ẢI NAM QUAN TRONG L̉NG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ

ẢI NAM QUAN

Xin chân thành cảm ơn anh Henry Vũ đă chuyển bài viết Ai Nam Quan Trong Ḷng Lịch Sử Dân Tộc Việt sang dạng UNICODE cho tôi.

Kính. HDH

LỜI NÓI ĐẦU

Vào ngày 27/12/1999, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khi ấy là Nguyễn Mạnh Cầm bí mật kư Hiệp Ước Biên Giới Hoa-Việt với Bộ Trưởng Ngoại Giao Đường Gia Truyền của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ). Sau đó, vào ngày 9 tháng 6 năm 2000, Hiệp Ước này được thông qua bởi Quốc Hội CHXHCNVN, có hiệu lực từ ngày 6/7/2002. Tin hành lang cho biết rằng các thành viên trong Quốc Hội CHXHCNVN không có văn bản Hiệp Ước này trong tay để đọc. Bộ Chính Trị ĐCSVN tŕnh bày bằng miệng với Ban Thường Vụ của Quốc Hội CHXHCNVN, sau đó, Ban Thường Vụ đồng ư và làm áp lực để tất cả Quốc Hội của CHXHCNVN phải thông qua Hiệp Ước này.

Trong Hiệp Ước này, CHXHCNVN nhường khoảng 789 km2 phần đất biên giới cho CHNDTQ bao gồm nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm lịch sử, và những trọng thế chiến lược quân sự. Nhiều người không biết chuyện này măi cho đến ngày 27/12/2001, hai nhà nước CHXHCNVN và CHNDTQ chính thức làm lễ Cắm Cột Mốc Biên Giới. Cột mốc đầu tiên được cắm là ở Móng Cái, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

Ngoài Hiệp Ước này ra, vào ngày 25 tháng 12 năm 2000, NNCHXHCNVN c̣n bè phái cấu kết với nhau trong bí mật kư Hiệp Ước Phân Chia Lănh Hải với CHNDTQ mà trong đó CHXHCNVN nhượng khoảng chừng 10 ngàn km2 cho CHNDTQ.

Cả hai Hiệp Ước đă tạo một cơn sóng bất măn ở Việt Nam và ở hải ngoại. Có rất là nhiều vấn đề liên quan đến hai Hiệp Ước này. Tôi đă có cơ may tŕnh bày việc CHXHCNVN cắt đất dâng biển cho CHNDTQ trong Hội Luận Việt Nam ở Đại học Texas Tech, Lubbock, Texas, vào ngày 11 tháng 4 năm 2002. Tuy nhiên, tôi đang soạn lại bai viết để đi vào chi tiết những "tiểu vấn đề" giúp cho hiểu thấu hơn chuyện đang xảy ra. Ải Nam Quan là một trong những tiểu vấn đề quan trọng và phức tạp nhất trong chuyện này, do đó, tôi muốn ưu tiên dành thời giờ đào sâu chi tiết về vấn đề Ải Nam Quan. Tôi sẽ dịch bài viết này sang tiếng Việt để gởi đến các độc giả Việt Nam. Chân thành cám ơn sự quan tâm của quư vị trong vấn đề Quan Hệ Hoa Việt mà vấn đề này có một hệ quả sâu rộng đối với quyền lợi của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương tại Đông Nam Á./.

Ls. Hoàng Duy Hùng,

Soạn thảo và sửa chữa lại tiểu mục Ải Nam Quan vào ngày 25/5/2002 tại Houston Texas.

Xưa kia, biên giới Việt Nam thời Văn Lang lên tới măi Hồ Động Đ́nh, Núi Ngũ Lĩnh. Thời Triệu Đà, Nam Việt gồm một phần tỉnh Vân Nam, hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Đảo Hải Nam. Năm 43, Mă Viện ra lệnh dựng trụ đồng như một h́nh thức xác nhận biên giới hai nước, cột đồng này ở vùng Cổ Lâu, Núi Phân Mao, cách Khâm Châu khoảng 3 cây số. Thời anh hùng Ngô Quyền giành Độc Lập cho nước Việt năm 939, biên giới Việt gồm một phần tỉnh Vân Nam và cả tỉnh Quảng Tây. Trung Hoa nh́n thấy mỗi lần chiếm được đất Việt, người Việt vùng dậy th́ họ có khả năng chiếm lại đất tổ, lên tới tận Quảng Tây và nhiều khi tới cả Quảng Đông luôn, hay ít nhất lên tới chỗ trụ đồng mà Mă Viện ra lệnh xây cất năm 43. Từ thế kỷ thứ 10 đến 16, người ta gọi vùng biên giới này là Ải Pha Lũy hay Ải Ba Lụy. V́ thấy không có một bức tường thành kiên cố ngăn chận "sự chiếm đất này lại" của người Việt, nhân lúc Mặc Đăng Dung cắt đất dâng cho nhà Minh, thế kỷ thứ 16, vua Gia Tĩnh liền xây một cái cổng và một tường thành kiên cố giống y các vua chúa bên Trung Hoa ngày xưa xây Vạn Lư Trường Thành chận đứng sự xâm lăng của quân Hung Nô và các bộ tộc phía bắc. Từ đó, danh xưng Ải Nam Quan chính thức được ra đời với nhiều màn ly kỳ. Vua Quang Trung nhận ra âm mưu này của người Trung Hoa, năm 1792, sai Sứ Thần sang Bắc Kinh đ̣i lại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, t́m cách phá hủy sự cản bước của cái Cổng này. Nhưng, tiếc thay, ngài đột ngột qua đời với nhiều nghi vấn là ngài đă bị vua Càn Long của Nhà Thanh đầu độc qua áo bào quư giá mà vua Càn Long giả vờ tặng cho ngài. Bây giờ, vùng đất này ĐCSVN đă dâng hiến hoàn toàn cho Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc th́ c̣n đâu là những giá trị oai hùng của lịch sử nước Việt?

ẢI NAM QUAN TRONG L̉NG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM

Khi Tổng Thống Charles De Gaulle (1890-1070) , một anh hùng cứu nước Pháp khỏi bàn tay Nazi của người Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến và là người sáng lập nên Đệ Ngũ Cộng Ḥa Pháp, qua đời vào tháng 11 năm 1970 v́ cơn nhồi tim, ông Georges Jean-Raymond Pompidou (1911-1974) lúc đó đang làm Tổng Thống của nước Pháp, đă phát biểu: "Cái chết của Tổng Thống De Gaulle làm cho nước Pháp trở nên bị góa bụa." Đối với tôi, trên quan điểm lịch sử, văn hóa, và quân sự, Việt Nam trở thành một đàn bà góa bụa khi cả vùng Ải Nam Quan bị mất vào tay Trung Quốc.

Việt Nam có câu ngạn ngữ mà ai cũng học thuộc ḷng từ hồi c̣n lớp mẫu giáo: "Nước Việt Nam chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau." Nếu chúng ta nh́n trên bản đồ, chúng ta có thể dễ dàng nh́n ra đỉnh cao nhất của phía bắc Việt Nam giáp ranh giới của Trung Hoa là thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hạ Giang. Dẫu vậy, v́ vai tṛ của Ải Nam Quan trong lịch sử, v́ vị thế tự nhiên, kiên cường, và chiến lược của nó để bảo vệ lấy sự xâm lăng của quân Trung Hoa thẳng đến thủ đô Hà Nội, Ải Nam Quan trở thành một phần trong văn chương và đời sống hàng ngày của người Việt, và, khi người Việt Nam nghĩ đến Ải Nam Quan, lập tức người Việt Nam tự nhiên nghĩ đến nó là "biên giới" giữa Trung Hoa và Việt Nam hơn là nghĩ tới Đồng Đăng.

Khi người Việt Nam nhắc đến "Ải Nam Quan" th́ họ ám chỉ cả một vùng mà trước đây ở những thế kỷ xa xưa thường được gọi là Ải Nam Giao và sau này vào thời Trung Cổ từ khoảng thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 16 gọi là Ải Pha Lũy hay là Ải Ba Lụy. Khu vực Ải Nam này khá rộng lớn gồm nhiều đồi núi hùng vĩ, một con suối dài khoảng 40 cây số và những thung lũng dọc theo con suối này. Ải Nam này là một khoảng cách khá dài chạy dọc theo con suối ở giữa những ngọn núi uy mănh đó. Hai bên phía trái và phía phải của Ải Nam này đều có những "ải" nhỏ, nhưng những ải này không có tầm quan trọng chiến lược. Vào thế kỷ thứ 16, Nhà Minh xây một cái cổng ở ngay Ải Nam, và từ ngày đó, khi người Việt Nam nhấn mạnh đến chủ quyền của họ trên "Ải Nam Quan" th́ ư của họ là nói đến chủ quyền phần đất từ phía nam của Cái Cổng này. Nếu cả vùng phía nam của Ải Nam Quan mà mất vào tay người Trung Hoa, nó là một sự thiệt tḥi lớn lao cho người Việt Nam trên nhiều phương diện, đặc biệt, nó lá một "cú đấm gục ngă" đối với niềm tự hào và tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Những thế kỷ đầu, khi người Việt Nam xác quyết chủ quyền của họ trên Ải Nam, có lẽ họ nói đến tất cả khu vực nơi con suối bắt đầu và nơi con suối kết thúc làm nên cái "Ải Nam" này, và, biên giới của khu vực này có lẽ là ở ngay tại cột đồng lịch sử mà Mă Viện ra lệnh dựng nên vào khoảng năm 43 sau Công Nguyên.

Vào năm 40 sau Công Nguyên, dưới sự lănh đạo của hai chị em cao quư mà Việt Nam gọi Nhị Trưng Vương, người Việt nổi dậy chống lại sự cai trị của người Trung Hoa và giành được độc lập lại cho nước nhà trong một thời gian ngắn, khoảng 3 năm. Đại Đế Quang Vũ (cai trị 25-58 AD) của nhà Đông Hán (25-220 A.D) bên Trung Quốc liền cử Mă Viện (14 B.C - 49 A.D), một trong những tướng tài giỏi nhất của ông, với một số quân hùng hậu đông hơn Hai Bà nhiều, đến Giao Chỉ (tên của Việt Nam thời bấy giờ) để đàn áp cuộc nổi dậy. Năm 43, sau khi bị thất trận ở Hát Môn, hiện nay ở tỉnh Sơn Tây của Việt Nam, Hai Bà chọn một cái chết đáng kính ngưỡng bằng cách trầm ḿnh ở ngay giao điểm của hai con sông, sông Hát Giang. Sau cái chết của Hai Bà Trưng, Mă Viện để lại một số binh sĩ và giao cho một trong những thuộc hạ của ông cai trị Giao Chỉ, phần đất mà họ mới tấn chiếm, và Mă Viện rút quân trở về với Triều Đ́nh Nhà Hán. Trên đường về, khi qua biên giới Hoa-Việt, Mă Viện ra lệnh dựng một cột đồng để chứng tỏ quyền uy của Trung Quốc trên đất Việt, và trên cột đồng có khắc gịng chữ: "Đồng Trụ Chiết (ngă), Giao Chỉ Diệt." Sợ rằng một ngày nào đó cột đồng này sẽ bị ngă tạo một hiện tượng tâm lư xấu trong các thế hệ Việt tương lai, tổ tiên người Việt lúc đó mỗi người đă cầm một cục đá ném vào trụ đồng, các cục đá cứ vậy mà đắp lên chung quanh cột đồng thành một ngọn đồi nhỏ, và trụ đồng vĩnh viễn bị chôn trong cái "ngọn đồi" này. (Xin xem h́nh Hai Bà Trưng Chọn Cái Chết Anh Dũng Trầm Ḿnh ở Sông Hát Giang vào năm 43 ở trang 6 phần tiếng Anh ),

Dầu một sự kiện lịch sử quan trọng xảy ra như vậy, cũng không có ai chính thức ghi nhận chính xác nơi cột đồng đă được dựng nên. Từ năm 43 trở đi, nhiều biến cố lịch sử diễn ra, nhiều sự thay đổi nhanh chóng, bụi bậm bám vào che lấp ngọn đồi đá đă chôn sâu cột đồng đó, và cây cỏ mọc lên trên ngọn đồi này làm cho cột đồng này trở thành một di tích lịch sử bị mất. Năm 819, Mă Tổng, con cháu của Mă Viện, một quan chức của Nhà Đường, được gởi đến làm thái thú Giao Chỉ, đă gian lận cho dựng nên hai cột đồng khác ở miền trung Việt Nam, một ở tỉnh Nghệ An bây giờ và một ở phần đất nay là tỉnh Quảng B́nh. Mă Tổng nói rằng đó chính là hai cột đồng do tổ tiên Mă Viện của ông dựng nên từ hồi trước. Tuy nhiên, chính hai cột đồng này v́ lư do nào đó cũng đă bị hủy diệt, và ngày hôm nay không c̣n một dấu vết nào của hai trụ đồng này nữa. Dựa lên trên sự xảo trá này của Mă Tổng và những sự nhận định sai lầm khác, cho tới ngày hôm nay, nhiều sử gia Trung Quốc cho rằng Việt Nam là một tỉnh phản loạn của Trung Hoa, v́, đối với họ, nơi đó chính là "biên giới" của Trung Hoa. Song le, các sử sách Việt Nam như Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (1479) cho rằng cột đồng Mă Viện được dựng nên ở tại "động" Cổ Lâu, núi Phân Mao. Theo sử sách chính thống của Nhà Thanh (1644-1911), Đại Thanh Nhất Thống Chí, núi Phân Mao ở tại động Cổ Sâm, một sắc dân thiểu số, và động này cách xa thành phố Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây, khoảng 3 cây số. Sự xác quyết của sử sách Việt Nam có lư hơn, v́ trong bản đồ của Trung Hoa thế kỷ thứ 4, lănh thổ Nam Việt gồm một phần tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây, tỉnh Quảng Đông, và Đảo Hải Nam. Các bản đồ thế kỷ thứ 10, khi Việt Nam do anh hùng Ngô Quyền giành lại Độc Lập năm 939, rơ ràng lănh thổ Nam Việt gồm một phần tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây. (Xin xem các bản đồ ở trang 8 và trang 9 trong phần bài viết bằng tiếng Anh)

Từ ngày Việt Nam giành lại Độc Lập vào năm 939, nhiều cuộc chiến đă diễn ra giữa Việt Nam và Trung Hoa, và nhiều cuộc đụng độ đẫm máu đă diễn ra ở vùng Ải Nam. Để thắng Việt Nam, Trung Hoa phải thắng trận chiến ở vùng Ải Nam, và khi Trung Hoa thất trận và rút lui khỏi Việt Nam, một trong những trận địa quân sự cuối cùng vẫn là ở vùng Ải Nam này. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 16, biên giới Việt-Hoa phải là ở ngay cột đồng mà Mă Viện ra lệnh dựng nên vào năm 43, nhưng, vào lúc bấy giờ, không ai t́m ra đích xác chỗ chôn cột đồng này; do đó, vấn đề biên giới đă không được giải quyết. Hơn nữa, vào những thế kỷ đó, các bộ tộc miền núi thường hay "nhảy qua nhảy lại," lúc th́ xin quy phục triều đ́nh Đại Việt, lúc th́ xin quy phục triều đ́nh Trung Hoa. Một dữ kiện khác đó là vào thời điểm đó, dân số quá ít, đất đai quá rộng, nên đối với các chính phủ, việc điều khiển và cai trị người mới là vấn đề tối quan trọng, chớ không phải việc làm chủ quyền đất đai. V́ vậy, quả thật rất là khó khăn để quyết định chính xác vị trị biên giới Việt-Hoa trong những thế kỷ đó.

Vào năm 1400, Hồ Quư Ly cướp ngôi triều đ́nh Nhà Trần. Nhà Minh bên Trung Quốc lập tức công bố họ sẽ trừng phạt gịng tộc Hồ để giúp cho con cháu nhà Trần lên ngôi trở lại. Nhà Minh chuẩn bị đem quân vào Đại Việt. Hồ Quư Ly quá sợ hăi trước quân đội hùng mạnh của Nhà Minh, theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (1479), vào năm 1405, Hồ Quư Ly nhường cho Nhà Minh phần đất Cổ Lâu ở núi Phân Mao và 59 động ở biên giới Việt-Hoa như một h́nh thức hối lộ để cho Nhà Minh không tấn công hủy diệt gịng tộc Hồ. Nhà Minh chấp nhận sự nhượng đất này, đem phần đất Cổ Lâu và 59 động nhập vào Vương Quốc của Nhà Minh dưới sự cai quản của Khâm Châu , tỉnh Quảng Tây. Dẫu vậy, vào năm 1407, nhà Minh vẫn đem quân đánh chiếm và cai trị Đại Việt (tức là Việt Nam thời bấy giờ) 20 năm trời.

Khi Nhà Minh đem quân đánh chiếm Đại Việt vào năm 1408, họ bắt và chuyển một số vua quan gịng họ Hồ của Đại Việt về Kim Lăng, ở tỉnh Sơn Đông bên Trung Quốc để dễ bề kiểm soát. Nguyễn Phi Khanh, một trong những đại thần của vua Hồ cũng bị bắt đi theo nhóm này để bị chuyển về Kim Lăng. Nguyễn Trải (1380-1442), con của Nguyễn Phi Khanh, theo cha đến tận Ải, và lúc bấy giờ người ta gọi là Ải Pha Lũy. Nguyễn Trải rất buồn cho số phận của cha đến nỗi ông không c̣n muốn sống nữa. Đến một nơi, hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trải ôm nhau khóc, khóc rất nhiều, và Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trải hăy vững mạnh lên, hăy trở về và t́m đường cứu đất nước ra khỏi bàn tay đô hộ của người Trung Hoa. Truyền thuyết thêu dệt rằng những giọt nước mắt của họ đă chảy xuống thành gịng suối ở ngay Ải, và, sau này, để tôn vinh ḷng ái quốc của hai cha con, người ta đă đặt tên cho con suối này là Suối Phi Khanh.



-- (Viet Nhan @ Filsons.Net), February 22, 2005

Answers

Response to ẢI NAM QUAN TRONG LĂ’NG LỊCH SỬ DĂ‚N TỘC VIỆT NAM

Nguyễn Trải buồn rầu chia tay cha trở về Đại Việt, và, sau này, ông gia nhập giúp cho Lê Lợi, một phú nông rộng lượng có một quả tim vĩ đại cho dân tộc vào năm 1418 đă trở thành vị anh hùng cách mạng phất cờ lănh đạo một cao trào chống lại sự cai trị của Nhà Minh. Nguyễn Trải, một triết gia, đă trở thành bộ óc, lư thuyết gia, và chiến lược gia cho Lê Lợi. Chính ông đă viết B́nh Ngô Đại Cáo với những lời hùng mạnh, cao siêu, và đầy triết lư như sau: "Lấy chí nhân mà thay cường bạo; đem đại nghĩa để thắng hung tàn." Sau 10 năm chiến đấu, Lê Lợi và Nguyễn Trải đă giành lại được Độc Lập cho Đại Việt. Lê Lợi và Nguyễn Trải cũng chiếm lấy lại được tất cả các lănh thổ mà Hồ Quư Ly đă nhượng cho nhà Minh trước đây, và đương nhiên, Suối Phi Khanh, nơi mà Nguyễn Trải đă chia tay với cha, đă trở thành một địa danh linh thiêng từ ngày đó. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi trở thành Lê Thái Tổ, sáng lập ra Triều Đại Nhà Lê. Biên giới Hoa-Việt vào Triều Đại Nhà Lê vẫn thường là ở ngay cột đồng được dựng lên do lệnh của Mă Viện vào năm 43, bị chôn sâu trong đống đá đă trở thành một "ngọn đồi" ở đâu đó tại vùng Cổ Lâu, núi Phân Mao, gần Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây.

Thế rồi, vào năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi Nhà Lê. Tám (8) năm sau, năm 1535, gia đ́nh uy dũng họ Nguyễn đă giúp lại cho Vua Lê lấy lại được quyền, đuổi gịng họ Mạc ra khỏi Hà Nội. Sau một thời gian ngắn, gia đ́nh họ Trịnh, sui gia với nhà Nguyễn, đă cướp được quyền Chúa của gịng tộc Nguyễn, đuổi gịng tộc Nguyễn ra khỏi kinh thành. Gịng tộc Nguyễn trôi giạt xuống phía nam lập ra một vương quốc mới, và gịng tộc Trịnh cai trị Hà Nội và vùng phụ cận qua các vua Lê như là những kẻ bù nh́n của họ. Trong khi ấy, gịng tộc Mạc đi về phía bắc thành lập một vương quốc riêng ở vùng đất ngày hôm nay là tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn của Việt Nam và một phần đất ngày hôm nay thuộc về tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.

Năm 1537, dưới chiêu bài ủng hộ con cháu Nhà Lê trở về ngai vàng, Nhà Minh sai hai tướng Cừu Loan và Mao Bá Ôn chuẩn bị đem trên 100 ngàn quân tiến chiếm Đại Việt. Trước khi đến biên giới, các tướng Nhà Minh hù dọa rằng sẽ mang cả gịng tộc Mạc ra hành quyết. Để đổi lấy sự rút quân của Trung Hoa cũng như để đạt lấy sự bảo hộ của Nhà Minh, theo sử sách Việt Nam, gịng tộc Mạc đă 2 lần dâng đất cho Trung Hoa. Lần thứ nhất xảy ra vào năm 1538, Mạc Đăng Dung dâng hai châu Quy và châu Thuận, và lần thứ hai xảy ra vào năm 1540, Mạc Đăng Dung nhường 6 động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, và La Phù của châu Vĩnh An, Yên Quảng cho Nhà Minh và Nhà Minh sát nhập các phần đất này trở thành một phần của Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây.

Sách sử của Trung Hoa có đôi chút khác biệt. Theo họ, lúc đầu hai tướng Cừu Loan và Mao Bá Ôn báo cáo về cho Triều Đ́nh Nhà Minh biết Mạc Đăng Dung đă "trả lại" 4 động Cổ Sum, Tê Lẫm, Kim Lặc, và Liễu Cát mà Đại Việt trước đây đă "xâm chiếm" của Trung Hoa. Trong cuốn Khâm Châu Chí của nhà Thanh lại chép Mạc Đăng Dung nộp trả năm (5) động Ty Phù, La Phù, Cổ Sâm, Liễu Cát, và Kim Lặc mà thôi, chớ không thấy nói đến động An-Lương. Có lẽ dựa trên cuốn Khâm Châu Chí của nhà Thanh, nên sử gia Trần Trọng Kim của Việt Nam vào đầu thập niên 1970s cho rằng Mặc Đăng Dung chỉ có dâng 5 động Tê Phú, Kim Lặc, Cổ Xung, Liễu Cát, và La Phù. Sử gia Trần Trọng Kim bỏ động An Lương. Ngạc nhiên hơn nữa, sử gia Trần Trọng Kim c̣n cho biết Mặc Đăng Dung cắt dâng đất "Khâm Châu" cho nhà Minh. Chúng ta không biết chắc "Khâm Châu" mà sử gia Trần Trọng Kim nhắc đến có phải cũng là "Khâm Châu" ở tỉnh Quảng Tây hôm nay hay không. Tuy nhiên, nhiều người suy diễn khi sử gia Trần Trọng Kim nhắc đến "Khâm Châu," sử gia Trần Trọng Kim ám chỉ vùng Cổ Lâu, núi Phân Mao, nơi cột đồng Mă Viện đă ra lệnh dựng nên năm 43, cách xa thành phố Khâm Châu khoảng 3 cây số.

Riêng Bác Sĩ Trần Đại Sỹ, trong bài điều trần "Về Việc Đảng Cộng Sản Việt Nam Lănh Đạo Nhà Nước Cắt Lănh Thổ, Lănh Hải Cho Trung Quốc," vào tháng 11 năm 2001, ở phần "Lời Cẩn Án," có ghi chú như sau: "Sử cũ chép đầu hàng nhà Minh, Mặc Đăng Dung xin nộp các động Ty Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù và An Lương thuộc châu Vĩnh An ở Yên Quảng cho lệ thuộc vào Khâm Châu. Nay xét Khâm Châu Chí của nhà Thanh, chỉ thấy chép đời Gia Tĩnh (1522-1566), Đăng Dung nộp trả năm động Ty Phù, La Phù, Cổ Sâm, Liễu Cát, và Kim Lặc mà thôi, chớ không thấy nói đến động An-Lương. Lại tra cứu đến Quảng Yên sách th́ thấy động An Lương hiện nay là phố An Lương thuộc châu Vạn Ninh nước ta. Có lẽ về động An Lương, Đăng Dung chưa từng dâng nộp, mà chỉ là do sử cũ chép sai sự thật đó chăng? Lại xét, trong năm Mạc Minh Đức thứ 2, tức là năm Minh Gia Tĩnh thứ 7 (1528), sử cũ chép Đăng Dung sợ nhà Minh hỏi tội, bèn tính chuyện cắt đất đem dâng hai châu Quy, Thuận, vua Minh Nhận. Từ đó, Nam, Bắc lại cho sứ giả đi lại thông hiếu. Nhưng nay tra cứu bản đồ trong nước ta th́ có Quy-Hóa Châu và Thuận Châu. Hai châu này hiện nay thuộc tỉnh Hưng Hóa. Trong Đại thanh Nhất Chí tuy có chép châu Quy-Thuận nguyên thuộc phủ Trấn an tỉnh Quảng Tây nhà Thanh đấy thật, nhưng hai châu mà sử cũ gọi là Quy, Thuận có lẽ là Quy-Hóa và Thuận Châu đó thôi."

Dựa trên một số điểm khác biệt như vậy, nhà sử học Marxist Trần Khuê vào năm 1995 đă viết một bài phê b́nh gắt gao sử gia Trần Trọng Kim là đă chép sử sai, thay v́ phải chép Mặc Đăng Dung cắt dâng cho Nhà Minh 6 động th́ đă "tự ư bỏ mất đi động An Lương," và, "(sử gia Trần Trọng Kim đă) bịa thêm cái gọi là 'Khâm Châu'. Làm sao Mặc Đăng Dung lại có thể cắt đất dâng nộp phần đất không phải là của nước ḿnh?" Nhà Marxist Trần Khuê viết bài này bênh vực việc Mạc Đăng Dung cắt đất dâng cho Nhà Minh để được sự bảo vệ sống c̣n cho cả gịng họ Mạc không đến nỗi phải bị nguyền rủa giống y như những ǵ mà sử sách Việt Nam đă từng làm trong nhiều thế kỷ qua.

Rơ ràng là có đôi sự khác biệt ngay cả sử sách Trung Hoa và sử sách Việt Nam, tuy nhiên, một điều chắc chắn đó là Mặc Đăng Dung đă nhường một phần lănh thổ của Đại Việt cho Nhà Minh để đổi lấy sự bảo hộ của họ cho sự sống tồn của gịng họ Mạc, và, đối với đại đa số người Việt Nam, đây là hành động phản quốc đáng bị nguyền rủa qua muôn thế hệ ở mọi thời đại.

Sáu (6) hay năm (5) động và hai châu Quy, Thuận mà Mạc Đăng Dung dâng cho nhà Minh đều chỉ là một sự ám chỉ phần đất Cổ Lâu, núi Phân Mao, gần Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây mà đối với người Việt Nam rất là linh thiêng v́ họ tin rằng nơi đây có cột đồng đă dựng nên vào năm 43 do lệnh của Mă Viện, và cột đồng này đă chôn sâu trong đống đá nằm ở đâu đó trong vùng này. Lợi dụng cơ hội nhượng đất này, Hoàng Đế Gia Tĩnh Nhà Minh (cai trị 1522-1566) ra lệnh xây một cái cổng ở ngay Ải tạo một dấu chứng biên giới Hoa-Việt để từ đó người Việt Nam khó ḷng mà có thể lấy lại đất tổ của họ ngay tới tận cột đồng đă được dựng nên từ năm 43 như một h́nh thức gây nên một tâm lư hội chứng xă hội, một dấu hiệu xấu cho người Việt Nam qua nhiều năm tháng. V́ cái Cổng huy hoàng và đồ sộ này, nên tự nhiên người ta quên đi các tên Ải Pha Lũy hay Ải Ba Lụy, và thay vào đó, người ta gọi nó những cái tên khác như Đại Nam Quan hoặc Trấn Di Quan. Nhà Minh chính thức gọi nó là Ải Nam Quan. Người Pháp, vào thế kỷ thứ 19, đă gọi nó là Cổng Trung Hoa (Porte de Chine). Vào thập niên 1960s, Mao Trạch Đông đề nghị với Hồ Chí Minh đổi tên nó thành Mục Nam Quan như một dấu chứng "đàn anh Trung Hoa" lúc nào cũng ngó xuống phía nam để lo lắng cho "đàn em Việt Nam" ngơ hầu làm cho t́nh hữu nghị quốc tế vô sản giữa hai quốc gia càng được trong sáng hơn. Hồ Chí Minh đề nghị lại xin đổi thành Hữu Nghị Quan.

Các hoàng đế Nhà Minh ra một chiếu chỉ rất nghiêm khắc về việc điều hành Cổng này. Về sau, các hoàng đế nhà Thanh cũng theo quy chế khắc khe đó. Theo như chỉ dụ, Cổng-Thành chỉ được mở khi có phái đoàn ngoại giao của hai nước, và nó chỉ được mở khi có lệnh của hoàng đế hay do quyết định "khôn ngoan" của vị Quan Tổng Đốc Lưỡng Quảng trong những trường hợp thật khẩn cấp. Bằng cách áp dụng nguyên tắc hành chánh khó khăn này trong vấn để mở Cổng Thành, Trung Quốc muốn chắc ăn Việt Nam sẽ rất khó mà có cơ hội dùng vũ lực tiến chiếm lại những vùng đất mà họ đă mất như họ đă từng làm nhiều thế kỷ trước. Từ ngày Cổng Thành được xây vào thế kỷ thứ 16, trên 200 năm, chưa có trường hợp nào Cổng Thành được mở ra v́ mục đích quân sự. Nhưng, vào năm 1788, Trung Quốc hồ hỡi mở Cổng Thành đưa các đạo quân vào nam, tổng cộng các đường tiến quân lên tới hơn 200 ngàn, để tấn chiếm Việt Nam.

Năm 1771, ba anh em họ Nguyễn ở Tây Sơn miền trung Việt Nam nổi lên chống lại Chúa Nguyễn ở phía nam và sau này chống lại Chúa Trịnh ở phía bắc. Ba anh em này được sử sách Việt Nam gọi là Nhà Tây Sơn. Năm 1777, anh em Tây Sơn lật đổ chính quyền ở trong nam. Năm 1786, and em Tây Sơn, dưới quyền điều khiển của người em trai trẻ nhất là Nguyễn Huệ, tiến thẳng và đóng chiếm Hà Nội. Sau khoảng 250 năm chia cắt, Việt Nam được thống nhất. Vua bù nh́n của Việt Nam lúc bấy giờ là Lê Chiêu Thống chạy sang Bắc Kinh vận động sự ủng hộ của Đại Đế Càn Long (cai trị 1735-1796) giúp ông ta trở về lên ngai vàng. Vua Càn Long nhận ra đây là cơ hội để Trung Hoa có thể tái cai trị Việt Nam, v́ thế, núp dưới danh nghĩa "ủng hộ con cháu nhà Lê trở lại ngai vàng và trừng trị những bày tôi phản trắc của nhà Lê," Đại Đế Càn Long sai tướng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 200 ngàn quân xâm chiếm Việt Nam. Từ ngày mà Cổng Thành được xây cất, đây là lần đầu tiền Ải Nam Quan được mở ra cho việc tiến công quân sự, và quá rơ ràng, phần lợi thuộc về phía Trung Hoa. Quân đội của Trung Hoa tiến vào Hà Nội một cách dễ dàng chỉ trong ṿng có vài tuần.

Đứng trước hiểm họa nguy cập Việt Nam có thể bị Trung Hoa đô hộ lần nữa, vào năm 1788, tại Huế thuộc miền Trung Việt Nam, Nguyễn Huệ đăng ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung (1752-1792). Hoàng Đế Quang Trung là một nhà thiên tài về quân sự, với những đạo quân khoảng 100 ngàn người, ông tiến từ Huế đến Hà Nội chỉ trong ṿng có vài tuần, thắng nhiều trận đánh oanh liệt, đánh bại quân đội hơn 200 ngàn người của tướng Tôn Sĩ Nghị một cách dễ dàng, đuổi họ ra khỏi Hà Nội. Tướng Tôn Sĩ Nghị phải rút về Trung Hoa và cái Cổng đă được đóng lại để ngăn chận sự tiến quân của Đại Đế Quang Trung.

Nhận thấy Cái Cổng chính là một cản trở vật để cho Việt Nam tiến chiếm lại các phần đất của tổ tiên, vào đầu năm 1792, tin rằng các đạo quân của ông đă được huấn luyện kỹ lưỡng và đủ hùng mạnh để tiến vào Trung Hoa gây chiến tranh với Nhà Thanh, Đại Đế Quang Trung cử ông Vơ Văn Dũng làm Sứ Thần trưởng phái đoàn đến Bắc Kinh để đưa ra hai điều kiện: 1/ Trung Hoa phải trao trả lại cho Việt Nam những phần đất của tổ tiên bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, hoặc, ít nhất là phải trả lại tới phần đất ngay cây cột đồng đă được dựng nên vào năm 43; 2/ Hoàng Đế Nhà Thanh phải đồng ư gả công chúa cho Vua Quang Trung như một sự bày tỏ giao hảo lâu dài giữa hai quư tộc.

Không may, Vua Quang Trung một cách kỳ bí bị tai biến mạch máu năo (xưa gọi là chứng huyễn vận tức xuất huyết năo) rồi qua đời khi mà ông mới được 40 tuổi. Nhiều tin đồn cho biết sau khi Đại Đế Quang Trung đánh thắng quân đội của Tôn Sĩ Nghị vào năm 1788, Hoàng Đế Càn Long nhận ra ngay Vua Quang Trung là một thiên tài về quân sự, và, không bao lâu sau, Vua Quang Trung sẽ là mối họa lớn cho Triều Đ́nh Nhà Thanh. Do đó, Hoàng Đế Càn Long giả vờ ông ấy rất ái mộ Vua Quang Trung đến độ ông ấy vào năm sau, năm 1789, chính thức gởi sắc phong công nhận Vua Quang Trung là "An Nam Quốc Vương." Và, để đánh dấu biến cố đặc biệt này, Hoàng Đế Càn Long trao gởi một áo bào lộng lẫy và mắc tiền như một "tặng vật" cho Vua Quang Trung. Vua Quang Trung không biết áo bào đă có nhuộm một loại thuốc độc đặc biệt thấm sâu trong các sợi chỉ của áo bào; v́ thế, khi ông mặc vào, kết quả là chất độc từ từ thấm vào các tế bào của ông, và vài năm sau, chất độc phản ứng gây nên một tai biến bất ngờ cướp lấy đi mạng sống của ông.

Hung tin cái chết của Vua Quang Trung đến tai Sứ Thần Vơ Văn Dũng ở Bắc Kinh. Ông sứ thần mệt mă và lặng lẽ sửa soạn khăn gói trở về quê hương. Ông không dám hé môi nói cho Triều Đ́nh Nhà Thanh biết hai sự đ̣i hỏi của Vua Quang Trung. Sau cái chết của Vua Quang Trung, không c̣n ai có đủ khả năng để "hủy diệt" cái Cổng bị ám ảnh đó cũng như theo đuổi cao vọng đ̣i lại đất tổ ở rất xa phía bắc của cái Cổng này.



-- (Viet Nhan @ Filsons.Net), February 22, 2005.


Response to ẢI NAM QUAN TRONG LĂ’NG LỊCH SỬ DĂ‚N TỘC VIỆT NAM

Cổng thành được xây để định biên giới Hoa-Việt, dẫu vậy, vẫn c̣n một vài vấn đề chưa được giải quyết hoàn toàn: Chỗ nào ở Ải Nam Quan là nơi đích xác định vị lằn ranh biên giới Trung Hoa và Việt Nam? Có phải là nó nằm ngay bức tường thành Ải Nam Quan hay là nó cách xa vài mét khỏi bức tường thành?

Tài liệu đầu tiên của Việt Nam nói về địa điểm đích xác biên giới Hoa-Việt được ghi chép vào năm 1785 bởi Sứ Thần Nguyễn Trọng Đăng, trưởng phái đoàn của Việt Nam đến Trung Hoa vào những năm trước cũng như vào năm 1784. Vào mùa xuân năm 1785, sau khi trở về từ Trung Quốc, ông có khắc trên một bia đá được dựng tại nhà trọ mang tên là Vọng Đức Đài (Đài hướng về ân đức của vua), sau này gọi là Ngưỡng Đức Đài. Trên bia đá này, ông ghi lại một số biến cố lịch sử về cái Cổng cũng như địa điểm đích xác biên giới Hoa-Việt. Trên tấm bia này, Sứ Thần Nguyễn Trọng Đăng cho biết Cổng Thành được xây do người Trung Hoa vào thời vua Gia Tĩnh Nhà Minh, và ông viết rất rơ ràng địa điểm đích xác biên giới Hoa-Việt chính là ngay Cổng Thành. Cái Cổng thuộc về Trung Hoa, nhưng, từ chân tường của cái Cổng về phía nam th́ thuộc về phần đất của Việt Nam. Ông cũng ghi khắc Vọng Đức Đài được dựng nên do người Việt Nam, thoạt đầu, nó chỉ là một căn nhà lợp mái tranh, sau đó, được cải tiến, và vào mùa hạ năm 1784, đích thân Sứ Thần Nguyễn Trọng Đăng, lúc ấy cũng là quan Tổng Đốc của tỉnh này, đốc công kiến thiết đài này lại với vật dụng xây cất bằng gạch. Năm 1849, Vua Tự Đức (cai trị 1847-1883) sai Sứ Thần Nguyễn Văn Siêu làm trưởng phái đoàn sang Bắc Kinh. Sứ Thần Nguyễn Văn Siêu đọc được tấm bia này, ông cảm động trước những lời được ghi chép trên tấm bia, v́ thế, ông mới ghi chép nó lại và sau này vào năm 1865 ông cho in trong tác phẩm Phương Đ́nh Địa Dư Chí của ông. Tuy nhiên, tấm bia do Sứ Thần Nguyễn Trọng Đăng dựng lên đă bị hủy đi, và cho tới ngày hôm nay, không ai biết nó bị hủy hồi nào và bằng cách nào nữa.

Dưới triều đại Vua Tự Đức, một cuốn lịch sử về các địa danh Việt Nam đă được chính thức hoàn thành bởi các sử gia của nhà vua vào năm 1882. Cuốn sử đó được gọi là Đại Nam Thống Nhất Chí. Trong cuốn sử này, các sử gia cho biết Ải Nam Quan cách khoảng chừng 31 cây số về phía bắc của thị xă Lạng Sơn. Cái cổng có hai phần: Phía bắc của cái cổng được xây dựng bởi người Trung Hoa, và phía nam của cái cổng được xây dựng bởi người Việt Nam. Phần xây cất ở phía bắc gồm một cái cổng và một bức tường 119 trượng (khoảng 500 mét) xây chấn ngang cái dốc của ngọn núi gồ ghề. Cổng và tường thành được xây cất bằng gạch. Cổng và tường thành được xây bởi Nhà Minh vào thế kỷ thứ 16, và nó đă được sửa chữa nhiều lần do Nhà Thanh. Cái Cổng chỉ được mở ra cho các phái đoàn ngoại giao của hai nước. Phần xây cất ở phía nam được xây dựng bởi Việt Nam, là một nhà trọ mang tên là Ngưỡng Đức Đài. Nhà trọ khoảng chừng 20 mét cách xa chân tường Ải Nam Quan. Nhà trọ được dùng để cho phái đoàn Việt Nam dừng chân trước khi họ đi qua Trung Hoa và sau khi họ trở về từ Trung Hoa. Qua sự miêu tả này, rơ ràng biên giới Việt Nam lúc bấy giờ là ở ngay chân tường của Ải Nam Quan.

Một tài liệu bán chính thức khác để góp phần cho kết luận rằng vào thế kỷ thứ 19, biên giới Hoa-Việt ở ngay chân tường Ải Nam Quan. Văn hào Nguyễn Du (1765-1820), một thi sĩ nổi tiếng của người Việt Nam, tác gỉa của tập thơ Truyện Kiều mà cả thế giới đều biết đến, vào năm 1809, đă được vua Gia Long sai làm Sứ Thần trưởng phái đoàn sang Trung Quốc. Ông trở về Việt Nam lại vào năm 1814. Trên chuyến đi từ Việt Nam đến Trung Hoa và từ Trung Hoa trở về Việt Nam, ông đă đi ngang qua Ải Nam Quan. Ông và toàn thể sứ đoàn đă trú ngụ tại Ngưỡng Đức Đài khi đi Trung Quốc cũng như khi từ Trung Quốc trở về lại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong đời ông nh́n thấy cái Ải, ông ngạc nhiên trước cảnh hùng vĩ và đẹp của nó làm cho ông có cảm hứng viết thành một bài thơ với tựa đề là Ải Nam Quan mà ông mô tả như sau:

Lư Trần cựu sự yểu nan tầm,

Tam bách niên lai trực đáo câm (kim),

Lưỡng Quốc b́nh phân cô lũy diện,

Nhất tâm hùng trấn vạn sơn tâm.

Sử gia Trần Gia Phụng dịch nghĩa như sau:

Việc cũ đời Lư, Trần xa xôi mờ mịt khó t́m,

Suốt từ ba trăm năm thẳng tới bây giờ,

Hai nước (Việt-Hoa) chia đều từ mặt lũy lẻ loi,

Một cửa ải oai hùng trấn đóng giữa ḷng muôn núi.

Theo lời mô tả của thi hào Nguyễn Du th́ rơ ràng bức tường thành của Ải Nam Quan chính là biên giới Hoa-Việt.

Những lời ghi khắc trên bia đá của Sứ Thần Nguyễn Trọng Đăng vào năm 1785, những lời chép lại của các sử gia Triều Nguyễn vào năm 1882, và những lời mô tả của thi sĩ Nguyễn Du vào năm 1809 ăn khít với những chi tiết trong tấm h́nh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Heliog Dujardin vào năm 1903, in trong cuốn sách nhan đề L'Indochine (Đông Dương), tác giả Louis Salaun, xuất bản bởi nhà in Quốc Gia, Paris. Trong tấm h́nh này, chúng ta có thể dễ dàng nh́n ra căn nhà trọ mang tên là Ngưỡng Đức Đài ở cách xa bức tường thành Ải Nam Quan khoảng chừng 20 mét. (Xin xem h́nh ở trang 22 phần tiếng Anh)

Trong những thỏa ước bằng khẩu hiệu của Ủy Ban Hoa-Pháp Cắm Cột Mốc Biên Giới Hoa-Việt Thuộc Chi Nhánh Tỉnh Quảng Tây, được viết xuống 5 trang giấy, kư và đóng ấn trên từng trang bởi đại diện của Pháp và của Trung Hoa vào ngày 21/8/1891 như một phần bổ túc cho Hiệp Ước Patenôtre ngày 6/9/1885, có một đọan như sau: "De Nam Quan à Binh Nhi, 1 ère borne: sur le chemin de Nam Quan à Dong Dang (à 100m au sud de la porte)," xin tạm dịch, "Từ Nam Quan đến B́nh Nhi, cột mốc đầu tiên: Trên đường từ Nam Quan tới Đồng Đăng (ngay 100 mét ở phía nam của cái cổng)." Từ nơi tài liệu chính thức này, chúng ta không c̣n nghi ngờ ǵ nữa đó là cột mốc 0 Km ở Việt Nam đă được dựhg lên cách xa bức tường thành của Ải Nam Quan 100 mét phía nam trên đường đi về thị trấn Đồng Đăng.

Những bản đồ được ấn hành vào năm 1945 do Viện Địa Học Quốc Gia của Pháp cho thấy Nam Quan ở trong Việt Nam hay ở ngay chính biên giới của Việt Nam. Chúng ta không nên cắt nghĩa Nam Quan ở đây có nghĩa là cái Cổng mà thôi, mà nên hiểu rằng nó ám chỉ cả một khu vực nơi đây. (Xin coi bản đồ trang 23 và 24 ở phần tiếng Anh.)

Những bản đồ khít hợp với những Thỏa Ước của người Pháp và Trung Hoa vào thế kỷ thứ 19, đó là, biên giới Việt Nam ở ngay chính chân tường của Ải Nam Quan hoặc không cách xa Ải Nam Quan bao nhiêu cả.

Trong cuộc chiến 20 năm với Việt Nam Cộng Ḥa (tức Miền Nam Tự Do, Cộng Ḥa Dân Chủ Việt Nam (tức Cộng Sản Bắc Việt), đă nhận một khối lượng giúp đỡ khổng lồ của CHNDTH. Khi ấy, quan hệ giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc lên tới cao độ. Mao Trạch Đông quá vui vẻ với quan hệ này đến độ đă đề nghị thay đổi Ải Nam Quan thành Mục Nam Quan. Hồ Chí Minh đề nghị thay đổi lại là Hữu Nghị Quan. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai đảng không được bền vững lâu, v́, vào tháng 2 năm 1979, cuộc chiến Hoa-Việt bùng nỗ. Sau khi rút quân vào tháng 3 năm 1979, CHNDTQ vẫn đóng giữ và kiểm soát toàn thể khu vực Ải Nam.

Ông Lê Công Phụng, Thứ Trưởng Ngoại Giao của CHXHCNVN, trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên VASC Orient trong chiều ngày 28/1/2002, xác nhận rằng theo Hiệp Ước Biên Giới Hoa-Việt 1999, lănh thổ của Trung Quốc ở cột cây số 0 Km, và theo ông, cột mốc này ở "200 mét phía nam của Ải Nam Quan." Nhiều người nghi ngờ cột mốc ở Ải Nam Quan đă được dời sâu vào lănh địa của Việt Nam trong cuộc chiến Hoa-Việt năm 1979. V́ thế, lời xác nhận của ông Lê Công Phụng là cột mốc 0 Km nằm "200 mét ở phía nam Ải Nam Quan" đă cho thấy rơ đó là CHXHCNVN đă nhường từ 50 mét cho đến 200 mét phần đất biên giới ở Ải Nam Quan cho CHNDTQ.

Song le, trong quá khứ, CSVN nổi tiếng về việc gian dối của họ. Nhiều người nghi ngờ cả vùng Ải Nam Quan đă được cắt nhượng cho CHNDTQ. Họ có những lư do cho sự ngờ vực này. Bác sĩ Trần Đại Sỹ, trong bài điều trần, đă nói rơ v́ ông không được công an CSVN cho phép đi đến Ải Nam Quan, ông lập tức trở về Sài G̣n, lấy máy bay từ Sài G̣n đi thành phố Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông, từ Quảng Châu ông lại lấy máy bay đi Nam Ninh, rồi từ Nam Ninh ông thuê xe đi tới thị trấn Bằng Tường đối diện với ải Nam Quan. Một hướng dẫn viên du lịch người Trung Hoa dẫn ông đi qua Cửa Ải sâu thêm vào phía nam khoảng 5 cây số, gần thị xă Đồng Đăng để xem cảnh biên giới mới, và hướng dẫn viên du lịch này cho bác sĩ Trần Đại Sĩ biết đây là phần đất mới của Trung Quốc được "bọn Nam Man" (ám chỉ Việt Nam) nhường cho. Bác sĩ Trần Đại Sĩ điều trần cho biết Ải Nam Quan trong các sách sử đă bị quân đội của CHNDTQ phá hủy trong Cuộc Chiến Hoa-Việt 1979. Cái mà gọi là "Ải Nam Quan" rất huy hoàng "cách 200 mét khỏi lănh thổ Việt Nam" chính là cái cổng và tường thành mới mà do CHNDTQ xây vào thập niên 1980s. Bác sĩ Trần Đại Sỹ cũng cho biết Suối Phi Khanh nổi danh trong lịch sử và văn chương của Việt Nam bây giờ cũng đă nằm trong lănh thổ của CHNDTQ rồi! Lời điều trần của bác sĩ Trần Đại Sỹ ăn hợp với những chi tiết trong các tấm h́nh được chụp cách đây khoảng 100 năm và những tấm h́nh mới vừa được chụp trong những ngày qua. (Xin coi h́nh trang 27 và 28 trong mục tiếng Anh.)

Hơn nữa, lời điều trần của bác sĩ Trần Đại Sỹ cũng ăn khớp với những chi tiết trên bản đồ mới được in ra bởi Viện Địa Học Quốc Gia của Pháp vào năm 2002. Bản đồ này cho thấy một sự thay đổi rất rơ nét, biên giới mới không phải là Ải Nam Quan mà là cạnh thị xă Đồng Đăng, và toàn thể vùng Ải Nam Quan đă nằm trong lănh thổ của CHNDTQ. (Xin coi h́nh trang 29 trong mục tiếng Anh.)

Không cần biết sự nhượng đất cho CHNDTQ là 100 mét hay 5 kilômét ở biên giới Hoa-Việt, nhất là vùng đất linh thiêng Ải Nam, đó là một sự mất mát lớn lao đối với người Việt Nam, là một cái tát tai vào sự tự trọng và tự hào của người Việt, là một sự mất mát giá trị lịch sự và văn chương mà đối với người Việt Nam rất là trân quư vô vàn. Đau hơn nữa, những người dân ở vùng này, trước đây là "người Việt" phải đổ máu ra chống quân Trung Hoa bảo vệ giang sơn, th́ tự dưng, trong một cái nháy mắt, họ lại phải làm "con dân" của kẻ cựu thù Trung Hoa mà họ không thể làm ǵ được hơn!

Lời Kết:

Năm 1867, Nhà Nguyễn không đánh lại người Pháp v́ người Pháp có súng đạn tối tân nên vua Tự Đức sai hai ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp kư hiệp ước với người Pháp nhượng 3 tỉnh Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Sau biến cố này, Vua Tự Đức đă làm một bài thơ, vừa trách ḿnh, trách các trọng thần, và cũng vừa trách cả toàn dân đă nhu nhược để cho ngoại bang cướp đất. Bài thơ của vua Tự Đức được đăng trong Tự Đức Ngự Chế Thi Tập. Bài thơ ấy như sau:

Khí dân Triều trữ cữu

Măi Quốc thế gian b́nh,

Sử ngă chung thân điếm,

Hà Nhan nhập miếu đ́nh.

Có người dịch câu thơ ấy như sau:

Tội lũ bay: bán nước,

Tội triều đ́nh: bỏ dân,

Khiến đời ta mang nhục.

Mặt nào gặp tiền nhân?

Vua Tự Đức v́ không đủ vũ khí tối tân đánh lại người Pháp, đă phải cắt một phần đất của tổ tiên cho người Pháp, lương tâm cắn rứt bồi hồi, ông ngày đêm lo âu, trăn trở, đấm ngực ăn năn, t́m cách làm sao phục hồi lại những phần đất đă mất. Tuy ông không làm được, nhưng, ông cũng đă có ư và cố gắng hết ḿnh. Không biết ĐCSVN nay nhượng những phần đất linh thiêng và chiến lược ở biên giới Hoa Việt, lương tâm của những người CSVN có bị áy náy không, có phải trăn trở đấm ngực ăn năn như vua Tự Đức hay không? Nếu có, hăy trả lại quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam. Nếu ĐCSVN không chịu ăn năn và trả lại quyền tự quyết cho dân tộc, th́, cũng giống như thời nhà Nguyễn, các cụ nhà ta đă đứng lên làm cách mạng đấu tranh giành Độc Lập cho nước nhà, thế hệ Việt Nam ngày nay cũng sẽ làm giống y như vậy.

C̣n người dân và sĩ phu Việt Nam th́ sao, đứng trước sự ngoan cố và đàn áp của ĐCSVN, không lẽ chúng ta không c̣n hào khí anh dũng để tràn xuống đường đ̣i lại đất tổ tiên, nhất là vùng Ải Nam linh thiêng trong hàng bao ngh́n năm lịch sử? Hăy nh́n dân Kyrgystan (diện tích 198,500 km2) theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia = RFA) loan tải vào ngày 18/5/2002, khi nghe tin nhà cầm quyền của họ cắt nhượng cho Trung Cộng khoảng 120 ngàn hectares núi đồi hoang vắng không người ở ngay biên giới, lập tức, đám đông hơn vạn người xuống đường ở thủ đô Biskek đ̣i Tổng Thống Askar Akayev phải trả lời cho họ một cách minh bạch về chuyện này, kẻo không, chế độ của Tổng Thống Askar Akayev phải ra đi để cho những người xứng đáng hơn lên cầm quyền bảo vệ giang sơn của tổ tiên, dầu giang sơn đó bây giờ là "nơi khỉ ho c̣ gáy" hoang vu không làm ǵ được. Tổng Thống Askar Akayev cho công an trấn áp dân chúng một cách dă man, nhưng càng trấn áp, dân chúng càng hăng hái hơn, càng quyết tâm hơn. Một vùng đất hoang vu không người ở mà người dân Kyrgystan, với dân số có 5 triệu, mà c̣n anh dũng tranh đấu, huống chi chúng ta, một vùng đất linh thiêng cả bao ngàn năm máu xương đă đổ ra, 85 triệu dân trong nước và 3 triệu dân ở hải ngoại mà lại làm thinh? Tôi tin rằng chắc chắn dân Việt sẽ không làm thinh, v́, lời của nhà cách mạng anh hùng Nguyễn Trải c̣n vang vọng lại trong tai của mỗi người Việt Nam: "nước Việt ta, dù thăng trầm có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt thời nào cũng có./."

Houston Texas ngày 25/5/2002.



-- (Viet Nhan @ Filsons.Net), February 22, 2005.


Response to ẢI NAM QUAN TRONG LĂ’NG LỊCH SỬ DĂ‚N TỘC VIỆT NAM

***

Theo tôi, "Ải Nam Quan" chính là do chữ Tầu (hán/viet) mà ra

Ải này là do China tạo ra cũng như De Great Wall nhưng Vietnam ta căi om sho`m và bảo ải này là do VN xây ra???

-- Read books :))))) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), February 22, 2005.


Response to ẢI NAM QUAN TRONG LĂ’NG LỊCH SỬ DĂ‚N TỘC VIỆT NAM

Nếu CTHN biết th́ nói :ai xây Ải Nam Quan ,hồi nào ,tại sao có tên đó cho mọi người biết .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), February 22, 2005.

Response to ẢI NAM QUAN TRONG LĂ’NG LỊCH SỬ DĂ‚N TỘC VIỆT NAM

Nguoi Bach Viet thoi xua dung chu Viet giong nhu Han tu nhung khac chu Tau.Chu nghia dan toc ta bien doi sang chu Nom cung la dang quet gach nhu chu Tau (van de nay xin danh co cac chuyen vien ).Sau nay ong co dao Ba da Loc ,vi nhu cau truyen dao da phien am tieng noi cua dan ta theo mau tu La Tinh ,sinh ra chu Quoc Ngu duoc got dua cho den ngay nay.Trong ngon ngu Viet co nhieu chu chung ta chua dung nen da dung am chu Han de bien thanh nghia tieng Viet.Thi du chu TIEN co nghia la dau tien,truoc tien,nguoc lai la chu HAU co nghia la phia sau .Binh thuong ra ta it dung chu Han-Viet,nhung doi khi ta phai dung de chu nghia duoc van hoa hon,tranh su dung tuc,thi du mot chien si la phu nu ta dung NU CHIEN SY tot hon va van hoa hon la dung chu CHIEN SY GAI ..Co rat nhieu thi du ve ngon ngu Han -Viet trong van chuong Viet Nam,xin cam on !

-- Lucius Nguyen (Lucius@hotmail.com), February 22, 2005.


Response to ẢI NAM QUAN TRONG LĂ’NG LỊCH SỬ DĂ‚N TỘC VIỆT NAM

***

Trong các vấn đề Ải Nam Quan, người Việt trong và nước cùng các Document của Pháp đă có nhiều câu hỏi.

Ai xây Ải nam quan??? Vietnam ta có 1 dữ kiên hay tiền tài nào xây Ải mà O bị China bụp????

Ải này kiểm soát người Việt chúng ta xâm nhập vào Trung hoa , tuy nhiên cũng dễ dàng v́ thời gian buôn bán hàng hóa phẩm , người TH cần muối, VN tạo muối nhiều v́ Tropical , cũng qua đường dây này, con gái VN bị buôn qua TH , ne^'i là Ải của Hanoi/VN th́ đă O có những sự kiện trái nghic. (China is a big country, dont ignore this and her histories for years, but China were unders too many Leaders good/bad , the bad to our sight was Tanthuy Hoang, the good for China under Uninited country is GOOD ??? , the Great wall is the symbol to protect invasion from Mongolian and AiNamQuan is the gate way for Chine to control TrieuCong from VN)

Ải NAMQUAN là của China xây cất nhằm chặ " Rợ Ananam"

-- "bach viet" is HANVIET word :))))) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), February 22, 2005.


Response to ẢI NAM QUAN TRONG LĂ’NG LỊCH SỬ DĂ‚N TỘC VIỆT NAM

thoi di cac ban ,,,minh xin cac ban dung noi nua ma...O Viet nam minh thay cuoc song trong moi gia dinh rat am cung va vui ve...moi khi di lam ve cac ban comot nguoi vo hien thao,, co con ngoan , hoc gioi .. con gi bang nua... cu di lo chuyen dai su hoai`....:D

-- QuocAnNguyen (quocan@vnws.com), February 22, 2005.

Response to ẢI NAM QUAN TRONG LĂ’NG LỊCH SỬ DĂ‚N TỘC VIỆT NAM

***

Di danh ca ngoai Nam ha?i ma` cung bi. Trunghoa pho+ che^'t 9 ma.ng

-- Can you tell us, where HanhFu'c is :)))) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), February 22, 2005.


Response to ẢI NAM QUAN TRONG LĂ’NG LỊCH SỬ DĂ‚N TỘC VIỆT NAM

LŨ VC HẢI QUAN VẪN C̉N HẠCH SÁCH VÀ GÂY PHIỀN PHỨC CHO

BÀ CON VIỆT KIỀU TẠI CÁC PHI TRƯỜNG Ở VN ĐỂ KIẾM TIỀN HỐI LỘ

-- bo bo (mystyle@fyi2me.com), February 22, 2005.


Response to ẢI NAM QUAN TRONG LĂ’NG LỊCH SỬ DĂ‚N TỘC VIỆT NAM

T́m hiểu về Ải Nam Quan qua một vài tài liệu nước ngoài

Trương Nhân Tuấn

Ải là hẻm núi; là đường hẹp đi giữa hai trái núi hay đồi. Ngày xưa khi lưu thông chỉ c̣n là đi bộ, hay đi ngựa, hàng hoá được người gánh gồng hay chở bằng xe ngựa, xe trâu ... muốn vượt qua núi th́ người ta chỉ có hai cách: hoặc là leo núi để vượt qua; hoặc nếu núi cao, không vượt được, th́ t́m cách len lỏi theo các chân núi t́m hẻm núi để đi qua. Các đường hẻm núi người ta gọi là ẢI (passe). Những con đường (ải) này nhiều khi đi ṿng vo rất dài. Ngày hôm nay với cơ khí nặng, người ta có thể thu ngắn đoạn đường bằng cách đục núi làm hầm thông qua (tunnel), hay ủi những con đường đi lượn quanh trên sườn núi để vượt qua núi. Đường này gọi là ĐÈO (col). Giống nhau giữa đèo và ải là cả hai cùng là con đường qua núi. Khác nhau giữa đèo và ải là đường đèo leo lên lưng chừng núi, hay vượt thẳng qua núi, c̣n đường ải th́ len lỏi dưới chân núi để qua núi mà không leo lên núi. Chiều dài của đèo và ải có thể dài ngắn khác nhau.

Ải được dân ta gọi quen thuộc hiện nay dưới tên ải Nam Quan, thông thương giữa châu Bằng Tường bên Tàu với xă Đồng Đăng, thuộc châu Lộc B́nh, tỉnh Lạng Sơn có chiều dài là bao nhiêu? Ải này bắt đầu từ đâu và chấm dứt ở đâu ? Phần ải của Việt Nam tới đâu và của Tàu tới đâu ? Ải đă có các tên do Tàu đặt như Trấn Nam Quan, Trấn Di Quan, Đại Nam Quan hoặc Mục Nam Quan .... nhưng tên Việt của nó là ǵ, ngoài cái tên Hữu Nghị Quan mà CSVN đă đặt ?

Tác giả qua bài viết này dựa trên vài tài liệu nói về các lộ tŕnh thông thương giữa Quảng Tây và An Nam, hay các tài liệu nói về Nam Quan và vùng chung quanh, để thử t́m lại cái tên gọi nguyên thuỷ của ẢI Nam Quan, xác định chủ quyền của vùng đất quanh ải, cũng như xác định vị trí cùng chiều dài của ải.

Không t́m thấy tài liệu nào ghi lại một cách chính xác các đường thông thương giữa Trung Hoa và Việt Nam trước thế kỷ thứ XV. Ta chỉ biết một cách sơ sài rằng vào thời nhà Tiền Hán (năm 41 dương lịch), lần đầu tiên quân Tàu xâm chiếm nước ta, do Phục Ba Tướng Quân Mă Viện cầm binh. Ông nầy dẫn thuỷ quân vào Việt Nam qua ngả Quảng Đông. Nếu suy luận hợp lư th́ có lẽ đoàn thuỷ binh này đi đường biển. Theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí, quyển 348, tờ 8 và tờ 15, th́ vào năm 74 dương lịch, quân Tàu vượt qua núi Phân Mao để tiến vào châu Tiên Yên, An Nam (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Tuy nhiên, vị trí núi Phân Mao (Phân Mao Lĩnh) th́ hiện nay không biết chính xác ở chỗ nào. Cũng theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí th́ núi này ở về phía Tây phủ Khâm Châu, tỉnh Quảng Đông. Theo một tài liệu khác th́ núi này cách phủ Khâm Châu 360 lư về hướng Tây. Đến triều nhà Tống (1052), quân Tàu mới vào nước ta theo đường bộ qua ngả Quảng Tây. Không thấy chú thích đoàn quân này đă vượt qua các ải nào. Và chỉ dưới thời nhà Minh (1406) đường vào nước ta từ Trung Hoa qua ngả Vân Nam mới được mở.

Ghi chú :

- Lư: đơn vị đo chiều dài, có nhiều trị số khác nhau. Đơn vị lư được Pháp dùng với Tàu để phân định biên giới Việt Trung có chiều dài 560 mét. Lư “b́nh thường”, dùng trong các sử sách như Đại Thanh Nhứt Thống Chí có chiều dài là 400 mét. Nhưng trong các bản đồ do các nhà truyền giáo Jésuites thiết lập th́ họ sử dụng đường kinh tuyến Bắc Kinh (114° 49’ 30’’), đơn vị lư được tính theo hải lư (mille marin, dặm biển), mỗi hải lư dài 10 lư. Tức 1 lư vào khoảng 185 mét.

- Khoảng cách đo được từ hai địa phương trên một lộ tŕnh là là đoạn đường mà người bộ hành đă đi qua, tính theo thời gian nhân với vận tốc trung b́nh. V́ thế các đoạn đường đèo hay ải đi quanh co trong núi th́ thường dài hơn rất nhiều so với khoảng cách tính theo đường chim bay.

1/ Tài liệu 1: Bản đồ Itinéraires De Chine en Annam (đính kèm) “Các Lộ Tŕnh từ Trung Hoa đến An Nam” được thiết lập dưới triều Nguyên (Mông Cổ), và được Tschou Sse Peun chú giải thêm và công bố vào năm 1579.

Theo bản đồ th́ thông thương giữa Quảng Tây và thủ đô An Nam là Hà Nội có ba lộ tŕnh. Hà Nội lúc đó tên gọi là Đông Kinh; Bắc Ninh tên gọi là Kinh Bắc; Thanh Hoá tên gọi là Tây Kinh, Huế là Phú Xuân ...

Lộ tŕnh thứ nhứt: Từ châu Bằng Tường (Ping shiang tcheou), qua cửa ải phía Nam (tức ải Nam Quan), đến Pha Luỹ Dịch thuộc châu Văn Uyên, hoặc đi về phía Bắc châu Thoát Lảng, hai ngă cùng đến phủ Lạng Sơn trong một ngày đường. Từ đây đi về hướng Bắc Châu Ôn, một ngày đường th́ đến Quỉ Môn Quan. Từ đây đi về hướng Nam Châu Ôn, qua thôn Tân Lê, vượt Nhị Thập Giang, đi một ngày đến huyện Bảo Lộc. Đi thêm nửa ngày đường th́ đến Xương giang (Thọ Xương ?), vượt sông; một ngày th́ đến cầu sông Thị Kiều ở phía Nam huyện An Việt (Kinh Bắc). Huyện này ở trên nhánh bắc ngạn của sông (Thị Kiều).

(Có lẽ sông Thị Kiều là sông Cầu, cách Bắc Ninh khoảng 5 hay 6 Km về hướng Bắc. Sông rộng không hơn 200 m, nước chảy không mạnh, có thể vượt sông dễ dàng bằng phà.)

Lộ tŕnh thứ hai: Đi từ Tử Minh Châu, vượt qua núi Ma Thiên Lănh, đến Tử Lăng Châu; từ đây, trong một ngày đường, qua Biên Cương Ải đến châu Lộc B́nh; phía Tây huyện này có đường dẫn đến phủ Lạng Sơn trong một ngày.

Nếu đi về hướng Đông th́ phải vượt qua sông Thiên Lư (tức sông Kỳ Cùng). Con sông này dưới thời vua Yong Lô (1403 1425) đă bị lấp dưới lệnh của vua Lê Lợi nhằm mục đích cản đường đi của quân Tàu. Nhưng quân Tàu đă được báo trước nên tháo gỡ vật chướng ngại và vượt qua.

Từ sông Thiên Lư đi một ngày rưỡi th́ đến châu An Bác; từ đây đi một ngày rưỡi th́ tới núi Hao Quân Động. Con đường qua lối này rất hiểm trở. Sau một ngày đường th́ tới huyện Phong Nhân; từ đây có hai ngă: Ngả thứ nhứt đi một ngày qua sông Xương và đến huyện Bảo Lộc. Ngả thứ hai xuyên qua phủ Lạng Sơn và trong một ngày đường th́ đến cầu Thị Kiều ở phía Nam huyện An Việt. Tại đây hai ngả đường gặp lại nhau.

Lộ tŕnh thứ ba: Vào Long Châu đi một ngày đường tới B́nh Nhi Ải và một ngày nữa th́ tới châu Thất Uyên (Cao Bằng). Từ đây đi hai ngày đến xă B́nh Gia thuộc Văn Lang. Từ nơi này có hai đường đi khác nhau để đến huyện An Việt.

Đường thứ nhứt đi một ngày từ Văn Lang, xuyên qua rặng núi phía bắc huyện Hữu Lũng, qua Quỉ Môn Quan; thêm 40 lư đường bằng phẳng, sau đó băng qua sông Xương, phía Nam Hữu Lũng, kế tiếp đi xuống nam ngạn của sông, trong một ngày tới huyện An Đồng. Từ huyện Thế An đường sá bằng phẳng. Từ huyện An Đồng mất một ngày đường th́ đến cầu trung tâm chợ huyện An Việt, trên phía bắc ngạn của sông.

Đường thứ hai từ Văn Lang đi một ngày rưỡi đường phía Tây ải B́nh Nhi, xuyên qua châu Vô Ngạn; đây là một đường núi. Đi tiếp hai ngày đến huyện Tú Nộng, đường bằng phẳng. Từ đây đi một ngày rưỡi đường th́ đến cầu Thị Kiều , phía bắc huyện An Việt, bên bờ bắc ngạn thượng nguồn sông Thị Kiều. Con sông này chảy phía Nam của sông Xương Giang và xuyên qua trung tâm huyện An Việt; huyện này ở phía Nam của sông Thị Kiều. Tất cả các đường đều tụ tập nơi đây, và những con đường này đều có thể vận chuyển quân binh.

Từ huyện An Việt đi một ngày đường th́ tới phủ Từ Sơn, kế tiếp là đến huyện Đông Ngàn, huyện Gia Lăm và các huyện khác. Sau đó qua sông Phú Lường để vào đến Giao Châu.

Ghi nhận 1:

• So sánh bản đồ này và các chi tiết ba lộ tŕnh của nó với các bản đồ và lộ tŕnh hiện nay, ta nhận thấy đă có nhiều sai biệt, nhất là ư niệm về khoảng cách, tỉ lệ. Nhưng việc liên hệ đến bài viết này là các địa danh mà theo đó chúng có khả năng giúp ta soi sáng một vài điểm mờ của địa lư và lịch sử: châu Bằng Tường, Nam Quan, Pha Luỹ Dịch, Văn Uyên Châu, Thiên Lư Giang ....

• Bản đồ cho thấy có sự khác biệt rơ rệt giữa Nam Quan và Pha Luỹ Dịch. Theo bản đồ th́ đi từ châu Bằng Tường trước hết phải qua Nam Quan, đến châu Văn Uyên (Đồng Đăng) rồi mới đến Pha Luỹ Dịch. Pha Luỹ Dịch ở trên bờ bắc ngạn sông Thiên Lư, tức sông Kỳ Cùng. Nh́n lên bản đồ hiện nay th́ thị trấn ở bên bờ bắc ngạn sông Kỳ Cùng là Kỳ Lừa. Phủ Lạng Sơn ở phía nam ngạn sông Kỳ Cùng. Phải chăng Pha Luỹ Dịch chính là Kỳ Lừa ?

2/ Tài liệu 2: Lộ tŕnh từ Hà Nội qua ngả Lạng Sơn, Quảng Tây, sông Tây giang để đến Canton (năm 1837) theo “Itinéraire de Hanoi à Canton par Lang Son, le Kouang Si et la rivière Si kiang” tác giả Tsai Tin Lang:.

Tác giả Tsai Tin lang, bị đắm tàu tại vùng biển An Nam; đi đến Huế và không muốn gặp lại nguy hiểm nữa cho nên quyết định trở về cố hương bằng đường bộ. Ông bắt đầu đi từ Huế đến Quảng Tây và sau đó từ đây đi Canton bằng thuyền trên sông Tả Giang. Toàn bộ bút kư liên hệ đến cuộc du hành này được đăng trọn trong bộ sách của Ecole De Langues Orientales Vivantes Trường Sinh Ngữ Đông Phương , quyển có tên Recueil d’itinéraires et de voyages dans l’Asie centrale et dans l’Extrême Orient (E. Leroux, 1887) Sưu Tập về các hành tŕnh và du hành ở Trung Á và Viễn Đông.

Từ Hà Nội đến Bắc Ninh.

Tsai tin lang rời Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 1837. Ông tính khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Ninh là 130 lư.

Từ Bắc Ninh đến Lạng Sơn:

Ngày 17 tháng 3, ông Tsai qua đêm tại phủ Lưỡng Giang.

Ngày 18 ông đến đồn quân sự Tsin in chung, gần chỗ đó, trên vùng giáp ranh của huyện Vyng tsyiang (Vân Uyên?), là hồ Hou lou hai, nơi đây người ta lấy rất nhiều chất thần sa (son đỏ).

Ngày 19, ông nghỉ đêm tại trạm Huan lang (Văn Lang ?) sau khi đi qua 7 trạm khác có quan quân canh gác.

Ngày 20, sau khi đi được 13 lư, ông Tsai đến Quỉ Môn Quan. Truyền thuyết của dân địa phương cho rằng mười người đi vào cửa Quỉ Môn Quan th́ chỉ có một người sống sót đi ra. Dân chúng vẫn tin rằng ngày hôm nay tại đó vẫn c̣n một khu chợ ma. Các hồn ma đêm hôm tụ tập ở đó để mua bán, người nào đến quấy rầy họ th́ sẽ bị trù mà sinh bịnh. Ông Tsai ngừng chân tạm nghỉ dưới tường của Quỉ Môn Quan. Nhưng th́nh ĺnh cả người ông run lên bần bật, tóc trên đầu dựng đứng. Ông Tsai phải vội vă đứng dậy.

Kế bên Quỉ Môn Quan là đền thờ Phục Ba, biệt danh của tướng Mă Viện. Viên tướng này đă cầm quân xâm chiếm Giao Chỉ vào năm 41. Tất cả các viên quan triều đ́nh đi qua đền thờ nổi tiếng là linh thiêng này đều vào để thắp nhang khấn vái. Phía ngoài đền thờ có loại lương thảo Y dze (bo bo) mọc. Loại lương thảo bo bo được quân lính của Mă Viện đem làm lương thực. Nó có hiệu lực trừ được chướng khí và nước nôi độc địa. Dân địa phương gọi loại lương thảo đó là cỏ của đời sống và sức khoẻ. (Theo tự điển của W. Williams, cho rằng tên Y dze được dịch từ Pearl barley from de coix; là một loại lúa mạch có hạt như ngọc trai. C̣n theo Ông Legrand de la Liraye th́ cắt nghĩa vấn đề này như sau: Người ta t́m thấy trong sử sách của Kouang Vou rằng Mă Viện đau bệnh v́ do phong thổ độc địa không thích hợp. Để chửa trị, Mă Viện đă ăn một lượng lớn Y dze, mà ta đă biết dưới một tên (Ấn Độ) là Nước Mắt của Job (larmes de Job). Loại này người An Nam gọi là bo bo. Khi Mă Viện trở về Tàu th́ có cho xe kéo chở theo một số lượng lớn. Nhưng tướng Mă Viện bị trách tội v́ không đem nó dâng lên cho nhà Vua. Ông phải chết v́ việc này và vợ ông không dám làm lễ an táng cho ông.)

Đi về khoảng 2 lư về phía Đông Nam của đền thờ người ta sẽ gặp một ngọn núi đá. Trên đỉnh núi ấy có một trụ đồng tương tự như trụ đồng được cắm trên đỉnh núi Phân Mao, thuộc địa phận Khâm Châu (Kin tcheou), Canton (Quảng Đông). Trụ đồng cao khoảng 10 trượng và dày khoảng 10 phân. Từ xa màu sắc của đồng trụ giống như màu đá, v́ bao phủ bởi phân chim. Dân địa phương kể rằng người ta thường thấy những con chim thần đậu trên trụ đồng ...

Cùng đêm đó (20 tháng 3), Tsai tin lang ngừng bước tại pháo đài thứ 5 (5e batterie). Ngày xưa, vào thế kỷ thứ 18, người An Nam (triều nhà Lê ?) đă dựng lên 18 pháo đài, tương tự như dàn pháo thứ 5 này để chống lại quân Tây Sơn. Người ta có thể đứng từ dàn pháo này trông thấy dàn pháo kế; nhưng chúng đă không c̣n nữa, ngoài pháo đài thứ 3 và thứ 5.

Toàn vùng này đồi cao hoang vu bao phủ , đôi lúc một con đường ṃn vắng lặng cắt ngang qua. Khắp nơi xen lẫn bụi rậm gai góc là cỏ dại mọc cao đến 10 trượng. Đường đi lúc th́ gặp núi đá hiểm trở, lúc th́ gặp vực thẳm tối tăm . Không thấy một dấu vết con người; ngoài những đám cướp hung dữ lấy vùng này làm nơi ẩn trốn. Giữa các tảng đá hay phía dưới những vực sâu là nơi chướng khí tụ tập. Hơi nước độc địa tại các nơi đây không tan hết trong ngày. Mặc dầu là mùa xuân, cây cối trong rừng đều vàng vọt và khô héo. Các tảng đá rêu mốc phủ đầy. Tuy nhiên, hai bên bờ của con sông chảy qua vùng này th́ cây cối um tùm, rậm rạp. Trên sông có những con công đang bơi lội. Trên đường ṃn mà những con công t́m đến đây cây cối che phủ dày đặc, kín mít, không một tia nắng xuyên lọt qua. Rắn rết, ḅ cạp khắp nơi, chúng nhả chất độc ô nhiễm cả ḍng sông. Những người du hành đi qua vùng này đều mang theo hạt kê rang và lương thực. Họ uống nước sông nhưng với nhiều thận trọng. Nước này được nấu sôi với thân cây bo bo, dùng như là một loại thuốc ngừa bệnh, uống như nước trà. Đối với người không quen phong thổ, phương cách này lại càng cần thiết hơn.

Gần đến Lạng Sơn, đường chân trời bao bọc vô số chóp núi lô nhô và nhọn bén. Nh́n từ xa thấy chấp chởm hàng ngàn điểm đen.Tại đây rặng núi Pang che ling bao phủ trên một vùng khoảng 20 lư. Con đường ṃn xuyên qua đi rất khó nhọc; lúc th́ phải leo qua những đỉnh cao, lúc th́ phải đi đánh ṿng rất khổ sở. Ngày 21, Tsai tin lang đi đến Lạng Sơn vào lúc xế trưa. Viên quan trấn thủ Lạng Sơn, theo như thông lệ, gởi một sứ giả sang Quảng Tây để hỏi quan phủ Thái B́nh lúc nào th́ cho phép ông Tsai đi qua cửa ải. Sứ giả trở về Lạng Sơn ngày 31 tháng 3 mang tin rằng ông Tsai được phép qua cửa ải vào ngày 8 tháng 4. Trong lúc chờ đợi, ông Tsai thăm viếng vùng chung quanh Lạng Sơn và lên đường vào ngày 3 tháng 4.

Từ Lạng Sơn đến biên giới:

Ngày 3 tháng 4 sau khi qua sông, ông Tsai đi qua chợ Tsoi moi pou (có lẽ là Kỳ Lừa), thương buôn tại đây toàn là người Tàu từ Quảng Tây và Quảng Đông. Sau khi đi được 35 lư ông đến Văn Uyên Châu (Đồng Đăng). Ông lên đường lúc 8 giờ sáng. Đường đi là đường ṃn nhỏ, đi ṿng vo quanh núi. Im lặng và cô lập. Khắp nơi không thấy bóng dáng một người nào. Không nghe tiếng gà gáy cũng như tiếng chó sủa. Đi được 45 lư, ông Tsai đến Yo ai hay Nan Kouan (Nam Quan). Người An Nam gọi ải này là Io tsong ai. Cùng ngày, quan viên Tàu ở Tả Giang và vùng Ning ming tcheou gởi người đến cửa ải để đón Tsai tin lang ...

Từ Trấn Nam Quan đến phủ Nam Ninh, bến sông Tây Giang (Si kiang hay Nei si ho)

Ngày 8 tháng 4 Tsai tin lang vượt cửa biên giới phía Nam (tức Trấn Nam Quan). Sau khi qua khỏi nơi đây, người ta cũng ít thấy nhà cửa. Đường sá cũng khó đi như phía bên kia ải. Cũng toàn là núi non hiểm trở. Đi được 25 lư, ông Tsai ngừng chân ở một trạm nghỉ ngơi thuộc huyện Hia Che . Ông lên đường cùng ngày và đến Chang Che tcheou. Đoàn người theo hộ vệ ông là dân địa phương thuộc Quảng Tây, không được dân Tàu xem là người Hán.

Ngày hôm sau, 9 tháng 4, ông này đến Ning ming tcheou sau khi đi được 70 lư. Ông Tsai ở lại đây cho đến ngày 12 tháng 4. Ngày 12, khi đi được 40 lư, ông Tsai vượt qua một trái núi, trên đó có xây một công sự có ghi chữ: Fyn ming tsziong ling (?). Sau khi đi thêm được 4 hoặc 5 lư, ông qua đêm tại làng Van sioi.

Ngày 13, ông Tsai đến phủ Thái B́nh, sau khi đi được 35 lư từ Ning ming tcheou ....

Ghi nhận 2: Điểm đáng chú ư của đoạn văn trên đây là:

• Theo ông Tsai tin Lang th́ ải này có tên Việt, đọc theo lối Tàu là Yo Ai hay Io Tsong Ai.

• Theo cách tính của ông Tsai, khi biết được vận tốc trung b́nh người đi bộ và thời gian đi đường, khoảng cách Kỳ Lừa và châu Văn Uyên (Đồng Đăng) là 35 lư (14 Km). Từ Lạng Sơn đến cửa ải là 45 lư (18 Km). Sau khi qua cửa được 25 lư (10 Km) là một trạm nghỉ không biết tên, thuộc huyện Hia Che, và trong ngày th́ ông đến Chang Che Tcheou (Sơn Thạch Châu).

• Cửa ải thuộc đất Tàu, có quân Tàu canh gác. Muốn qua cửa phải xin phép trước.

Theo bản đồ phủ Thái B́nh (đính kèm) của các nhà truyền giáo Jésuites thiết lập năm 1718, dưới chiếu chỉ vua Khang Hi nhà Thanh năm 1708, th́ Hie Che là một châu chớ không phải huyện. Hia Che Tcheou (Hạ Thạch Châu ?).

Theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí th́ Chang Che Tcheou (Sơn Thạch Châu) cách biên giới An Nam, châu Vân Uyên là 30 lư (12 Km) về hướng Tây và 25 lư (10 Km) hướng Tây Bắc. Không có ghi chú về Hia Che Tcheou.

3/ Tài liệu 3: Đại Thanh Nhứt Thống Chí:

Theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí quyển 365, tờ 17, ghi chú về châu Bằng Tường, trong mục các ải và các cửa biên giới thuộc châu này th́ Trấn Nam Quan ở về phía Tây Nam châu Bằng Tường (Ping siang tcheou), cách 45 lư. Người ta c̣n gọi nó là Đại Nam Quan. Đây là cửa chính của biên giới. Bên phải và bên trái cửa cổng là núi đá cao xuyên qua mây. Ở giữa các núi này người ta dựng lên cổng Nam Quan. Hai bên cổng là một bức tường xây chạy dọc lên núi, dài 1190 bộ (khoảng 377 mét). Cách cửa 30 lư là trạm Pha Luỹ Dịch. Tại trạm này người An Nam chuẩn bị đồ đạc triều cống để đưa sang Tàu.

Ngoài ải Nam Quan c̣n có các ải sau đây:

Pa k’eou ai: Ải này ở về phía Tây châu Bằng Tường, cách 8 lư. Có quân canh.

Kiuen tsouen ai: Ải này cách 20 lư về hướng Tây châu Bằng Tường. Có quân canh.

Ping kong ai: Ải này cách 25 lư về hướng Tây Bắc châu Bằng Tường. Có quân canh. (tờ 18)

Cũng theo Đại Thanh Nhứt Thống Chí, khoảng cách biên giới An Nam với các châu thuộc phủ Thái B́nh được ghi nhận như sau:

Sse tcheou (Tử Châu): Biên giới An Nam cách 180 lư theo hướng Tây Nam và 100 lư theo hướng Đông Nam (quyển 365, tờ 4)

Sse ling tcheou (Tử Lăng Châu) : Biên giới An Nam cách 35 lư theo hướng Tây Nam và 50 lư theo hướng Đông Nam. (idem)

Chang Che Tcheou (Sơn Thạch Châu) : Từ châu Sơn Thạch đến biên giới châu Vân Uyên là 30 lư về hướng Tây hay 25 lư theo hướng Tây Bắc. (tờ thứ 5)

Ning ming tcheou (Ninh Minh Châu): cách biên giới An Nam về phía Nam là 70 lư. Cách châu Vân Uyên , theo hướng Tây Nam, 150 lư. (tờ thứ 2).

Ping siang tcheou (Bằng Tường Châu): Từ châu Bằng Tường đến biên giới An Nam về hướng Tây là 20 lư, về hướng Nam là 30 lư. Từ đây cách châu Vân Uyên 12 lư theo hướng Đông Nam, cách 8 lư theo hướng Tây Nam. (tờ thứ 6)

Long tcheou hay Hia long se (Long Châu hay Hạ Long Tử). Biên giới An Nam cách 80 lư về hướng Tây hay 100 lư theo hướng Tây Bắc. (tờ 6)

Chang hia Tong tcheou (Sơn Hạ Đông Châu): Biên giới An Nam cách 22 lư về hướng Tây và 30 lư về hướng Tây Bắc. (tờ 6)

Ngan ping tcheou (An B́nh Châu) : Biên giới An Nam cách 60 lư về Tây. (tờ 2)

Ghi nhận 3: Điểm đáng chú ư đoạn này là:

• Hai bên cổng Nam Quan là núi đá, đỉnh cao xuyên qua mây.

• Cửa ải cách châu Bằng Tường bên Tàu 45 lư (18 Km) và cách Pha Luỹ Dịch của An Nam là 30 lư (12 Km).

• Cửa ải Nam Quan là cửa chính của biên giới. Có quân canh. Trong khoảng những năm 1884 cho tới 1895, quân số tại đây đóng trên 5 ngàn người.

4/ Tài liệu 4: “De Hanoi à la Frontière du Quang si” Từ Hà Nội đến Quảng Tây, của M. Aumotte, năm 1881.

Đồng Đăng cách cửa ải 2 cây số rưỡi. Nơi này bề ngoài cũng giống như Kỳ Lừa. Dân chúng phần lớn Tàu lai với thổ dân và sinh trưởng tại đây. Có nhiều tiệm bán lẻ (chạp phô); chỉ có 12 cửa hiệu buôn theo lối trao đổi (bông, dầu hồi, thuốc phiện, thuốc bắc)...

Từ Đồng Đăng đến biên giới con đường chỉ c̣n là một con đường ṃn nhỏ, đá lởm chởm, chạy quanh những ngọn đồi hầu như là trọc và không có người ở. Đi khỏi Đồng Đăng được 1O phút là không c̣n một bóng người. Con đường ṃn này mỗi lúc một hẹp và dẫn tới trước một cửa cổng có hai cánh bằng gỗ. Cửa được gắn với một bức tường làm bằng gạch nung, xây dài lên tới đỉnh đồi, có độ cao chừng 50 mét. H́nh thức của cổng và hai bức tường xây lên núi tạo thành như một “cuốn họng”. Đó là đường biên giới. Trên đỉnh đồi, bức tường chấm dứt và người ta có thể đi qua Quảng Tây không có trở ngại. Trên hai cánh của gỗ có vẽ rồng, phụng màu sắc rực rỡ.

Ghi nhận 4:

• Cửa ải cách Đồng Đăng 2 cây số rưỡi.

• Đường lên cửa ải là đường ṃn, mỗi ngày một hẹp , chung quanh không có người ở.

• Cửa ải làm bằng gỗ, có hai cánh, có vẽ rồng màu sắc rực rỡ. Hai bức tường làm bằng gạch nung xây (mur crénelé en briques) chạy dài lên đồi cao. Theo tác giả Aumoitte th́ bức tường là đường biên giới.

Ông Aumoitte có nhờ người vẽ lại một bức hoạ cổng Nam Quan (đính kèm)



-- (Sa'u Bi Da FranCe @ Sa`iGenh.net), February 22, 2005.



Moderation questions? read the FAQ