Truyện Ngắn : Bệnh Đổ Thừa

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bệnh Đổ Thừa

Bá Thọ Nhà tôi nh́n lên đồng hồ treo trên tường, miệng lẩm bẩm, tôi nghe không rơ mụ nói ǵ, nhưng tôi đoán chắc là sắp sửa có chuyện rắc rối rồi. Quay mặt hướng ra phía cửa, nhà tôi lên giọng :"Đă hơn bẩy giờ rồi mà nó c̣n chưa về để cả nhà phải cơm đợi canh chực, thật là hết chỗ nói rồi". Nó đây là thằng con trai độc nhất của gia đ́nh tôi mà chúng tôi đă đào tạo ra được hơn 17 năm nay. Nó đương theo học lớp 12 của trung học Whitney Young, một trường nổi tiếng vào bậc nhất nh́ của thành phố Chicago. Với một giọng gắt gao, khó chịu, nhà tôi quay ra hỏi tôi :"Bố có biết nó đi đâu không? Sao bây giờ mà c̣n chưa thấy nó về. Thật đúng là cha nào con nấy đi là biệt tích, không cho ai trong nhà biết là đi đâu, nếu có chuyện ǵ xẩy ra th́ biết đâu mà t́m". Theo như mọi lần th́ tôi đă nổi nóng, quắc mắt, lớn tiếng trả lời :" Nó đi đâu th́ mặc thây xác nó, lớn rồi chứ đâu phải là con nít lên hai lên ba mà tối ngày phải theo rơi..." Thế là một cuộc căi vă như cơm bữa đă xẩy ra giữa hai vợ chồng tôi, tiếp theo là một chiến trận "Đổ Thừa" để xem phần lỗi thuộc về ai. Lần nào cũng vậy, nhà tôi đều dồn hết tội lỗi vào đầu tôi. Nào là mải mê "Mà chược" tối ngày không bao giờ đếm sỉa, trông nom săn sóc cho con cả. Nó rong chơi lêu lổng cũng là bắt chước bố nó đấy thôi....C̣n nhiều tội nhưng tôi đâu có nhớ hết để kể ra ở đây. Tôi th́ xin thua v́ nếu có đối đáp lại th́ cũng chỉ lập đi lập lại cái câu cũ rích xưa như trái đất để trả đũa :"Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà" mà thôi. Tiếp đến là một cuộc chiến tranh lạnh xẩy ra. Nhà tôi bỏ bữa cơm, vào pḥng đóng cửa đi ngủ, c̣n tôi th́ kéo cái Sô Pha tại Pha mi li rum nằm chỏng kheo một ḿnh. T́nh trạng này đôi khi kéo dài cả tuần, và kẻ bại trận luôn luôn về phía tôi, v́ ăn Mac Donald hay BurgerKing nhiều quá phát ngán nên đă đầu hàng vô điều kiện để kiếm tí cơm cho ấm bụng. Không hiểu sao, lần này tôi lại dằn được sự bực bội và nhoẻn một nụ cười làm duyên, nhẹ nhàng nói với nhà tôi như sau :"Thôi em ạ, nó về muộn th́ khỏi phải để phần". Rồi d́u nhà tôi về phía bàn ăn, nói tiếp :"Chúng ḿnh đi ăn đi kẻo đồ ăn nguội hết cả rồi". Nhà tôi cũng hơi ngạc nhiên về việc xử sự của tôi trong ngày hôm nay, tuy chưa nguôi cơn giận nhưng cũng hả dạ được phần nào và trả lời :" Đấy là anh đề nghị đấy nhé, không có để phần pḥ ǵ cả, để nó nhịn đói tối nay cho biết thân". Nghe giọng nói hằn học, với ánh mắt giận hờn của nhà tôi, làm tôi tưởng nhớ lại thời xa xưa, những chuyện "Đổ Thừa" đă xẩy ra giữa Bố Mẹ tôi, và t́nh trạng này lại đang tái diễn giữa vợ chồng chúng tôi, và luôn luôn Bố tôi và tôi là những kẻ bị thiệt tḥi. Bây giờ tôi thấy vợ tôi chẳng khác ǵ mẹ tôi khi xưa, cả vú lấp miệng em, không bao giờ chịu nhận lỗi về phần ḿnh, tuy nhiên Mẹ tôi cũng không dám lộng hành, v́ vẫn c̣n hấp thụ nền đạo lư cổ truyền của Đông Phương. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho ông bố tôi, thương cho thằng con tôi bây giờ, và ngay cho chính bản thân của thời xa xưa ấy đều là những nạn nhân trong sự tranh chấp về bệnh "Đổ Thừa". Sinh trưởng ở một gia đ́nh công chức và chung sống với nhau trong thời ly loạn, Bố Mẹ tôi đôi khi có những sự bất đồng ư kiến, căi vă nhau, tuy nhiên xong xuôi rồi bỏ đó chứ không bao giờ sao nhăng bổn phận làm cha mẹ cả. Ngoài miệng th́ dữ dằn, mắng mỏ, nhưng trong thâm tâm th́ hoàn toàn trái ngược hẳn. Cứ mỗi lần bố mẹ tôi giận nhau th́ tôi là thằng hưởng lợi. Mặc dầu mẹ tôi la :"Con cái như ngữ nó th́ nuôi nấng làm ǵ cho mệt xác, cơm thừa đổ vào thùng rác c̣n hơn là để cho nó ăn". Nhưng bữa nào cũng như bữa nấy, mẹ tôi đều giấu diếm bố tôi, để phần những đồ ăn ngon cho tôi. Bố tôi tuy biết nhưng ông ta không nói ra, và cũng dúi cho tôi mấy viên kẹo "Tốp Phê" hiệu con mèo, ông ta mua tại một tiệm ở phố bờ hồ gần nhà thuốc tây Vũ Đỗ Th́n, thứ kẹo mà cả hai bố con tôi đều ưa thích. Tôi nhớ lại thời kỳ tôi c̣n bé, đang học trường tiểu học Hàng Vôi, gần Ṭa án Hàng Tre, phía sau nhà máy đèn, cách bờ hồ Hoàn Kiếm có một con đường mà thôi. Khi đó tôi rất lỳ lợm và nổi tiếng là nghịch ngầm. Nhà tôi ở phố Gia long, gần sở Cẩm Hàng Trống, ngày ngày đi học hai buổi dọc theo bờ hồ, qua nhà Giây Thép, vườn hoa Con Cóc, rẽ vào phố ngang nhỏ theo hướng bờ sông rồi tạt sang bên trái sau nhà máy Đèn là tới trường. Tôi xin kể lại một câu chuyện :"Đi xe Xích Lô cọp" để hầu các quư vị nghe chơi và đây cũng là một trong những đề tài để Bố Mẹ tôi gây lộn với nhau. Thời đó phương tiện di chuyển trong thành phố là những xe Xích Lô kéo, nhưng oái oăm thay, các bác phu xe muốn vào Tràng Tiền để đón khách là các ông Tây bà Đầm, th́ bắt buộc xe phải có khứa, nếu không th́ các thầy Phú Lít lập tức đuổi ra ngay. Đôi khi gặp cớm Phá Lăng sa là đời tàn trong ngơ hẻm rồi, không những cả người lẫn xe bị dẫn về Bóp ngồi mà c̣n phải đóng tiền phạt mới được thả ra. Có mấy bác phu Xe khôn ngoan đă lợi dụng bọn học tṛ chúng tôi khi tan trường lúc buổi trưa, mời mọc lên xe ngồi chơi ngắm phố.. Họ vồn vă đặt hai càng xe xuống, d́u tôi lên nệm xe ngồi ngay ngắn và nói :" Cậu ngồi cho cẩn thận nhé, vịn vào thành xe cho chắc nếu không th́ bị té đấy". Ối chao, thằng bé sướng rên, khoái chí ngồi trên xe tha hồ ngắm các khách bộ hành đi qua lại. Bỗng nhiên thấy anh ta ngừng xe và quát lớn ;"Cút xuống mau lên, lỏi tỳ, để tao c̣n rước khách". Tôi vội vàng ôm cặp nhảy vội ra khỏi xe thiếu điều muốn té, nh́n ra phía trước thấy một bà Đầm đương giơ tay ngoắc xe. Đầu góc phố Tràng Tiền, một bên tụ tập các tiệm buôn mà người ta hay nôm na gọi là sở Tầm tầm (Grand Magazins Reunis GMR) c̣n về phía bên kia đường nếu tôi không lầm th́ là nhà hàng Taverne Royale, nơi mà các ông Tây bà Đầm vào những buổi trưa hay chiều thường hay ngồi chơi uống nước. Hôm nào đi xe cọp tuy về trễ nhưng c̣n kịp bữa cơm trưa th́ không sao, nhưng chẳng may vào ngày vắng khách, c̣i tầm đă hụ (tức là đúng 12 giờ trưa) rồi mà bác phu xe vẫn không cho tôi xuống xe. Có lần tôi phải khóc lên th́ bác mới chịu thả tôi, và c̣n hăm dọa :'Bận sau th́ đừng có ḥng đi xe cọp nữa, biết không thằng nhăi con". Tôi len lén bước vào nhà th́ y như rằng Bố mẹ tôi đương gây gổ nhau. Chứng nào tật ấy, tôi vẫn không thể bỏ được vụ đi xe Xích Lô Cọp này, mặc dầu tôi đă biết trước là sẽ đem lại nhiều phiền phức cho Bố Mẹ tôi. Vào niên học "39, 40" cũng là năm tôi sửa soạn thi bằng Cơ Thủy, viện cớ luyện thêm Pháp Văn và Toán tại nhà một người bạn nên hay về trễ buổi chiều, Bố Mẹ tôi không để ư, nhưng thật ra tôi rất ham mê bóng tṛn nên sau khi tan học vào buổi chiều, chúng tôi kéo nhau ra băi Eclair ngay bờ sông để đá bóng. Chúng tôi thường dùng quần áo và cặp sách để làm cột gôn. Có một lần bị kẻ lưu manh nó cuỗm sạch cả cặp lẫn quần áo và tôi trở về nhà chỉ c̣n vỏn vẹn cái quần đùi và áo thung. Bố tôi nổi nóng dùng cái chổi lông gà, lôi tôi ra quất cho vài roi, và cũng để chặn đứng lời soi mói của Mẹ tôi là không biết dậy con. Mẹ tôi giựt cái phất trần trên tay bố tôi rồi can khéo ;"Th́ cứ từ từ mà dậy bảo, việc ǵ mà phải dùng đến roi, đến vọt". Bố tôi được thể, lên giọng:" Đấy bà có giỏi th́ dậy nó đi, bận sau đừng có đổ thừa là tôi không có dậy bảo ǵ nó". Rút cục, Bố tôi vẫn dẫn tôi đi sắm sách vở và c̣n mua cho tôi một cái cặp da mới nữa. Người c̣n bảo với tôi là hăy chịu khó học hành, và nếu đỗ được bằng Cơ Thủy th́ sẽ mua cho tôi một cái cặp da lớn hơn và có nhiều ngăn hơn để đựng sách. C̣n phần Mẹ tôi th́ ngay hôm sau bà ta lên phố Hàng Đào mua vải để may cho tôi vài bộ quần áo nữa và c̣n khuyên tôi nếu lần sau có chơi th́ phải cẩn thận trông chừng đừng có sơ ư mà để mất cắp nữa. Ôi thế mới biết t́nh thương của Cha mẹ đối với con cái thật rộng như trời biển. Chỉ có lần đó là tôi bị ăn đ̣n và cũng là lần chót trong cuộc đời của tôi. Giờ đây tôi đă hiểu Bố tôi đâu có xao nhăng bổn phận làm Cha. Phần lớn người đàn ông hay ít nói và chỉ chứng minh bằng những việc làm cụ thể, c̣n các Bà th́ nói nhiều, đôi khi nói một cách quá đáng và nhiều lúc có làm th́ lấn át quyền hạn của người chồng. Một khi "gà mái đá gà cồ" là chắc chắn trong gia đ́nh ấy sẽ có chuyện lủng củng rồi. Bệnh Đổ Thừa bắt nguồn từ sự việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cũng có khi bởi lấn át quyền hạn hay v́ tài cán của ḿnh không đủ khả năng để đảm nhiệm trọng trách một cách chu toàn và rồi sau đổ thừa là không phải lỗi tại ḿnh gây ra. Căn bệnh này nếu phát sinh ra ở từng lớp gia đ́nh th́ c̣n đỡ nguy hại. Trường hợp này đă xẩy ra như cơm bữa, chỉ v́ người chủ gia đ́nh muốn mọi việc trong nhà được giải quyết một cách êm thấm nên đă chịu nhịn nhưng rồi nhịn riết thành thói quen. Họ mượn câu của cổ nhân "một câu nhịn là chín câu lành" để tự bào chữa và c̣n pha chè rằng:"Ḿnh nhịn vợ ḿnh chứ đâu có nhịn vợ người ta đâu mà sợ". Nhưng bệnh Đổ Thừa này mà xẩy ra ở ngoài xă hội th́ rất là tai hại. Cuộc sống ngoài đời cũng chẳng khác chi một ván cờ. Được thua, hay dở cũng là nhờ sự sáng suốt của người điều khiển, đặt đúng quân cờ vào những vị trí thích nghi trong lúc dàn binh bố trận. Nhưng một khi Tốt đ̣i hơn Xe, hay Pháo thiếu ng̣i th́ làm nên tṛ trống ǵ. Cũng v́ vậy, nếu xẩy ra lỗi lầm ǵ th́ lại đổ thừa là tại thế này thế kia, không bao giờ có đủ can đảm để nhận phần lỗi về ḿnh cả. Từ ngày người Việt Nam ta sang Mỹ tới nay, ở xứ văn minh tân tiến, học đ̣i cái hay, chẳng hạn quyền Tự Do, B́nh Đẳng v.v... nhiều người, nhất là phái nữ, đă hiểu biết lệch lạc về những nhân quyền kể trên, nên nhiều vụ lủng củng đă xẩy ra trong những gia đ́nh VN, đôi khi dẫn đến sự đổ vỡ (ly thân, ly dị ..) Luân lư Khổng Mạnh đều cho vào sọt rác, và đúng là một cuộc Đổi Đời. Tôi xin mượn mấy vần thơ sau đây để mô tả những sự nhiễu nhương đó : Vàng Thau lẫn lộn, Trắng như Đen, Ông trở thành Thằng, Bà hóa Sen, Ca một, Ca ba, làm túi bụi, Chẳng quản thân gầy, ốm ho hen. Chính chị, chính em, loạn xà beng, Đục nước thừa cơ, để bon chen, Vỗ ngực tự phong : Ta lănh tụ, Khoa môi múa mỏ, đúng lũ hèn. Thưa cùng các quư vị, bệnh Đổ Thừa là một tâm bệnh, Hoa Đà tái thế cũng đành bó tay. Kẻ hèn này có học lỏm được mấy câu của các bậc thánh hiền dậy bảo như sau:" Tu thân, Tề gia, Trị quốc, B́nh thiên hạ". Hơn nữa thời kỳ học lớp ba trường làng, thầy giáo có giảng dậy về thuật tu thân trong sách Quốc Văn Giáo Khoa thư, và tiện đây cũng xin mạn phép kể lại hầu quư vị nghe chơi, nếu có ǵ lầm lẫn hoặc thiếu sót th́ xin các quư vị chỉ bảo và bổ túc cho : Xưa có thày Tŕnh Tử đă áp dụng một phương pháp Tu Thân rất là hữu hiệu. Thày dùng hai cái lọ và hai thứ đậu, một loại mầu trắng và một loại mầu đen. Mỗi khi thày làm được một việc ǵ tốt th́ thày bỏ một hạt đậu trắng vào trong một lọ, c̣n trái lại nếu thày làm một việc ǵ xấu th́ thày bỏ một hạt đậu đen vào một cái lọ khác. Thày cố thực hiện những điều thiện và tránh làm những điều ác, đến khi thành tựu th́ một bên lọ chứa đầy hạt đậu trắng, c̣n lọ kia th́ tuyệt nhiên không thấy một hạt đậu đen nào cả. Kẻ hèn này cũng học đ̣i bắt chước, nhưng lọ đựng hạt đậu đen th́ đầy ắp, c̣n lọ kia th́ chỉ có lơ thơ vài hột đậu trắng mà thôi. Này nhé, bất cứ việc ǵ kẻ hèn này chỉ học lỏm được có một nửa thôi, chẳng hạn như :" Cờ Bạc, Rượu Chè, Hút Sách, Trai Gái" th́ kẻ hèn này cũng ra sức cố gắng học được một phần nào thôi. Vốn tính máu mê đổ bác, kẻ hèn này chỉ đánh Bạc chứ không chơi Cờ, và chỉ uống Rượu chứ không ăn Chè (đôi khi cũng trốn vợ đi nhà Bè). Nếu có th́ giờ rảnh rang th́ kẻ hèn này nằm khểnh Hút ph́ phèo vài hơi thuốc lá chứ đọc Sách làm ǵ cho mệt trí óc và nhiều khi c̣n mỏi mắt nữa. C̣n vấn đề Trai Gái mới thực là phiền toái. Ở xứ Cờ Hoa này, ai dại ǵ mà chọn bạn Trai để chơi. Dân Mỹ sẽ liệt kẻ hèn này vào phe cánh "GAY" th́ vỡ nợ. V́ thế kẻ hèn này chỉ chọn phái Nữ để kết bạn, các em choai choai càng hay, hoặc giả các mợ sồn sồn càng tốt, c̣n nếu không th́ các mụ Hồi xuân cũng được, xài tạm cho đỡ c̣n hơn không. Kể sơ sơ như thế th́ việc đầu tiên Tu Thân của kẻ hèn này đă thất bại rồi th́ c̣n bàn làm chi đến các vấn đề kế tiếp như Tề Gia... nữa. Ôi cũng v́ thế mà mỗi khi có những chuyện ǵ lục đục trong gia đ́nh th́ kẻ hèn này đều bị con mụ vợ Đổ Thừa bao nhiêu tội lỗi vào đầu. Thật là tai hại, tai hại lắm thay !!!! Bá Thọ

-- (Anh Tám@Phu Cao Su.Mitchelin), December 15, 2004

Moderation questions? read the FAQ