China

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Mối lo từ Trung Quốc 2005.03.02

Nguyễn Xuân Nghĩa

Hôm Thứ Hai 28, Tổng trưởng Kinh tế Anh là ông Gordon Brown đă trấn an trong một cuộc vận động tranh cử, rằng nước Anh có khả năng ứng phó với những thách đố kinh tế xuất phát từ các nước đang phát triển như Trung Quốc hay Ấn Độ. Diễn đàn Kinh tế xin trở lại đề tài Trung Quốc qua phần trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.

* Bấm vào đây để nghe tiết mục này * Tải xuống để nghe

Hôm 26-1-2005, Người phụ nữ đang quét dọn trước một chi nhánh của ngân hàng China Construction ở Bắc Kinh. AFP PHOTO/Frederic J. BROWN

Hỏi: Thưa ông, Tổng trưởng Kinh tế Tài chính Anh là ông Gordon Brown sau khi thăm Trung Quốc trở về hôm thứ hai 28 tháng Hai, đă nói đến sự thách đố của các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc hay Ấn Độ đối với kinh tế Anh.

Đáp: Trước đó, ngày Chủ Nhật 27, nhật báo tài chính có uy tín của Anh quốc là tờ Financial Times cũng có một bài nhận định về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc so với Ấn Độ. Cũng trong chiều huớng đó ở Anh, th́ đài BBC từ Luân Đôn cũng phỏng vấn ông về kinh tế Trung Quốc, là đề tài mà ông đă tŕnh bày nhiều lần trên Diễn Đàn này, bởi v́ thế phát triển của Trung Quốc có ảnh huởng rất lớn tới Việt Nam.

Và, lâu nay khi nói về Trung Quốc th́ ông thuờng có vẻ như có nhận định không mấy lạc quan. Nhưng nếu như vậy th́ tại sao châu Âu và Hoa Kỳ vẫn thuờng tỏ ra e ngại Trung Quốc, về mặt kinh tế cùng nhiều lănh vực khác, thể hiện qua các diễn tiến mới đây từ phía chính phủ và giới truyền thông Anh Quốc?

Thưa vâng, trước tiên, tôi xin được đề nghị là ta cùng xét tới vấn đề ấy trong một viễn cảnh dài. Từ 1980 đến 2003, tức là từ khi Đặng Tiểu B́nh đề xướng cải cách kinh tế đến gần đây th́ kinh tế Trung Quốc đă có mức tăng trưởng b́nh quân là 9,5% một năm, theo lượng định của tờ Financial Times, và với dân số một tỷ ba trăm triệu, sự kiện ấy tất nhiên phải làm thay đổi tương quan kinh tế và nhận thức chính trị của thế giới v́ có nghĩa là cứ hơn bảy năm th́ sức mạnh kinh tế Trung Quốc lại tăng gấp đôi.

Một quốc gia như Singapore hay cả Việt Nam mà có tốc độ tăng trưởng cỡ ấy th́ chẳng làm thế giới e ngại chứ một nước đông dân và có nhiều tham vọng hay ảo tưởng như Trung Quốc tất phải là mối quan tâm, nhất là cho các chính trị gia, khi cần trấn an quần chúng của ḿnh.

Tuy nhiên, cũng trong một viễn cảnh dài, ḿnh cần đặt vấn đề vào đúng vị trí của nó. Tôi thiển nghĩ là trên đại thể, với lợi tức b́nh quân một đầu người là một ngàn đô la Mỹ một năm th́ nền kinh tế hơn một ngàn triệu dân của Hoa lục có thể là một hy vọng hay đe dọa cho các nước, nhưng nền kinh tế ấy cũng có cả triệu vấn đề mà chúng ta nên nh́n ra trước.

Hỏi: Nói như vậy phải chăng ông cho rằng các vấn đề có thể xảy ra tại Trung Quốc mới là đáng lo cho Bắc Kinh, hơn là chuyện cần lo âu của các nước khác?

Đáp:Thưa đúng vậy, ta đang gặp một hiện tượng tâm lư dễ hiểu là ḿnh ưa dự báo tương lai theo thế tĩnh, bằng cách vạch ra đường thẳng từ quá khứ đến tương lai. Nói cho dễ nhớ th́ khi Trung Quốc bắt đầu cải tổ, kể từ cuối năm 1978 trở đi, dư luận thế giới chỉ nh́n thấy sự lớn mạnh của kinh tế Nhật Bản.

Tại Hoa Kỳ, trong thập niên 80, dư luận c̣n nói đến mối đe dọa của Nhật, thậm chí đă có một phong trào chống Nhật nổi lên tại Mỹ. Giới chính trị, truyền thông và cả phim ảnh Hoa Kỳ đă báo động về sức bành trướng của Nhật, khiến tư bản Nhật trở thành chủ nợ, chủ đất và chủ đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ...chẳng khác nào dư lụân Anh ngày nay đang nói về Trung Quốc..

Hỏi: Nhưng rồi sau đó ra sao?

Đáp: Chưa đầy 10 năm sau, Nhật bị khủng hoảng, và từ đó đến nay đă qua năm trận suy trầm kinh tế, lần cuối đang xảy ra ngay trước mắt. Sau vụ khủng hoảng, các chủ nợ chủ đất Nhật bán rẻ tất cả cho Mỹ và bỏ của chạy lấy người, và dư luận lại nói đến âm mưu của tư bản Mỹ, hoặc chỉ nh́n thấy sự sụp đổ đồng thời của Liên xô.

Thực ra, khủng hoảng sau vụ bể bóng đầu tư tại Nhật khiến nội các Kiichi Miyazawa của đảng Tự do bị đổ năm 1993 sau 38 năm cầm quyền liên tục tưởng như vĩnh viễn của đảng. May là Nhật là một xứ dân chủ nên khủng hoảng kinh tế chỉ dẫn tới thay đổi chính trị ôn hoà qua bầu cử. Ngày nay, truyền thông Mỹ hết báo động về hiểm họa Nhật Bản và c̣n ca tụng thế hợp tác Mỹ-Nhật trước mối họa Trung Quốc.

Thế rồi, cũng tại Á Châu, sau hai chục năm tăng trưởng được thế giới ngợi ca là “phép lạ kinh tế Đông Á”, khu vực này bị khủng hoảng năm 1997, hàng loạt chính quyền bị đào thải, từ Nam Hàn đến Thái Lan, Indonesia hay Philippines. Sau hai đợt chấn động ấy - tại Nhật vào năm 1990 rồi tại năm nước Đông Á vào năm 1997 – ta có thể sẽ gặp đợt thứ ba, từ cuối năm nay, tại Trung Quốc.

Nhưng khác với các nước kia, xứ này chưa có tập quán dân chủ và chấn động kinh tế có thể trở thành khủng hoảng chính trị ở trong và đe dọa quân sự đối với bên ngoài. V́ vậy tôi không mấy tin vào triển vọng kinh tế Trung Quốc như vài giới chức Hà Nội, họ cứ lầm tưởng rằng học đ̣i theo Bắc Kinh là hay, hoặc viện dẫn trường hợp Trung Quốc như một sự kỳ diệu của giải pháp Việt Nam đang theo đuổi.

Hỏi: Trên diễn đàn này, ông thường nói về nhân và duyên trong kinh tế, th́ ông vui ḷng giải thích thêm v́ sao ông cho là kinh tế Trung Quốc có thể bị khủng hoảng, mà lại có thể bị trong năm nay? Nếu đúng vậy th́ giới lănh đạo Bắc Kinh hay thế giới, và kể cả các nhà đầu tư, không biết sao?

Đáp: Tôi thiển nghĩ rằng biết là một chuyện, làm là một chuyện và nói ra lại là chuyện khác! Tôi xin lấy một thí dụ cụ thể đầy tính thời sự kinh tế. Thứ Năm 24 tuần qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức là ngân hàng trung ương của xứ này, đă loan báo là ngạch số ngoại trái – là vay mượn nước ngoài - của các doanh nghiệp Trung Quốc đă tăng gần 20% trong năm 2004 vừa qua, trong đó có đà gia tăng đến hơn 30% của các khoản nợ ngắn hạn dưới một năm, tổng cộng là gần 230 tỷ Mỹ kim.

So với khối dự trữ ngoại tệ ở khoảng 610 tỷ của ngân hàng nhà nước vào đầu năm nay th́ số nợ ấy chả có ǵ đáng lo.

Sự thật lại rắc rối hơn vậy. Chúng ta biết v́ có nói nhiều lần trên diễn đàn này là Bắc Kinh đang cần hạ nhiệt bộ máy sản xuất v́ e sợ nguy cơ lạm phát và động loạn xă hội. V́ vậy, cách đây một năm, ngày 24 tháng Ba, Trung Quốc nâng mức dự trữ pháp định của các ngân hàng từ 7% lên 7,5% mà không có kết quả.

Cuối tháng Tư năm ngoái, họ bèn có quyết định thuộc diện hành chính hơn là ngân hàng, là cấm cho vay thêm, thuộc bất cứ diện ǵ cho đến mùng tám Tháng Năm. Quyết định ấy cho thấy sự bất lực của khả năng điều tiết bằng khí cụ ngân hàng. Và đến đầu năm nay, Cục Thống kê cho biết là đà tăng trưởng của quư bốn năm ngoái, quy ra toàn năm, là 9,5%, so với 9,1% của năm 2003.

Tức là không giảm mà c̣n tăng! Lư do là đầu tư vẫn tăng đều và bộ máy quản lư hay ngân hàng chẳng điều tiết được ǵ. Bây giờ, doanh nghiệp của họ c̣n bung ra vay mượn nước ngoài - chủ yếu là vay ngắn hạn để xuất khẩu – ta thấy tái diễn mối họa Đông Á cũ.

Hỏi: Nhưng dù sao, như chính ông vừa cho biết, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lên tới 610 tỷ, th́ có mắc nợ 230 tỷ cũng không phải là lớn.

Đáp: Thưa vâng, nếu ta không kể thêm là tổng số nợ xấu, khó đ̣i và có thể mất của hệ thống ngân hàng Trung Quốc nay đă vượt 500 tỷ Mỹ kim. Ngân hàng thương mại Trung Quốc, do nhà nước quản lư, huy động mức tiết kiệm rất cao của dân chúng Hoa lục để chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp cũng do nhà nước quản lư, theo diện gọi là chính sách, bất kể tới khả năng quản trị hay mức lời lỗ rủi ro của các doanh nghiệp này.

Đến 18% ngân sách quốc gia của Trung Quốc cũng phải dồn cho việc bù lỗ của lề lối quản lư ấy. V́ vậy mà hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp của họ chỉ là một lâu đài xây trên cát – không khác ǵ của Việt Nam – và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, nhất là khi giới đầu tư nản chí mà triệt thoái khỏi Hoa lục, như trường hợp đă xảy ra tại Đông Á trước đấy.

Sau khi hồ hởi sảng v́ lạc quan tếu, các chủ đầu tư và chủ nợ nước ngoài sẽ hốt hoảng tháo chạy là điều đang bắt đầu xảy ra, và khủng hoảng có thể bùng nổ, là điều ta có thể thấy năm nay.

Hỏi: Trở lại chuyện nhân và duyên trong kinh tế, v́ sao lại có cơ sự ấy và lại bùng nổ trong năm nay?

Đáp: Lư do là Trung Quốc - và cả Việt Nam nữa - chẳng có ǵ sáng tạo độc đáo, v́ vẫn đi theo chiến lược phát triển Đông Á, lấy xuất nhập khẩu làm đầu máy tăng trưởng, lấy đầu tư nước ngoài và cả nguyên vật liệu lẫn công nghệ và kiến năng của nước ngoài làm sức đẩy, với sự yểm trợ của guồng máy nhà nước. Chiến lược ấy dẫn tới việc nín thở xuất khẩu để chinh phục thị phần mà bất kể lời lăi, đầu tư thả giàn mà bất kể rủi ro. Sau cùng, chiến lược ấy cũng dẫn đến những chứng tật Đông Á là tham ô và cấu kết.

Nhưng, điều sáng tạo tai hại của cả Việt Nam và Trung Quốc là đi theo chiến lược đă phá sản của Đông Á, với những tàn dư về lư luận xă hội chủ nghĩa. Mô thức gọi là “kinh tế thị trường theo màu sắc Trung Quốc” hay “kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa” của lănh đạo Hà nội chỉ là chiến lược Đông Á màu hồng, với nhũng chứng tật cố hữu như bao cấp, tham nhũng và quản lư kinh doanh bất kể rủi ro hay lời lỗ.

Hỏi: Nhưng khi giới kinh tế đă biết như vậy th́ hẳn nhiên t́nh trạng này sẽ không thể kéo dài. Và sau đó th́ t́nh h́nh sẽ ra sao?

Đáp: Trung Quốc đang gặp nhiều mâu thuẫn lớn trong kinh tế, xă hội và chính trị. Khi tư bản hết hồ hởi chảy vào mà chạy ra, là điều ta có thể thấy rơ hơn trong năm nay v́ lăi suất Mỹ đă tăng và sẽ c̣n tăng, những mâu thuẫn ấy sẽ phát tác.

Đảng Cộng sản vốn đă mất uy tín về nạn tham nhũng lại c̣n gây bất măn v́ bất lực trước bài toán quốc kế dân sinh. Nội loạn có thể bùng nổ và lây lan qua chính trị. Những điều đó có thể xảy ra trong năm nay và kéo dài đến cao điểm tâm lư là Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Sau đó là khủng hoảng.

Thói thường, khi các chính quyền độc tài bị yếu thế th́ lănh đạo thường thổi lên chủ nghĩa quốc gia dân tộc, thực chất là chủ nghĩa phát xít, và có khi gây hấn với bên ngoài để trấn áp chống đối bên trong. Trường hợp ấy mà xảy ra tại Trung Quốc th́ Đài Loan và Việt Nam có khi lănh họa.

* Tiểng Việt



-- Viet Quoc Nhan (vietquocnhan@yahoo.com), March 02, 2005


Moderation questions? read the FAQ