Dự Đoán Về T́nh H́nh Chính Trị của Việt-Nam Trong 2005-2006

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Dự Đoán Về T́nh H́nh Chính Trị của Việt-Nam - Trong 2005-2006

G.S. Carlyle A. Thayer

06.01.2005

LGT: G.S. Carlyle A. Thayer là một chuyên viên về Việt-Nam. Ông vừa tạm dời chức vụ Giáo Sư Chính Trị Học tại University of New South Wales, Úc, để nhận chức Giáo Sư của Chương Tŕnh Nghiên Cứu về Đông Nam Á tại Johns Hopkins University, Hoa-Kỳ trong năm 2005. Quan điểm của tác giả không nhất thiết phản ảnh quan điểm của người dịch.

Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

12.01.2005

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dẫn nhập

Việt Nam ở một vị thế mà nhiều nước thèm muốn. Những chỉ số chính của Việt-Nam cho thấy kinh tế của nước này đang đi lên: Tổng Sản Phẩm Nội Địa (GDP – gross domestic product) tăng 7.6%; đầu tư ngoại quốc lên đến US$4 tỉ; con số cam kết cao nhất kể từ khi có cuộc khủng hoảng tài chánh Á châu vào năm 1997; và xuất cảng thu về được US$25.8 tỉ, con số cao nhất trong 7 năm qua. Vào cuối năm ngoái, những cơ quan tài trợ quốc té, công nhận cố gắng của Việt-Nam đă giảm được tỉ lệ dân nghèo từ 12% trong năm 2003 xuống c̣n 9% trong năm 2004, đă đồng ư cho Việt-Nam vay US$3.44 tỉ để tiếp tục phát triển và xóa đói giảm nghèo. So với US$2.5 tỉ trong năm 2003, đây là một mức tăng đáng kể. Kinh tế Việt-Nam đă vượt qua một số khó khăn như giá sản phẩm gia tăng (đặc biệt là dầu hỏa), hạn hán, bệnh cúm gia cầm Avian, Hoa-Kỳ áp dụng hạn ngạch về quần áo và hàng dệt và tăng thuế nhập cảng tôm từ Việt-Nam.

Vị thế quốc tế của Việt-Nam đạt được cao độ nhất từ trước tới nay. Năm vừa qua, Việt-Nam thành công trong việc tổ chức Hội Nghị Á Âu (ASEM – Asia-Europe Meeting) lần thứ 5, sau khi vượt qua được trở ngại đe dọa tẩy chay của một số những nước Âu châu về vấn đề Miến Điện. Việt-Nam đă thỏa hiệp được với Liên Hiệp Âu Châu và một số nước khác về vấn đề gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO – World Trade Organization).

Duyệt xét t́nh h́nh an ninh – chính trị nội địa cho thấy Việt-Nam có một căn bản vững chắc để phát triển trong tương lai. Hệ thống xă hội chủ nghĩa độc đảng của Việt-Nam ổn định và không phải đối phó với một thử thách trầm trọng nào. Việt-Nam thành công trong việc giới hạn sự rối loạn ở Cao Nguyên Trung Phần đă bùng nổ trong năm qua. Việt-Nam không phải đương đầu với nạn khủng bố quốc tế.

Việt-Nam đă đối phó thành công với sự đa dạng hóa ngày càng lớn trong xă hội và sự vươn lên của thế hệ trẻ bằng một chương tŕnh nghiên cứu cẩn thận để cải tổ chính trị từng bước một. Nhà nước với hệ thống độc đảng t́nh nguyện trả bớt quyền hành cho đơn vị hành chánh địa phương và những tổ chức xă hội mới thành lập. Năm ngoái Việt-Nam đă thành công trong việc tổ chức bầu cử chính quyền địa phương ở cấp tỉnh, huyện và làng xă để chia sẻ trách nhiệm tài chánh và khuyến khích “dân chủ cơ sở” (grassroots democracy).

Tại trung ương, Quốc Hội Việt-Nam dần dần trở nên một bộ phận sinh động hơn trong cố gắng quan trọng để cải tổ chính trị. Việt-Nam t́m cách để duy tŕ chế độ độc đảng bằng cách tạo ra một nhà nước cai trị bằng luật pháp (law-governed state), theo đó Đảng CSVN phụ thuộc vào luật pháp. Việt-Nam đang tăng cường khả năng của Quốc Hội và đại biểu để ban soạn thảo luật và kiểm soát sự quản lư của chính phủ.

Năm ngoái Đại Biểu Quốc Hội có sáng kiến chuyển Tổng Cục Kiểm Toán của chính phủ từ hành pháp qua lập pháp. Đại Biểu Quốc Hội nay có quyền bỏ phiếu tín nhiệm các Bộ Trưởng. Lần đầu tiên thủ tướng tham dự phiên họp có phần hỏi – đáp và được trực tiếp truyền h́nh tại Quốc Hội. Sau hết, để chấm dứt phần phân tách tổng quát và tóm tắt này, chúng ta cần nói đến chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch đă giăng lưới và bắt được một số viên chức quan trọng. kể cả một phụ tá bộ trưởng.



-- (Sau Bi Da FranCe @ SaiGề`nh.Net), February 22, 2005

Answers

Response to Dự ĐoĂ¡n Về Tình Hình ChĂ­nh Trị của Việt-Nam Trong 2005-2006

Những cơ hội trong tương lai như thế nào ? Những người tổ chức cuộc hội luận đă yêu cầu tôi nói về những những vấn đề sau đây: Những ǵ sẽ xẩy ra tại Việt-Nam vào năm 2005-2006 tại đấu trường chính trị ? Chính phủ sẽ gặp những thử thách nào về vấn đề an ninh và chính trị nội bộ và sẽ đối phó ra sao đối với những khó khăn này ? Những ǵ cần phải canh trừng trong 2005-2006 ? Ổn định nhiều hơn hay bớt đi ? Có những bất ngờ tốt hay xấu nào sắp xẩy ra ?

Đấu trường chính trị

Trong ṿng hai năm tới, những diễn tiến trong lănh vực chính trị gồm có: (1) Chương tŕnh cải tổ chính trị sẽ tăng tốc; (2) Khả năng của quốc hội soạn thảo luật và kiểm soát chính phủ sẽ được cải thiện; (3) Đại Hội Đảng lần Thứ 10 chuẩn bị họp; (4) Việt-Nam đương đầu với những vấn đề kinh tế chính trị liên quan để Hiệp Định Thương Mại Với Hoa-Kỳ (BTA – Bilateral Trade Agreement) và việc gia nhập tổ chức WTO.

Gia tăng cải tổ chính trị

Ông Nông Đức Mạnh, đương kim Tổng Bí Thư của Đảng CSVN, đă giữ chức vụ này từ tháng Tư, 2001 sau một thời gian chương tŕnh cải tổ bị tŕ trệ và thất vọng về sự lănh đạo của người tiền nhiệm là ông Lê Khả Phiêu. Ông Mạnh đă khởi sự một chương tŕnh cải tổ chính trị và hành chánh rộng răi trong nội bộ Đảng CSVN cũng như trong guồng máy hành chánh nhà nước.

Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là một vấn đề trầm trọng tại Việt-Nam. Tổ chức Transparency International xếp Việt-Nam vào hạng 102 trên 145 (thấp nhất) theo chỉ số tham nhũng của năm 2004. Những lănh tụ của Đảng CSVN nh́n nhận sự tham nhũng trong các cơ quan có thể là một mối đe dọa lớn nhất đối với tính cách hợp pháp chính trị của đảng.

Trong năm 2004, Việt-Nam đă khám phá một số trường hợp tham nhũng nghiêm trọng trong các ngành dầu khí, hải sản, hàng không và ngoại thương. Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Lê Huy Ngọ, đă từ chức sau khi bị khiển trách nặng nề bởi thủ tướng, trong khi đó hai viên phụ tá bị kết án tù. Phụ Tá Bộ Trưởng Bộ Thương Mại, Mai Văn Dậu, bị cách chức và bị bắt v́ dính líu tới vụ phân chia sản ngạch trong kỹ nghệ quần áo và hàng dệt. Phạm tội lớn trong những trường hợp lừa dối thường bị trừng phạt bằng án tử h́nh, như trường hợp biển thủ công quỹ của Lă Thị Kim Oanh.

Trong năm 2005, người ta có thể trông đợi Tổng Bí Thư Mạnh tăng cường những cố gắng này để cải thiện thành tích của ḿnh khi nhiệm kỳ năm năm của ông sắp chấm dứt. Đặc biệt, chúng ta sẽ thấy những cố gắng lớn hơn để tiêu diệt tham nhũng trong guồng máy nhà nước. Báo chí sẽ đóng vai tṛ quan trọng hơn trong chiến dịch chống tham nhũng. Khu vực xây cất và dự án thiết lập nhà máy lọc dầu Dung Quát sẽ được đặc biệt lưu tâm.

Thủ Tướng Phan Văn Khải đă ra lệnh kiểm toán bắt buộc 10 bộ và cơ quan trung ương, 30 tỉnh và thành phố, và 18 công ty quốc doanh, và cơ quan tài chánh. Các bộ ở cấp trung ương gồm có Tổng Cục Thuế Quan, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Ngân Hàng Nhà Nước, Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Hải Sản, Toà Án Nhân Dân Tối Cao, Ủy Ban Dân Tộc, Ủy Ban Dân Số, Gia Đ́nh và Trẻ Em, Bộ Văn Hoá và Thông Tin, và Bộ Ngoại Giao.

Cải thiện khả năng của Quốc Hội

Quốc Hội Việt-Nam có ba nhiệm vụ: làm luật, kiểm soát chính phủ, và “quyết định những vấn đề quốc gia quan trọng.” Vai tṛ của Quốc Hội đă được cải thiện rất nhiều kể từ 1992 khi hiến pháp được sửa đổi. Quốc Hội không c̣n là một công cụ (cái triện cao su) của Đảng như trước. Nhưng c̣n cần rất nhiều thời gian nữa trước khi Quốc Hội có khả năng để hoạt động một cách hữu hiệu và có quyền quyết định.

Cho tới thời gian gần đây, những đại biểu Quốc Hội chỉ làm việc một phần thời gian và do đó có ít thời giờ để nghiên cứu và soạn thảo luật. Kể từ 2002, một phần tư đại biểu làm việc toàn thời gian. Khoảng một nửa phục vụ trong những uỷ ban soạn thảo luật pháp trong khi đó số đại biểu c̣n lại làm việc tại địa phương. Tuy nhiên, chính phủ soạn 96-97% tổng số các đạo luật rồi chuyển lên Quốc Hội, trong khi đó 3-4% c̣n lại soạn bởi Mặt Trận Tổ Quốc hoặc bởi các ủy ban của Quốc Hội.

Quốc Hội có hai phiên họp lập pháp hàng năm. Phiên họp tới (lần thứ bẩy, Quốc Hội khoá 11) dự trù váo tháng Tư và tháng Năm, 2005. Chương tŕnh làm việc gồm việc chấp thuận 11 bộ luật và cứu xét 11 dự luật. Những dự luật quan trọng sẽ được duyệt xét gồm có luật về tham nhũng (được soạn bởi Quốc Hội chứ không phải bởi nội các chính phủ), sửa đổi thành luật pháp lệnh 1998 về vấn đề tiết kiệm và chống phí phạm, và dự luật về b́nh đẳng nam nữ.

Trong năm 2005 chúng ta sẽ được chứng kiến những cố gắng lớn hơn để làm cho thủ tục của Quốc Hội được minh bạch hơn. Thí dụ, kế hoạch đang được soạn để thay đổi phần hỏi - đáp trong các phiên họp và bao gồm cả phần thảo luận thực sự về các vấn đề đă được chọn lựa kỹ lưỡng thí dụ như giáo dục. Khu vực xây cất cũng sẽ được chú ư v́ những vấn đề thực hiện thiếu sót đă được tường thuật rộng răi như gian dối, xử dụng công quỹ phi pháp, và quản trị yếu kém. Quốc Hội dự trù sửa lại Luật về Soạn Thảo Luật để giúp lấy ư kiến của công dân. Ngoài ra, Quốc Hội sẽ thảo luận về những vấn đề có nhiều tranh căi như bồi thường cho những nạn nhân bị kết tội bởi chính phủ một cách bất công và giải quyết những than phiền và kiến nghị của công dân.

Quốc Hội cũng sẽ ưu tiên chú trọng đến những tố cáo về vấn đề quản trị sai trái và phí phạm trong việc xây cất nhà máy lọc dầu Dung Quát tại miền Trung Việt-Nam và kiểm tra Chương Tŕnh 135 nhắm mục đích thực hiện những dự án phát triển kinh tế và xă hội tại những vùng xa xôi và núi non. Nhân viên chính phủ liên hệ đến những dự án này trông đợi sẽ bị chất vấn về những hồ sơ đầu tư.



-- (Sau Bi Da FranCe @ SaiGề`nh.Net), February 22, 2005.


Response to Dự ĐoĂ¡n Về Tình Hình ChĂ­nh Trị của Việt-Nam Trong 2005-2006

Chuẩn bị cho Đại Hội 10 của Đảng CSVN

Bất kể những cố gắng để đẩy mạnh cải tổ chính trị, chống tham nhũng và cải thiện vai tṛ chuyên môn của Quốc Hội, đấu trường chính trị tại Việt-Nam sẽ bị chi phối bởi những chuẩn bị cho việc triệu tập Đại Hội 10 của Đảng CSVN vào tam cá nguyệt thứ 2 của năm 2006.

Hệ thống chính trị của Việt-Nam hoạt đông theo môt chu kỳ 5 năm kể từ khi Việt-Nam thống nhất vào năm 1976. Đại Hội 9 vừa qua đă họp vào tháng Tư, 2001. Vào tháng Bẩy năm vừa qua, khóa họp thứ 10 của Ban Chấp Hành Trung Ương (BCHTU) Đảng CSVN đă cứu xét một bản phúc tŕnh của Bộ Chính Trị (BCT) về việc chuẩn bị cho đại hội sắp tới và chương tŕnh nghị sự.

Chương tŕnh nghị sự thông thường gồm có việc cứu xét và chấp thuận báo cáo chính trị của Tổng Bí Thư về vấn đề xây dựng đảng, tu chính về cương lĩnh và qui chế của đảng, chấp thuận chiến lược phát triển kinh tế và xă hội và mục tiêu cho năm năm tới (2006-2010), và bầu BCHTU mới.

Tiếp theo khoá họp 10 vào tháng Bẩy 2004, BCHTU bắt đầu thành lập một số tiểu ban để giúp BCT và Ban Bí Thư Trung Ương duyệt xét lại toàn bộ chính sách. Đây là một phần của chu kỳ chính trị năm năm. Trong năm 2005, những tài liệu dự thảo về chính sách dự trù đệ tŕnh Đại Hội 10 sẽ được phổ biến dần dần vào cơ cấu của đảng. Sau đó những tài liệu này sẽ trao cho những viện nghiên cứu và những nhóm đặc nhiệm để lấy ư kiến. Khi đă đạt được sự đồng thuận ở mức độ cao, những tài liệu chính mới được phổ biến ra ngoài để cho công chúng phê b́nh. Một ủy ban đặc biệt sẽ thâu thập ư kiến (thông thường lên đến vài chục ngàn) và những viên chức kỳ cựu của đảng sẽ trông coi việc tu sửa trong giai đoạn sau cùng.

Trong nửa phần sau của năm 2005 và đầu năm 2006, những đại hội đảng sẽ họp tại cấp huyện rồi tới tỉnh và thành phố. Những buổi họp này sẽ tranh luận và bỏ phiếu về những tài liệu dự thảo của Đại Hội liên quan đến chính sách. Ngoài ra, những đại hội ở cấp tỉnh và thành phố, cũng như riêng của Quân Đội Nhân Dân, sẽ bầu ra khoảng 1,200 đại biểu để tham dự Đại Hội Toàn Quốc.

Khi Đại Hội Toàn Quốc họp, sẽ chỉ có ít công việc phải làm v́ gần như mọi việc đă được quyết định. Tất cả những tài liệu, báo cáo chính sẽ được chấp thuận bởi v́ những tài liệu này bao gồm những quan điểm chính của đảng viên đă được biểu quyết đồng thuận.

Những đại biểu đến tham dự đại hội toàn quốc cũng sẽ bầu ban lănh đạo đảng - BCHTU gồm khoảng 150 người. Tất cả những ứng cử viên cho BCHTU sẽ được Ban Tổ Chức Trung Ương điều tra và đánh giá rất kỹ lưỡng trước khi đại hội khai mạc. Để được chọn lựa, mỗi ứng cử viên cần 51% số phiếu của đại biểu. Không phải là một điều lạ nếu có môt hai hai ứng cử viên đă được ủng hộ nhưng lại thất cử hay ứng cử viên chưa được ủng hộ nhưng được đề cử tại chỗ.

Sau khi đại hội kết thúc, BCHTU sẽ họp đại hội đầu tiên để bầu BCT gồm dưới 20 người, Ban Bí Thư Trung Ương, và Ban Kiểm Tra Trung Ương, và dĩ nhiên là Tổng Bí Thư. Dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ về đại hội toàn quốc, người ta có thể trông đợi một cách hợp lư rằng một phần tư cho đến một phần ba thành viên trong BCHTU và BCT sẽ về hưu.

Qui chế của Đảng CSVN đ̣i hỏi rằng BCHTU họp tối thiểu mỗi năm hai lần. Đương kim Tổng Bí Thư Đảng đă triệu tập ba phiên họp của BCHTU mỗi năm trong hai năm đầu tiên. Trong thời gian 2005-06, BCHTU sẽ chú trọng tới việc chuẩn bị tổ chức Đại Hội 10 và sự thay đổi cấp lănh đạo. Thông thường trong hoàn cảnh này, BCHTU sẽ họp liên tiếp trước đại hội toàn quốc để đạt đến sự đồng thuận về một số vấn đề liên quan đến chính sách và nhân sự.

Những vấn đề kinh tế chính trị

Việt-Nam đă từ lâu chủ trương hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới. Ưu tiên là trở thành hội viên của WTO. Để gia nhập WTO Việt- Nam cần phải thương lượng thành công với tất cả 147 nước hội viên và hoàn tất 10 ṿng thương thuyết. Năm ngoái Việt-Nam đă vượt qua một trở ngại lớn khi quốc gia này đă đạt được thỏa hiệp với Liên Hiệp Âu Châu.

Để có thể vào WTO trong năm 2005, Việt-Nam cần phải khắc phục một khó khăn quan trọng cuối cùng là đạt được thoả hiệp với Hoa-Kỳ. Việt-Nam đă kư kết BTA với Hoa-Kỳ bao gồm những điều kiện khó khăn hơn tiêu chuẩn WTO. Nhưng vào ngày 1.1.2005, những cam kết mới thuộc BTA bắt đầu có hiệu lực. Những thương thuyết gia Hoa-Kỳ đ̣i hỏi mạnh mẽ Việt-Nam mở rộng các khu vực dịch vụ và công nghiệp bao gồm cả những ngành nhậy cảm như viễn thông, cho đầu tư ngoại quốc.

Theo BTA, liên hệ ngoại thương b́nh thường (NTR – Normal Trade Relations) phải được triển hạn hàng năm. Điều này tạo cơ hội cho những nhà lập pháp của Quốc Hội Hoa-Kỳ thường lưu tâm đến vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ngăn chặn việc triển hạn. Vấn đề này sẽ được giải quyết nếu Việt-Nam trở thành hội viên của WTO v́ luật WTO cấm Hoa-Kỳ không được đối sử với Việt-Nam một cách khác biệt so với các hội viên khác. Nhưng Hoa-Kỳ sẽ không đồng ư cho Việt-Nam gia nhập WTO nếu trước tiên không thỏa thuận cho Việt-Nam hưởng quy chế liên hệ ngoại thương b́nh thường vĩnh viễn (PNTR – Permanent Normal Trade Relations). Để điều này có xẩy ra, Việt-Nam sẽ phải nhượng bộ về một số vấn đề thí dụ như mở rộng các khu vực sản phẩm và dịch vụ cho đầu tư ngoại quốc.

Việt-Nam chịu áp lực phải hành động bởi v́ ngành dệt may có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu không vào được WTO sớm. Xuất cảng quần áo và hàng dệt, đặc biệt sang Hoa-Kỳ, mang lại cho Việt-Nam một trong những nguồn lợi tức xuất cảng lớn. Vào tháng Giêng năm nay, WTO bắt đầu chấm dứt chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may đối với hôi viên WTO. Việt-Nam sẽ tiếp tục bị thiệt tḥi cho đến khi gia nhập được tổ chức này.



-- (Sau Bi Da FranCe @ SaiGề`nh.Net), February 22, 2005.


Response to Dự ĐoĂ¡n Về Tình Hình ChĂ­nh Trị của Việt-Nam Trong 2005-2006

Thử thách về chính trị và an ninh

Vào tháng Giêng năm vừa qua, trong khoá họp thứ 9, BCHTU của Đảng CSVN đă ra một quyết nghị ghi nhận ba đe dọa lớn lao đối với Việt- Nam: chậm phát triển, những vấn đề xă hội liên quan đến tham nhũng, và “diễn biến ḥa b́nh” do những “lực lượng thù nghịch” bên ngoài chủ trương. Mối đe dọa “diễn biến ḥa b́nh” trước tiên xuất hiện như một mối lo ngại sau khi xă hội chủ nghĩa xụp đổ ở Đông Âu và Liên Bang Sô Viết trong thời gian 1989-91. Sự lo ngại này không phải chỉ là một khẩu hiệu hoa mỹ, nhưng đă được đề cập đến trong các tài liệu nội bộ và lượng định t́nh h́nh an ninh của Đảng CSVN.

Các viên chức trong đảng và ngành an ninh lo ngại rằng những “lực lượng thù nghịch bên ngoài” sẽ hợp sức với những phần tử chống đối trong nước và khai thác những vấn đề như nhân quyền và tự do tôn giáo để làm suy yếu Việt-Nam với hệ thống độc đảng. Rối loạn liên quan đến dân thiểu số ở Cao Nguyên Trung Phần là một trường hợp trong lănh vực này.

Sự bất măn của dân thiểu số đă bùng nổ vào tháng Tư 2001 và tái diễn vào tháng Tư năm vừa qua. Uy tín của Việt-Nam bị tổn thương khi những người dân miền núi bỏ chạy sang Kampuchia và được báo chí quốc tế phỏng vấn. Cuộc rối loạn có những nguyên nhân phức tạp, liên hệ đến nhiều vấn đề, bao gồm sự ngược đăi và khủng bố tôn giáo và bất b́nh về kinh tế do việc dân miền đồng bằng chiếm đất của dân thiểu số. Đất này biến thành khu trồng cà phê và những người trồng trọt đă bị thiệt hại v́ những biến đổi của thị trường quốc tế. Những nhà lănh đạo Việt-Nam và nhân viên an ninh đă lên án Montagnard Foundation có trụ sở tại Hoa-Kỳ đă xúi dục sự rối loạn này.

Những giới chức có thẩm quyền của nhà nước và đảng CSVN đă áp dụng những biện pháp cương quyết để dàn xếp những bất măn của dân thiểu số sau khi xẩy ra những biến cố vào năm 2001. Những viên chức này thực sự ngạc nhiên là sự xung đột lại bột phát vào năm vừa qua. Việt-Nam đă bắt, xử án, và bỏ tù những người được xem là chủ mưu. Việt-Nam cũng đă trừng phạt những viên chức địa phương kể cả việc chính thức quở trách tỉnh ủy tỉnh Gia Lai của Đảng CSVN. Trong năm 2005, như đă đề cập đến ở trên, đảng và chính phủ sẽ có những nỗ lực mạnh mẽ hơn để giảm sự bất măn và khuyến khích sự phát triển kinh tế và xă hội tại Cao Nguyên Trung phần.

Mặc dù những viên chức an ninh Việt-Nam lo ngại về những hành động của những nhân vật đối kháng chính trị và các nhóm tôn giáo đứng ngoài các tổ chức của nhà nước, Việt-Nam không phải đối phó với những thử thách nghiêm trọng đối với sự an ninh của chế độ độc đảng.

Những thay đổi có thể xẩy ra

Bài viết này đă tŕnh bầy cái nh́n tổng quát về những biến đổi có thể xẩy ra trong năm 2005-06 về ba lănh vực: đấu trường chính trị (cải tổ chính trị gia tăng, cải tổ khả năng của quốc hội, và chuẩn bị Đại Hội 10 của Đảng CSVN), những vấn đề kinh tế chính trị, và những thử thách về chính trị nội bộ và an ninh. Những vấn đề này liên hệ với nhau. Tôi muốn nhấn mạnh đến bẩy thay đổi có thể xẩy ra để tiện theo dơi:

Trong năm 2005, Thủ Tướng Phan Văn Khải dự trù sẽ viếng thăm Hoa-Kỳ. Cuộc viếng thăm này quan trọng đối với vấn đề liên quan đến PNTR và gia nhập WTO. Rất có thể rằng nhân chuyến viếng thăm của ô. Phan Văn Khải, một số nhóm ở Hoa-Kỳ sẽ đ̣i hỏi chính phủ Bush liên kết điều kiện nhân quyền và tự do tôn giáo vào cuộc thương thuyết. Chính trị nội bộ của Hoa-Kỳ có thể làm đ́nh trệ cố gắng của Việt-Nam để đạt được quy chế PNTR và gia nhập WTO và sẽ làm cho mối bang giao giữa hai nước căng thẳng.

-- (Sau Bi Da FranCe @ SaiGề`nh.Net), February 22, 2005.


Response to Dự ĐoĂ¡n Về Tình Hình ChĂ­nh Trị của Việt-Nam Trong 2005-2006

Nếu thành công về quy chế PNTR và gia nhập WTO, Việt-Nam sẽ phải đối phó với một thử thách khác. Quốc Hội sẽ cần phải tu chính và chấp thuận ít nhất 30 chục bộ luật và pháp lệnh để cho phù hợp với điều kiện của WTO. Vấn đề này sẽ là một thử nghiệm đối với khả năng của Quốc Hội. Một vài quan sát viên đề nghị rằng Quốc Hội sẽ phải soạn một bộ luật lớn chi phối nhiều lănh vực. Kinh tế nội địa của Việt-Nam khi hội nhập với nền kinh tế thế giới sẽ mở rộng cho cạnh tranh quốc tế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi tuyệt đối của các doanh nghiệp nhà nước. Những doanh nghiệp này c̣n dựa vào hỗ trợ và bao cấp gián tiếp của nhà nước. Bất cứ nhượng bộ kinh tế nào Việt-Nam thỏa thuận với Hoa-Kỳ sẽ gây ra phản ứng chống đối và tranh căi trong khi Việt-Nam chuẩn bị Đại Hội 10. Khi Việt-Nam ngày càng đi sâu vào tiến tŕnh hoạch định chính sách trong thời gian tiền Đại Hội 10, cuộc tranh căi trong nội bộ đảng có thể sẽ bắt đầu về nhiều vấn đề, đặc biệt về những lănh vực liên quan đến vai tṛ của khu vực nhà nước và tư nhân. Cho tới khi những vấn đề chính sách này được giải quyết, người ta tin rằng Việt-Nam sẽ trải qua một giai đoạn tê liệt về chính sách. Khi gần tới Đại Hội, những nhân vật đối kháng chính trị ở trong nước sẽ lợi dụng tiến tŕnh trưng cầu dân ư để viết thư ngỏ và kiến nghị cho những viên chức cao cấp của Đảng và nhà nước. Sẽ có những lời kêu gọi vứt bỏ chủ nghĩa xă hội, chấm dứt chế độ độc đảng, và chấp nhận chế độ dân chủ đa đảng. Báo chí quốc tế tường thuật về những biến động này, cộng với những hành động đàn áp của nhà nước sẽ tạo ra sự căng thẳng về mối quan hệ giữa Việt-Nam với một số quốc gia khác. Trong thời gian gần tới Đại Hội, người ta sẽ đặc biệt chú ư đến những thay đổi các nhà lănh đạo ở cấp cao nhất của đảng và nhà nước. Chiến dịch chống tham nhũng có thể được dùng như một phương tiện bởi phe này để chống lại phe khác trong đảng. Bốn thành viên trong BCT hiện nay sẽ rất có thể về hưu (cố Bộ Trưởng Công An, Lê Minh Hương, qua đời vào tháng Năm 2004 và chưa được thay thế). Theo chính sách của đảng về tuổi và thời gian phục vụ, ngưới ta có thể tiên đoán một cách hợp lư rằng đương kim Thủ Tướng Phan Văn Khải (71 tuổi), Bộ Trưởng Quốc Pḥng Phạm Văn Trà (69 tuổi) sẽ rời khỏi chức vụ. Đă có những tường thuật về các vận động để dành chiếm những chức vụ này. Theo nhận định của tôi, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh sẽ rất có thể không bị thay thế. Ông Mạnh chứng tỏ là một nhà lănh đạo có hiệu quả và năng động và là người duy tŕ được vị thế ở trung tâm hệ tư tưởng của đảng một cách một cách thoải măi. Ông cũng là người phục vụ trong BCT lâu nhất với ba nhiệm kỳ. Nhưng cũng nên để ư rằng, kể từ năm 1986 đến nay, không có một lănh tụ của đảng nào hoàn tất hai nhiệm kỳ cả.

Trong năm 2006 sẽ có những thay đổi b́nh thường về thành phần chính phủ (các Bộ Trưởng trong nội các) tiếp theo sự về hưu của một số đảng viên trong BCHTU.

Mặc dầu không đề cập trong bài viết này, liên hệ giữa Hoa-Kỳ và Việt- Nam ở tư thế sẵn sàng đi vào giai đoạn hợp tác quân sự mới. Bộ Trưởng Quốc Pḥng của Việt-Nam đă viếng thăm Washington vào cuối năm 2003. Hiện nay có những dấu hiệu rơ ràng cho thấy đang có cuộc tranh luận trong nội bộ đảng về mức độ Việt-Nam nên hợp tác quân sự với Hoa-Kỳ. Việt-Nam mong muốn duy tŕ sự cân bằng trong liên hệ ngoại giao (“làm bạn với mọi nước”). Nhưng Việt-Nam ở vị thế rất lợi để chấp thuận chương tŕnh Giáo Dục và Huấn Luyện Quân Sự Quốc Tế (IMET – International Military Education and Training) của Hoa-Kỳ. Đây là một vấn đề lớn sẽ được bàn căi ưu tiên từ nay cho đến Đại Hội 10.

Sau hết Tổng Thống George Bush dự trù sẽ viếng thăm Việt-Nam để tham dự Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu – Thái B̀nh Dương trong năm 2006. Cuộc viếng thăm này sẽ tạo cơ hội cho Hà-Nội và Washington củng cố hơn nữa mối bang giao giữa hai nước.

-- (Sau Bi Da FranCe @ SaiGề`nh.Net), February 22, 2005.


Response to Dự ĐoĂ¡n Về Tình Hình ChĂ­nh Trị của Việt-Nam Trong 2005-2006

http://conghambannuoc.tripod.com

-- bo bo (mystyle@fyi2me.com), February 23, 2005.


Moderation questions? read the FAQ