Phượng Uyển ở Sài G̣n:::Nguyễn kỳ phong

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Nguyễn Kỳ Phong at


Viết cho PNV; và để tặng những người đă khoác áo chinh y.

Đầu năm 1980, được thả ra khỏi trại cải tạo, tôi được rời Việt Nam đi Pháp. Thời gian tạm trú tại Paris tôi nghèo tả tơi. Phải sống chung với nhiều anh em trong một căn pḥng nhỏ. Những đêm mùa đông, không tiền đi chơi ở ngoài, bạn bè mua rượu tụ đến uống. Trong cuộc rượu, anh em thường nhắc lại những hoài niệm ở Sài G̣n, chuyện buồn vui quân ngũ, chuyện t́nh, chuyện ḷng.

Khi nói về chuyện t́nh, đề tài thường được nói đến, là những cuộc t́nh với những cô nữ sinh ở các trường Gia Long, Trưng Vương, hay với các cô sinh viên ở các đại học. Chúng tôi nhắc lại các hoa khôi ở hai trường trung học nữ có tiếng ở Sài G̣n.

Một đêm, khi có người nhắc lại các người đẹp như Hằng, Hoa, Uyển, Lan ... Một người bạn bất chợt hỏi tôi có biết Uyển không. "Uyển nào ?" tôi hỏi. "Th́ Phượng Uyển ở Trưng Vương chớ Uyển nào ?" Người bạn trả lời. Tôi gật đầu ừ, ừ, nói là biết. Nhưng trong bụng, tôi gằn giọng hừ lên một tiếng! Có biết Phượng Uyển không, tôi tự hỏi, để rồi thấy h́nh ảnh một người con gái rất quen thuộc, rất gần với ḿnh. Phượng Uyển ở Trưng Vương là một cuộc t́nh mà tôi đă quên. C̣n chăng chỉ là những dư hương, như một bài nhạc mà ḿnh chỉ nhớ giọng chứ không c̣n nhớ tên. Lúc đó, cuộc sống ở Pháp rất chật vật, tôi không c̣n th́ giờ để nghĩ đến những mối t́nh cũ, tôi chỉ cố gắng tạo dựng một gia đ́nh ḿnh đang có, với vợ, con, với những bận bịu thường nhật của một gia đ́nh. Nói như vậy không có nghĩa là tôi hoàn toàn quên hẳn mối t́nh của tôi với Phượng Uyển trong thời loạn. Một thời mà người ta yêu nhau v́ sợ không c̣n dịp để yêu, và cố quên nhau v́ sợ ḿnh sẽ mất t́nh yêu. Tôi xin giải thích điều đó.

Tôi quen Uyển vào lúc tôi học năm cuối ở đại học Quân Y. Nàng đang học đệ Nhất ở Trưng Vương. Lúc mới quen, tôi cố gắng không yêu Uyển như một t́nh yêu, nhưng sau cùng tôi bị say bởi men t́nh. Nhưng ai không yêu được, nếu giai nhân là một quốc sắc.

Hàng năm, trường Trưng Vương tổ chức lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, và có mời rất nhiều người đến dự ... Sinh viên, học sinh, quân, quan, và nhiều chàng độc thân coi đó như là một hội hoạ. Những thanh niên ưu tú nhất của đất nước đến đó để t́m những trang quốc sắc thiên hương. Buổi diễn hành tưởng niệm cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng chống lại giặc Tàu Tô Định cũng được tổ chức vào ngày đó. Những người con gái đẹp nhất Trưng Vương được đóng vai hai Bà Trưng, cỡi voi uy nghi lắm. Hàng năm, tôi cùng nhiều người bạn rủ nhau đến đó chơi. Đến đó để làm giặc với các cô nữ sinh th́ đúng hơn.

Lần đó, tôi đứng nh́n những mỹ nhân đang đứng trên hành lan lầu xem lễ... và cùng lúc, Phượng Uyển xuất hiện như một rực rỡ. Nàng là một trong những á hậu của Trưng Vương. Bạn ơi, khi thấy Uyển rồi, hăy bỏ đi cái chuyện anh chàng Romeo đứng nh́n Juliet đứng trên cửa sổ, rồi ước ḿnh được thành đôi găng tay của Juliette để được chạm vào đôi má của nàng. Không, lúc đó, tôi muốn trở thành cái yếm của người con gái để được ôm vào thân xác của Uyển. Một thân xác huyễn hoặc, mơ hồ, liêu trai. Rồi, "dùng dằng nửa ở nửa về, khách đă xuống ngựa, tới nơi tự t́nh." Tôi thiếu điều muốn xô những tên bạn khác, khi những tên này thấy được người đẹp và muốn tiến đến trêu chọc, để tôi có thể chạy đến trước, nói chuyện với người đẹp.

Lần đầu tiên đi chơi, Uyển cố gắng giữ một thái độ của kẻ bàng quan về vấn đề t́nh cảm. Hai tháng sau, liên hệ của tôi và Uyển trở thành một t́nh yêu tha thiết. Chiến tranh có một không khí mầu mỡ nào đó làm t́nh yêu rất dễ chớm nở. Nó nói lên những ư nghĩa như giă từ và chia ĺa; chờ đợi và hội ngộ... Những hoàn cảnh rất "kiếm hiệp tàu" để những đôi t́nh nhân thử ḷng nhau. Để yêu nhau.

Thời chiến tranh là một thời để yêu. Đó là đầu muà hè 1967. Các binh chủng chủ lực như Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù có thêm một vài tiểu đoàn tân lập. Cuộc nội chiến Việt Nam trở nên tàn bạo hơn. Những cuộc hành quân lớn đánh vào chiến khu C, khu Tam Giác Sắt ở vùng III, trận Kinh Ô Môn ở Vị Thanh, vùng IV, và nhất là trận Dakto ở vùng II cho thấy bộ mặt mới của chiến tranh. Xác chết chở từ mặt trận về nhiều hơn; nghiă trang quân đội được nới rộng ra...những điạ danh lạ hoắc như Ia Drang, Dak Pek, bắt đầu xuất hiện trên báo ...

Suốt muà hè năm đó, Tôi và Uyển đă hẹn ḥ với nhau nhiều lần. Thường đi dọc theo con đường Cuờng Để và một nửa con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (v́ Uyển nói phía kia của đường Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng có ǵ thơ mộng cả) để nh́n những tàn cây xanh, cảm ơn những bóng mát đă che chở một cuộc t́nh của tôi và nàng--ít ra là trong một giai đoạn nóng bỏng của đất nước vào lúc đó.

"Ḿnh sẽ c̣n yêu nhau vào những muà hè năm sau không anh?" Uyển hỏi, linh cảm một điều bất thường. Tôi không trả lời, chỉ yên lặng đi bên Uyển. Tôi sợ phải đem cho Uyển nhiều vương vấn: Tôi sắp ra trường, và phải chọn binh chủng. Phải rời Sài G̣n, phải đi một nơi nào đó thật xa, và có thể chết như những người bạn, những sĩ quan y sĩ đàn anh đă chết. Sẽ giă từ Phượng Uyển và Sài G̣n, giă từ những buổi chiều b́nh yên như những hơi thở nhẹ của Uyển. Một hơi thở có thể làm cho những chiếc lá vô tri rung lên v́ xúc cảm. Và thử tưởng tượng, qua hơi thở đó nàng đă nhiều lần hôn tôi. Tôi chọn đi Thủy Quân Lục Chiến v́ tôi có nhiều bạn ở y khoa đi các đơn vị chủ lực. Như Châu đi Nhảy Dù, Vinh đi Biệt Kích, Chuyên đi cấp cứu ở những cái "C", là những căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt ở những tiền đồn biên giới. C̣n những người bạn không phải là bác sĩ, ra từ các trường Vơ Bị th́ cũng t́nh nguyện đi những binh chủng chủ lực như trên. Phúc, Phán, Tống, Khôi họ đều đi Dù hoặc TQLC. Năm trước, 1966, một người bạn khóa đàn anh, Châu ở tiểu đoàn 6 Dù có về trường chơi, đeo bằng Dù và lon trung úy coi oai phong, hào hùng lắm. Những y sĩ tiền tuyến cũng chết như những lính đánh trận khác. Năm 65 có sáu sĩ quan y sĩ chết, năm 66, chín người, năm 67 chỉ mới có tháng bảy mà đă có năm người rồi.

Tôi chọn binh chủng TQLC và không cho Uyển biết: Tôi không muốn gieo vào trái tim dễ vỡ của nàng một kinh hoàng nào của cuộc chiến. Tôi nghĩ t́nh yêu trong những ngày chiến loạn là một t́nh yêu không có tương lai, và kẻ yêu nhau không bao giờ hứa hẹn được một điều ǵ.

Khi nghe tôi đă t́nh nguyện đi lính TQLC, Uyển cắn môi để khỏi khóc. Nhưng rồi nàng cũng khóc. Lần hẹn ḥ cuối cùng đó, tôi biết được thêm một vài chuyện nữa về gia đ́nh của Uyển: Nàng sợ khi thấy tôi đi ngành tác chiến v́ một ông anh bà con của nàng, cũng là một bác sĩ quân y của TQLC. Hân, một người đàn anh học trên tôi ba lớp, đă chết ở trận B́nh Giả vào cuối năm 1964. Vài tháng sau đó Vinh, học trước hai năm, ở Nhảy Dù, cũng chết.

"Nhỡ anh chết rồi th́ làm sao ḿnh c̣n yêu nhau được nữa," Uyển nói với tôi. Em nói rất đúng Uyển ạ! Yêu nhau phải có hai xác thân để ôm nhau mà yêu. Yêu nhau không chỉ là mộng tưởng trong đầu.

Một buổi trưa tan học, tôi giă từ Uyển. Và Sài G̣n.

Vừa vào lính, tôi được "rửa tội" tại chiến trường để trở thành một quân nhân tác chiến thực thụ. Tôi được rửa tội bằng đạn, bom, máu và cái chết, vào mồng hai Tết Mậu Thân ở khu vực chuà Ấn Quang, Chợ Lớn. Trong trận đó, tiểu đoàn 38 BDQ gặp nhiều trở ngại khi thanh toán mục tiêu: họ lui ra để cho chúng tôi vào dứt điểm. Chết, chết, và chỉ có chết. Ở đâu cũng thấy cái chết--của bạn và quân thù. Hơn một tuần sau, khi mặt trận Đô Thành tạm yên, tôi theo tiểu đoàn 1 của Thắng và tiểu đoàn 5 của Nhă bay ra Phú Bài, từ đó đáp trực thăng vào thành nội Huế để giải toả thành phố đang bị cộng sản chiếm. Hơn mười ngày đánh nhau ở thành nội Huế, để đổi hơn một ngàn xác địch, TQLC có 110 chết, và khoảng 400 bị thương. Tôi ói lên ói xuống v́ mùi hôi của tử thi. Cho đến tháng sáu năm 1968 tôi mới gởi Uyển lá thư đầu tiên viết từ Bồng Sơn. Tháng mười, tôi được về phép và gặp nàng. Gặp Uyển lần đầu tiên sau hơn một, người tôi mềm như sợi bún. Gần một năm tôi mới hít được hơi thở này.

Câu hát trong bài ca "càng đi xa anh càng nhớ em" rất đúng." Chỉ có điều "đi xa" ở đây có một nghiă nguy hiểm hơn nhiều. Khi cái chết gần kề, người đầu tiên ḿnh nghĩ đến là người ḿnh yêu. Tôi nói cho Uyển nghe tôi đă nhớ Uyển như thế nào. Lần đó chúng tôi yêu nhau như chưa bao giờ biết yêu.

Cuối năm 1969, tiểu đoàn chúng tôi đang đóng ở Mai Lộc, bên trái là núi Ba Hô, Khe Gió, bên phải là Cam Lộ, và vĩ tuyến 17 chỉ cách đó một tầm súng cối. Tôi viết cho Uyển một lá thư với nhiều hứa hẹn. Tôi nói với nàng là tôi đă thấy sợ: những lần hành quân lội rừng bảy mươi ngày, những đêm ngồi chờ vuốt mắt bạn bè v́ ḿnh không cứu sống được... Hay là khi đọc những lá thư nồng nàn Uyển gởi tôi, đă làm tôi rất xao xuyến, khi tôi bắt đầu nghĩ về cái chết, và liên tưởng đến Uyển. Tôi nói cho nàng biết là ṿng tay mỹ nữ của nàng đă làm tôi hèn ra, đă làm tôi sợ chết. Tôi hứa khi được ba năm công vụ tôi sẽ xin di chuyển về phục vụ ở một bệnh viện quân đội tại một thành phố nào đó rồi hai đứa sẽ tính chuyện lấy nhau. Trong ánh nắng nhạt dần của một buổi chiều ở Mai Lộc, tôi viết cho nàng, "Ḿnh sẽ lấy nhau đầu năm 1971. Nhưng hứa với anh điều này: nếu anh có rủi ro chết trận, em phải quên anh và đi lấy chồng ngay. Em phải hứa như vậy th́ anh mới an ḷng."

Một tháng năm, 1970, tôi tham dự cuộc hành quân Toàn Thắng 43 và 44, đánh qua Miên. Về lại Sài G̣n đóng ở trại Cửu Long, Thị Nghè. Trong thời gian ở hậu cứ, tôi gặp Uyển hàng ngày, và cũng đang chạy chọt để chuẩn bị về luôn ở một bịnh viện hậu cứ. Trong khi đó Uyển đang học đại học sư phạm năm thứ ba. Gia đ́nh nàng có vẻ túng quẩn: bố nàng cũng là một quân nhân ở sư đoàn 7, đang đóng ở miệt Hậu Giang. Nàng phải đi làm thêm để giúp mẹ và đàn em. Mẹ Uyển đang mang thai một đứa em nữa. Uyển đă thú nhận với tôi nhiều lần là mẹ nàng nói nếu nàng lấy tôi th́ khổ lắm. Trong một gia đ́nh có hai người cột trụ đều là quân nhân hết... nhỡ có chuyện ǵ th́ làm sao sống được. Có chuyện ǵ đây là nếu tôi tử trận và bố nàng cũng tử trận, th́ hăy tưởng tượng đâu có thảm cảnh nào tàn bạo hơn. Nàng nói nàng nghĩ rất nhiều về những ǵ mẹ nàng nói.

Có một lần, khi hôn tiễn tôi đi, nàng nói "Em yêu anh, nhưng anh phải hiểu. Em có thể chờ hoài một người đi xa, nhưng không thể chờ một xác chết. Chết là một cái ǵ rất vĩnh viễn, không bao giờ trở lạị" Tôi yêu nàng tha thiết vào những ngày đó. Mỗi khi đi, tôi chỉ nói với nàng là chuẩn bị chờ tôi. "Ḿnh sẽ lấy nhau năm 71." Tôi hứa hẹn với nàng.

Tháng 12 năm 70, tiểu đoàn đang đi hành quân ở vùng II bỗng nhiên cả sư đoàn tụ về Đông Hà, Quảng Trị, và Huế. Tháng Hai năm 1971, tin chánh thức từ bộ tư lệnh cho biết Quân Đoàn I sẽ đánh qua Hạ Làọ Sư đoàn Dù, Sư đoàn 1, Liên đoàn 1 BDQ và Lữ Đoàn 1 Ky Binh Thiết Kỵ sẽ là lực lượng chánh đánh vào Tchepone. TQLC chỉ đứng ở bên nầy biên giới bảo vệ các căn cứ tiếp vận ở Khe Sanh, Lao Bảo, Lang Vei mà thôi. Tôi thở phào nhẹ nhơm. Nhưng TQLC chỉ mừng được có một tháng.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), December 28, 2004

Answers

Response to Phượng Uyển ở SĂ i GĂ²n:::Nguyễn kỳ phong

Phượng Yêu

Lệ Thu



Cuối tháng Hai, t́nh h́nh quân sự của cuộc hành quân Hạ Lào hoàn toàn thay đổi. Hai cao điểm của BDQ ở hướng cực bắc đường số 9 bị thất thủ. Biệt Động Quân rút về hai đồi 30 và 31 của tiểu đoàn 2 và 3 Dù. Khuya đêm 24, tháng hai, 1971, đồi 30 mất. Sáu ngày sau đồi 31 của tiểu đoàn 2 Dù cũng phải di tản v́ không chịu nổi áp lực. Lệnh từ trên bộ tổng tham mưu quyết định: "Thẩy tụi TQLC vào. Vẽ lại chiến thuật hành quân. Quân Dù rút ra, nhường cho Sư Đoàn 1 đánh vào Tchepone, TQLC nhảy vào thế cho sư đoàn 1 ở những căn cứ hoả lực." Bộ tư lệnh tiền phương thi hành huấn lệnh từ Saigon. Ban đầu chỉ có một lữ đoàn TQLC thamn dự, vài ngày sau, bộ tư lệnh quân đoàn 1 quyết định đánh cho cạn láng luôn, họ thảy vào 2 lữ đoàn c̣n lại.

TQLC đóng quân ở các căn cứ Lang Vei, Đôn, Màu Xanh, Hotel và Alpha. Xa hơn nữa, những toán Viễn Thám của TQLC th́ đóng kèm với sư đoàn 1 ở căn cứ Lolo, Hy Vọng, Sophia. Mục tiêu Tchepone chỉ cách Sophia chỉ có một tầm súng. Tôi đóng ở Đôn, Ngôn đóng ở Hotel, Phúc đóng ở Delta, các tên bạn khác đóng ở các căn cứ hoả lực khác.

Buổi chiều trước khi nhảy vào căn cứ hoả lực, mặt tên nào trông cũng thê lương. Ngôn đuà với tôi là muà hè năm này sẽ có một bầy con gái đi lấy chồng. Tôi không hiểu nó nói ǵ. "Th́ chuyến này nguyên "băng" tụi ḿnh "vănh" hết, mấy em ở nhà phải đi lấy chồng chứ đâu làm đám cưới với cái xác của mầy được!" Ngôn trả lời tỉnh bơ. Nghe nó nói tôi ghê quá. Chiều hôm đó, tôi có đưa cho một người hạ sĩ quan trợ y thân tính một chiếc hộp nhỏ, có đựng một con búp bê mặc áo TQLC, tất cả thư t́nh qua lại với nhau, và một tập truyện Tàu có tựa là "Tinh Tinh, Nguyệt Lượng, Thái Dương", một cuốn tiểu thuyết rất hay về t́nh yêu của ba cô con gái--mà tên là tựa truyện- trong thời loạn lạc chiến tranh giữa Tàu và Nhật, với nhiều hoàn cảnh ngang trái, lâm li ... mà tôi đă cắt ra từ một nguyệt san định gởi cho Uyển đọc. Tôi nói với người lính nếu tôi tử trận, anh ta phải về ngay Sài G̣n (anh ta về Sài G̣n hàng tuần để bổ thuốc cần thiết cho bệnh viện dă chiến) đưa tận tay cho Uyển.

"Phải giữ cái hộp này cho kỹ, v́ đây là linh hồn của tao."

Tôi nói với người hạ sĩ quan. "Trăn trối" xong tôi nhảy xuống căn cứ hoả lực Đon. Hôm đó là ngày 2 tháng Ba, 1971.

Tuần đó, ở Sài G̣n, gia đ́nh của các quân nhân thuộc sư đoàn Dù ở hậu cứ đă rầm rộ biểu t́nh trước dinh Độc Lập. Lính Dù không bị thiệt hại nặng nếu tính theo tỷ lệ quân số tham dự cuộc hành quân.

Gia đ́nh của các tử sĩ biểu t́nh là v́ đa số các quân nhân bị tử thương đều không có xác đem về. Chết mất xác là một cái chết rất thê lương so với cái chết thường--nhất là đối với các thân nhân c̣n ở lại. Xuống căn cứ Đôn tôi mới hiểu tại sao Lính Dù chịu không nổi. Việt Cộng pháo như mưa, pháo ngày pháo đêm. Đạn ở đâu mà tụi nó có nhiều qúa. Mặc dầu B-52 trải bom từng giờ, tụi Việt Cộng vẫn tụ quân lại để công đồn và pháo. Có lẽ chúng biết quân ta đang đánh vào chỗ nhược, nên địch lồng lộn lên, bảo vệ mật khu của họ tới cùng. Tân binh của Bắc Việt tràn qua biên giới, bổ xung thêm vào cho mặt trận. Tử thi của các cán binh bận đồ mới toanh.

Tchepone nằm trong tay của quân đội Việt Nam Cộng Hoà vào ngày 7 tháng ba. Nhưng trung đoàn 2 của sư đoàn 1 bộ binh bị chết gần hết để đổi lấy cái thị trấn không to hơn hậu cứ của sư đoàn TQLC. Bây giờ TQLC chúng tôi chỉ cố giữ những cao điểm, chờ cho sư đoàn 1 và Dù rút về tới căn cứ Bản Đông nằm trên đường số 9 là lui quân. Nhưng trận chiến cũng giống như một bàn cờ tướng. Khi ḿnh bị gài quân rồi, muốn rút đi phải thí quân. Căn cứ Sophia và Hy Vọng nằm gần Tchepone vừa di tản th́ căn cứ Lolo bị tràn ngập ngaỵ

Ngày 19, tháng 3 các căn cứ chung quanh Lolo như Delta 1, Chị Hằng, Mầu Nâu ... quân Bắc Việt đă xuất hiện ngoài hàng rào pḥng thủ. Căn cứ Alpha và Bravo của các "Thiên thần mũ đỏ" nằm trên đầu của TQLC bị pháo thê thảm. Căn cứ Don, Màu Xanh, Delta, Hotel của "các thủy thần mũ xanh" cũng bị ch́m dưới biển lửa của pháo binh địch. Bộ tư lệnh TQLC quyết định ngay: Quân từ Don tụ về Delta, từ đó, lữ đoàn 174 phải mở đường máu đánh về hướng Đông để bắt tay với lữ đoàn 258 ở hai căn cứ Hotel và Màu Xanh. Từ Don về Delta không hề hấn ǵ. Nhưng từ Delta về Hotel th́ lại là một chuyện khác. Lữ đoàn 174 bị cắt ra từng mảnh nhỏ. Một tiểu đoàn t́nh nguyện ở lại tử thủ để cản đường địch, cho hai tiểu đoàn c̣n lại về đến Hotel.

Số tôi c̣n khổ. Tôi đang đi theo tiểu đoàn "t́nh nguyện" đó. Đường từ căn cứ Delta về Hotel dài chừng bảy cây số. Vừa đánh vừa rút lui, năm ngày sau mới về được phía ngoài của Hotel. Tiểu đoàn bị thiệt hại rất nặng. Không thể lọt vô căn cứ Hotel, chúng tôi đi ngược về căn cứ Màu Xanh với hy vọng tản bằng trực thăng về Lang Vei. Nhưng chúng tôi không c̣n màu xanh hay màu đỏ nào nữa để hy vọng. Khi thấy hai tiểu đoàn của lữ đoàn 147 về tới Hotel rồi, bộ tư lệnh TQLC di tản căn cứ nầy vào ngày 23 tháng 3. Trên đường về họ rước luôn toán quân đang đóng ở Màu Xanh, và ra lệnh B-52 thiêu hủy Hotel và Màu Xanh để khỏi lọt vào tay địch. Đứng nh́n căn cứ Màu Xanh bị thiêu hủy, đám quân chúng tôi thấy những hy vọng sống sót cháy bốc lên như cơn lửa. Căn cứ TQLC gần nhất là Lang Vei, cách đó 25 cây số, ở bên kia biên giới Việt Nam. Chúng tôi chỉ c̣n cách phải tiến về hướng đó.

Thật ra chúng tôi di chuyển theo bản năng sống th́ đúng hơn. V́ sau lưng chúng tôi, Bắc Quân vẫn c̣n bám sát theo, như những bầy kên kên đang bổ nhào xuống một con hổ bị thương. Tôi lạc trong rừng 18 ngày. Ngày 5 tháng 4 cuộc hành quân Lam Sơn 719 được coi là chấm dứt. Ngày 15 tháng 4 đại đội Hắc Báo của Sư Đoàn 1 được lệnh nhảy vào Mường Nông, một địa điểm nằm trên cao nguyên Lào, cách biên giới Việt Nam 40 cây số để dọ thám t́nh h́nh ở mật khu 611. Chuyến đột nhập họ có "lụm" được một toán quân 18 người đang bị lạc. Trong đó có tôi. Tôi về nằm nhà thương Trung Ương Huế cùng ngày. Về đây tôi được biết TQLC có tất cả 3 sĩ quan y sĩ tử trận, một mất tích và giả định chết--là tôi--trong lúc chín sĩ quan tiểu đoàn trưởng của TQLC, 4 chết 5 bị thương. Nhảy Dù tổn thất c̣n nặng hơn.

Bị mất tích gần 23 ngày mà tôi vẫn c̣n sống. Tôi nghĩ ḿnh c̣n may mắn lắm.

Người lính trợ y đến thăm, ôm tôi mừng rỡ. Anh ta nói là khi Delta bị tràn ngập, chờ đến khi cuộc hành quân chấm dứt, và khi nghe chắc từ một nhân chứng nói là tôi đă tử thương ở giữa đường từ căn cứ Delta về Hotel, anh về Sài G̣n trao hộp kỷ vật cho Uyển như được dặn. "Cô ấy xỉu khi nhận được tin và đồ của bác sĩ. Em thấy đau ḷng quá, vội đi ngay. Bác sĩ nên đánh một cái điện tín về nhà ngay cho cô ấy được b́nh phục lại." Người lính nói. Tôi gởi ngay cho Uyển một điện tín, nhưng một tuần sau th́ điện tín bị trả lại v́ không người nhận. Rất lo, tôi muốn về Sài G̣n ngay, nhưng măi đến hai tuần sau tôi mới b́nh phục, và về được Sài G̣n.

Nhà Uyển đóng kín cửa khi tôi đến t́m nàng. Chạy đến nhà một cô bạn của Uyển để hỏi tin th́ mới biết được tại sao điện tín bị trả về: Uyển không nhận được v́ cả nhà đă về Cần Thơ rồi. Tuần đầu tiên khi nhận được tin tôi mất tích, nàng như là mê man đi. Rồi cả nhà phải về Cần Thơ để thăm ông bố--ông ta đang bị thương. Lính Quân Đoàn IV cũng đang đánh qua Miên. Cô bạn c̣n nói rơ, Uyển sẽ hứa hôn với một giáo sư ở đại học sư phạm Cần Thơ: Nàng sợ quá rồi. Nàng sợ phải yêu một t́nh yêu có thể chết bất ngờ. Tôi lưỡng lự không biết có nên về Cần Thơ t́m Uyển không. Nhưng biết nàng đâu mà t́m. Hơn nữa, tinh thần tôi đang căng thẳng vào lúc đó: Xác những người bạn c̣n nằm nhà quàng ở nghĩa trang quân đội, ḿnh phải đến tiễn họ đi. Tôi đi đưa đám tang những người bạn rồi nằm lại Sài G̣n, chờ coi Uyển có trở về không. Ở Sài G̣n chờ Uyển, tôi bị ám ảnh bởi một ư nghĩ rất lạ: Có thể nào tôi sống được như một người đă chết đối với Uyển không ? Có thể nào tôi sống và không bao giờ gặp lại hay biết Uyển là ai ? Tôi nghĩ nhiều như vậy v́ tôi biết, Uyển sẽ biết, nàng là người lỗi hẹn.

Buổi chiều trời mưa thật lớn. Tôi và một người bạn ngồi ở quán 007, trong khu café Nguyễn Du ở phía sau trường Vơ Trường Toản và Trưng Vương. Gặp lại một vài tên bạn cùng lữ đoàn, chúng nh́n tôi, ngạc nhiên và nói tưởng là tôi đă tử trận ở Hạ Lào rồi. Tôi thẫn thờ một hồi lâu. Đâu phải chỉ có một ḿnh Uyển là nghĩ ḿnh đă chết. Có thể nào nàng hứa hôn? Nàng có nghĩ ḿnh chết thiệt không ? Trời giông mưa thổi vào những thân cây thật hung bạo. Gió mạnh, lắc rơi những chiếc lá yểu mệnh xuống đường, và cuốn những chiếc lá đi theo cơn bụi của mưa về một hướng vô t́nh nào đó. Đoạn trước, tôi có nói về hơi thở của Uyển: "Hơi thở nhẹ của nàng có thể làm cho những chiếc lá vô tri rung lên v́ xúc cảm." Chiều hôm đó, tôi tưởng tượng giông mưa là hơi thở của nàng. Chỉ có điều là khi hay tin tôi về và biết ḿnh lỗi hẹn, trái tim của Uyển đă kêu lên những tiếng đau thương. Và từ nỗi thống khổ của lồng ngực, hơi thở của nàng đă trở thành cơn giông băo của buổi chiều hôm nay.

Tôi thường an ủi những người bạn có trắc trở về t́nh cảm, là đôi khi những cuộc t́nh đổ vỡ cũng có những cái đẹp của nó. Chiều mưa hôm đó, dù tôi có muốn thảm kịch hoá chuyện giữa tôi và Uyển để t́m ra cái đẹp của một chuyện t́nh lỡ, tôi không thấy được một cái đẹp nào trong cuộc t́nh đổ vỡ của tôi. Một buổi chiều ướt nhẹp, người yêu đính hôn, tiếng khóc từ đám tang.

Tôi ngồi bất động, tưởng ḿnh như "Người Viễn Khách Thứ Mười" trong vở kịch Nghiêm Xuân Hồng. Ḿnh chỉ về đúng hẹn cho những lo lắng, khó xử. Một tuần trước khi hết phép, bộ tư lệnh TQLC thông cáo cần sĩ quan y sĩ cho mặt trận Cam Bốt. Từ sau cuộc viễn chinh 1970, TQLC vẫn c̣n duy tŕ hai tiểu đoàn tác chiến đóng bảo vệ quân bạn Miên ở Neak Luong. Tôi t́nh nguyện đi. Đi để quên.

Việt Cộng đă thua ở Cam Bốt từ năm 1970, nên chúng tôi chỉ đóng quân ĺ một chỗ, ăn nhậu hay đọc thơ t́nh--thơ t́nh cũ--hoặc tảo thanh lặt vặt trong các xóm Miên. Nhưng ở Neak Luong có cái nguy hiểm không ngờ được; ở Hạ Lào, đánh nhau thê thảm mà tôi không bị ǵ hết, ở đây, một đêm đang ngủ, pháo địch rơi ngay vào hầm, tôi bị thương máu ra lênh láng. Tôi được di tản về Cần Thơ, rồi về Sài G̣n. Tôi nằm điều trị được một tháng th́ hay tin Uyển thành hôn.

Trong bệnh viện, tôi thường nằm mê gặp nhiều mộng dữ. Tôi thấy ḿnh tử trận nhiều lần. Có lẽ, trong vô thức, tôi muốn ḿnh chết đi để Uyển được an tâm đi lấy chồng.

Dù tôi có làm bộ chết v́ bị nghĩ là đă chết rồi, nhưng nếu bạn có hỏi tôi về một Phượng Uyển nào đó ở Sài G̣n, th́ đây, đây là một hai tự t́nh mà tôi c̣n giữ lại.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), December 28, 2004.

Moderation questions? read the FAQ