Thơ 'nghịch' làng Quỳnh.....que ^hu* o* ng cua ba Ho xuan huong bay gio ra noi nay !!!

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Thơ 'nghịch' làng Quỳnh

Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ nổi tiếng là về nghề dệt vải, dạy học, mà c̣n được biết đến với danh hiệu đặc biệt là "làng làm thơ nghịch".

Tác giả của những vần thơ 'nghịch' là những nông dân chân lấm tay bùn; ai cũng tự hào ḿnh là hậu duệ truyền đời của “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương.

Cụ Hồ Thị Niềm sắp bước sang tuổi 83, tuy chưa một lần cầm bút ghi chép một bài thơ nào, nhưng cụ thuộc làu khá nhiều bài thơ chọc khoáy của những “nhà thơ” nghịch làng Quỳnh.

Đường về làng Quỳnh Đôi.

Cụ kể: “Tôi có ông thông gia Nguyễn Bá Du làm thơ nghịch “lợm” lắm. Hồi xă phát động phong trào di dân lên miền núi xây dựng kinh tế mới, bởi từng biết nhiều cảnh nhiêu khê cơ cực về những vụ này nên ông Du mần thơ: Nông trang, nông trại/ đứa mô ngu dại/ th́ đi nông trang/ xa xóm, xa làng/ xa quê hương măi... Không ngờ bài thơ đến tai mấy ông xă. Xă triệu tập ông Du lên dọa sẽ phạt rất nặng v́ “ông làm thơ châm chọc như thế th́ ai dám đi xây dựng kinh tế mới?”.

Ông Du căi ngay: “Chỉ có trẻ con bịa ra chứ tôi đâu dám làm thơ lợm đến vậy. Nguyên thơ của tôi là: Nông trang, nông trại/ thắm t́nh An - Ngăi (tỉnh Nghệ An kết nghĩa với tỉnh An Ngăi (cũ)/ th́ đi nông trang/ có xóm, có làng/ có quê hương mới/ cán bộ lui tới/ Chính phủ đỡ đầu/ cấp ruộng, cấp trâu/ làm nhà, làm cửa/ vài ba năm nữa/ có điện, có đài/ có con sông dài/ có ṿi nước máy/ không ăn ruốc cáy/ như ở quê nhà/ tha hồ tăng gia/ dê cừu ḅ lợn... Mấy ông xă hoan hỉ: “Ông mần thơ như ri th́ ai phạt, thưởng đậm cho ông th́ có”.

Lần khác xă lại vận động bà con đi xây dựng vùng kinh tế mới tận trong Đắc Lắc, ông Du lại bí mật “ra” thơ: "Đắc Lắc, Đắc Lây/ Bay cứ vào đây/ có cà phê đặc/ có điện nguy nga/ mỗi đứa mỗi ṭa/ giống như... lều vịt!". Lần này xă gọi ông lên kiên quyết phê b́nh thẳng.

Ông than thở ngay: “Bọn trẻ con lại mạo thơ rồi, oan cho tôi quá. Tôi viết: "Mỗi đứa mỗi nhà/ như nhà Bảo Đại/ đứa mô ngu dại/ không đi Đắc Lây", chứ đâu phải ở lều con vịt mà không đi vào Đắc Lây, Đắc Lắc”.

Cụ Hồ Thị Niềm đang đọc thơ 'nghịch'. Lần thứ ba thấy mấy ông cụ đang h́ hục đào hố trồng cây, ông chọc vui: "Các cụ trồng cây ở vệ đường/ Cụ nào cụ nấy ngực giơ xương". Nghe hai câu thơ nghịch này, ủy ban xă cử cán bộ văn hóa đến hỏi ngay nhưng ông Du liền thanh minh bằng hai câu thơ thuận: "Mấy cụ trồng cây ở vệ đường/ cụ nào cụ nấy mặt như gương". Biết tính ông Du nghiện làm thơ vui nên không ai giận ai. Vậy là huề.

Thời xuất ngũ, ông Du về quê giúp vợ đi bán tơ dệt vải quanh làng. Ngặt nỗi do nghiện rượu nên có hôm tiền bán tơ ông chuyển thành tiền uống rượu bằng hết. Một lần đang bán tơ sực nhớ lời hẹn mừng nhà mới, ông quay về ngay. Khi bước vào cửa nhà bạn, ông liền đọc thơ mừng: "Mừng ông mái dốc, nhà cao/ lộn liền hai cửa ra vào xinh xinh/ cốc cốc, linh linh...". Trong hội mừng nhà ai cũng liếc mắt nh́n “thợ” làm thơ nghịch như ma rồi che miệng cười rưng rức. Câu thơ nghịch ngợm từ đó lan truyền.

Ông Du là người ghét cay ghét đắng cái quán bán thuốc tra mắt tồi tệ của ông Tôn trong làng, v́ tra thuốc dởm vào chừng nào mắt nhả ghèn từng đó không tài nào khỏi bệnh. Biết dân t́nh ức chế v́ tiền mất, tật mang ông đành châm hai câu: "Hay thay thuốc mắt ông Tôn/ tra vào mắt choẹt như ... thức đêm". Từ bữa nghe thơ quán thuốc đóng cửa.

Cụ Niềm kể thêm, biệt tài biến đổi thơ nghịch sang thơ thuận trong chớp mắt của ông Hồ Sĩ Thuôn không thua kém ông Du. V́ thế cũng như ông Du, ông Thuôn đă trở thành người viết thơ thuê cho cả làng Quỳnh từ hồi kháng Pháp. Nhiều ông thầy bói toán mê tín dị đoan từng bị ông giễu thơ mà bỏ hẳn nghề.

Theo Tuổi Trẻ, không ít cô gái làng Quỳnh hôm nay c̣n nhớ “cuộc phân ly con tạo khéo trêu ngươi” khiến cô gái Hồ Thị Kim Huyền mấy lần định tự vẫn. Chuyện kể rằng cô Kim Huyền đẹp nổi tiếng nhờ lưng ong thắt đáy, mặt trái xoan, tóc dài gần sải tay nhưng bị chồng ruồng rẫy rồi ở biền biệt tận ngoài Quảng Ninh. Lần manh mối, cô Huyền biết sở dĩ xảy sự là do chồng ḿnh quá hám “của lạ”. Đau khổ măi cũng không giải quyết được ǵ, cô mang mấy hào bạc đến nhờ ông Thuôn viết bài thơ để gọi chồng về. Quả thật sau khi đọc bài thơ lâm ly dài gần 100 câu, anh chồng bạc t́nh đó quay về lại xóm Lũy của làng Quỳnh thật.

Cụ Niềm trích đọc một khổ thơ “dụ chồng” khá xúc động: "Con ta hai đứa gái trai/ mà ḷng thiếp trăm điều khổ nhục/ nói ra đây nước mắt hai hàng/ vợ chồng đồng tịch, đồng sàng/ t́nh dan díu ai hơn chàng với thiếp/ vắng một ngày cách biệt ba đông/ nhớ ai hơn nỗi nhớ chồng/ chàng ơi...?/ Sách có chữ “thanh xuân bất tái”/ thiếp xin chàng đừng đổ tội cho hoa/ nữa mai bóng xế trăng tà/ ngh́n vàng dễ mua cười một khắc/ thiếp ngồi nghĩ mà ḷng dao cắt/ cuộc phân ly con tạo khéo trêu ngươi..."

Nhà thơ trào phúng Dương Huy, nguyên chủ tịch Hội VHNT Nghệ An, kiêm tổng biên tập tạp chí Sông Lam - là người quanh năm suốt tháng đi bộ. Lư do đơn giản, ông không biết đi xe máy. C̣n xe đạp sau ba lần “vừa đi vừa nghĩ thơ” bị tai nạn giao thông suưt ĺa mạng, ông hăi quá chuyển sang cuốc bộ.

Hành tŕnh đi bộ mỗi ngày của ông: đến cơ quan, sang thư viện, ghé các văn pḥng đại diện đọc kỹ từng loại báo. Hôm nào c̣n thời gian, ông đi lang thang quanh hành lang các phố để “mỗi ngày viết cho xong một bài thơ châm các báo đặt hàng”.

Hơn 1.000 bài thơ châm in tập của ông không bày bán ở siêu thị sách bởi “mấy tay bán báo rong tranh nhau thầu để rao bán cùng với báo chí hằng ngày”. Có người bén duyên bán thơ châm của ông mà tiền lăi hoa hồng mua được cả xe máy Tàu.

Trong xóm Lũy làng Quỳnh quê ông có tới bảy hội viên Hội Nhà văn VN mà nhà ở không xa nhau là mấy. Hồn vía văn chương của những lớp cha ông làm nên làng Quỳnh văn vật thổi vào tâm hồn lớp trẻ trong những buổi “trẻ con ŕnh quanh nhà nghe người lớn đàm đạo thơ văn, rồi ngấm vào cho đến khi chúng cầm bút viết văn, viết báo, làm thơ”.



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), February 07, 2005


Moderation questions? read the FAQ