Khắc phục t́nh trạng hội nghị 'tung hô', kết luận 'bỏ túi'

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Khắc phục t́nh trạng hội nghị 'tung hô', kết luận 'bỏ túi'

Ông Trần Quốc Thuận "Hội nghị ngành nào cũng quy mô, mỗi địa phương cử 3-4 cán bộ tham dự, chưa kể bộ phận giúp việc, lái xe. Thế nhưng, ngồi họp 2-3 ngày, toàn nghe đọc tham luận đă in sẵn trong kỷ yếu", Phó chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói với VnExpress về t́nh trạng lạm phát họp hành.

- Là người chuẩn bị các cuộc họp của Quốc hội và thường xuyên đi dự họp của các bộ ngành, ông nhận xét ǵ về các cuộc họp hiện nay?

- Phần lớn các cuộc họp mà tôi được tham dự, đại biểu đến nghe đọc một bài tổng kết chuẩn bị sẵn, dài lê thê. Sau đó, một số người phát biểu, thực tế đọc một bài tham luận chuẩn bị sẵn, đă in thành sách. Cuối cùng là tổng kết của lănh đạo, thế là hết. Thực chất đại biểu chỉ đến nghe thông báo. Có những hội nghị toàn quốc tổ chức 2 ngày trong TP HCM, nhưng thực chất chỉ làm ngày rưỡi. Thế nhưng, đại biểu địa phương phấn khởi lắm v́ c̣n thời gian đi chỗ nọ, ghé chỗ kia.

Nhiều hội nghị yêu cầu địa phương phải cử rất nhiều người đi, nào là UBND, Mặt trận Tổ quốc, các sở ngành tới 4-5 người, chưa kể bộ phận giúp việc, lái xe. Một hội nghị toàn quốc như vậy, theo tôi tính chi li phải hết nhiều tỷ đồng, chưa kể sau hội nghị c̣n có giao lưu giữa các đoàn với nhau, thăm nom, mời gọi trên đường về thăm tỉnh nọ, tỉnh kia. Vấn đề hiện nay là hội nghị ngành nào cũng quy mô, cũng lớn, tức là có tí “bệnh h́nh thức, phô trương”. Hội nghị phải có đông người dự, đông người phát biểu mới “oai”.

- Giữa năm nay, một đề án giảm họp sẽ được tŕnh Chính phủ. Theo ông, những cuộc họp như thế nào th́ nên cắt giảm?

- Công bằng mà nói, có những việc không họp th́ không thể thực hiện, phải họp th́ mới ra được các quy định, quyết định, ví dụ kỳ họp của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội... Nhưng cuộc họp này đ̣i hỏi phải dài hơn, chuẩn bị chu đáo hơn bởi những cơ quan này quyết định theo đa số, chế độ làm việc hội nghị.

Tôi cho rằng, chỉ giảm những cuộc họp vô bổ, họp để tham quan du lịch chứ không phải là giảm mọi cuộc họp một cách lượng hóa cứng nhắc. Những cuộc họp chỉ thực sự cần thiết khi phải triển khai những ǵ sâu sắc hơn câu chữ trong tài liệu. Đại biểu tham gia hội nghị để tranh luận những ư kiến khác nhau về những giải pháp, kiến nghị, những chủ trương mới. Những hội nghị như thế mới thâu tóm được trí tuệ chứ không phải đến để “quán triệt”, nghe đọc báo cáo.

- Nhiều ư kiến cho rằng, một biện pháp để giảm họp cũng là để siết chặt vấn đề tài chính của các hội nghị?

"Các bộ, ngành phải cắt giảm những cuộc họp báo cáo thành tích, không đưa ra những giải pháp cụ thể. Đại biểu cũng phát biểu ngắn gọn thôi, có lẽ tối đa 10 phút. Tôi rất tâm đắc với câu nói của Đại biểu Quốc hội Đỗ Trọng Ngoạn: Thành tích chỉ có thế, tung hô thành tích cũng không thêm. Nhưng nếu chỉ ra yếu kém và hướng khắc phục th́ có thể làm tăng thành tích", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An. - Vấn đề không phải là siết chặt tài chính mà là xem xét xem nội dung hội nghị là ǵ, giải quyết vấn đề ǵ, có cần phải tổ chức hội nghị không? Có những hội nghị mà chủ trương phổ biến trên giấy không thể hiểu hết được th́ mới cần tổ chức hội nghị. Siết chặt tài chính là ở chỗ đi hội nghị th́ thanh toán tiền ăn ở, công tác phí cho những đối tượng nào, thanh toán những khoản ǵ? Đại biểu đi chỗ nọ, ghé chỗ kia th́ có được thanh toán không?

- Ngay cả các cuộc họp thực sự cần thiết, người ta cũng kêu ca về tính hiệu quả. Nhiều ư kiến cho rằng song song với việc cắt giảm cũng cần phải nâng chất lượng của các hội nghị, ông nghĩ thế nào?

- Tôi tán thành với quan điểm này. Trước khi diễn ra hội nghị, những người tổ chức phải chuẩn bị tài liệu, gửi xuống địa phương trước, tránh t́nh trạng đọc báo cáo lê thê. Các nhà tổ chức cũng phải đưa ra nhóm vấn đề c̣n tranh căi, cần thảo luận. Đến hội nghị, đại biểu phát biểu ngắn gọn, đúng trọng tâm, mục đích hội nghị. Thành phần tham dự cũng hết sức tinh gọn, tránh tốn kém.

Nhiều hội nghị đến chỉ để tung hô lẫn nhau, đại biểu cứ thảo luận c̣n chủ tọa đă có kết luận "bỏ túi". Những kết luận này đă chuẩn bị sẵn, mang danh tập thể. Họp là lắng nghe ư kiến đại biểu, nhưng nghe có tiếp thu không, tiếp thu có sửa không? Tôi rất tâm đắc với ư kiến của một lănh đạo Bộ Công an rằng “chúng ta quyết tâm chung chung th́ rất rơ ràng nhưng lại thiếu quyết tâm cụ thể”.

- Có thực tế là nhiều đại biểu cũng chưa có ư thức trách nhiệm, đi muộn về sớm, lợi dụng thời gian họp để giải quyết việc riêng?

- Đây cũng là một vấn đề. Chúng ta không chỉ giảm các cuộc họp vô bổ mà c̣n phải giảm cả thành phần dự họp, tránh t́nh trạng mời tràn lan, đủ cơ cấu. Có cán bộ thường xuyên đi họp nhưng chưa bao giờ phát biểu, đến chỉ nghe và nhận phong b́. Có những đại biểu chỉ nói toàn chuyện địa phương ḿnh, rồi xin làm đường này, khu công nghiệp kia cho tỉnh tôi... Hội nghị toàn quốc đâu phải để giải quyết công việc của một tỉnh mà là đưa ra những quyết sách mang tầm quốc gia.

Tại diễn đàn QH, mới gần đây ĐB Đinh La Thăng - Phó Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế than trời: “Họp quá nhiều. Có những việc rơ rồi nhưng vẫn phải họp, không họp th́ không triển khai nổi. Một đồng chí Giám đốc Sở Tài chính Hải Pḥng một ngày nhận được b́nh quân 9,5 giấy mời họp, đồng chí Chánh văn pḥng tỉnh ủy một tỉnh nói b́nh quân một đồng chí Thường vụ tỉnh ủy nhận được 2 giấy mời họp/ngày”.

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng cho hay, chi hội nghị thường là vượt tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng/năm so với dự toán, định mức. “Nhưng Bộ trưởng Tài chính lại không thể biết hết hội nghị nào cần thiết, hội nghị nào không cần thiết. Hơn nữa, cơ chế của ta hiện nay là lănh đạo tập thể, đ̣i hỏi phải tổng kết, sơ kết, triển khai luật pháp. Tôi không rơ t́nh trạng vượt chi phổ biến là v́ định mức quá thấp, hay do hội nghị quá tràn lan?" Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn.

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), February 22, 2005

Answers

Response to Khắc phục tình trạng hội nghị 'tung hĂ´', kết luận 'bỏ tĂºi'

BỌN CS LÀO, ĐỒNG MINH CỦA LŨ VC, ĐĂ VÀ ĐANG THẢM SÁT CÁC

ĐỒNG BÀO TIỂU SỐ Ở CÁC VÙNG BIÊN GIỚI TẠI VIET NAM

-- bo bo (mystyle@fyi2me.com), February 22, 2005.


Moderation questions? read the FAQ