Hồ Chí Minh học Quốc Học khi mô?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Hồ Chí Minh học Quốc Học khi mô?

Friday, October 01, 2004 8:45:57 AM HKP Tuệ Chương

Trước đây ít lâu, tôi gọi điện thoại thăm sức khỏe một ông cụ tuổi đă quá 90, một người cố cựu ở Huế. Qua cuộc điện đàm đó, tôi ngạc nhiên về sự minh mẫn của một người đă tuổi cao như thế. Trước đây, gần bốn mươi năm, tôi cũng đă từng được tiếp chuyện ông cụ một lần và cũng đă một lần ngạc nhiên về kiến thức của ông.

Hồi ấy, trong bữa tiệc đám cưới con trai trưởng của cụ, - người nầy là em rể tôi - khi khách trong bàn tiệc nói chuyện chơi rồi về sự xung đột Nga-Mỹ, nói về sự chia rẽ của nhân loại, ông cụ nói rằng sự chia rẽ là điều không thể tránh được. Theo nhận xét của ông cụ, hồi đó ông khoảng hơn 50 tuổi, ông cho rằng trong đời sống thực tế, quyền lợi là nguyên nhân căn bản khiến con người ta đoàn kết hay chia rẽ, nhất là trong quan hệ giữa một quốc gia với một quốc gia. Trong gia tộc, trong t́nh anh em, người ta có thể hy sinh cho nhau v́ lư do t́nh cảm, c̣n trong phạm vi thế giới, điều ấy khó có được. Từ đó, ông kết luận rằng Nga-Mỹ chỉ có thể đoàn kết khi loài người ở tinh cầu nầy bị một loài người ở một tinh cầu khác tấn công, hoặc giả trong nhân loại của chúng ta, có một thế lực thứ ba nổi lên chống cả Cộng Sản lẫn Tư Bản. V́ quyền lợi của ḿnh, Nga Mỹ buộc ḷng đoàn kết lại để chống kẻ thù chung.

Ngày nay, Thế Giới Cộng Sản không c̣n, nhưng cả Nga lẫn Mỹ đang đối diện với bọn khủng bố Hồi Giáo cực đoan th́ Nga Mỹ phải đoàn kết vậy. Lời tiên đoán của ông cụ có phần nào đúng đó chăng?

Trong lần nói chuyện vừa qua, tôi vẫn c̣n mang trong tôi ḷng ngưỡng mộ về kiến thức một ông cụ già nay đă trên 90. Trong câu chuyện, chúng tôi có nói qua về t́nh h́nh chính trị hiện tại ở Việt Nam, bỗng ông cụ hỏi tôi:

- “Tôi vẫn có cái thắc mắc. Sách báo ở đây (ở Việt Nam) cứ nói ông Hồ Chí Minh học trường Quốc Học. Tôi không tin như vậy. Anh ở bên đó, sách báo nhiều, anh xem thử có tài liệu nói rơ về việc nầy. Ông Hồ Chí Minh học Quốc Học khi mô?

Trước hết, xin nói về việc thành lập Trường Quốc Học.

Ngày 26 tháng 12 năm 1956, khi tôi đang c̣n là học sinh của trường nầy, th́ trường tổ chức lễ “Kỷ Niệm 60 năm Trường Quốc Học” sau khi trường vừa đổi tên từ “Trường Trung Học Khải Định” thành “Trường Quốc Học Ngô Đ́nh Diệm” (*).Buổi lễ được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chủ tọa.

Theo bài diễn văn của cụ Ưng Tŕnh (Một người từng làm thư kư riêng cho vua Bảo Đại) đọc trong buổi lễ hôm đó th́ giữa thập niên 1890, ông Ngô Đ́nh Khả nhà ở trước nhà thờ Phủ Cam, ngày ngày đi làm việc ở Ṭa Khâm Sứ Trung Kỳ (ở đầu cầu Trường Tiền) hay đi làm việc trong Đại Nội (Tôi không chắc) phải đi ngang “Trại Lính Thủy” của Nam Triều, nay bỏ hoang, bèn nghĩ ra việc mở một trường dạy chữ Quốc Ngữ và tiếng Pháp cho sĩ tử tại địa điểm nầy.

Trước khi bị Pháp cai trị hoàn toàn, tước hết quyền bính, Triều Đ́nh Huế có một đội Thủy Binh và doanh trại của họ đóng ngang với hoàng thành Huế, phía bên kia sông, là địa điểm trường Quốc Học hiện nay. Khi bị Pháp cai trị rồi, vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, Pháp buộc Triều Đ́nh Huế, giải tán đội thủy binh. Do đó, doanh trại nầy bị bỏ trống.

Trong buổi lễ kỷ niệm nói trên, những người học khóa đầu tiên, nếu lúc ấy c̣n sống, đều được mời đến dự. Các vị đó, đều già cả, có nhiều cụ chống gậy. Một trong những cụ đến dự lễ hôm đó, có ông Thị Ngô, hơn 70 tuổi, nhà ở phía trong cửa Đông Ba, sát ngă tư Mai Thúc Loan (Đường Đông-Ba) -Ngô Đức Kế (đường vào chợ Xép, thường gọi là đường Chợ Xép). Xóm chợ Xép “của tôi”, thường gọi là Cụ Hường (Ngo)â. Sau đây là một đoạn đối đáp giữa tôi và cụ Hường Ngô, là một chuyện có thực, tôi có ghi lại trong truyện ngắn “Cựu Học Sanh”(*) như sau:

“Một hôm, tôi đang ngồi sát cửa sổ, học bài, thỉnh thoảng nh́n ra ngoài trời th́ cụ Hường đi xuống nhà cầu, ngang qua cửa sổ tôi, tay vẫn không chống gậy. Khi trở vào, cụ Hường dừng lại bên ngoài, hỏi tôi:

- “Anh học trường Quốc Học?”

Tôi đứng dậy, lễ phép:

- “Thưa cụ, vâng.”

- “Hai đứa cháu nội tôi (*) cũng học ở Quốc Học. Ba nó cũng trường Quốc Học mà ngay chính tôi, cũng là “Cựu Học Sanh” trường Quốc Học.

Tôi nói:

- “Dạ, cháu biết cụ có học Quốc Học. Năm ngoái, lễ kỷ niệm 60 năm “Trường Quốc Học Ngô Đ́nh Diệm” (khoảng thời gian từ 1956 đến 1963, trường có tên như vậy-tg-), các cựu học sinh về dự đông lắm. Cháu thấy cụ có đi dự, mặc quốc phục, đi đầu, chung với mấy cụ già, cụ nào cũng chống gậy.”

Tôi nói các cụ già chống gậy là nói một cách t́nh cờ, thấy sao nói vậy. Cụ Hường, có lẽ nghĩ khác, nên cụ nói:

- “Bữa đó tôi hơi váng đầu, phải chống gậy. Bữa nay th́ khỏe rồi.”

Rồi cụ nói tiếp:

- “Tôi học khóa đầu tiên.”

- “Thưa cụ, vậy hả? Chắc hồi đó trường ốc chưa có ǵ?” -Tôi ṭ ṃ hỏi.

- “Hồi xưa, đó là trại lính thủy của Nam Triều.” -Ông cụ giải thích- “Sau khi Pháp đô hộ rồi th́ lính thủy Nam Triều bị giải tán, c̣n lại mấy cái lán không. Cụ Ngô Đ́nh Khả, thân sinh của cụ Ngô bây giờ, nhà ở Phú Cam, mỗi ngày đi làm việc ở Ṭa Khâm Sứ hay trong Đại Nội, tôi không nhớ, ngang qua nơi này, thấy trại bỏ không, mới nảy ra ư kiến dùng làm trường Quốc Học, dạy cho sĩ tử học chữ Quốc Ngữ và chữ Tây. Khóa đầu tiên khai giảng năm 1896. Tôi học khóa đó.”

- “Hồi đó cụ thi vô có khó không?” Tôi hỏi.

- “Có thi đâu!” - Cụ Hường trả lời - thi đậu xong th́ bắt học thêm ở trường Quốc Học. Vở với bút ch́ phải lận dấu trong bụng. May mà mặc áo dài ta nên dấu cũng dễ.”

Tôi ngạc nhiên hỏi:

- “Sao lại phải dấu?”

- “Ai cũng sợ mang tiếng là theo Tây. Học chữ Quốc Ngữ, chữ Tây là theo Tây, chống lại Triều Đ́nh, chống lại dân ḿnh. Dân người ta thấy, người ta chê cười ḿnh nên phải dấu.”

- “Vậy cụ Ngô Đ́nh Khả đứng ra chủ trương mở trường Quốc Học, không sợ mang tiếng theo Tây sao?” -Tôi lại hỏi.

- “Gốc ông ta làm thông ngôn cho Tây th́ sợ mang tiếng ǵ nữa. Với lại nhiều khi tôi cũng nghĩ, cụ ấy hơn người, nh́n xa thấy rộng, không thể bo bo với mớ chữ Nho xưa mà cứu nước được. Thời thế đă đổi thay. Anh không học thơ của cụ Trần Kế Xương sao?” -Rồi ông cụ đọc tiếp:

Cái học nhà Nho đă hỏng rồi,

Mười người theo học, chín người thôi

“Thơ văn của ta mà không học là dốt lắm đó. Biết chưa?”

Nói câu đó, cụ Hường gằn giọng, tỏ ư khó chịu về cái dốt của học tṛ ngày nay. Tôi vội vàng nói:

- “Thưa cụ, cháu có học. Trong chương tŕnh lớp đệ lục (lớp 7 bây giờ -tg-) đă có rồi. Bài thơ đó cháu cũng thuộc.”

- “Vậy là tốt. Trường ni là nơi đào tạo nhiều nhân tài, nhiều người nổi tiếng. Học ở đó là để sau làm việc “ích quốc lợi dân”. Biết chưa?”

Nói xong, cụ Hường bỏ đi vào nhà, chẳng thèm chào tôi. Đó là lần đầu tiên mà cũng là lần chót cụ nói chuyện với tôi trong khoảng thời gian tôi ở đây hơn ba năm.”

(*) Hai người cháu nội nầy, khi tôi học lớp Đệ Nhất, họ cùng học một lớp với tôi. Đó là chị Trần Thị Thanh Hương và em chị là anh Trần Văn Viên)

(”Cựu Học Sanh”, “Viết Về Huế” Tập 1. Trang 186-187-189)

Qua đoạn văn trích dẫn ở trên, tôi muốn tŕnh bày với độc giả hai điều:

Thứ nhất là việc vào học trường Quốc Học:

Cuối thập niên 1890, tuy Pháp đă đô hộ nước ta, nhưng tinh thần chống Tây của người Việt chúng ta c̣n cao, c̣n mạnh mẽ, tầm nh́n về thế giới chưa rộng nên nhiều khi cực đoan. Không làm những điều ǵ, việc ǵ có liên hệ xa gần đến Tây để có thể bị gọi là theo Tây. Dĩ nhiên không đi lính cho Tây, không theo đạo của Tây (đạo Thiên Chúa), không học tiếng Tây, ăn mặc hoặc cắt tóc theo kiểu Tây. Măi đến khi Nhật Bản thắng Nga trong trận Đối Mă (1905), người Việt Nam mới tỉnh cơn mê. Trước kia, cứ tưởng cái ǵ của Tàu cũng nhất thiên hạ. Khi một phần hạm đội Hắc Hải của Nga bị Nhật đánh bại, chạy trốn ở vịnh Cam Ranh, người Việt Nam ṭ ṃ đến đó xem tàu Nga mới lắc đầu lè lưỡi cho rằng tàu bè súng ống như thế mà c̣n bị Nhật đánh bại, đủ biết nhờ Minh Trị Thiên Hoàng canh tân, nước Nhật ngày nay hùng mạnh như thế nào?! Những sĩ phu ở Huế hồi ấy như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Trần Quí Cáp, đi xem tàu Nga về, đều trầm trồ khen ngợi việc nước Nhật canh tân. Đầu thế kỷ 20 mới có “Phong Trào Duy Tân”. Chỉ một việc cắt tóc ngắn, không chừa “búi tó” như ngày xưa, các cụ cũng phải làm vè để cổ động dân chúng: “Phen nầy cắt tóc đi tu, Tụng kinh Độc lập ở chùa Duy Tân.”

Phong trào Duy Tân là một sự thức tỉnh của người Việt Nam đầu thế kỷ 20, khi “thần tượng” Trung Hoa sụp đổ v́ chính nước nầy đang bị các cường quốc xâu xé mà không có cách chi chống lại được. Ư tưởng phải “Duy Tân” không những được cổ động và gây ảnh hưởng trong dân chúng mà c̣n gây ảnh hưởng ngay cả trong Triều Đ́nh Huế. Các vị vua khi đặt niên hiệu đều chọn theo ư nghĩa nào đó. Năm 1908, khi vua Thành Thái bị truất phế và thái tử Vĩnh San lên ngôi th́ vua mới chọn niên hiệu là Duy Tân. Điều đó không hẳn là không do ảnh hưởng từ tư tưởng Duy Tân nước nhà đang được vận động trong dân chúng.

Về việc lập Duy Tân Hội, sách “Phan Bội Châu Niên Biểu” chép như sau:

“Bắt đầu khai hội từ buổi sáng qua chính trưa tan hội. Tên Hội chỉ người trong hội biết (a) không lập sổ sách, không biên chép họ tên, chương tŕnh kế hoạch chỉ miệng trao ḷng nhớ mà thôi. Đặt Kỳ Ngoại Hầu (Cường Để -tg) làm hội chủ, hễ lúc nào xưng hô chỉ gọi bằng ông chủ, cấm không được hở chữ “Hội” ra. Hội viên trọng yếu lúc đó có những người như Nguyễn Hàm, Phan Bội Châu, Trịnh Hiền. Lê Vũ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân và các người khác nữa.

(Trong phần ghi chú (a) ở trên, tác giả ghi rằng theo cuốn “Tự Phán” cũng chính của Phan Bội Châu viết th́ “tên hội là Duy Tân Hội mà chương tŕnh măi đến năm 1906 mới được thảo ra thành văn và in vài trăm bản để phổ biến. Chương tŕnh đến tháng 10 năm Tân Hợi (1911) th́ tuyên bố thủ tiêu và tên hội đổi làm Việt Nam Quang Phục Hội)

(Phan bội Châu Niên Biểu- trang 37)

Xem thế, cái tinh thần chống Pháp của dân ta lúc bấy giờ khá cực đoan - rơ nhất là trong phong trào “B́nh Tây Sát Tả” - th́ việc dựng nên trường Quốc Học hồi đó cũng như việc theo học trường nầy đều bị dân chúng lên án là theo Tây, là phản triều đ́nh, phản quốc cả.

Sách “Hồ Chí Minh, Con người và Huyền thoại” của Chánh Đạo viết:

“Những người tốt nghiệp các khoa thi Hương, thi Hội phải qua một giai đoạn huấn luyện tiếng Pháp và quốc ngữ trong khi chờ đợi được bổ nhậm. Đi tiên phong trong chiến dịch chuyển tiếp nầy, dĩ nhiên, là kinh đô Huế. Năm 1896, người Pháp thiết lập trường Quốc Học để dạy dỗ con cháu các hoàng tử, tôn thất, ấm tử các quan lớn, và một số “hậu bổ”(Tức các Tiến sĩ, Phó Bảng hoặc Cử Nhân đang chờ bổ nhậm.”

(Hồ Chí Minh, Con người và Huyền thoại- trang 78)

Theo cách “tuyển sinh” như trên th́ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ ông Hồ Chí Minh - phải học trường hậu bổ, sau khi ông đậu Phó Bảng năm Canh Tư (1901) “nhưng chẳng hiểu tại sao Huy không được xếp vào hàng “hậu bổ“và nhập học trường Quốc Học như bạn đồng khoa Phan Chu Trinh. Măi tới cuối năm 1904, Sắc mới được một chức quan nhỏ ở Bộ Lễ.

(Sđd- trang 48)

Tuy nhiên, con trai lớn của Sắc, là Khiêm, anh của Hồ Chí Minh, theo sách đă dẫn, lại được “đặc cách” theo học trường Quốc Học v́ là ấm sinh, mặc dù theo điều kiện nhập học như nói ở trên phải là ấm sinh con quan lớn mới nhập học được. Bấy giờ, Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ ông Khiêm chỉ mới làm một chức quan nhỏ ở Bộ Lễ.

Anh em ông ông Hồ Chí Minh chẳng đỗ đạt bằng ǵ cả, ngay cả bằng yếu lược (tốt nghiệp lớp 3) để có thể xin vào trường Quốc Học, anh em ông cũng không có nốt. C̣n thi theo lệ xưa, th́ măi tới 1916 ở Huế mới là khoa thi cuối cùng.

Tôi có đặt vấn đề nầy với Ông Lê Tùng Minh, Phó Tiến Sĩ Sử Học, th́ ông cũng đoán - chỉ đoán mà thôi - có thể nhờ thế lực ông Hồ Sĩ Tạo - mà Hồ Chí Minh có được sự đặc cách ấy. Theo tài liệu mới phát hiện gần đây, Ông Hồ Sĩ Tạo chính là cha ruột của ông Nguyễn Sinh Sắc. Cũng lư do đó, có người cho rằng, khi đổi từ họ Nguyễn (Nguyễn Tất Thành) ra họ Hồ (Hồ Chí Minh), ông Hồ muốn trở lại với cái họ gốc của ông.

Năm 1911, trường Hậu Bổ mới được thành lập ở Huế, có thể việc tuyển sinh dễ hơn, nhưng lúc đó, sau khi cha bị cách chức năm 1908, ông Hồ Chí Minh đă lưu lạc vào Nam và qua Pháp rồi.

Nói chung, dù có sợ bị dân chúng chê trách là theo Tây hay không, dù tập ấm con quan hay có bằng cấp nầy kia, xem ra không có cách nào Ông Hồ Chí Minh được theo học ở Trường Quốc Học cả.

Về việc mở Trường Quốc Học:

Sau này, t́nh thế đổi thay, việc canh tân nước nhà theo các nước Tây phương là điều bắt buộc nên người ta mới nhớ công lao ông Ngô Đ́nh Khả là người có công mở ra trường Quốc Học. Tuy nhiên, hồi đó, ông Ngô Đ́nh Khả mở ra ngôi trường đó là v́ lư do ǵ?

Từ chức “Thông Sự” rồi lên “Trưởng Pḥng Thông Sự” ở Ṭa Khâm Xứ Huế, Ngô Đ́nh Khả được chuyển qua ngạch quan lại Nam Triều, đời Thành Thái, ông lên tới chức Thượng Thư Bộ Lễ (Dư luận Huế trước đây cũng cho rằng những người xuất thân bên ṭa Khâm Sứ qua làm quan Nam Triều thường nhận nhiệm vụ do Pháp giao phó là kiểm soát và kềm kẹp Nam Triều). V́ chống lại việc Pháp đày vua Thành Thái (Đày vua không Khả), con đường hoạn lộ của ông Ngô Đ́nh Khả đi xuống từ khi vua Thành Thái bị truất ngôi. Như thế, xem ra ông Ngô Đ́nh Khả có tư cách cao hơn ông Diệp Văn Cương, gốc miền Nam, cũng là thông ngôn được Pháp phái qua làm việc với Nam Triều. Người ta có thể nói ông Ngô Đ́nh Khả lập ra trường Quốc Học để đào tạo một lớp quan lại có khả năng phục vụ cho chính phủ Bảo Hộ, nhưng ai lại có thể phủ nhận điều ông là người biết nh́n xa trông rộng, nhất là khi c̣n trẻ, ông đă được các cha cố đưa qua học ở Pénang (Mă Lai). Dù Pénang cũng là một thuộc địa, nhưng những chuyến đi xa khiến ông có thể có được nhăn quan xa hơn những người chỉ quanh quẩn trong nước? Dù theo đạo Thiên Chúa, được du học, qua đó, ông đă làm việc cho Pháp từ rất sớm, nhưng với việc chống lại việc đày vua Thành Thái, ai dám bảo ông là người không có ḷng ái quốc, khiến cho người Huế có câu “Đày vua không Khả” để ca ngợi ông?!

Tuy nhiên, nếu như người Huế và đám quan lại triều đ́nh hồi bấy giờ có nhăn quan “nh́n xa trông rộng” như ông Ngô Đ́nh Khả, biết “Duy Tân” để nước nhà có thể phục hồi sức mạnh mà giành độc lập, hay biết chạy “theo thời thế” để ra làm quan với giặc Pháp, mở trường dạy tiếng Pháp và quốc ngữ, th́ măi đến đầu thế kỷ 20, ở Huế mới có trường Pháp Nam và học sinh học chưa quá bậc tiểu học.

Cũng theo sách nói trên của ông Chính Đạo, “Tài liệu văn khố Pháp về An-Nam c̣n sót lại ở Aix-en Provence cho biết một học sinh tên Nguyễn Sinh Côn, gốc Nghệ An, được đặc ân vào trường Quốc Học Huế từ niên khóa 1908-09. Tṛ Côn nầy trước đó đă học trường Pháp Nam Thừa Thiên.”

Có thể đây là tia sáng cần soi lại cho kỹ. Cách viết chữ quốc ngữ hồi bấy giờ chưa thống nhất, thường chịu ảnh hưởng cách viết của các cha cố viết chữ quốc ngữ, nhất là hay dùng chữ K thay cho chữ C. Chúng ta đă thấy Hồ Chí Minh viết “Đường Kách Mệnh” khi ông c̣n ở Quảng Châu, và tên ông Lê Bá Khanh và Lê Bá Kông khi hai ông nầy theo học ở Hồng Kông (*).Do đó, cái tên Nguyễn Sinh Cung có viết thành tên Nguyễn Sinh Côn cũng không có ǵ lạ. Tên Côn cũng không phải là tên hiếm có trong số dân chúng Việt Nam. Tiếng địa phương, c̣n gọi Cung bằng Cuông để tránh “phạm húy” - tên một người lớn tuổi, có danh tiếng ở trong làng chẳng hạn. “Kỵ tên” là một phong tục rất phổ biến của người Việt.

Có thể ông Hồ Chí Minh đă được đặc cách vào học Trường Quốc Học, nhưng cũng ngay năm ấy, Hồ Chí Minh bỏ học v́ thân phụ ông bị cách chức. V́ gia biến, ông phải bỏ học và lưu lạc vào Nam.

Nói chung, Hồ Chí Minh có thể chưa bao giờ là học sinh trường Quốc Học, hoặc có thể có một thời gian rất ngắn, ông ta học ở đó. Thời gian học ấy quá ngắn ngủi; hoặc tuy đă có tên nhưng chưa kịp đi học th́ đành bỏ v́ gia biến, nên chưa bao giờ Hồ Chí Minh tự nhận ông có học Trường Quốc Học để trường nầy có thể đào tạo ông trở thành một nhân tài hữu ích cho đất nước, như danh tiếng ngôi trường đă có vậy.

Điều đó cũng không chắc đúng. Một người như ông Hồ Chí Minh, có thể ông không cần cái hư danh ấy. Điều quan trọng hơn, thời gian ấy, vào học Trường Quốc Hoc là học chữ Tây, ra làm quan với Tây, là theo Tây. Khi đă là một người có tiếng yêu nước, một “Nguyễn Ái Quốc”, chống Pháp giành độc lập, ông muốn tránh cái tiếng xấu theo Tây nên đă dấu đi câu chuyện ông có theo học Trường Quốc Học vào hồi cuối thập niên 1910, cũng như ông đă dấu việc ông xin vào học Trường Thuộc Địa vậy.

Riêng về đám ong kiến quanh Hồ Chí Minh, chẳng biết mô tê ǵ cứ phịa bừa ra là ông ta có học Trường Quốc Học. Họ không biết rằng đám sĩ tử vào học Quốc Học hồi cuối thập niên 1890 và thập niên 1910 so với đám học sinh vào trường Quốc Học sau khi dân ta đă thức tỉnh nhờ Phong Trào Duy Tân, xét về mặt tinh thần, họ khác nhau rất xa./

tuệ chương (hoànglonghải)

(Viết để tỏ ḷng ngưỡng mộ với bác TĐK ở Huế)

(*) Xin xem truyện ngắn “Nhà Cách Mạng” cùng tác giả, nói về việc đổi tên trường nầy.

(*) Những người già ở Huế, thường dùng chữ “a” thay thế cho chữ “i” trong các danh từ sau đây: Học chánh thay v́ Học chính, Chánh phủ thay v́ Chính phủ, Học sanh thay v́ Học sinh. Cách phát âm như thế c̣n biểu lộ tính bảo thủ của họ.

(*) Thân phụ hai ông nầy là cụ Lê-Đức Thoan, làm tài xế e lửa theo đường Hà Nội-Lào Kay và thường giúp đỡ các cha cố khi họ qua lại theo đường từ Hồng Kông, qua Quảng Châu mà xuống Bắc Việt Nam. Qua sự quen biết đó, ông Lê Đức Thoan đă gởi hai con trai của ông theo học ở Hồng Kông.

-- (Việt_Nhân@Filsons.com), October 02, 2004


Moderation questions? read the FAQ