tính chất nội bộ của các lá thư này hiện ra trong danh sách các nơi nhận thư. Toàn là những cấp trong nội bộ đảng Cộng Sản. Ông Khánh không gửi cho các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, tuyệt nhiên không. Nhưng các vấn đề mà ông Nam Khánh nêu lên th́ lại liên can tới guồng máy cai trị, đặc biệt là chính phủ, quốc hội và riêng bộ quốc pḥng. Nhưng đó là chuyện tiểu tiết. Ai cũng biết đảng quyết định, nhà nước chỉ lo thi hành. Nhưng trong cuộc gặp gỡ giữa ông Phan Diễn và ông Nam Khánh, diễn ra ngày 8 tháng 7 vừa qua, chúng ta nghe ông Khánh thuật lại lời ông Diễn nói về vụ T4 rằng vụ đó nghiêm trọng thật, và “Bộ Chính trị đă giao cho cơ quan pháp luật truy tố, đưa ra xử 4 người... từ 5 năm tù trở lên...” Ông Nam Khánh có kể tên bốn, năm nhân vật sẽ bị đem xử. Điều đáng chú ư là trong câu nói của ông Diễn ta biết được là hệ thống tư pháp của đảng Cộng Sản ra sao. Cái vụ T4 này là một vụ vu cáo nhiều người làm gián điệp (vu cáo là một thứ tội) và lạm dụng quyền hành làm những việc phi pháp (thứ tội khác) mà lại ở cấp cao nhất trong guồng máy cai trị (trách nhiệm lớn v́ đụng tới những người ngồi trên đầu thiên hạ, thiên hạ sẽ chịu vạ lây.) Nhưng đảng Cộng Sản quyết định vụ này theo lối như thế nào? Mấy năm qua đảng Cộng Sản vẫn hô hoán là họ sẽ cải tổ guồng máy tư pháp, sẽ tôn trọng pháp luật, vân vân, để thu hút đầu tư ngoại quốc, v́ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đ̣i hỏi như thế. Nhưng trong thực tế th́ ngày 8 tháng Bảy năm nay, Ủy viên ban Bí thư tiết lộ là Bộ Chính trị đảng Cộng Sản không những vẫn quyết định ai sẽ bị đem ra ṭa xử, mà họ c̣n quyết định trước bản án phải như thế nào, ai lănh mấy năm. Đó là nền công lư kiểu cộng sản, từ thời Thống chế Stalin tới giờ, ở Việt Nam vẫn không thay đổi. Tất nhiên, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản vẫn ra lệạnh từng chi tiết cho các cơ quan thừa hành, như quốc hội và chính phủ. Ông Phan Diễn nói, chẳng hạn, Bộ Chính trị “giao cho Thường vụ Quốc hội xem lại pháp lệnh t́nh báo” và giao cho chính phủ xem lại một cái nghị định số 96, vân vân. Chẳng cần giấu giếm ǵ cả, đây là đảng trị. Chính phủ hay quốc hội chỉ là diễn viên trên sân khấu mà thôi, đạo diễn và viết tuồng là Bộ Chính trị. Thế cái Bộ Chính trị đó, nó là cái ǵ? Ai đẻ nó ra, nó có trách nhiệm với ai không? Trong lá thư mới của Tướng Nguyễn Nam Khánh ông cũng đặt ra vấn đề này. Có lẽ hơi trễ, v́ trong những năm ông là ủy viên Trung ương đảng các khóa 5, 6 và 7, tại sao ông không đặt vấn đề đó ra trước các đảng viên thấp cổ bé miệng, để họ được nghe và hiểu rơ quyền lợi của họ? Quư vị đảng viên cộng sản nên đọc kỹ và bàn với nhau về chuyện này. Ông Nam Khánh đặt vấn đề là ông gửi lá thư cho cả Bộ Chính trị lẫn Trung ương đảng mà Bộ Chính trị cứ ỉm đi không phân phát cho người ta đọc rồi xét xử. Ông Phan Diễn cho biết “có những việc không nói cụ thể cho Trung ương và không thảo luận... Đưa ra vấn đề này sẽ tranh căi rồi không kết luận được, làm cho t́nh h́nh phức tạp thêm.” Ông Nam Khánh căi lại rằng, “Ban chấp hành Trung ương (đảng) bầu ra Bộ Chính trị, (nên) Bộ Chính trị không được đặt ḿnh cao hơn Trung ương.” Đây là một vấn đề rất quan trọng. Bởi v́ đảng Cộng Sản cứ nói đi nói lại họ theo quy tắc dân chủ, nói chuyện “dân chủ nội bộ,” cho nên các vị đảng viên cũng nên biết như thế nào ọi là dân chủ. Theo quy tắc dân chủ th́ những người được bầu phải chịu trách nhiệm đối với những người có quyền bỏ phiếu bầu ḿnh. Thí dụ bây giờ Hội đồng hương Sóc Trăng bầu ra một ban chấp hành, th́ ban chấp hành đó chịu trách nhiệm với tất cả các hội viên (không phải chỉ có trách nhiệm với những người đi họp và bỏ phiếu.) Áp dụng quy tắc đó, trong một nước dân bầu trực tiếp tổng thống th́ vị tổng thống chỉ chịu trách nhiệm với dân chứ không phải với quốc hội, thí dụ ở Phi Luật Tân. C̣n trong chế độ mà quốc hội bầu vị thủ tướng th́ ông thủ tướng chịu trách nhiệm với quốc hội chứ không chịu trách nhiệm với vua hay tổng thống, như ở Thái Lan chẳng hạn. Ở nước Việt Nam th́ không giống ai cả. Dân bỏ phiếu bầu quốc hội, quốc hội phong nhậm ông thủ tướng và chính phủ; nhưng cả chính phủ lẫn quốc hội th́ chịu trách nhiệm với đảng Cộng Sản thôi, cụ thể là phải nghe lệnh của Bộ Chính trị đảng. Lâu lâu người dân và các đảng viên được nghe tin Bộ Chính trị họp quyết định cách chức ai đó, thay ai lên làm thủ tướng, rồi bây giờ nghe tin Bộ Chính trị c̣n quyết định cả chuyện trong một vụ án bị người ta tố giác th́ nên đưa người này thay v́ người khác ra ṭa, không qua thủ tục pháp lư, điều tra nào cả. Bộ Chính trị bận rộn đến như vậy, th́ c̣n đặt ra mấy chức vụ như thủ tướng, chính phủ, quốc hội làm cái ǵ nữa? Nhưng Tướng Nguyễn Nam Khánh không bàn chuyện thủ tục dân chủ của nước Việt Nam, những lá thư của ông chỉ bàn chuyện nội bộ trong đảng của ông mà thôi. Cho nên ông phê b́nh là ngay bên trong đảng Cộng Sản cũng làm sai quy tắc dân chủ. Khi những người được bầu (Bộ Chính trị) tự đặt ḿnh lên cao, bất chấp những người có quyền bầu họ (Trung ương đảng)ỳ, th́ rơ ràng làm sai một quy tắc dân chủ thô sơ nhất rồi. Thế th́ tại sao từ khi c̣n ngồi trong Trung ương đảng, Tướng Nam Khánh không đề nghị thay đổi lối làm việc để bảo vệ quy tắc dân chủ mà ông cũng biết? Tôi thành thật không nghi là ông Khánh hoặc đă không biết cái quy tắc đó lúc c̣n nắm quyền. Kiến thức của ông về các thủ tục dân chủ chắc đă đạt được từ lâu rồi, v́ ông nói đă phát biểu về cái sai lầm của đảng trong vấn đề này từ lâu. Chúng ta cũng không nên nghi ngờ ông Nam Khánh không tích cự đ̣i thay đổi cách làm việc sai quy tắc ở trong đảng v́ hồi đó ông làm ủy viên Trung ương nếu nói ra th́ sợ mất chức vụ và các quyền lợi đi kèm. Ông được tiếng là người có tâm huyết, chính trực, không phải thứ ngậm miệng ăn tiền. Như vậy th́ tại sao một người rất thiết tha muốn dân chủ hóa sinh hoạt nội bộ đảng của ông mà lại im lặng hàng chục năm nay, đến bây giờ vẫn chưa công khai nhắc đến một quy tắc dân chủ sơ đẳng như vậy cho các đảng viên khác biết? Ông chỉ viết thư cho Bộ Chính trị và Trung ương đảng nên nhắc đến cái quy tắc sơ đảng này, c̣n các đảng viên cấp dưới họ có quyền biết cái quy tắc đó hay không? Nếu Bộ Chính trị chịu trách nhiệm với Trung ương đảng thế nào th́ Trung ương đảng cũng chịu trách nhiệm với các đảng viên cấp dưới như vậy. Trong thực tế th́ sao? Hầu như các vị trong Trung ương đảng cũng tự coi ḿnh ngồi trên đầu các đảng viên một cách tự nhiên, ông Bí thư tỉnh cũng chẳng bao giờ thấy ḿnh chịu trách nhiệm với các đảng viên ở trong tỉnh. Cái chức bí thư của mỗi người là do người ta đi khấn vái ở đền Bà Chúa Kho mà có, do phúc đức ông bà để lại cả. Thế th́ các quy tắc “dân chủ nội bộ” nó biến đi đâu mất? Những đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam có ngạc nhiên khi đọc lá thư của Tướng Nam Khánh hay không? Hiện tượng này năm 1911 đă được phân tích trong một cuốn sách của nhà xă hội học người Đức là Robert Michells, chúng tôi sẽ đề cập tới trong một bài sau.

Ngô Nhân Dụng

-- (ChoNhayBànDọc@dllnet.com), October 01, 2004

Answers

Response to CĂ¡c đảng viĂªn cộng sản nĂªn biết

********************************************************************* ************************************

Đảng Cộng sản nay và đảng Cộng sản xưa

********************************************************************* ****************************************

V́ thế nói chống CS chung chung mà bênh vực CS chung chung cũng đều là không chính xác. Ngày nay đúng nhất th́ phải là chống độc tài bản xứ dưạ vào ngoại quốc để thống trị dân tộc.

Có người bảo đảng Cộng sản ngày nay đă đổi mới rồi, không c̣n như xưa nữa, không nên chống Cộng sản nữa. Nhưng sẽ có người nói "đừng nghe những ǵ CS nói mà hăy nh́n những ǵ CS làm". Đây là lời của ông Nguyễn Văn Thiệu tổng thống miền Nam đă chết, mà cuộc đời không có nhiều người thương và kính lắm, nhưng để lại được một câu mà nhiều người không ưa ǵ ông Thiệu cũng vẫn nhắc lại v́ có thể chứng minh được bằng những sự kiện trước mắt. Thí dụ nào là nhà nước đàn áp các tăng sĩ tu sĩ có bằng cớ hiển nhiên mà chối nhoen nhoẻn; nào là bán đất nhượng biển cho Tầu mà khoe rằng hiệp ước đất biển có lợi; nào là lănh đạo ra hải ngoại đi đến đâu th́ bị chống đối đến đấy mà lại bảo là đồng bào hải ngoại đa số ủng hộ nhà nước CHXHCNVN.

Thế là thế nào, đảng có khác hay không có khác?

Những lời phản bác trên vừa đúng vừa sai, nghĩa là đảng và nhà nước tiếp tục dối trá, nói một đàng làm một nẻo, vẫn cương quyết giữ độc tài độc đảng. Nhưng đảng và nhà nước đă có đổi mới. Và có thể nói rằng đảng CS nay không như xưa nữa. Có nhiều điều khác hẳn, nhưng chỉ nói xin vài điều chính yếu.

Trước hết, tuy vẫn giữ tên CSVN nhưng đảng không c̣n ǵ là của người vô sản, vi người vô sản, hay v́ giai cấp công nông. Những người lănh đạo quyền lực đă biến thành một nhóm tư bản đối tác với tài phiệt ngoại quốc và lo bảo vệ quyền lợi của tập đoàn này. Chính v́ thế mà những thua lỗ thiệt tḥi của nông dân, công nhân hay của người vô sản vỉ chủ trương tất cả cho lợi nhuận của lănh đạo đă được giải thích là những khó khăn tự nhiên trong kinh tế thị trường. C̣n những thay đổi hào nhoáng bề ngoài để ưu tiên phục vụ các kế hoạch này th́ kể là thành công của đường lối kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa. Cũng chắng khác ǵ chính sách giáo dục và mở mang thời Tây để chủ yếu đào tạo viên chức bản xứ thừa hành và khai thác đất nước ta được khoe rằng là v́ mục tiêu khai hoá, đem ánh sáng văn minh đến cho dân An Nam lạc hậu.

Về mặt thành phần đảng, trước kia đa số đảng viên là giai cấp công nông vô sản, không có tŕnh độ và cuồng tín đấu tranh giai cấp dưới sự thúc đẩy của lănh đạo. Ngày nay một vài thống kê cho biết rằng trên 70% giáo viên trung học và đại học là đảng viên và trên 95% sĩ quan cao cấp trong quân đội và lực lượng an ninh là đảng viên. Số đảng viên đă gia tăng sau thời gian chững lại lúc Liên sô sụp đổ . Ngược lại th́ hiện tượng "nhạt đảng" ở giới thanh niên ngày càng rơ, nghĩa là không ưa, không tin, không cần vào đảng. Và dân quê cũng như dân nghèo thành thị gọi đảng CS là "đảng cộng đớp" và "đảng cộng mút". Những danh từ cửa miệng trước kia như "đảng ta", "chế độ ta" đă biến mất và thay bằng "bọn họ", "bọn chúng nó". Nhưng một thực tế khác mà báo đảng đem ra để khoe tư thế đảng là ngày tết cách đây không lâu có người chúc nhau và chúc con ch áu "năm nay được vào đảng".

Những mâu thuẫn này làm sao cắt nghĩa?

Có thể nói hiện tượng này tương tự như hiện tượng vào đảng Dân chủ của ông Nguyễn Văn Thiệu thời VNCH. Muốn giữ chức vụ chỉ huy nhất là ở những chỗ ngon lành dù cao hay thấp th́ vào đảng, dầu rằng chẳng báu hoá ǵ ông Thiệu. Tóm gọn th́ vào đảng là v́ cơm gạo. Câu chúc tết "năm nay được vào đảng" xuất hiện mới đây ở Việt nam chỉ là cùng một ư nghĩa như câu chúc "thăng quan tiến chức" hay là chúc học xong th́ được bổ đi làm thầy thông, thầy phán toà sứ hay quan huyện quan phủ thời Tây ngày xưa.

Từ chuyện kiếm cơm đến chuyện đồng hoá ḿnh với chế độ, bảo vệ chủ nghiă thực dân của Tây ngày xưa hay Cộng sản ngày nay th́ cũng không xa. Nhưng không phải ai cũng như thế. V́ thế mới có những người như Nguyễn Vũ B́nh phóng viên tạp chí Cộng sản, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà giáo Trần Khuê, hay như những luật sư v́ công lư vân vân đặt vấn đề với chế độ.

V́ thế nói chống CS chung chung mà bênh vực CS chung chung cũng đều là không chính xác. Ngày nay đúng nhất th́ phải là chống độc tài bản xứ dưạ vào ngoại quốc để thống trị dân tộc. Độc tài này hiện nay là những người lănh đạo Cộng sản đương quyền. Họ vừa phản bội thành phần công nông và vô sản mà họ xưng tụng là giai cấp tiên phong ṇng cốt, họ vừa theo ngoại bang bất chấp quyền lợi dân tộc. Nếu mà hiểu ra như thế th́ thấy rằng họ bị cả người nghèo chống lẫn những người thật sự v́ quốc gia dân tộc mà chống.

Lâm Phong



-- (ChoNhayBànDọc@dllnet.com), October 01, 2004.


Moderation questions? read the FAQ