Trí Thức và Doanh Nhân Việt Nam Hải Ngoại Trông Đợi Được Ǵ Ở Cộng Sản Việt Nam?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Trí Thức và Doanh Nhân Việt Nam Hải Ngoại Trông Đợi Được Ǵ Ở Cộng Sản Việt Nam?

Minh Vũ Hồ Văn Châm Vào giữa tháng 11 năm 2002 vừa qua tại Bắc Kinh, Trung Cộng đă tổ chức Đại Hội Đảng lần thứ 16. Đại Hội kết thúc với việc Hồ Cẩm Đào, 59 tuổi, được bầu làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc, thay thế Giang Trạch Dân đă ngót nghét 80. Hồ Cẩm Đào đă được 2,114 đại biểu của 65 triệu đảng viên cộng sản chính thức tôn lên ngôi vị quyền lực tột cùng của Trung Quốc kể từ ngày 15-11-2002. Trong Đại Hội Đảng lần thứ 16 này, Giang Trạch Dân đă đọc báo cáo chính trị quan trọng, nêu lên điểm thay đổi đảng cương mấu chốt là Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ có 3 thành phần đại diện: thành phần lao động (nông dân và công nhân), thành phần trí thức (trí thức tiến bộ), và thành phần doanh nhân (chủ nhân tư sản, lănh đạo quốc doanh). Trong diễn văn nhậm chức, Hồ Cẩm Đào đă dựa vào báo cáo chính trị này, và xác quyết tư duy 3 thành phần đại diện của Giang Trạch Dân là phù hợp với chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông và lư thuyết Đặng Tiểu B́nh, và sẽ là ư thức hệ chỉ đạo cho các hoạt động của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong thời gian tới. V́ lẽ Việt Nam tự ngh́n xưa vốn có truyền thống tổ chức đất nước rập khuôn theo các mô thức chính trị, văn hóa và xă hội Trung Quốc, nên rất nhiều người trong các cộng đồng Việt Nam hải ngoại nghĩ rằng việc thay đổi người lănh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đi đôi với việc thay đổi đảng cương sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện Việt Nam. Thật thế, trong đề cương 3 thành phần đại diện có đề cập đến vai tṛ và vị thế của trí thức và doanh nhân là một điều rất mới lạ. Trong t́nh h́nh hiện nay, sớm muộn ǵ Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng theo đuôi Đảng Cộng Sản Trung Quốc, sẽ rập khuôn mô thức 3 thành phần đại diện của Giang Trạch Dân. Một số không nhỏ trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại nghĩ rằng rồi đây ḿnh sẽ có cơ hội tích cực đóng góp công sức vào việc xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân. Suy nghĩ như vậy có quá đơn giản và quá lạc quan không? Trí thức và doanh nhân là những thành phần chiếm tỷ lệ cao về mặt số lượng trong các cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Về mặt thu nhập, họ cũng vượt trội các thành phần khác. Nếu trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại điềm nhiên tọa thị an hưởng cuộc sống ổn định và phồn vinh nơi xứ sở dung thân th́ chuyện này cũng là lẽ thường, chẳng có ǵ đáng trách. Nếu trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại lại c̣n nghĩ đến quê cha đất tổ, đến tương lai của đất nước, đến phúc lợi của đồng bào, mà thiết tha kỳ vọng vào thiện tâm thiện chí của nhà cầm quyền cộng sản tạo điều kiện cởi mở chế độ để họ đóng góp công sức vào việc tái thiết và phát triển Việt Nam, th́ chuyện này lại là chuyện đáng khen, đáng khuyến khích. Nhưng chỉ bằng vào đề cuơng 3 thành phần đại diện của Giang Trạch Dân bên Trung Quốc mà đă hết ḷng tin tưởng rằng Cộng Sản Việt Nam sẽ theo đuôi Cộng Sản Trung Quốc đổi mới tư duy, sẵn sàng dành chỗ đứng xứng đáng cho trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại, th́ chuyện này quả t́nh là vội vàng và xốc nổi, rút cục chỉ là chuyện viễn vông. Trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại cần quán triệt 3 vấn đề sau đây để xác định đúng mức thân phận của ḿnh dưới con mắt lượng giá của tập đoàn lănh đạo Cộng Sản Việt Nam: Trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại khác với trí thức và doanh nhân nói trong đề cương 3 thành phần đại diện của Giang Trạch Dân. Cộng Sản Việt Nam không phải lúc nào cũng rập khuôn theo các mô thức tổ chức và phương hướng hành động của Trung Quốc. Bản chất cộng sản là bất biến, tư duy và hành động của cộng sản có thể tùy thời mà thay đổi nhưng bản chất cộng sản không bao giờ thay đổi, đó là nguyên tắc dĩ bất biến ứng vạn biến. Trí Thức Và Doanh Nhân Theo Quan Điểm Cộng Sản. Báo cáo chính trị của Giang Trạch Dân tại Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 16 đề cập đến sự cần thiết phải có mặt trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc 3 thành phần đại diện xă hội là công nông đại diện, trí thức đại diện và tư bản đại diện, tức là, nói theo ngôn từ cộng sản, đại diện các lực lượng sản xuất hàng đầu, đại diện các lực lượng văn hóa tiến bộ, và đại diện các quyền lợi kinh tế của quần chúng. Các lực lượng sản xuất hàng đầu là các thành phần lao động sản xuất, bao gồm nông dân và thợ thuyền, mà từ trước tới nay được gọi là liên minh công nông, được xem là nồng cốt của xă hội chủ nghĩa. Các lực lượng văn hóa tiến bộ bao gồm các thành phần trí thức đă chịu đầu hàng giai cấp, các cán bộ cao cấp gốc công nông được tái đào tạo tại chức, các thành phần chuyên gia trẻ đào tạo trong nước hoặc ở các nước xă hội chủ nghĩa, và gần đây ở Bắc Mỹ và Tây Âu, và các giới văn nghệ sĩ xă hội chủ nghĩa bao gồm các thành phần trước tác lẫn tŕnh diễn và sản xuất. Các quyền lợi kinh tế của quần chúng là các quyền sở hữu và sử dụng vật tư và phương tiện sản xuất, đất đai, nhà máy, xí nghiệp, mặt bằng, vốn liếng v.v..., nghĩa là, nói theo ngôn từ thông dụng, các quyền lợi của giới chủ nhân tư sản dân tộc, bao gồm các nhà kinh doanh lănh đạo các cơ sở kinh tế tư doanh hoặc quốc doanh. Gạt qua một bên thành phần công nông đại diện để chỉ phân tích các thành phần trí thức đại diện và tư bản đại diện, vấn đề được nêu lên ở đây là liệu các giới trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại có ai tự đồng hóa ḿnh được với các mẫu người trí thức tiến bộ và các ông chủ tư bản đỏ của xă hội xă hội chủ nghĩa không? Buổi ban đầu của sự nghiệp cách mạng vô sản, khi mà mọi nỗ lực đấu tranh mang nặng tính chất bạo lực, cộng sản không xem trọng trí thức. Hồ Chí Minh đă từng nói trí thức không bằng cục phân. Cục phân c̣n dùng được để bón ruộng, chứ trí thức th́ hoàn toàn không dùng được vào việc ǵ. Gia dĩ, trí thức thời đó xuất phát từ địa chủ và quan lại, bản thân trở thành tư sản và tiểu tư sản. Ngoại trừ tiểu tư sản, các thành phần trí thức gốc gác địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều nằm trong diện phải diệt trừ tận gốc rễ. Trí thức tiểu tư sản th́ được xếp vào loại đồng minh có điều kiện, nghĩa là phải chịu đầu hàng giai cấp. Đầu hàng giai cấp có nghĩa là tự cải tạo ḿnh thành vô sản, chịu đi thực tế lao động chân tay để học tập tác phong quần chúng và ḥa đồng với tập thể công nông. Lư thuyết là vậy, nguyên tắc là vậy, c̣n thực tế th́ vô cùng giản đơn. Đầu hàng giai cấp là chối bỏ quá khứ và bản ngă để tuyệt đối trung thành và cúc cung phục vụ cộng sản, tự nguyện hóa thân làm nô lệ cho cộng sản. Đến khi cách mạng vô sản đă vững chân, cộng sản mượn cớ cải cách ruộng đất và rèn quân chỉnh cán để tận diệt trí phú địa hào (trí thức, phú nông, địa chủ, hào mục), cho dù trước đó họ đă ít nhiều có công với cách mạng. Ngoài những phần tử xét thấy nguy hiểm cho chế độ đă bị tiêu diệt ngay lúc mới cướp chính quyền (giai đoạn 1945-1946) như Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Khôi, Tạ Thu Thâu, Trương Tử Anh, Lư Đông A, Huỳnh Phú Sổ, đến thời kỳ này (giai đoạn 1950-1952), tất cả trí phú địa hào đều bị đào tận gốc, trốc tận rễ, không c̣n sót một ai. Trí thức như Tuần phủ Đặng Văn Hướng, đă giữ chức Tỉnh trưởng Nghệ An giúp Hồ Chí Minh ổn định dân t́nh, địa chủ như bà Cát Hanh Long, đă dâng hết của cải ruộng vườn cho cách mạng để nuôi bộ đội, tất cả đều bị đấu tố chết. Trong guồng máy xă hội chủ nghĩa sạch trơn bóng dáng trí thức gốc gác phong kiến và tư sản, chỉ c̣n sót lại lác đác một số những phần tử trí thức trâng tráo vô liêm như Phạm Khắc Hoè, hay tiêu cực cam phận như Phan Anh, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, hay các chuyên gia vô tâm vô hại như Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa. Cũng từ thời kỳ này, cộng sản bắt đầu xây dựng đội ngũ trí thức mới, được gọi là trí thức tiến bộ, hay trí thức xă hội chủ nghĩa. Cộng sản tiến hành phương pháp sàng lọc, tuyển sinh theo tiêu chuẩn lư lịch để gạt bỏ hết các phần tử không phải là công nông, đồng thời đem chính trị vào học đường, đưa lư thuyết Mác Lê vào chương tŕnh giảng dạy, và đoàn ngũ hóa giáo chức và học sinh trong các tổ chức đảng đoàn và hiệu đoàn. Phương châm đào tạo trí thức của cộng sản là hồng hơn chuyên. Giới trí thức tiến bộ xă hội chủ nghĩa, kể cả các chuyên gia kỹ thuật, cần giỏi chính trị hơn là giỏi chuyên môn. Giỏi chính trị ở đây có nghĩa là thuộc nằm ḷng các giáo điều Mác-xít Lê-ni-nít, phát ngôn đúng lập trường giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với Đảng, chấp hành vô điều kiện mệnh lệnh của cấp lănh đạo Đảng. Nói một cách khác, giới trí thức tiến bộ xă hội chủ nghĩa được đào tạo để trở thành những tên nô lệ cộng sản. V́ Trường Chinh tự ví ḿnh với Nguyễn Trăi, và tập đoàn lănh đạo cộng sản nối gót họ Mạc, họ Nguyễn đề cao Nguyễn Trăi để giảm uy tín Lê Lợi, nên nhà sử học Phan Huy Lê xu thời đă nâng Nguyễn Trăi lên ngang tầm với Lê Lợi và gọi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa Lê Lợi - Nguyễn Trăi. V́ dân không có thịt để ăn, trẻ con chậm tăng trưởng chiều cao, người lớn gầy c̣m không có sức đề kháng chống bệnh tật, nên nhà khoa học Từ Giấy đă cúi mặt tuân hành lệnh trên, bẻ cong ng̣i bút soạn phúc tŕnh nghiên cứu quả quyết rằng 3 kilô đọt sắn (đọt khoai ḿ) có giá trị dinh dưỡng bằng 1 kilô thịt ḅ. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại miền nam Việt Nam, cộng sản giở lại bài bản cũ, tiếp tục tiến hành có hệ thống việc triệt tiêu lớp trí thức của chế độ cũ, và đào tạo lớp trí thức mới tiến bộ theo đúng hệt quy tŕnh đă áp dụng tại miền bắc. Ngày nay, trên toàn cơi Việt Nam, chỉ thuần c̣n có một loại trí thức, bao gồm những phần tử cam tâm chối bỏ quá khứ và bản ngă, những cán bộ chuyên tu tại chức (dốt như chuyên tu, ngu như tại chức), những chuyên gia gốc gác con em cán bộ cách mạng được đào tạo trong nước hoặc ở các nước xă hội chủ nghĩa anh em, và gần đây ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Kỳ dư th́ nếu không mục xương trong các trại cải tạo th́ cũng thất thểu xó chợ đầu đường, hoặc bỏ đi ra nước ngoài. Đại biểu của lớp trí thức tiến bộ này chính là trí thức đại diện nói trong đề cương của Giang Trạch Dân.

-- (Hồng_Hà@Bạch_Đằng.Com), December 18, 2004

Answers

Response to TrĂ­ Thức vĂ  Doanh NhĂ¢n Việt Nam Hải Ngoại TrĂ´ng Đợi Được Gì Ở Cộng Sản Việt Nam?

Thành phần tư sản xă hội chủ nghĩa th́ tương đối ít phức tạp hơn. Sau năm 1952, có thể nói rằng không c̣n phú nông và địa chủ ở miền bắc. Chiến dịch cải cách ruộng đất đă quét sạch các thành phần này. Việc đấu tố khốc liệt đến nỗi dân t́nh náo động khắp nơi, khiến cộng sản, sau 2 đợt phát động chiến dịch và hoàn tất kế hoạch, đă vờ vĩnh sửa sai, quy tội cho Trường Chinh để đưa Lê Duẩn lên chức vụ Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản. Qua năm 1954-1955, khi cộng sản vào các thành phố Hà Nội và Hải Pḥng, tất cả tư sản đều đă di cư vào miền nam. Việc cải tạo công thương nghiệp tư doanh ở miền bắc tương đối dễ dàng êm thấm. Phải đợi đến sau năm 1975, khi cộng sản đă chiếm lĩnh Sài G̣n và sát nhập miền nam vào miền bắc, người ta mới thấm thía thực tế tàn khốc của việc cải tạo công thương nghiệp tư doanh xuyên qua các chiến dịch đánh tư sản mại bản. Cộng sản sử dụng những danh từ hoa mỹ để phân loại tư sản làm tư sản dân tộc và tư sản mại bản, kỳ thực chẳng có tiêu chuẩn ǵ rơ ràng và chính xác để xếp loại như vậy. Chẳng qua a dua theo cộng sản, làm việc cho cộng sản, dâng hiến tiền của cho cộng sản, ấy là tư sản dân tộc. Không phải như vậy là tư sản mại bản, cần đánh để diệt trừ: đóng chốt, xét nhà, tịch biên, đổi tiền, sung công (quốc hữu hóa), bắt giam (tập trung cải tạo). Thế là bao nhiêu của cải của tư nhân, từ nhà cửa, ruộng vườn, đến vàng bạc, trương mục, xí nghiệp, vật tư, phương tiện kinh doanh v.v... một phần được chuyển thành tài sản nhà nước cộng sản, một phần thất thoát lọt thẳng vào tay các cán bộ dính dấp với chiến dịch đánh tư sản. Phần tài sản tước đoạt của tư nhân cộng với các khoản công sản thừa hưởng từ chế độ cũ được biến thành các cơ cấu kinh tế quốc doanh, để rồi, theo đúng quy luật tiến triển của chính sách bao cấp làm ăn không cần lời lăi chỉ có thua lỗ, dần dà chuyển thành tài sản riêng của các cấp cán bộ cộng sản có chức có quyền. Kết cục là giai cấp cán bộ của chế độ chuyên chính vô sản dần dà hữu sản hóa để trở thành giai cấp tư bản đỏ. Đại biểu của những người này chính là tư bản đại diện nói trong đề cương của Giang Trạch Dân.

Tương Quan Chính Cương Chính Sách Giữa Việt Cộng Và Trung Cộng.

Việt Nam với Trung Quốc như môi với răng, môi hở th́ răng lạnh. Gia dĩ, tự ngh́n xưa Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm đà của văn hóa Trung Hoa. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều mô phỏng theo Trung Quốc để xây dựng nền tảng quản lư đất nước. Đến thời kỳ cận đại, cách mạng vô sản ở Việt Nam thành công, kháng chiến chống Pháp của Việt Nam thắng lợi, một phần lớn là nhờ có Trung Cộng hậu thuẫn. Bởi vậy, sự kiện một số trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại ngày nay nghĩ rằng sớm muộn ǵ Việt Cộng cũng theo đuôi Trung Cộng đổi mới tư duy, cải tiến chế độ theo đề cương chính trị 3 thành phần đại diện của Giang Trạch Dân là điều dễ hiểụ

Để phân tích và đánh giá nhận định của các thành phần trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại vừa nêu trên, chúng ta hăy nh́n lại quá khứ liên hệ đến mối tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc từ đầu thế kỷ 20 đến nay, đặc biệt là mối tương quan chính cương chính sách giữa Việt Cộng và Trung Cộng, để đặt vấn đề là có phải lúc nào Việt Cộng cũng rập khuôn các mô thức tổ chức và phương hướng hành động của Trung Cộng hay không?

Sau cách mạng Tân Hợi, và nhất là sau chiến dịch Bắc phạt thành công, Quốc Dân Đảng Trung Hoa dung dưỡng các thành phần cách mạng Việt Nam chống Pháp nương náu trên đất Tàu, giúp đỡ phương tiện sinh sống và bồi dưỡng kiến thức chính trị và quân sự cho họ. Năm 1925, Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội được thành lập. Lúc này, Trung Quốc theo đường lối thân Liên Xô, nên một cán bộ cộng sản cao cấp Liên Xô là Borodine được bổ nhiệm làm cố vấn cho trường vơ bị Hoàng Phố, và Hồ Chí Minh th́ làm phiên dịch viên. Nhiều thanh niên Việt Nam được vào học trường này, trong số đó buổi đầu có mấy người đáng lưu ư là Vũ Nguyên Bác (sau khi về nước năm 1945 đổi tên là Nguyễn Sơn), Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Lê Quốc Vọng (tức Lê Thiết Hùng), Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chí. Các sinh viên sĩ quan này phần đông gia nhập Quốc Dân Đảng (Trung Quốc), một số khác về sau lại theo Đảng Cộng Sản. Nhưng đến năm 1927, Tưởng Giới Thạch làm cuộc chính biến Thượng Hải, thu tóm đại quyền, thay đổi chính sách, quyết liệt chống cộng. Tưởng ra lệnh cho Hiệu Trưởng trường Hoàng Phố là Uông Tinh Vệ cách chức cố vấn của Borodine. Hồ Chí Minh cũng phải theo Borodine rời Quảng Châu, giao Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội lại cho Lâm Đức Thụ. Các phần tử cộng sản trong tổ chức này qua năm 1929 bèn tách ra để thành lập 3 đảng cộng sản riêng rẽ: Đông Dương Cộng Sản Đảng ở Bắc Kỳ, An Nam Cộng Sản Đảng ở Trung Kỳ, và Đông Duơng Cộng Sản Liên Đoàn ở Nam Kỳ. Cuối năm 1929, tổ chức Đệ Tam Quốc Tế (Komintern) ra lệnh cho 3 đảng này phải kết hợp thành một đảng cộng sản duy nhất không những chung cho 3 xứ Trung Nam Bắc mà là chung cho toàn bộ Đông Dương bao gồm cả 3 nước Việt Miên Lào. Hồ Chí Minh từ Thái Lan về Quảng Châu thi hành mệnh lệnh này và ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Quảng Châu, Việt Nam Cộng Sản Đảng ra đời. Hồ Chí Minh hiểu rất rơ tinh thần yêu nước của người Việt Nam, và t́nh trạng nghi kỵ giữa người Việt và người Miên nên đă dùng danh xưng Việt Nam thay v́ Đông Dương như Komintern đă chỉ thị. V́ vậy, vào tháng 11 năm 1930, tại Đại hội đảng lần thứ nhất họp tại Hóc Môn, Tổng Bí thư đảng là Trần Phú đổi tên lại là Đông Dương Cộng Sản Đảng. Komintern không hiểu dụng tâm của Hồ Chí Minh lúc đó, cũng như sau này, cả Staline của Liên Xô lẫn Mao Trạch Đông của Trung Cộng đă cực lực phản đối quyết định của Hồ Chí Minh giải tán Đông Dương Cộng Sản Đảng để thay thế bằng Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-xít sau khi cướp được chính quyền vào cuối năm 1945. Chủ tâm của Hồ Chí Minh là bằng mọi cách che đậy bộ mặt quốc tế cộng sản của ḿnh, đồng thời kích động t́nh tự dân tộc để lợi dụng ḷng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Mặt khác, Hồ Chí Minh âm thầm giúp đỡ Pathet Lào và Khmer Issarack xây dựng lực lượng cách mạng, tuy cũng t́m mọi cách gây ảnh hưởng với các tổ chức này, cũng như về sau với các đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào của Cay Xỏn Phom Vi Hản và Nhân Dân Cách Mạng Khmer của Hun Xen, nhưng không bao giờ lộ liễu công khai ghép họ vào một tổ chức chung với Việt Nam.

Chính những điểm này đă làm nổi bật sự khác biệt về chính cương chính sách giữa Việt Cộng và Trung Cộng. Thực vậy, Đảng Cộng Sản Trung Quốc buổi đầu bao giờ cũng minh thị nêu cao danh nghĩa cộng sản quốc tế và rập khuôn mô thức Liên Xô, thậm chí ngoan ngoăn chịu sự chỉ huy của Komintern. Quân đội th́ gọi là Hồng Quân, khu giải phóng th́ gọi là Khu Xô Viết, quốc hiệu th́ đặt tên là nước Cộng Ḥa Xô Viết Trung Hoa. Tháng 9 năm 1933, Komintern cử một cán bộ cộng sản quốc tế gốc Đức tên là Otto Braun (Lư Đức) đến khu Xô Viết Trung Ương Thụy Kim (Phúc Kiến) để làm cố vấn quân sự cho đảng Cộng Sản Trung Quốc. Otto Braun liền được cử làm cố vấn Hội Đồng Quân Sự Trung Ương, và trong thực tế đă nắm quyền chỉ huy Hồng Quân, lấn át cả Chu Đức. Gặp lúc Tưởng Giới Thạch điều động gần một triệu quân càn quét khu Xô Viết Thụy Kim, Otto Braun quen với lối đánh chính quy của Tây Phương, nên xuất toàn lực ra nghênh chiến, khiến Hồng Quân bị thảm bại, lực lượng vũ trang thất tán nặng nề, khu Xô Viết mỗi ngày một thu hẹp, do đó Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng 10 năm 1934 phải quyết định làm cuộc vạn lư trường chinh, mang toàn đảng toàn quân chạy trốn lên Diên An. Trên đường trốn chạy, Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp Hội Nghị Bộ Chính Trị mở rộng ở Tuân Nghĩa (Quư Châu) vào trung tuần tháng 1 năm 1935, để chấn chỉnh biên chế và cải tổ cơ cấu lănh đạo, do đó quyền chỉ huy Hồng Quân mới được giao lại cho Chu Đức và Chu Ân Lai.

Trước đó, Trung Cộng cũng đă làm một chuyện khác hẳn Việt Cộng. Tháng 1 năm 1934, tại Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ 2 của nước Cộng Ḥa Xô Viết Trung Hoa, Đại Hội đă bầu một người Việt Nam là Vũ Nguyên Bác, và một người Triều Tiên là Tôn Lư Đệ làm Ủy Viên Ban Chấp Hành nước Cộng Ḥa Xô Viết Trung Hoa, với tư cách là đại biểu dân tộc ít người. Việc này đă công khai để lộ dă tâm xâm lược của Trung Cộng đối với các nước láng giềng Việt Nam và Triều Tiên, xem lănh thổ Việt Nam và Triều Tiên là đất Trung Quốc, xem các dân tộc Việt Nam và Triều Tiên là dân thiểu số của Tàu. Cũng chính Vũ Nguyên Bác cuối năm 1945 được Trung Cộng đổi tên là Nguyễn Sơn và bố trí về Việt Nam để nắm quyền chỉ huy quân đội Việt Cộng, nhưng khác biệt với trường hợp Otto Braun, Nguyễn Sơn không được trọng dụng, chỉ được đưa vào Quảng Ngăi làm Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Chiến Miền Nam Việt Nam cho đến tháng 7 măm 1947 th́ được điều động ra Nghệ An làm Khu Trưởng Liên Khu IV. Đến khi phong quân hàm cấp tướng vào tháng 1 năm 1948, Nguyễn Sơn cũng chỉ được phong Thiếu Tướng một lượt với Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm, Chu Văn Tấn, Trần Tử B́nh, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Lê Thiết Hùng, trong lúc Vơ Nguyên Giáp được phong Đại Tướng và Nguyễn B́nh (Nguyễn Phương Thảo) được phong Trung Tướng.



-- (Hồng_Hà@Bạch_Đằng.Com), December 18, 2004.


Response to TrĂ­ Thức vĂ  Doanh NhĂ¢n Việt Nam Hải Ngoại TrĂ´ng Đợi Được Gì Ở Cộng Sản Việt Nam?

Không tranh được địa vị của Vơ Nguyên Giáp, Nguyễn Sơn bất măn, công khai tỏ thái độ khinh thường Vơ Nguyên Giáp trong các buổi hội tham mưu, khiến Hồ Chí Minh phải can thiệp. Hồ Chí Minh cho mời Nguyễn Sơn vào phủ Chủ Tịch và nói với Nguyễn Sơn rằng: “Bác biết chú là người có tài, nhưng chú Giáp chỉ huy quân đội đă lâu, có công xây dựng và rèn luyện lực lượng vũ trang từ ngày c̣n trứng nước, nên để chú ấy phụ trách quân đội. C̣n chú, chú chuẩn bị thay thế Bác”. Nghe Hồ Chí Minh nói như vậy, Nguyễn Sơn và Trung Cộng biết là không thể nào tiếp tục tiến hành âm mưu hất chân Vơ Nguyên Giáp được nên mùa hè năm 1950, Nguyễn Sơn trở lại Bắc Kinh, gia đ́nh được bố trí chỗ ở trong khu Trung Nam Hải, bản thân được phong tướng cấp quân đoàn.

Một vài mẩu chuyện trên đây đă tô đậm nét sự khác biệt về chính cương chính sách giữa Việt Cộng và Trung Cộng. Đành rằng trong quá tŕnh h́nh thành và tồn tại của định chế chuyên chính đỏ ở hai nước láng giềng sông liền sông núi liền núi, Việt Cộng đă phải dựa vào Trung Cộng nên chịu nhiều ảnh hưởng, nhưng không phải v́ thế mà Việt Cộng luôn luôn rập khuôn mô h́nh tổ chức và tư tưởng lănh đạo của Trung Cộng. Việt Cộng đă không theo đuôi Trung Cộng làm cách mạng văn hóa, Việt Cộng không có nạn hồng vệ binh, Việt Cộng không chống Liên Xô, thậm chí có lúc dựa hẳn vào Liên Xô để giải tiêu sức ép của Trung Cộng. Việt Cộng đă không nghe lời Trung Cộng trường kỳ mai phục ở Miền Nam Việt Nam mà cương quyết phát động chiến dịch Đồng Khởi năm 1960. Việt Cộng đă không tuân lệnh Trung Cộng ngưng tiến quân vào Sài G̣n sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 1975, và cương quyết tiến hành chiến dịch đánh tư sản mại bản năm 1976. Phóng tâm tin tưởng rằng sớm muộn ǵ Việt Cộng cũng áp dụng đề cương 3 thành phần đại diện của Giang Trạch Dân là việc làm có phần vội vă.

Tính Cách Bất Biến Của Bản Chất Cộng Sản.

Mùa hè năm 1946, Hồ Chí Minh đi sang Pháp để theo dơi tiến triển Hội nghị Fontainebleau. Huỳnh Thúc Kháng là Bộ Trưởng Nội Vụ kiêm nhiệm chức vụ Quyền Chủ Tịch Chính Phủ. Ra tiễn đưa Hồ Chí Minh ở sân bay Gia Lâm, Huỳnh Thúc Kháng hỏi Hồ Chí Minh có dặn ḍ thêm điều ǵ để ứng phó với t́nh h́nh rối ren lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh bèn lấy tấm thiếp viết mấy chữ Hán “dĩ bất biến ứng vạn biến” đưa cho Huỳnh Thúc Kháng. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” có nghĩa là lấy việc không thay đổi (mục tiêu, cứu cánh) để ứng phó với mọi việc thay đổi (biến cố khách quan) sắp tới. Tuy Hồ Chí Minh đă mượn lời người xưa để dặn ḍ Huỳnh Thúc Kháng, nhưng câu nói này quả t́nh đă bộc lộ trọn vẹn bản chất của cộng sản. Mục tiêu, cứu cánh của cộng sản không bao giờ thay đổi, c̣n phương thức hành động để đạt được mục tiêu có thể tùy nghi thay đổi cho phù hợp với các biến cố khách quan, tức là để đạt được mục tiêu, cộng sản không từ nan bất kỳ thủ đoạn tàn độc nào, phương tiện bất nhân nào, thái độ vô sỉ nào, cung cách giả dối nào, hành động tráo trở nào v.v... bởi lẽ cứu cánh biện minh cho phương tiện.

Tuân hành lời dặn “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng đă phóng tâm tin vào các bản phúc tŕnh ngụy tạo của Vơ Nguyên Giáp về việc khám nghiệm các xác chết t́m thấy trong khu vườn biệt thự số 9 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội, nên đă kư quyết định ngày 13 tháng 7 năm 1946 trị tội những người bị quy kết trách nhiệm, và sự kiện này là đầu giây mối nhợ cho Vơ Nguyên Giáp đem công an và Vệ Quốc Đoàn đánh diệt cán bộ và quân đội của Đại Việt Quốc Dân Đảng và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cái dĩ bất biến trong lời dặn của Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là giữ vững chính quyền Việt Minh. Dặn ḍ Huỳnh Thúc Kháng là ở sân ga Gia Lâm, nhưng trước đó đă năm lần bảy lượt đặn ḍ Vơ Nguyên Giáp rồi. Chính v́ cái dĩ bất biến đó mà Vơ Nguyên Giáp ứng vạn biến, trở mặt đổi bạn thành thù, và trâng tráo lấy thù làm bạn. Thật thế, Quốc Dân Đảng đang là đồng minh, cùng Việt Cộng đứng chung trong Quốc Hội và trong Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia để cùng lo việc chống Pháp thực dân, ấy vậy mà bất ngờ bị Vơ Nguyên Giáp một sớm một chiều trở mặt đánh diệt không nương tay. C̣n thực dân Pháp đang là kẻ thù của dân tộc, ấy vậy mà Vơ Nguyên Giáp lén lút qụy lụy t́m đến gặp Crépin là Tổng Đại Diện chính phủ Pháp để mượn đại pháo và chuyên viên tác xạ tấn kích các chiến khu của Quốc Dân Quân. Bản thân Hồ Chí Minh cũng chính v́ cái dĩ bất biến đó mà vội vă kư với Jean Sainteny Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, để cho quân Pháp vào đóng ở các thành phố trọng yếu của Việt Nam phía bắc vĩ tuyến 16. Và cũng chính v́ cái dĩ bất biến đó mà đang lúc ở Pháp, thấy Hội Nghị Fontainebleau gay go có ṃi tan vỡ, Hồ Chí Minh đang đêm một thân một ḿnh đến nhà Marius Moutet là Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại để kư Tạm Ước ngày 14 tháng 9 năm 1946, chấp nhận quy chế Việt Nam là một nước tự do trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. Thật là hành động bất chấp nghi thức ngoại giao và nguyên tắc công pháp quốc tế, và đặc biệt là không mảy may đếm xỉa đến quyền lợi sống c̣n của đất nước và khát vọng độc lập tự do của đồng bào, miễn sao lấy ḷng thực dân Pháp để ḥa hoăn mua thời gian đánh diệt các thế lực chính trị không cộng sản đối nghịch, ngơ hầu giữ chặt chính quyền chuyên chính vô sản.

Cái dĩ bất biến này, người kế vị Hồ Chí Minh là Lê Duẩn, trong bài phát biểu đầu năm trên đài Tiếng nói Việt Nam sáng ngày 3 tháng 2 năm 1970, đă minh thị diễn đạt một cách nôm na nhưng chuẩn xác là nắm vững chuyên chính vô sản. Để nắm vững chuyên chính vô sản, Việt Cộng triệt để sử dụng bạo lực cách mạng để trấn áp đối phương. Việt Cộng chia đối phương làm hai loại kẻ địch chính và phụ, và chủ trương liên minh liên kết giai đoạn, khi th́ với kẻ địch phụ để tiêu diệt kẻ địch chính, khi th́ với kẻ địch chính để tiêu diệt kẻ địch phụ, để cuối cùng cả hai loại kẻ địch, chính cũng như phụ, tất cả đều bị cộng sản tận diệt. Thủ đoạn tàn ác hiểm độc, thái độ giả dối tráo trở, diễn đạt qua lời phát biểu đầu năm của Lê Duẩn chính là cung cách ứng vạn biến Hồ Chí Minh lúc sinh thời đặn ḍ đồ đệ, và lúc lâm chung trối trăn lại với những người kế nghiệp. Tàn ác hiểm độc, giả dối tráo trở, là bản chất của cộng sản. Bản chất đó bất biến, nghĩa là không bao giờ thay đổi. Bản chất bất biến đó nhằm phục vụ một cứu cánh bất biến là giữ chặt chính quyền chuyên chính vô sản, thông qua một tổ chức chính trị độc tôn là đảng cộng sản.

Năm 1946, Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp ra sức o bế, nhân nhượng Pháp thực dân, t́m mọi cách liên minh liên kết với kẻ thù chính là đội quân viễn chinh Pháp để tống khứ ra khỏi biên giới kẻ thù phụ là đội quân Tàu Tưởng đang chiếm đóng miền bắc, và tiêu diệt đồng minh giai đoạn là cán bộ chính trị và lực lượng vũ trang của Đại Việt Quốc Dân Đảng và Việt Nam Quốc Dân Đảng mà Việt Cộng luôn luôn cảnh giác là mối lo tâm phúc. Năm 1968, tại miền nam, Hồ Chí Minh và Lê Duẩn lập lại y nguyên bài bản liên minh liên kết cũ. Nhưng lần này, kẻ địch chính là quân đội Mỹ, và việc tranh thủ liên minh liên kết với kẻ địch chính được tiến hành lặng lẽ và bất ngờ không mấy ai hay biết. Mặt khác, đối tượng tiêu diệt không phải là kẻ địch mà chính là người nhà, cùng phe cùng cánh, cùng mẹ cùng cha, đó là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Thuở bấy giờ, ai cũng nói Mặt Trận Giải Phóng là con đẻ, là công cụ của cộng sản miền bắc. Mặt Trận Giải Phóng được người Mỹ gọi là Việt Cộng (VC), c̣n quân chính quy của cộng sản miền bắc th́ được gọi là quân Bắc Việt (NVA). Xưng danh xưng tánh lẫn lộn lung tung như vậy, nên mọi người chỉ biết có bề ngoài, chứ mấy ai đă biết được các uẩn khúc nội t́nh, thấu hiểu được từng chân tơ kẽ tóc thủ đoạn quỷ quyệt và tâm địa gian manh của tập đoàn lănh đạo cộng sản miền bắc đối với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Thật vậy, Mặt Trận Giải Phóng không phải là một tập hợp quần chúng vô sản miền nam được cộng sản miền bắc tổ chức nổi dậy chống chính quyền đương thời do Mỹ hậu thuẫn, mà chính là những thành phần nhân dân đủ loại có xu hướng chính trị thân Pháp, từ trí thức đến địa chủ, công nhân và nông dân, được Pháp thực dân tập hợp để cùng Liên Xô giao cho Việt Cộng miền bắc huấn luyện và vơ trang, lấy danh nghĩa đấu tranh cách mạng dân chủ nhân dân, phát động chiến dịch Đồng Khởi chống Mỹ và Việt Nam Cộng Ḥa. Việt Cộng buổi đầu phải ngậm bồ ḥn làm ngọt hậu thuẫn cho Mặt Trận Giải Phóng, rồi dần dà về sau cho Vơ Chí Công và Mai Chí Thọ vào lèo lái bộ chỉ huy, đồng thời t́m cách triệt hạ các cơ sở hạ tầng bằng cách mượn tay kẻ địch truy bức và tiêu diệt các thành phần nằm vùng bị lộ. Qua biến cố Mậu Thân 1968 và các chiến dịch b́nh định (An Ninh Lănh Thổ, Phượng Hoàng, Chiêu Hồi) các năm 1969, 1970, có thể nói rằng toàn bộ các cơ sở hạ tầng của Mặt Trận Giải Phóng đă bị tan ră hoặc hủy diệt. Trong dịp Tết Mậu Thân, Việt Cộng miền bắc đă âm thầm thỏa hiệp với Mỹ để Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam xuất toàn lực tổng công kích tổng nổi dậy, cơ sở hạ tầng nằm vùng bấy lâu nhất loạt phơi ḿnh ra ánh sáng, nên sau đó đă bị chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa triệt tiêu. Sau khi bị tập đoàn lănh đạo cộng sản miền bắc đâm lén sau lưng, Mặt Trận Giải Phóng chỉ c̣n có cái vỏ thượng tầng hữu danh vô thực, để rồi đến năm 1976 qua màn kịch hiệp thương hai miền nam bắc, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam bị cộng sản bóp chết không một chút xót thương. Rút cục, cuộc cách mạng dân chủ nhân dân mà Mặt Trận Giải Phóng hứa hẹn mang lại cho miền nam đă tan biến vào cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa của miền bắc. Với việc h́nh thành nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, toàn bộ quốc dân Việt Nam, nam cũng như bắc, cùng bị gh́m đầu vào gầm chuyên chính vô sản. Đúng là bài bản dàn dựng theo y nguyên tính cách bất biến của bản chất cộng sản: dĩ bất biến ứng vạn biến theo cách nói của Hồ Chí Minh, hay sử dụng bạo lực cách mạng để nắm vững chuyên chính vô sản theo cách nói của Lê Duẩn.

Kết Luận

Trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại hiện thời không một ai có tư cách và tâm địa của trí thức và doanh nhân theo quan điểm của các nhà cầm quyền ở Hà Nội và ở Bắc Kinh. Cho dù trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại có một số ít nghĩ rằng ḿnh hội đủ các tiêu chuẩn trí thức tiến bộ và tư sản dân tộc theo đúng quan điểm cộng sản, th́ chắc chắn số ít người này cũng không thể nào lọt qua được mạng lưới sàng lọc của cộng sản để được chấp nhận xếp loại vào hàng ngũ những người có thể bầu đại diện (chỉ có thể bầu đại diện, chứ không phải có thể được bầu làm đại diện). Nếu cố công phấn đấu lọt được mạng lưới sàng lọc, th́ với thân phận ở trong hàng ngũ những người có thể bầu các trí thức đại diện và tư bản đại diện, trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại cần nhớ tới các nạn nhân của chính sách liên minh liên kết giai đọan tàn độc và tráo trở của cộng sản. Hăy t́m hiểu các vụ phố Ôn Như Hầu ở Hà Nội và cầu Chiêm Sơn ở Quảng Nam năm 1946. Hăy nhớ lại các chiến dịch cải cách ruộng đất và rèn quân chỉnh cán trong vùng giải phóng miền bắc năm 1952. Hăy lật mặt trái của vụ tổng công kích tổng nổi dậy ở miền nam ngày Tết Mậu Thân năm 1968. Tất cả nạn nhân đều đă là đồng minh của cộng sản, bản thân ḿnh th́ chân thành nhưng cộng sản chỉ xem là đồng minh giai đoạn, chanh vắt xong nước th́ bỏ vỏ không nương taỵ

Thảng hoặc có trường hợp giả dụ một vài trí thức hoặc doanh nhân Việt Nam hải ngoại v́ nặng t́nh tự dân tộc và tinh thần vị tha mà rơi vào cạm bẫy tâm lư chiến cộng sản, nhẹ dạ chịu chối bỏ quá khứ và bản ngă để đầu hàng giai cấp, trở thành một thứ cộng sản hạng hai, th́ tương lai cuộc đổi đời cũng chẳng có ǵ sáng sủa. Lư do là cộng sản Việt Nam đang xa rời quần chúng công nông, đang tư sản hóa để h́nh thành giai cấp tư bản đỏ. Trí thức tiểu tư sản trong nước đang dần dà rời bỏ giai cấp lănh đạo cộng sản giàu có để đứng về phía quần chúng nghèo khổ. Một mai nếu xẩy ra cuộc tranh chấp giữa tư bản chính thống dân chủ pháp trị và tư bản đỏ chuyên chính vô sản, dù bằng phương thức đấu tranh chính trị hay bằng phương thức bạo lực cách mạng, tuyệt đại bộ phận nhân dân sẽ đứng về phía dân chủ chứ không ai lại ủng hộ chuyên chính. Thật vậy, tư bản chính thống tuy bị tuyên truyền xuyên tạc là tư bản lũng đoạn, nhưng thông qua định chế chính trị dân chủ pháp trị, tư bản chính thống tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Ngược lại, tư bản đỏ chuyên chính vô sản là tập đoàn những ông chủ mới gốc gác cán bộ cộng sản có chức có quyền, tham lam và hung hiểm, cấu kết với những ông chủ nước ngoài tẩu tán tài sản quốc gia và hà hiếp bóc lột quần chúng lao động. Cũng như xưa kia, khi triều đ́nh Tây Sơn rời bỏ nông dân mà phong kiến hóa, th́ sĩ phu và các giai tầng xă hội khác trong nước đă nhất loạt quay lại ủng hộ Nguyễn Ánh, bởi lẽ nếu phải chọn lựa giữa hai thứ phong kiến th́ thà chọn lựa phong kiến chính thống quí tộc c̣n hơn là chấp nhận phong kiến b́nh dân mới h́nh thành đang gây tai gây tiếng, làm nhiều điều trái với ḷng người. Với t́nh h́nh như thế, cam tâm bán ḿnh cho cộng sản để cuối cùng bị chết chùm với cộng sản th́ không phải là hành động của người có trí tuệ, biết cân nhắc, đắn đo.

Tóm lại, đối với đề cương ba thành phần đại diện của Giang Trạch Dân đọc tại Đại hội lần thứ 16 Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại chẳng có ǵ để phải bận tâm. Việc là việc bên Trung Quốc, nếu có ảnh hưởng đến Việt Nam th́ trong quá khứ, không phải lúc nào Việt Cộng cũng rập khuôn các mô h́nh tổ chức và tư tưởng lănh đạo của Trung Cộng. Trong trường hợp giả dụ Việt Cộng theo đuôi Trung Cộng, th́ trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại cũng chẳng có vai tṛ ǵ xứng đáng trong cấu trúc chính trị đổi mới, bởi lẽ họ nhất quyết không phải là trí thức tiến bộ và tư sản dân tộc theo quan điểm cộng sản.

Trí thức và doanh nhân Việt Nam hải ngoại không trông đợi được ǵ ở cộng sản Việt Nam để có cơ hội mang trí tuệ và tâm huyết ra phụng sự đất nước, phục vụ đồng bào.

Mùa Giáng Sinh 2002

Minh Vũ Hồ Văn Châm



-- (Hồng_Hà@Bạch_Đằng.Com), December 18, 2004.


Response to TrĂ­ Thức vĂ  Doanh NhĂ¢n Việt Nam Hải Ngoại TrĂ´ng Đợi Được Gì Ở Cộng Sản Việt Nam?

TO: CAI' THANG` CHO' DCSVN...

DU-MA' DANG~ CONG SAN~ VIET NAM NHA` MAY` LA` DANG~ AN CUOP*'

VA` DANG~ CSVN LA` DANG~ MAFIA ....

MAY` NGHE CHUA* THANG` MAFIA TROI` DANH'...?

DU-MA' DANG~ CONG-SAN~ AN CUOP*' NHA` MAY`....!

-- Chau' Nam Cam (Du ma thang Ho chi Minh@Hanoi.vn), January 01, 2005.


Response to TrĂ­ Thức vĂ  Doanh NhĂ¢n Việt Nam Hải Ngoại TrĂ´ng Đợi Được Gì Ở Cộng Sản Việt Nam?

VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI TH̀ CÁC NƯỚC KHÁC ĐỀU ĐĂ VÀ ĐANG CÓ CHỨ KG RIÊNG G̀ ĐẢNG CS HOẶC VIỆT NAM. NẾU DÙNG TỪ "QUỲ LUỴ, VAN XIN" TH̀ ĐÚNG LÀ CÁC BẠN HẢI NGOẠI CŨNG ĐANG LÀM NHƯ THẾ. MUỐN NÓI AI TRỨƠC HẾT PHẢI NH̀N LẠI CHÍNH M̀NH !!!

-- DCSVN (lightdang84@yahoo.com), December 19, 2004 ===========

DCSVN kia có biết những người Việt cư ngụ ở các nước Tự Do Dân Chủ. họ chẳng bao giờ phải quỳ lạy van xin ai về điều ǵ cả..Công việc làm được trả lương công bằng theo khả năng và công việc như tất cả mọi người ..Trợ cấp an sinh xă hội là quyền lợi cuả người DÂN trong xă hội Tự Do Dân Chủ. Đi làm phải đóng thuế. Tiền thuế ấy là môt phần đóng góp trong công quỹ chung, mà khi người công dân ấy không có công việc làm, th́ họ được chính phủ cấp lại để sinh sống..

C̣n đảng CSVN tham ô rúc riả xương máu nhân dân ḿnh, ḅn mót đục khoét cả tài nguyên quốc gia làm cuả riêng chưa đă, chưa đủ, mà c̣n phải luồn rúc xin ăn nước ngoài nữa .. Nói là tiền VIỆN TRỢ cho dân nghèo..Nhưng hỏi DÂN NGHÈO được tí máu nào từ những khoản KHỔNG LỒ viện trợ kia không ??

-- (tosu_cs@yahoo.com), January 01, 2005.


Response to TrĂ­ Thức vĂ  Doanh NhĂ¢n Việt Nam Hải Ngoại TrĂ´ng Đợi Được Gì Ở Cộng Sản Việt Nam?

Mấy thằng CS con trong cái diễn đàn này đấch biết cái củ th́u biu ǵ , chỉ to mồm tri hô những câu ngớ ngẩn như mấy thằng vừa từ trong rừng Trường Sơn chui ra.

Trước năm 1975, CS miền Bắc tuyên truyền thế nào ? Miền Nam đoí khổ, bị Mỹ, Nguỵy hà hiếp bóc lột cho nên cục muối, cục đường phải cắn đôi mang vào tiếp viện cho miền Nam. Đến khi cưỡng chiếm miền Nam, mấy thằng cán ngố CS mắt mở to hơn con cú vọ v́ thấy của cải miền Nam nhiều quá, cuộc sống miền Nam sung sướng chẳng có ǵ gọi là nghèo đói như mấy thằng chính trị viên tuyên truyền. Thế là molotova và các chuyến xe lửa Thống Nhất, chạy không ngừng nghỉ để chuyển hàng hóa miền Nam ra xây dựng miền Bắc thiên đàng rỗng ruộtc của chủ nghĩa CS.

Ngày nay cũng thế, bọn CSVN tuyên truyền là những Việt kiều ở hải ngoại phải quỳ lụy, van xin viện trợ hả ? Tổsư_CS nói đúng, những người già và không có công ăn việc làm ở các nước văn minh tự do đều được hưởng quy chế trơ cấp của chính phủ. Đó là quyền lợi của người dân trong nước, cũng như quyền lợi của những thằng CS con mỗi tháng được cửa hàng thương nghiệp thổ tả nhà chúng mày cung cấp vài chục kư gạo và mấy cặp lốp xe 'Sao Vàng' đấy mà !

Đây cũng là bổn phận của chính phủ phải biết lo an sinh xă hội cho người dân. Chứ không như cái thằng nhà nước CSVN chỉ biết ăn cho mập cái thấy heo, con người dân có đói khát cũng mặc kệ dân. Miễn sao nhà nước "NO" là nhất sách rồi. Nó khốn nạn và tréo ngoe là ở chỗ ấy !?!? Nghe thủng màng nhĩ chưa những thằng CS con chỉ biết bịt mắt như con ngựa kéo xe không biết mở rộng con mắt ra mà học hỏi và quan sát.

Chả trách ǵ chúng mày những thằng CS con chỉ biết rúc đầu vào cái chuồng chồ nhà bác Hô (răng hô mă tấu) chúng mày mà hít lấy hít để rồi thằng nào thằng nấy rạp ḿnh xuống mà tung hô là rắm bác Ho sao mà thơm lạ thơm lùng, đúng là lũ CS con trẻ người non dạ đă bán linh hồn cho loài quỷ CSVN. Tiếc thay, tiếc thay !!!

-- Độc Ẩm Cũng Thú !? (lairaibasoi@yahoo.com), January 02, 2005.



Moderation questions? read the FAQ