Người Việt Nam và cộng sản Đệ Tứ

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Nguời Việt Nam và cộng sản Đệ Tứ

-------------------------------------------------------------------------------- BBC Ngày 05/01/2005 một nhân vật cách mạng Việt Nam từ thời kỳ 1930-1945 vừa qua đời tại Pháp. Ông Ngô Văn, sinh năm 1913 ở gần Sài G̣n, là một đảng viên cộng sản theo đường lối Quốc Tế Thứ Tư của Leon Trotsky. Ong đă tham gia hoạt động chính trị tại Việt Nam trước những năm 1930-1932 và 1945. Ông bỏ chạy sang Pháp năm 1948 v́ nhóm Đệ Tứ bị tiêu diệt trong thời gian giành chính quyền. Bài về chủ nghĩa Trotsky trên thế giới : Từ đó đến nay, ông Ngô Văn sống ở Pháp và viết sách về những ǵ xảy ra từ thập niên 1920, qua giai đoạn Mặt Trận B́nh Dân và Cách Mạng Tháng Tám ở Việt Nam. Ong Hoàng Khoa Khôi, một nhân vật của Đệ Tứ hiện đă 89 tuổi, sống tại Pháp, nói về ông Ngô Văn như sau: Lời kể của ông Hoàng Khoa Khôi : Các cuốn sách của ông Ngô Văn phần lớn được viết bằng tiếng Pháp gồm các cuốn hồi kư, sách nghiên cứu lịch sử như 'Vietnam 1920-1945' và một cuốn viết về Trung Quốc. Hiện nay tại Anh, bà Hilary Horrocks ở Edinburgh là người đang dịch hồi kư của ông Ngô Văn sang tiếng Anh. Bà cho BBC biết tác phẩm của ông Ngô Văn có giá trị lịch sử lớn và được viết với ng̣i bút đầy h́nh ảnh. Theo bà, các nhà nghiên cứu trong các nước nói tiếng Anh hầu như không biết đến phong trào Trotskyism ở Việt Nam từ trước tới nay. Cộng sản Đệ Tứ Việt Nam : Vai tṛ của những người Trotsky Việt Nam, là cộng sản nhưng không theo, thậm chí đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là một đề tài ít được nhắc đến trong nước. Các nhân vật nổi tiếng nhất của cộng sản Đệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm đều bị giết trong thời gian Cách mạng Tháng Tám. Một số người khác như Hồ Hữu Tường th́ chuyển sang nghiên cứu nhiều hơn là làm chính trị trong thời gian trước 1975 ở phía Nam. Trong những người Việt Nam theo tư tưởng Trotsky có hai nhánh. Nhóm những người như Tạ Thu Thâu theo phái Trotsky khi du học tại Pháp. Ông Thâu bị trục xuất về Việt Nam v́ biểu t́nh chống Pháp. Phe của ông được bầu vào hội đồng thành phố Sài G̣n thời kỳ Mặt Trận B́nh Dân nhưng sau bị phái Việt Minh phía Nam tiêu diệt. Nhóm c̣n lại là những lính thợ Pháp bắt sang phục vụ chiến tranh như ông Hoàng Khoa Khôi, Đặng Văn Long, đă theo lư tưởng này sau khi tiếp xúc với Đệ Tứ Pháp nhưng họ chưa bao giờ về hoạt động ở Việt Nam. Đa số nay đă ở tuổi 80, 90.

-- (Sáu Bi Da @ SaiGon.Net), January 08, 2005

Answers

Response to Người Việt Nam và cộng sản Đệ Tứ

06 Tháng 1 2005 - Cập nhật 14h40 GMT

Tìm hiểu chủ nghĩa Trotsky

Không thể hiểu được sự xuất hiện đầy bi kịch của các nhóm cộng sản Đệ Tứ trong lịch sử Việt Nam nếu không nói đến nguồn gốc của phong trào cộng sản quốc tế và chủ nghĩa Trotskysm.

Cộng sản Đệ Tứ là cách gọi tiếng Việt của Quốc tế Cộng sản thứ Tư do Leon Trotsky (1879 - 1940) lập ra.

Lịch sử phong trào cộng sản thế giới bắt đầu của Karl Marx, người sáng lập ra Quốc tế Công nhân tức Quốc tế Cộng sản đầu tiên ở Luân Đôn năm 1864.

Sau đó, Friederich Engels, August Bebel, Karl Kautsky, và Georgi Valentinovich Plekhanov cùng những người khác lập ra Quốc tế II năm 1889 tức tiền thân của phong trào xã hội dân chủ sau này.

Lenin cho rằng Quốc tế hai thỏa hiệp với chế độ tư sản nên lập ra Quốc tế III năm 1919 ở Nga tức Comintern. Những người theo Comintern ở châu Á có Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh v.v.

Nhân vật Trotsky

Leon Trotsky tên thật là Lev Davidovich Bronshtein, người gốc Do Thái. Tham gia hoạt động cách mạng từ khi mới 15 tuổi, ông bị bắt và tù đày dưới thời Sa Hoàng. Trotsky trở thành nhân vật số hai chỉ sau Lenin trong cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga và là tổng tư lệnh đầu tiên của Hồng Quân.

Mâu thuẫn về tư tưởng và cuộc tranh giành quyền lực sau khi Lenin chết nổ ra giữa Trotsky và Stalin, đưa đến chỗ Trotsky bị loại khỏi đảng cộng sản và phải ra nước ngoài sống lưu vong năm 1927.

Trotsky đã tập hợp những người chống trên toàn thế giới lại đường lối Stalin mà họ cho là phản bội Lenin, để lập ra Quốc tế Tư. Họ cho rằng Stalin đã biến Liên Xô thành một bộ máy quan liêu khổng lồ, đàn áp công nhân.

Cuộc thanh trừng đẫm máu tại Liên Xô và các nước Đông Âu đã tiêu diệt phần lớn những người theo tư tưởng 'cách mạng liên tục' của Trotsky trong nhiều thập niên. Cái chết của Lenin năm 1924 mở đầu cho cuộc tranh chấp quyền lực giữa Stalin và Trotsky

Trong các đảng cộng sản khác trên thế giới, nhãn hiệu 'chủ nghĩa Tờ- Rốt-Kít' đồng nghĩa với án tử hình. Các nhóm cộng sản theo Stalin đã giết gần hết các nhân vật cộng sản Đệ Tứ châu Âu tham gia chế độ Cộng hòa hồi nội chiến ở Tây Ban Nha.

Báo chí Việt Minh từng gọi nhóm Trotsky Việt Nam là 'chó săn theo phát-xít' dù trên thực tế những người Trotsky chống cả phe Trục và thực dân Pháp.

Bản thân Trotsky bị mật vụ Liên Xô chém chết ở Mexico năm 1940 nhưng lý tưởng Đệ Tứ vẫn tiếp tục được duy trì ở nhiều nước châu Âu và cả ở châu Á tuy chỉ ở bên lề của phong trào công nhân.

Tại Anh, kể từ những năm 70 đến nay vẫn có những nhóm 'Công nhân xã hội chủ nghĩa' (Socialist workers) theo Quốc Tế Tư.

Một kiểu cộng sản khác

Bi kịch của phong trào Đệ Tứ giúp họ phần nào nhận được cảm tình của dư luận nhưng các sử gia cũng không quên nhắc đến sự tàn bạo của Trotsky trong cuộc nội chiến ở Nga khi ông ta chỉ huy Hồng Quân.

Thậm chí, trong việc giết những người theo phái tư sản Bạch Vệ, Trotsky còn có quan điểm cực đoan hơn cả Stalin. Lý thuyết 'cách mạng liên tục' của Trotsky là một trong những dạng tư tưởng cực tả nhất từ trước tới nay.

Một trong những lý do khiến phái Đệ Tứ ít bị chỉ trích là vì họ chưa bao giờ cầm quyền ở một nước nào cả và vì thế không bị phê phán là bạo quyền hay lạm dụng quyền lực.

Hiện nay, đa số những người Đệ Tứ ở châu Âu dù không ưa chế độ dân chủ nghị viện nhưng không kêu gọi bạo hành hay lật đổ.

Nhà nghiên cứu người Anh Simon Pirani cho BBC Việt Ngữ biết rằng trong một cuộc nói chuyện cách đây chừng hai tháng với ông Ngô Văn, một trong số ít những người Việt theo chủ nghĩa Trotsky vừa qua đời, ông Văn đã bác bỏ quan điểm cộng sản Đệ Tứ và có hướng theo phái 'tự do triệt để' (libertarianism).

Ông Hoàng Khoa Khôi, một nhân vật Đệ Tứ khác ở Pháp, cũng từng nói nay ông tin rằng dân chủ đa nguyên là tốt cho Việt Nam chứ không phải 'cách mạng công nhân liên tục' như lý thuyết của Trotsky.

-- (Sáu Bi Da @ SaiGon.Net), January 08, 2005.


Moderation questions? read the FAQ