Đàm phán song phương với EU kết thúc thắng lợi

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Đàm phán song phương với EU kết thúc thắng lợi

Ông Pascal Lamy tại cuộc họp báo. Sau 2 đêm trắng với 48 giờ thương thảo liên tiếp căng thẳng, gần 13h chiều nay VN và EU mới đạt được thỏa thuận song phương về việc VN gia nhập WTO. Hiệp định này sẽ đưa VN tiến gần hơn tới đại gia đ́nh thương mại thế giới.

Trước hàng trăm nhà báo, Cao ủy Thương mại EU Pascal Lamy đánh giá cao khả năng đàm phán của đoàn VN. Ông tin tưởng rằng, không chỉ VN có lợi từ hiệp định mà các doanh nghiệp châu Âu cũng có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường VN với hơn 80 triệu người tiêu dùng.

Ông Lamy nhận định, sau khi đạt được thỏa thuận song phương về gia nhập WTO với một đối tác lớn, các nước ứng cử viên thường mất khoảng 1 năm đến 18 tháng là gia nhập được WTO.

V́ thế,tin tưởng rằng mục tiêu gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới của VN vào năm 2010 hoàn toàn có thể thực hiện được.



-- Ho chi Minh Dam TAC (webmaster@vnexpress.net), October 09, 2004

Answers

Response to ĐĂ m phĂ¡n song phương với EU kết thĂºc thắng lợi

Day moi la tin chinh xac nay :

Ông Pascal Lamy tại cuộc họp báo. Sau 2 đêm trắng với 48 giờ thương thảo liên tiếp căng thẳng, gần 13h chiều nay VN và EU mới đạt được thỏa thuận song phương về việc VN gia nhập WTO. Hiệp định này sẽ đưa VN tiến gần hơn tới đại gia đ́nh thương mại thế giới.

Mức thuế trung b́nh mà VN sẽ áp dụng vào khoảng 16% đối với hàng hóa công nghiệp, 22% đối với thủy sản và 24% đối với sản phẩm nông nghiệp.

Trong 10 ngành dịch vụ, VN có nhiều cam kết trên các lĩnh vực gồm vận tải, tài chính, xây dựng phân phối, môi trường... EU đă chấp nhận quan điểm chặt chẽ của VN đối với ngành du lịch và viễn thông. Theo đó, phía nước ngoài trong các liên doanh của ngành công nghiệp không khói chỉ được sở hữu dưới 30% và ngành viễn thông không được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

Tin liên quan *VN và EU chưa thống nhất về lĩnh vực dịch vụ *Đàm phán song phương với EU chưa đến hồi kết *Ngày mai đàm phán song phương với EU *Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào cuối năm sau Hai trưởng đoàn đàm phán, Bộ trưởng Thương mại Trương Đ́nh Tuyển và Cao ủy Thương mại EU Pascal Lamy đều đánh giá những nội dung đạt được trong hiệp định song phương với EU c̣n cao hơn những điều khoản của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, điều này khẳng định EU đang là đối tác thương mại lớn nhất của VN.

Bộ trưởng Tuyển cho rằng, thành công trong việc đàm phán với EU sẽ tạo thuận lợi cho VN trong các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ tới đây. Đây cũng là cơ sở để EU sớm công nhận VN là nước có nền kinh tế thị trường.

Trước hàng trăm nhà báo, Cao ủy Thương mại EU Pascal Lamy đánh giá cao khả năng đàm phán của đoàn VN. Ông tin tưởng rằng, không chỉ VN có lợi từ hiệp định mà các doanh nghiệp châu Âu cũng có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường VN với hơn 80 triệu người tiêu dùng. Ông Lamy nhận định, sau khi đạt được thỏa thuận song phương về gia nhập WTO với một đối tác lớn, các nước ứng cử viên thường mất khoảng 1 năm đến 18 tháng là gia nhập được WTO. V́ thế, mục tiêu gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới của VN vào năm 2005 hoàn toàn có thể thực hiện được.



-- (Meo_usa@yahoo.com), October 09, 2004.


Response to ĐĂ m phĂ¡n song phương với EU kết thĂºc thắng lợi

Toi xin moi nguoi hay thoi chui nhau. Chung ta cung dong mau . Chung ta ko phai chi vi nhung y nghi khac nhau ma danh nhau. Chung ta ko nen phu nhan rang VNCH da lam nen mot phan lich su cua Viet Nam. Chung ta cung phai cong nhan rang tong thong VNCH cung co nguoi tot nhu Diem chang han. Ong ay co rat nhieu tu tuong cai cach , ong ay thuc su co y dinh tach ra khoi su khong che cua My. Chinh vi dieu do ma CIA da lat do ong va tat nhien cai chet cung vai den cung che do. Cho toi hoi cac ban co cach gi de THONG NHAT BA NUOC DONG DUONG ko?

-- *** (Roidieudosequadi@yahoo.com), October 09, 2004.

Response to ĐĂ m phĂ¡n song phương với EU kết thĂºc thắng lợi

Met voi moi nguoi qua!. Bay gio con cai nhau ve cai da qua. Vang , VCH nhat , VNXHCN cung nhat. Cai bay gio can la lam cai gi do de Viet Nam thoat ra khoi qua khu . Tai sao chung ta cu om lay qua khu de nhin vao nhi. Sao ta khong nhin vao tuong lai. Chung ta can hoach dinh cho tuong lai mot Viet Nam hung cuong. Chung ta la tay sai cho My, Trung Quoc, Lien Xo ( ko con ), dung vay. Do la noi o nhuc. Chung ta phai lam gi di chu. Cac ban deu la nhung nguoi ta ma dat nc Viet Nam can , nguoi dan can ko phai la Dang phai chinh tri. Nguoi dan dat Viet can cac ban. Cac ban hay ve va viet len trang su cua chinh minh. Ong cha ta co tham vong thong nhat 3 nuoc Dong duong ( Viet Nam , Campuchia, Lao ) va tan cong Trung Quoc. Ngay xua co nguoi lam dc nhu Quang Trung . Bay gio thi ai? Toi co tham vong do nhung mot minh toi thi ko du. Chung ta hay tap hop lai de thuc hien tham vong do nhe. Hay gui email cho toi

-- *** (Roidieudosequadi@yahoo.com), October 09, 2004.

Response to ĐĂ m phĂ¡n song phương với EU kết thĂºc thắng lợi

Bạn nghĩ gì về ASEM 5 ở Hà Nội? Tổng thống Pháp Jacques Chirac đến thăm chính thức Việt Nam và dự ASEM 5 Từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 10 năm nay, Diễn đàn Á-Âu gọi tắt là ASEM sẽ họp hội nghị thượng đỉnh lần thứ năm tại Hà Nội. Các bên chính tham gia ASEM là Hiệp hội các nước Đông Nam Á tức ASEAN và Liên hiệp châu Âu (EU), nhưng các nước Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tham dự.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đứng vai trò nước chủ nhà của hội nghị ASEM. Các phương tiện thông tin của Việt Nam đã đưa nhiều tin tức về hoạt động chuẩn bị cho sự kiện này từ những tháng qua.

Mời quý thính giả tham gia diễn đàn VIET-USA bàn về ý nghĩa của ASEM 5 tại Hà Nội.

Theo bạn, một sự kiện chính trị-ngoại giao như thế này nói lên điều gì trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi một loạt các vấn đề về phát triển, các giá trị xã hội và chính trị khác nhau trên thế giới đang thách thức các nhà chính trị, bên cạnh nguy cơ của nạn khủng bố quốc tế?

Việt Nam nằm ở đâu trong bối cảnh đó và cần làm gì để đảm bảo mục tiêu phát triển, ổn định, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dân chủ hóa như chính các nhà lãnh đạo trong nước nêu ra?

Ngoài ra, cuộc bầu cử tổng thống dân chủ ở Indonesia, nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới và cũng là nước lớn nhất ASEAN có tác động thế nào đến ASEAN nói chung?

Quá trình hội nhập qua ASEAN của Miến Điện đặt ra bài học gì cho cả ASEAN và quan hệ Á-Âu?

Vai trò của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ở ASEM là gì? EU và ASEAN cần nhau tới mức nào?

Ý kiến xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk, viết font chữ Unicode hoặc dùng hộp tiện ích bên tay phải.

--------------------------------------------------------------------

Thính giả từ Việt Nam Không thể chối cãi được là Việt Nam đã có một chỗ đứng rất xứng đáng trên thương trường quốc tế.

Nhiều thính giả Thời gian gần đây lên mạng không thể mở được trang của quý đài, mà không biết tại sao? Có phải trang VIET-USA bị nhà cầm quyền chặn (vì ASEM???) hay không?

Nguyễn Thị Xuân Trang, Đà Nẵng Nếu chúng ta muốn đất nước tốt hơn thì hãy thể hiện bằng hành động thực tế của mình để tác động vào cái xấu chứ không chỉ dùng những lời lẽ cực đoan bêu rếu chính quyền trên các trang web nước ngoài. Hiện nay đất nước đang còn khó khăn rất mong những người con Việt hãy làm gì đó thực tế hơn để giúp ích cho đất nước.

Thanh Tùng, TPHCM Tôi chỉ là một người dân Việt Nam b́nh thường giống như bao người Việt Nam khác. Tôi có một vài cảm nghĩ trước trước thềm ASEM 5 sắp diễn ra tại Hà Nội. So với các nước khác trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia phải chịu nhiều mất mát. Các nước khác có lịch sử về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ c̣n Viện Nam th́ có lịch sử trong chiến tranh. Vừa chải qua hai cuộc chiến tranh, Việt Nam đă phải đứng dậy để chiến đấu với cái đói cái nghèo, cái lạc hậu. Với "tiểu sử" như vậy th́ Việt Nam c̣n cần một thời gian dài nữa mới theo kịp các nước trong khu vực cũng như thế giới.

Trên con đường hội nhập và phát triển đó, không phải ngẫu nhiên mà ASEM 5 được tổ chức tại Việt Nam. Điều này đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước. Nh́n từ góc độ của một người dân Việt Nam tôi thấy t́nh h́nh kinh tế, chính trị, văn hoá, xă hội của Việt Nam hiện nay được tóm tắt ngắn gọn như sau:

+ Kinh tế: - Tuy có phát triển tốt, vượt bậc trong những năm qua nhưng chưa thật bền vững. Khi có những biến động nhỏ trong và ngoài nước sẽ làm cho nền kinh tế chao đảo. Kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Chưa đầu tư đúng mức cho ngành công nghiệp công nghệ cao. - Xu hướng đầu tư bất động sản làm giàu thay v́ đầu tư chứng khoán của đại bộ phận nhân dân đă khiến cho giá đất ở Việt Nam bị đẩy lên rất cao do đầu cơ. Điều này đă ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nói Việt Nam có giá đất tại các đô thị lớn vào hành "top ten" trên thế giới nhưng thu nhập b́nh quân đầu người(GDP) tại Việt Nam chưa bằng số lẻ của các nước phát triển. Đây là một nghịch lư mà cho đến nay Chính phủ vẫn chưa t́m ra lối thoát.

+ Xă hội: - Chính phủ đă và đang cố gắng đưa ra những chính sách làm giảm sự chênh lệch giàu nghèo ví dụ như hỗ trợ người dân xóa đói, giảm nghèo. Nhưng đều đó vẫn chưa đủ để có được sự cân bằng trong xă hội khi mà sự phân biệt giàu nghèo ngày càng rơ rệt trong nền kinh tế thị trường. - Các tệ nạn xă hội đang dần được kiểm soát nhưng chưa triệt để. - Cải cách thủ tục hành chánh đang diễn ra rộng khắp Việt Nam nhưng đến nơi đến chốn. Ở nhiều địa phương, cán bộ lănh đạo vẫn chưa gần gũi nhân dân, c̣n gây nhiều phiền toán cho dân trong vai tṛ là người "đầy tớ của dân". - Tham nhũng đúng là một vấn nạn của không chỉ một quốc gia nào. Phải nói thẳng ra là trên thế giới này chẳng có nước nào mà không có tham nhũng. Nếu một quốc gia để cho tệ nạn tham nhũng diễn ra quá mức th́ nền kinh tế sẽ kiệt quệ. Chính phủ Việt Nam hiện nay rất tích cục đấu tranh trên lănh vực này. Rất nhiều vụ việc tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước trong thời gian qua đă được phanh phui. Điển h́nh gần đây nhất là vụ con ông thứ Trưởng Bộ thương mại Mai Văn Dâu.

+ Giáo dục: - Cải tiến giáo dục c̣n manh tính chắp vá, làm sai đến đâu sửa đến đó. - Lăng phí trong giáo dục nhưng lại không mang lại hiệu quả. 60% sinh viên tốt nghiệp Đại học khi ra trường thường làm những công việc không phải ngành học của họ đă học hoặc không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc.

+ Chính trị: - Tự do tôn giáo, tính ngưỡng, không phân biệt đối xử, mọi người dân đều b́nh đẳng trước pháp luật đó là tiêu chí mà Chính phủ Việt Nam đưa ra. Là người trong cuộc, tôi thấy Việt Nam làm rất tốt điều nay. Chẳng một đất nước hoà b́nh nào dại ǵ mà đem chuyện phân biệt đối xử tôn giáo ra để làm chính trị, nhất là với Việt Nam v́ tôn giáo từ xưa đến nay vốn là một khía cạnh chính trị rất nhạy cảm. Dễ gây xung đột, dễ bị người ta lợi dung để can thiệp từ bên ngoài. - Tự do ngôn luận, tự do báo chí vẫn chưa thật sự được thông thoáng. So với những năm đầu thập niên 90 th́ đến nay Việt Nam cũng có nhiều cải tiến. Trên các báo trong nước và các phương tiện truyền thông hiện nay người ta đă có thể thấy những bài báo, phóng sự chỉ trích, vạch trần, tố cáo tệ nạn tham nhũng, thái độ hạch sách, nhũng nhiễu dân của các cơ quan công quyền. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ để nói rằng đă tự do báo chí.

Tôi có một người bạn sống ở Đan Mạch, anh ta nói rằng: khi xem truyền h́nh, đọc báo trong nước sao toàn thấy điều tốt, không có ǵ xấu cả. Chẳng giống các nước khác chút nào. Để có được một Việt nam hôm nay, hàng triệu người dân Việt Nam đă xây dựng và vun đắp nên bằng bằng sương máu, công sức của ḿnh. Nếu đă là người Việt dù trong hay ngoài nước, dù ở chế độ nào, Đảng phái chính trị nào, tôn giáo nào đều là những Con Lạc Cháu Hồng. Vậy tại sao chúng ta khong nghĩ về một Việt Nam tốt đẹp hơn trong tương lai. Không chỉ một SEAGAME hay một ASEM mà chúng ta hy vọng sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn thế nữa.

Hoàng Vương, Thái Bình Nếu vẫn cứ cái chính quyền này lănh đạo , mà không có đổi mới đổi cũ ǵ th́ có đến 10 cái hội nghị tổ chức vẫn cứ thế thôi chỉ sướng cho nhưng kẻ cơ hội ăn theo đại hội , sau kỳ này bọn chúng sẽ kiếm được bạc tỷ, chỉ khổ cho bà con nông dân chúng tôi cứ phải è cổ ra mà nuôi bọn ăn bám này.

Nguyễn Phú, Stanton, Hoa Kỳ

Việt Nam hiện được nhiều nước trên thế giới lưu tâm, đó là cơ hội tốt nhưng cũng nên thấy là còn rất nhiều chông gai và cạm bẫy. Chông gai là vì VN càng ngày tệ tham nhũng càng kinh khiếp, trong khi đó thì cơ chế chính trị trong nước chưa có tựd o dân chủ thì làm sao làm tốt hơn được. Nhà nước nên trao quyền chống tham nhũng cho nhân dân và truyền thông báo chí thì tất sẽ chế ngự được tham nhũng. Còn như bây giờ tham nhũng từ trong những người có chức có quyền thì lấy ai mà chân chính được.

Cạm bẫy là đất nước VN đến giờ vẫn là vùng trái độn tranh chấp quyền lợi mà Mỹ và Trung Quốc đều không thể quay lưng đi được. Mỹ ký thương ước với VN, mở cửa cho VN không phải để VN dẫn phái đoàn kinh tế hàng trăm ngườo đi họp bàn kinh tế song phương với TQ đâu. VN đã bị đưa vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo rồi đó, và đó phải được hiểu là chuẩn bị cấm vận nếu có làm điều gì đó có hại cho kinh tế Hoa Kỳ cũng như cho kinh tế các nước trong khu vực của Mỹ.

VN thì có cái bệnh hay khoa trương tuyên truyền, cứ tuyên truyền khi mà thế giới bây giờ không phải như thời kỳ các nước cộng sản còn được xem là ở bên kia bức màn sắt nữa. Tôi hiểu cái khó khăn của nhà cầm quyền VN hiện tại là phải đi dây cho khéo không thì rơi xuống hố. Do đó tôi nghĩ song song với nỗ lực tiếp nhận đầu tư và viện trợ nước ngoài thì VN cũng nên lợi dụng tiềm năng đó mà xây dựng cho mình một tiềm năng kinh tế quốc dân vững chắc để lâu dần sẽ bớt lệ thuộc vào đầu tư và viện trợ. Mà muốn xây dựng kinh tế quốc dân thì phải chấp nhận quyền tư hữu rộng lớn hơn, đi đôi với một chế độ tự do dân chủ để nhân dân thực sự có lòng tin vào nhà nước.

Về lãnh vực này thì lực lượng Việt Kiều hải ngoại người ta giúp được nhiều lắm mà tại sao đến giờ còn gọi người ta là thế này, thế khác, toàn chuyện vô bổ và cũ rích đem ra nói mãi, chỉ vuốt ve được đám cán bộ ngu dốt thôi mà phương hại đến công cuộc đại đoàn kết dân tộc để xây dựng đất nước.

Lê Thanh Sơn, TPHCM Sáng nay Sơn có đọc báo "Tuổi trẻ" có đăng một phần bài phát biểu của ông tổng thống Pháp nói về quan hệ Pháp-Việt.V́ vậy Sơn muốn chia sẻ suy nghĩ và t́nh cảm của Sơn với quí đài và bạn bè trên thế giới. Phải nói rằng những lời phát biểu của ông tổng thống Pháp rất chân t́nh và thiết thực.Sơn rất mong quan hệ Pháp-Việt thêm gắn bó.Theo Sơn, là một người biết chút ít văn hóa Pháp, th́ ngôn ngữ Pháp không hề dở chút nào, tuy có phức tạp nhưng là thứ ngôn ngữ của t́nh cảm và sự lăng mạn. Là một người dân, Sơn thấy có điều đáng buồn là quan hệ hai nước ở thời kỳ đầu lại là một cuộc chiến.Tuy nhiên phải thừa nhận một điều rằng nó đă giúp Việt nam có tầm nh́n rộng hơn về thế giới, vượt ra khỏi Trung quốc.Sơn cho rằng những người dân Việt nam khác cũng để lại quá khứ phía sau và hướng đến quan hệ tương lai tốt đẹp hơn giữa hai nước. Về cá nhân, Sơn cũng thừa nhận rằng rất thích văn hóa Pháp.V́ vậy rất mong có sự tăng cường trao đổi văn hóa giữa hai nước. Cũng với ḷng mong muốn như vậy đối với châu Âu nói chung. Xin nhờ các bạn chuyển những lời này tới ông tổng thống Pháp nói riêng và nhân dân Pháp nói chung.

Thủy, Việt Nam Tôi đồng ư với các bạn. Với ASEM 5 được tổ chức ở Việt Nam chứng tỏ chúng ta đang phát triển và được thế giới ghi nhận. Việc quan trọng nhất của chúng ta là ASEM 5 thành công tốt đẹp.

Hà, Paris, Pháp Trước hết ta nên xem cơ chế ở Việt Nam có tự do thông tin hay không? kế đến là pháp luật có nghiêm chỉnh và công bằng hay không? sau nữa là chánh sách có được tự do phát biểu ý kiến hay không? Nói chung là một nước có thật sự tự do dân chủ và pháp trị thì mới bàn về mọi chuyện, bằng chỉ thì chỉ là khoa môi múa mỏ mà chẳng ích lợi gì.

Thái Long, Quảng Trị Từ khi VN và Mỹ b́nh thường hoá quan hệ ngoại giao năm 1995 bối cảnh thế giới đă có biết bao thay đổi, VN chúng ta cũng có những bước tiến thật dài. Chính phủ VN đang được cả thế giới ghi nhận quyết tâm đưa đất nước vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu…. Cả thế giới đang hổ trợ giúp đỡ chúng ta biến quyết tâm đó trở thành hiện thực. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta đang đi đúng hướng, dân tộc Việt Nam đang đồng hành với nhân loại văn minh. Rơ ràng mỗi nước có một bước đi khác nhau trên ! con đường tiến đến dân giàu nước mạnh. Chúng ta đang có những nhà lănh đạo chính trị khôn khéo chèo chống con thuyền VN trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay.

Nếu nhớ lại thời gian cuối năm 2000 và đầu năm 2001, các chuyến thăm liên tiếp của TT Mỹ, TT Nga, Chủ tịch nước Trung Quốc đến Hà Nội cho thấy vị trí của VN trong quan hệ đối với các cường quốc thế giới. Hội nghị ASEM 5 lần này diễn ra trong một bối cảnh thế giới đang bất ổn với nạn khủng bố, đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh…và cả tham vọng bá quyền của cường quốc…Điều này cho thấy vai tṛ nước chủ nhà ASEM 5 thật không dễ dàng trong một thế giới c̣n quá nhiều mâu thuẩn khó dung hoà. Dù kết quả thế nào, Hội nghị ASEM là một thành công ngay từ ư tưởng tổ chức, bởi v́ nó thể hiện xu thế văn minh của nhân loại "Đối thoại thay cho đối đầu". Người dân như tôi chỉ mong muốn ASEM 5 là dịp để bạn bè khắp nơi hiểu đất nước và con người VN hơn, họ sẽ hiểu VN thật sự bằng mắt thấy-tai nghe-và cả…tay sờ. Hy vọng từ đó chính trị gia các nước sẽ không c̣n nh́n đất nước VN bằng những lăng kính méo mó thành kiến. Mặc dù ASEM 5 là một hội nghị có ư nghĩa quốc tế giữa hai khu vực Á- Âu, nhưng đây cũng là dịp để VN và thế giới hiểu nhau hơn. Vài hàng tham gia chủ đề này.

Hoang Tolian, Nga Các bạn nói về một forum tầm cỡ thế giới mà cứ như về một câu chuyện vỉa hè nào đó.Trước khi đồng ư cho một quốc gia thành viên đăng cai tổ chức tôi nghĩ là tất cả các thành viên đều phải tuân thủ một quy tắc nào đó chứ không phải muốn hay không theo ư của ḿnh .Cho nên theo tôi nghĩ là có thể tự hào là Việt nam là một quốc gia dang dần hội nhập vào trường quốc tế.

Totochan, HCMC Tôi không quan tâm lắm đến cái ASEM 5 này mà chỉ quan tâm tới số phận lô xe Mercedes mới nhập về. Báo chí Việt nam hay thật, vài ngày trước mới đăng tin thế mà tới hôm nay không hiểu bị ai đánh đ̣n mà im thin thít rồi! Cho ví dụ như ngay cả một vài ư kiến trong mục "Bạn đọc viết" trên VNExpress cũng bị tên nào lỡ tay xóa mất rồi!

Duong Dan, USA Thật là tốt cho Việt Nam đến gần với các nước trên thế giới nếu nhà nước không ngăn cấm kư giả ngoại quốc và những thành phần không hoàn toàn ủng hộ đường lối và chính sách cuả VN. Điển h́nh là Vn ngăn cấm các chính khách đối lập cuà Campuchia, các thành viên tranh đấu cho dân chủ cuả Miến Điện và hiện giờ Vn lại hạn chế Visa ngắn hạn vào VN cho tháng 9 và 10. Những việc làm như vậy càng chứng tỏ 1 điều là VN vẫn c̣n đang thụt lùi chứ chưa hẳn tiến bộ như bấy lâu nay vẫn cao rao.

Minhlp, Hà Nội Tôi có cảm giác, trên trường quốc tế, Việt Nam giống như một cô gái ăn mặc thiếu vải. Do vậy, nếu cô ta cố che đằng trước thì hở đằng sau, mà che đằng sau thì hở đằng trước. Đối với các vấn đề liên quan trên thế giới, Việt Nam luôn rơi vào thế bị động và phản ứng rất mạnh.

Phan Lạc Đông Quân, Seattle, USA Việt Nam đang tiến rất nhanh vào cộng đồng thế giới. Tôi rất vui mừng khi được biết Hội nghị ASEM 5 sắp diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển về mọi mặt của Việt Nam. Hà Nội của chúng ta đã trải qua nhpng năm tháng đau thương vì chiến tranh nhưng hôm nay, Hà Nội đang đón chào những chính khách từ bốn phương trời về đây để hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.... Chắc hẳn quý vị đến Hà Nội mùa này là mùa thu, sắc trời mát mẻ, hồn nhiên cũng giống như tính cách và tính người của nhân dân Việt Nam

-- Ho chi Minh Dam TAC (vietnamcongsans nuoi Heo nhieu qua'' @yahoo.com), October 10, 2004.


Response to ĐĂ m phĂ¡n song phương với EU kết thĂºc thắng lợi

Trong một cuộc dạ vũ một cô gái vừa nghèo vừa xấu vừa nhăn nheo hỏi một anh chàng vừa lịch thiệp vừa giàu vừa đẹp trai "sao có bao nhiêu cô gái hơn em mà anh không nhảy với họ mà lại mời em nhảy ?" .Chàng thanh niên "ồ cô không biết hôm nay là dạ vũ từ thiện à !" .

Hăy nh́n thành phần "ASEM" và so sánh họ với CHXHCN .

Cuộc đời tôi chưa bao giờ trông thấy cảnh một người có ăn học tŕnh độ cao chê bai kẻ ăn xin trái lại có vài kẻ ăn xin lại vênh váo ḿnh giỏi ăn xin .

Dư hơi "ASEM" chưa dứt th́ thằng Tàu Phù đă nói "Ê tụi bay ,kư giấy dâng đất rồi th́ phải thi hành lẹ lên chứ ! " thật nhục nhă .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), October 10, 2004.



Moderation questions? read the FAQ