Chu Nghia Xa~ Hoi DDi ve dda^u ????

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

© www.talawas.org | về trang chính t́m theo tên tác gỉa & tựa đề (dùng Unicode hoặc không dấu) tác gỉa:

A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ư Z

Tủ sách talawas

26.1.2005

Joseph E. Stiglitz

Chủ nghĩa xă hội đi về đâu?

16 kỳ

Nguyễn Quang A dịch

Duyệt lại những phát hiện chính

Chương này là chương thứ hai trong năm chương trong đó tôi thách thức định lí Lange-Lerner-Taylor, định lí tạo cơ sở trí tuệ của chủ nghĩa xă hội thị trường. Có thể hữu ích tại giao điểm này đi tóm tắt lại xem chúng ta đă, và sẽ đi đến đâu. Thông điệp chính của tôi đến đây phải là quen thuộc: mô h́nh tân cổ điển chuẩn (Arrow-Debreu) không cung cấp một mô tả thoả đáng về nền kinh tế hoạt động thế nào, và v́ vậy nền kinh tế xă hội chủ nghĩa được xây dựng trên một mô h́nh thuần tuư bắt chước mô h́nh của nền kinh tế thị trường, chỉ thay đổi ai "sở hữu" các hăng, không thể mong đợi sẽ làm ăn tốt. Để công bằng, phê phán của tôi đối với mô h́nh xă hội chủ nghĩa thị trường là cân đối hơn: đối với một số phê phán được viện dẫn cũng chẳng kém phê phán nền kinh tế thị trường, và trong chừng mực điều đó là đúng, các nền kinh tế xă hội chủ nghĩa thị trường có thể làm ăn không tồi hơn các nền kinh tế thị trường.

Đây là trường hợp, thí dụ, của vấn đề các khuyến khích quản lí, một trong những phê phán chính của mô h́nh xă hội chủ nghĩa thị trường. Trong chương trước, tôi đồng ư với nhận thức phổ biến rằng các khuyến khích là quan trọng. Nhưng chúng tiêu biểu không hơn một vấn đề cho nền kinh tế xă hội chủ nghĩa thị trường so với chúng là đối với nhiều công ti lớn.

Chương này, tuy vậy, đi vào tâm điểm của mô h́nh xă hội chủ nghĩa thị trường: nó bắt chước nền kinh tế thị trường trong sử dụng hệ thống giá như cách chính để kiểm soát và điều phối hoạt động kinh tế, khác so với đầu tư. Luận điểm của tôi là hệ thống giá thực tế là phức tạp hơn nhiều, là hệ thống "kiểm soát/thông tin" của các nền kinh tế thật bao gồm nhiều hơn nhiều so với mô h́nh Arrow-Debreu gợi ư, và là chủ nghĩa xă hội thị trường đă lầm lạc nghiêm trọng do tập trung chỉ vào một khía cạnh của các quan hệ kinh tế - cơ chế giá như được đặc trưng bởi mô h́nh Arrow-Debreu/Walras.

Arrow và Debreu đă có cái nh́n phê phán thấu đáo để nhận ra rằng để cho nền kinh tế cạnh tranh hoạt động theo cách các nhà kinh tế cổ điển h́nh dung, th́ phải có một tập đầy đủ của các thị trường, mở rộng vô tận vào tương lai và phủ mọi rủi ro. Các ông đă không khảo sát tỉ mỉ tính hợp lí của giả thiết đó hoặc các hậu quả nếu nó không thoả măn. Đó là nhiệm vụ dồn lên vai chúng ta. Tôi đă cung cấp một loạt các lí do v́ sao không thể có một tập đầy đủ của các thị trường, có thể áp dụng cho cả các nền kinh tế thị trường và xă hội chủ nghĩa thị trường. Giữa các hệ quả tôi đă dẫn có:



-- (Viet Nhan @ Filson.Net), January 26, 2005

Answers

1. Chất lượng của cái được buôn bán bị ảnh hưởng bởi giá của hàng hoá trong đó giá truyền đạt thông tin. 2. Ở nơi thông tin được truyền đạt bởi các cơ chế phi giá cả, giao diện trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trở nên quan trọng, và kho hàng và đơn hàng tồn đọng có các vai tṛ thông tin quan trọng. 3. Các hợp đồng và danh tiếng trở thành một phần trung tâm của các quan hệ kinh tế; các điều khoản phi giá cả trong các hợp đồng thường quan trọng như các điều khoản giá cả. 4. Sàng lọc trực tiếp có vai tṛ quan trọng: Vốn được phân bổ không chỉ cho người trả giá cao nhất; các thị trường vốn không ứng xử như các thị trường đấu giá.

Những mô tả này về các thị trường hoạt động ra sao giúp làm sáng tỏ những khuyết tật của mô h́nh xă hội chủ nghĩa thị trường, mô h́nh đă không t́m cách áp dụng tập phong phú hơn này của các cơ chế dính líu trong các quan hệ kinh tế. Giữa những ngụ ư quan trọng trực tiếp cho các kết luận chuẩn của mô h́nh tân cổ điển (vượt quá cái bao gồm mà tôi đă nhấn mạnh ở chương 3 và chương 4 rằng các định lí căn bản của kinh tế học phúc lợi không c̣n áp dụng nữa) là ba ngụ ư sau:

1. Cân bằng cạnh tranh có thể không được đặc trưng bởi cung bằng cầu, các thị trường có thể không cân bằng; có thể có thất nghiệp (chẳng mấy mới đối với hàng triệu người thất nghiệp trên toàn thế giới), và có thể có phân phối tín dụng. 2. V́ cạnh tranh có khuynh hướng là không hoàn hảo, các mô h́nh cạnh tranh không hoàn hảo theo tư tưởng của Chamberlin có thể cung cấp một mô tả tốt hơn của nền kinh tế so với các mô h́nh cạnh tranh hoàn hảo. 3. Giá không được kéo xuống chi phí biên; đặc lợi phải c̣n nếu các cơ chế danh tiếng hoạt động

Chủ nghĩa xă hội thị trường đă nhận ra các hạn chế của cơ chế giá thị trường trong phân bổ vốn, nhưng ở đây, nó đă không nhận ra những lí do của điều này, những lựa chọn khác mà các thị trường thực ra đă sử dụng, và những lợi thế (và có lẽ những bất lợi) của chúng. Tuy nhiên, như trong thảo luận của tôi về các khuyến khích, tôi phải nhấn mạnh rằng có các vấn đề chung trong cả hai cách tiếp cận.

Những người ủng hộ ưu điểm của thị trường có xu hướng bỏ qua cái nh́n sâu sắc căn bản của Arrow và Debreu liên quan đến điều kiện cần thiết của một tập đầy đủ của các thị trường bằng cách nói rằng một thị trường cổ phiếu tốt - loại như chúng ta có- là tất cả cái chúng ta cần. [1] Trong chương này tôi đă thử lật tẩy chuyện hoang đường đó, bằng cách chứng tỏ rằng tuy thị trường cổ phiếu có cung cấp một số thông tin, nó không cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lí, và tuy một số thông tin thu thập được trong thị trường cổ phiếu có thể có giá trị tư nhân, phần lớn thông tin đó ít có giá trị xă hội. Thị trường cổ phiếu chỉ có một vai tṛ hạn chế trong hướng dẫn đầu tư trong các nền kinh tế thị trường, và thực vậy nó có thể có một vai tṛ gây méo mó nhiều hơn một vai tṛ mang tính xây dựng. Ngay cả nếu các thị trường cổ phiếu có một vai tṛ mang tính xây dựng lớn, các nền kinh tế xă hội chủ nghĩa thị trường có thể tranh thủ được thông tin này trong khi vẫn giữ kiểm soát hầu hết cổ phần của công ti.

Sau khi đă phỉ báng vai tṛ trung tâm của thị trường cổ phiếu, tôi vẫn c̣n bỏ lại vấn đề khó hơn về so sánh các thị trường và các hệ thống xă hội chủ nghĩa thị trường phân bổ đầu tư ra sao. Ở đây lại một lần nữa, lập luận của tôi đáp ứng chủ yếu cho vấn đề các quan điểm ấu trĩ của những người chủ trương của mỗi hệ thống. Vấn đề khó hiểu nhất liên quan đến rủi ro: Liệu các nhà quản lí trong một hệ thống hay trong hệ thống khác có quan tâm nhiều hơn đến các rủi ro không mang tính hệ thống (đôi khi được gọi là rủi ro đặc thù theo hăng)? Về nguyên tắc, cả các thị trường lẫn sở hữu của chính phủ có thể tạo sự phân tán hữu hiệu các rủi ro như vậy ra toàn bộ nền kinh tế, như thế các quyết định phải được đưa ra theo cách bàng quan với rủi ro. Tôi đă nghi ngờ rằng ở mỗi trong hai hệ thống, liệu đây có phải là cách mà quyết định thực sự được đưa ra, v́ quyết định là do các nhà quản lí đưa ra và các nhà quản lí là không bàng quan với rủi ro đối với kết quả. Về nguyên tắc, các chính phủ có thể thực hiện một vai tṛ hữu hiệu hơn trong điều phối các khoản đầu tư qui mô lớn, tránh các vấn đề dư năng lực đôi khi xuất hiện trong các nền kinh tế thị trường, mặc dầu tôi nghi ngờ tầm quan trọng của điều này trong bối cảnh quốc tế hiện đại.

Sự khác biệt mấu chốt h́nh như phần lớn không phải nằm ở mức ra quyết định quản lí mà ở trách nhiệm giải tŕnh tổ chức: Ai chịu các chi phí khi một dự án như dự án SST thất bại? Những khác biệt này chuyển thành các khuyến khích đối với các nhà quản lí ra sao là một vấn đề mà tôi sẽ quay lại muộn hơn.

Tính vững vàng của hệ thuyết cạnh tranh

Tôi đă hoàn tất phần thứ nhất của lí lẽ của ḿnh chống lại định lí tương đương Lange-Lerner-Taylor. Tôi đă lập luận rằng mô h́nh đặt cơ sở cho quan niệm về cả các thị trường lẫn chủ nghĩa xă hội thị trường cung cấp một mô tả không chính xác về các thị trường hoạt động ra sao hoặc về một nền kinh tế xă hội chủ nghĩa thị trường có thể hoạt động ra sao. (Trong ba chương tiếp theo tôi sẽ tiếp tục thảo luận về các thành tố cơ bản đặt cơ sở cho hệ thuyết thị trường chuẩn, bao gồm vai tṛ của cạnh tranh và phi tập trung hoá).

Tính xác đáng của các định lí phúc lợi căn bản, cũng như của định lí tương đương Lange-Lerner-Taylor phụ thuộc, như tôi đă nói, ít nhất một phần, vào liệu mô h́nh ám chỉ của nền kinh tế thị trường thậm chí có đúng đắn một cách gần đúng. Các định lí tất nhiên chỉ là chuyện của logic suy diễn: Các kết luận hoặc suy ra từ các giả thiết hoặc không. Vấn đề mà tôi quan tâm, tuy vậy, là vấn đề thiên về phán xét hơn: Tôi hỏi liệu một tập cụ thể nào đó của các giả thiết tạo cơ sở cho một mô tả "tốt" của nền kinh tế. Những điều này là, ở chừng mực lớn, các vấn đề kinh nghiệm - thế nhưng tôi có thể lập luận rằng những phán xét liên quan đến tính xác đáng của mô h́nh chuẩn hầu như chẳng cần đến một mức độ tinh vi cao.

Tuy nhiên, các định lí hoặc các định đề giải tích có thể là hữu ích, theo nhiều cách. Thứ nhất, chúng ta có thể hỏi, liệu mô h́nh có vững vàng (robust)? Liệu những sự thay đổi nhẹ trong các giả thiết - đặc biệt các giả thiết mà chúng ta có thể có sự tin tưởng hạn chế - có gây ra những thay đổi rơ rệt trong những kết luận? Những khảo sát tỉ mỉ trong khuôn khổ kinh tế học thông tin trên mười lăm năm qua đă, tôi tin, cho một câu trả lời khá vang dội: Hệ thuyết cạnh tranh là không vững vàng. Không chỉ các định lí phúc lợi cơ bản là cực ḱ nhạy cảm với giả thiết về thông tin không hoàn hảo, [2] mà các định lí tồn tại và mô tả đặc điểm cũng vậy. Với một chút bất hoàn hảo về thông tin, cân bằng có thể không tồn tại, giá cả có thể không ở mức cân bằng, cân bằng thị trường cạnh tranh có thể được đặc trưng bởi lợi nhuận dương, các thị trường có thể không cân bằng (clear).

Thứ hai, chúng ta có thể hỏi, có những sửa đổi (có thể khá quan trọng) của mô h́nh cần thiết để làm cho mô h́nh hợp lí hơn, để bao hàm những đặc điểm rơ ràng rất quan trọng của nền kinh tế, những cái có thể bắt phải có thay đổi lớn hoặc trong cấu trúc của mô h́nh hoặc trong các kết luận của nó? Trong câu hỏi thứ nhất, tôi đă chỉ quan tâm đến những xáo động nhỏ xung quanh mô h́nh "nhận được", thí dụ, cái ǵ sẽ xảy ra nếu có chỉ một chút chi phí t́m kiếm, hoặc chỉ có sự khác biệt đôi chút giữa những người lao động, mà người sử dụng lao động không quan sát được. Câu hỏi thứ hai liên quan đến những xáo động căn bản hơn, như khả năng của đổi mới sáng tạo (bị mô h́nh chuẩn loại bỏ hoàn toàn). Tôi sẽ quay lại vấn đề này trong chương 8.

7. Cạnh tranh [3]

Ít nhất từ thời Adam Smith, cạnh tranh đă đóng một vai tṛ trung tâm trong kinh tế học. Chính v́ cạnh tranh mà các cá nhân và các hăng, theo đuổi tư lợi riêng của ḿnh, lại phục vụ lợi ích chung, cứ như chúng được dẫn dắt bởi một bàn tay vô h́nh. Thế mà, tuy hầu hết các nhà kinh tế đều hoan nghênh cạnh tranh, khái niệm cạnh tranh có nhiều nghĩa khác nhau. Sự nhiệt t́nh của các nhà kinh tế đối với cạnh tranh vả lại không được chia sẻ một cách phổ biến đến vậy. Các nhà kinh doanh nói về cạnh tranh huỷ hoại. Và một cách tự nhiên, khi một đối thủ bị thua trong cạnh tranh, anh ta kêu là cạnh tranh không công bằng. Tương tự các ngành thua cuộc trong cạnh tranh với các hăng nước ngoài t́m kiếm bảo hộ, luôn luôn ca thán rằng các đối thủ của họ có lợi thế không công bằng nào đó. Khi nhấn mạnh tầm quan trọng của cạnh tranh cho các sinh viên của ḿnh, chúng ta có xu hướng dẫn chiếu đến một số các ư tưởng liên quan: đến các thị trường, những khuyến khích, và phi tập trung hoá. Các thị trường hoạt động một phần v́ cạnh tranh, một phần v́ những lợi thế có được từ phi tập trung hoá. Cạnh tranh là quan trọng bởi v́ nó tạo các khuyến khích. Trong khi các khái niệm gắn mật thiết với nhau, chúng không được liên kết một cách không thể gỡ ra nổi: Một nhà độc quyền có thể tổ chức sản xuất theo cách phi tập trung, có thể có cạnh tranh ngay cả khi có tương đối ít hăng, và có những cách đa dạng để tạo khuyến khích.

Chúng ta cần hiểu rơ hơn vai tṛ riêng biệt của mỗi trong những khái niệm này, và chương này và chương tiếp theo được dành cho các vấn đề này. Tôi quan tâm cả đến các vai tṛ mà cạnh tranh và phi tập trung hoá có và có thể đóng trong nền kinh tế, lẫn đến các mô h́nh mà chúng ta dùng để nghiên cứu cạnh tranh và phi tập trung hoá và để giúp định h́nh tư duy - và các khuyến nghị chính sách của chúng ta. Ở đây tôi lo ngại rằng mô h́nh tân cổ điển chuẩn - mô h́nh cạnh tranh được phản ánh trong hệ thuyết cạnh tranh hoàn hảo- không phản ánh thoả đáng bản chất của cạnh tranh và vai tṛ mà nó thực hiện trong nền kinh tế của chúng ta. Rộng hơn, tôi muốn thảo luận ba định đề:

1. Trong khi cạnh tranh có những ư nghĩa đa dạng, các nghĩa thông thường là khá khác với nghĩa được thâu tóm trong mô h́nh "cạnh tranh hoàn hảo" của lí thuyết tân cổ điển.

2. Cạnh tranh đóng một vai tṛ sống c̣n, nhưng là một vai tṛ khá khác so với vai tṛ được phản ánh trong mô h́nh Arrow-Debreu chuẩn.

3. Khi thông tin là không hoàn hảo - hoặc trong các khu vực của nền kinh tế nơi đổi mới sáng tạo là quan trọng - các thị trường về cơ bản sẽ luôn là cạnh tranh không hoàn hảo. (Chúng ta hoăn việc thảo luận về đổi mới sáng tạo và các hàm ư của nó đối với cuộc tranh luận về thị trường/chủ nghĩa xă hội thị trường cho đến chương tiếp theo).

Tôi kết thúc chương với thảo luận về những ngụ ư của phân tích đối với tranh luận về chủ nghĩa xă hội thị trường và chính sách cạnh tranh, đặc biệt trong nội bộ các nền kinh tế xă hội chủ nghĩa trước đây. Tôi sẽ lập luận, một mặt, rằng chủ nghĩa xă hội thị trường không chỉ là phương thuốc duy nhất, hoặc tốt nhất, cho các vấn đề do cạnh tranh không hoàn hảo gây ra và, mặt khác, rằng các nền kinh tế xă hội chủ nghĩa trước đây phải làm việc gian khổ để thiết lập các chính sách cạnh tranh thích hợp.

Những khái niệm và vai tṛ của cạnh tranh

Trong nỗ lực của ḿnh để hiểu các điều kiện mà với chúng phỏng đoán về bàn tay vô h́nh của Adam Smith là đúng, các nhà kinh tế học đă đưa ra một khái niệm chính xác về cạnh tranh -cạnh tranh hoàn hảo- mà đặc tính quan trọng của nó (cho mục đích của chúng ta) là tất cả các hăng đối mặt với một đường cầu ngang. Có nhiều hăng đến mức mỗi hăng tin rằng, nếu nó tăng giá thậm chí chỉ một chút, nó sẽ mất hết khách hàng.

Thật mỉa mai là trong trường hợp giới hạn này của cạnh tranh, các nhà kinh tế học đă hoang phí bao nhiêu tâm trí hơn một nửa thế kỉ qua, hầu hết các đặc điểm của cạnh tranh- như chúng xuất hiện trong cách sử dụng thông thường của thuật ngữ - đều vắng bóng. Trong mô h́nh Arrow-Debreu (mô h́nh h́nh thức hoá khái niệm cạnh tranh hoàn hảo) [4] không có cạnh tranh để tạo ra các mặt hàng rẻ hơn hoặc tạo ra các sản phẩm tốt hơn. Không có chính sách công ti để mưu mẹo hơn các đối thủ. Chắc hẳn, lợi nhuận được tối đa hoá nếu các hăng tối thiểu hoá các chi phí sản xuất. Nhưng để kiếm được khách hàng - đến mức nhiều như hăng có thể muốn - tất cả cái hăng cần là đ̣i giá thấp hơn "giá thị trường" một chút xíu.

Ít có thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong hầu hết các thị trường các hăng nhận thấy ḿnh đối mặt với các đường cầu dốc xuống. Chắc chắn, thường thường có cạnh tranh nào đấy. Có tương đối ít thị trường trong đó có một hăng duy nhất, hăng độc quyền, hoặc trong đó các hăng thông đồng một cách hoàn toàn (một cartel). Như thế hầu hết các thị trường được đặc trưng bởi cạnh tranh không hoàn hảo, cái có thể có h́nh thức đa dạng: độc quyền nhóm, cạnh tranh kiểu Schumpeter - nhấn mạnh cạnh tranh v́ các sản phẩm mới và v́ R&D nói rộng hơn- và cạnh tranh độc quyền. Mỗi h́nh thức này đến lượt nó lại có thể có các h́nh thù đa dạng. Cạnh tranh độc quyền, thí dụ, có thể nảy sinh từ sự làm khác biệt sản phẩm thông thường (thí dụ, do các địa điểm khác nhau gây ra) hoặc từ thông tin không hoàn hảo và t́m kiếm tốn kém.

Lí thuyết về các cuộc thi

Một cách dùng khái niệm cạnh tranh khá gần với cách dùng thông thường của thuật ngữ được phản ánh trong lí thuyết về các cuộc thi mới được phát triển gần đây. Lí thuyết cuộc thi nhấn mạnh rằng trong nhiều t́nh huống kinh tế, phần thưởng dựa trên thành tích tương đối chứ không phải thành tích tuyệt đối. [5] Thí dụ hiển nhiên nhất của một cuộc thi là cuộc đua sáng chế (patent), nơi hăng đầu tiên t́m ra sản phẩm (nộp đơn) là hăng nhận được patent. Nhưng có nhiều thí dụ khác nữa: Những người bán hàng thường được thưởng trên cơ sở họ hoàn thành tốt ra sao so tương đối với những người khác; thường có cuộc thi ngầm định giữa các phó chủ tịch của một hăng xem ai sẽ được chọn làm chủ tịch. Thành tích liên tục dưới mức trung b́nh được thưởng bằng bị đuổi việc. Thật vậy cạnh tranh Bertrand đối với các mặt hàng, những mặt hàng thay thế nhau hoàn hảo, có lợi nhuận trên đơn vị của hăng phụ thuộc vào hiệu số giữa chi phí sản xuất biên của nhà sản xuất hiệu quả nhất và nhà sản xuất hiệu quả thứ nh́.

Các cuộc thi và các khuyến khích

Cạnh tranh ở dạng này có một vai tṛ kinh tế quan trọng. Có thể chứng tỏ là hữu hiệu để tạo khuyến khích: Lợi tức biên đối với nỗ lực có thể rất cao, mà khoản rủi ro phải chịu có thể là hạn chế. [6] (Tổng quát hơn, các cuộc thi cho phép thiết kế các sơ đồ khuyến khích cho phép tách các khuyến khích khỏi lợi tức c̣n lại - và theo nghĩa đó, giữa các khuyến khích và gánh chịu rủi ro).

Các cuộc thi khi thông tin hạn chế

Các cuộc thi có thể là đặc biệt quan trọng trong các t́nh huống khi thông tin là hạn chế, và do đó ở nơi hăng thấy khó điều chỉnh các khuyến khích theo cách thích hợp. Khi nhiệm vụ là dễ, phải giảm phần thưởng cho thực hiện nhiệm vụ một cách tương xứng, nhưng người sử dụng lao động thường thiếu thông tin về độ khó của nhiệm vụ. Xem cái ǵ xảy ra trong một cuộc thi đơn giản với hai người chơi nếu việc làm một dụng cụ hay bán một mặt hàng đột nhiên trở nên dễ hơn. Nếu một người chơi giữ nỗ lực không đổi, người khác có thể nhận ra rằng, với ít chi phí, anh ta có thể làm được nhiều hơn, và tăng khả năng thắng cuộc. Như thế người đó cố gắng hơn. Đối thủ nhận ra điều này và cũng nỗ lực hơn. Trong cân bằng cả hai đều cố gắng hơn. Ứng xử của họ đă được điều chỉnh một cách thích hợp với hoàn cảnh kinh tế thay đổi. [7]

Không có cuộc thi chúng ta thường không biết liệu một hăng có hoạt động tốt hay không. Chính bằng chứng rằng các công ti ôtô Nhật có thể chế tạo ôtô (với chất lượng có thể so sánh được) tại Hoa Ḱ với giá thành thấp hơn nhiều là cái cuối cùng đă thuyết phục các cổ đông của GM rằng ban quản lí của công ti đă làm cái ǵ đó sai. Chính bằng chứng rằng MCI có thể tạo ra dịch vụ điện thoại đường dài với giá thấp hơn AT&T đă là lời buộc tội dẫn đến đánh giá lại dịch vụ điện thoại ở Hoa Ḱ. Thông tin do cạnh tranh cung cấp là thông tin quan trọng để phán xét một hăng làm tốt ra sao. Thông tin này hữu ích không chỉ cho người ngoài, mà cho bản thân hăng. Liệu hăng phải nỗ lực hơn? Nó có làm tốt như có thể không? Cần một sự so sánh chuẩn để trả lời các câu hỏi này. Cuối cùng, các cuộc thi tạo một cơ sở cho chọn lựa, cho việc biết chắc ai "giỏi hơn", và v́ thế phải chọn ai để cất nhắc hoặc để giao cho nhiều nguồn lực hơn.

Như thế các cuộc thi tạo thuận lợi cho hai chức năng kinh tế trung tâm- chọn lựa và khuyến khích. Trong khi cạnh tranh hoàn hảo có thể chỉ xuất hiện trong các thị trường có rất nhiều hăng, cuộc đua có thể xảy ra trong các thị trường có nhiều hoặc có vài người tham gia. Cuộc thi thâu tóm sát hơn tinh thần tranh đua xảy ra trong các thị trường được phân loại một cách truyền thống là cạnh tranh không hoàn hảo. Thường trong các thị trường với hai hoặc ba hăng, họ cạnh tranh mănh liệt. Nhưng cạnh tranh không có dạng cạnh tranh giá, được nhấn mạnh bởi lí thuyết kinh tế chuẩn. Đúng hơn nó là dạng cạnh tranh v́ thay đổi công nghệ và chất lượng, chế tạo các sản phẩm mới và tốt hơn, và kèm các dịch vụ mới và tốt hơn với các sản phẩm.

Các cuộc thi và hiệu quả kinh tế

Trong khi có sự đồng thuận rộng răi giữa các nhà kinh tế học rằng cạnh tranh ở dạng này thúc đẩy hiệu quả kinh tế, hiện thời cơ sở giải tích vẫn chưa vững như trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo. Chúng ta biết rằng có những phi hiệu quả rơ rệt gắn với độc quyền. Nhưng không có các kết quả đơn giản cho cạnh tranh không hoàn hảo. Dưới những hoàn cảnh nhất định, thí dụ, các cuộc đua patent có thể gây ra chi tiêu quá cho R&D; các hăng có thể đua quá nhanh để giật giải. Lợi tức xă hội đơn thuần là tăng giá trị chiết khấu hiện tại của thặng dư do có sáng chế sớm hơn so với nếu khác đi; lợi tức tư nhân từ chi phí tăng là xác suất tăng của việc thắng cuộc đua patent, nhân với toàn bộ giá trị của patent.

Các vai tṛ khác của cạnh tranh

Các năm gần đây những lí lẽ cho cạnh tranh đă được mở rộng quá địa hạt của các mặt hàng qui ước sang các lĩnh vực mới, mạnh mẽ nhất sang giáo dục. Quan điểm ngày càng tăng là cạnh tranh giữa các trường tư và công sẽ tạo ra một nền giáo dục có chất lượng cao hơn với giá thành thấp hơn. Các trường công có lợi, khi chúng cố gắng cạnh tranh với các trường tư. Cách sử dụng khái niệm cạnh tranh này đă đi thật xa khỏi cái gắn với mô h́nh "cạnh tranh hoàn hảo". Các giả thiết chuẩn cần thiết cho mô h́nh đó không được thoả măn tốt trong giáo dục. Mô h́nh chuẩn, thí dụ, giả thiết những người tiêu dùng am hiểu hoàn toàn mặt hàng mà họ mua. Với giáo dục, cha mẹ ra quyết định nhân danh con cái họ, và cha mẹ điển h́nh chỉ có thông tin hạn chế. Hiếm có số đông các nhà sản xuất (trường) trong một địa phương cho trước - chắc chắn không đủ để biện hộ cho giả thiết chấp nhận "giá". Sự phân biệt sản phẩm là mấu chốt - các trường khác nhau nhấn mạnh những thứ khác nhau. Nhưng mà có nhiều lí lẽ gợi ư rằng cạnh tranh có thể quan trọng chính xác v́ các thị trường không hoạt động một cách hoàn hảo. Có nhiều chiều cho điều này, và tôi chỉ có thể đụng đến một vài chiều quan trọng hơn. Albert Hirschman (1970) đă nhấn mạnh vai tṛ về rút lui, tiếng nói, và sự trung thành như các cơ chế "kiểm soát"- những cách mà người tiêu dùng có thể liên lạc với các nhà sản xuất. Cạnh tranh làm cho rút lui là một lựa chọn khả dĩ, một cách hữu hiệu để truyền đạt sự bất măn. Khi các cá nhân chọn một trường, họ cảm thấy hết ḷng hơn với nó, và điều này làm cho họ chắc sẽ tham gia - thực thi lựa chọn "tiếng nói". Họ chắc sẽ cung cấp các hàng hoá công gắn với giám sát. (Có khía cạnh hàng hoá công của quản lí bất kể dịch vụ công nào).

Điều này dẫn tôi đến biên giới của các khía cạnh phi kinh tế của cạnh tranh. Ở đây cạnh tranh có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Cạnh tranh thường đóng vai tṛ tích cực trong tăng cường sự gắn bó nhóm. Sự gắn bó nhóm có các tác động khuyến khích tích cực và tạo thuận tiện cho hợp tác giữa các thành viên của nhóm. Tầm quan trọng của các khía cạnh cơ bản này của cạnh tranh là một trong những lí do chúng ta động viên con em tham gia vào các đội thể thao, và v́ sao các hăng thường tổ chức các hoạt động sản xuất quanh các nhóm thi đua nhau.

Những tác động tiêu cực của cạnh tranh

Nhưng cạnh tranh đôi khi có hướng huỷ hoại

Làm tăng chi phí của đối thủ

Một loại phổ biến là các t́nh huống một bên khá hơn bằng cách làm cho bên kia hoạt động tồi hơn. Điều này được gọi là "làm tăng chi phí của đối thủ". Thí dụ điển h́nh là các sinh viên trường luật xé các trang chủ chốt của sách ở thư viện để cản trở việc học tập của các đối thủ. Trong các môi trường cạnh tranh không hoàn hảo các hăng thường tiến hành những tập quán làm tăng chi phí của các đối thủ: Lợi nhuận có thể được tăng cường bằng cách làm vậy hơn là giảm chi phí riêng của họ. [8]

Tiêu tán đặc lợi

Có các khung cảnh khác trong đó cạnh tranh không phục vụ cho các mục đích xă hội: Các nguồn lực bị tiêu tán trong cạnh tranh v́ đặc lợi. Tuy đă có nhiều thảo luận về t́m kiếm đặc lợi trong khu vực công, khi các nhóm lợi ích đặc biệt cạnh tranh để kiếm lợi từ sự hào phóng công cộng, hoặc thông qua chi tiêu trực tiếp hoặc, giấu kín hơn, thông qua bảo hộ khỏi cạnh tranh, cạnh tranh v́ đặc lợi cũng xảy ra trong khu vực tư nhân. Thường có sự mập mờ, thí dụ, liên quan đến mức độ mà cạnh tranh giữa các nhà quản lí để làm cho hăng trở thành một tổ chức hữu hiệu hơn, hay để tăng cường cơ hội chia đặc lợi của nhà quản lí, khoản thường dồn cho các nhà lănh đạo chóp bu (đặc biệt trong các công ti lớn ở Mĩ).



-- (Viet Nhan @ Filson.Net), January 26, 2005.


Moderation questions? read the FAQ