Người Việt làm giàu cho Trung Quốc. Tại sao?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Người Việt làm giàu cho Trung Quốc. Tại sao?

Người Hoa quảng cáo ngay trên khu chợ người Việt TT - Toàn Liên bang Nga phải có đến cả trăm ngàn cửa hàng do người Việt làm chủ. Nhưng số hàng hóa mà họ buôn bán có đến 88% là hàng của Trung Quốc và khoảng 7% là hàng của Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng VN chỉ chiếm khoảng 2% trong các gian hàng của người Việt tại Nga...

Năng lực người Việt dồi dào...

Phải thừa nhận rằng lực lượng doanh nhân người Việt tại Nga là niềm mơ ước của nhiều quốc gia khác. Đại đa số doanh nhân Việt thành đạt tại xứ sở bạch dương đều đến Nga trước thời kỳ Liên Xô tan ră, năm 1991. Họ là những người khá am hiểu văn hóa và luật pháp Nga.

Đặc biệt, so với người Trung Quốc th́ người Việt học tiếng Nga nhanh và nói sành sỏi hơn nhiều... Cũng chính v́ điều này mà người Việt có rất nhiều công ty dịch vụ làm thủ tục, giấy tờ và tư vấn luật pháp cho người các nước khác như Trung Quốc, Lào...

Không những thế, người Việt có mặt ở hầu hết thành phố lớn trên toàn Liên bang Nga. Đây là một hệ thống phân phối hàng hóa mà bất kỳ công ty hay quốc gia nào cũng thèm muốn. Doanh nhân Việt ở Nga phần lớn đi lên từ hai bàn tay trắng, v́ thế họ là những người rất cần kiệm, quí sức lao động. Nếu như chúng ta mỗi tuần có hai ngày nghỉ th́ doanh nhân Việt ở Nga chỉ được nghỉ hai ngày trong một năm, đó là ngày 1 và 2 tết dương lịch!

Từ những thực tế trên thương trường, họ thật sự là những nhà “nghiên cứu thị trường” sâu sát nhất mà chúng ta có. Người Việt ở Nga buôn bán hàng may mặc là chính. Nếu bạn muốn biết tỉ lệ kích cỡ, mốt và màu sắc của mỗi vùng miền trên toàn thị trường Nga rộng lớn th́ họ sẽ trả lời bạn một cách nhiệt t́nh mà không tốn một đồng thù lao nào cả...

Và những người này đă từng trải qua và gượng dậy sau cuộc khủng hoảng tại Nga vào năm 1998, chính v́ thế những kinh nghiệm mà họ có được là rất quí báu. Mọi người vẫn thường nói đùa rằng những doanh nhân Việt tại Nga đều có “thần kinh thép” là vậy!

Riêng ở thủ đô Matxcơva, người Việt có đến gần chục trung tâm thương mại lớn như Trung tâm thương mại Sông Hồng (1 và 2), Salút, Togi, An Đông, Asean, Lion... C̣n ở các thành phố lớn khác như Samara, Saratov, Ufa, Rostov... tất cả đều có các trung tâm thương mại của người Việt.

Mỗi gian hàng của người Việt ở Nga chỉ khoảng 10-12m2. Tại chợ Ṿm, doanh thu của mỗi cửa hàng như thế không phải nhỏ, thường dao động trong khoảng 3.000 - 20.000 USD/ngày, tùy theo khu vực và mùa vụ. C̣n tại các trung tâm thương mại khác, tổng doanh thu có phần thấp hơn chợ Ṿm nhưng tối thiểu cũng phải 2.000 USD/cửa hàng/ngày!

Đặc biệt như đại lư của chị Hương tại chợ Ṿm, có ngày tổng doanh thu lên tới 100.000 USD. Người nào buôn bán tệ lắm mỗi tháng cũng tiêu thụ được khoảng một container 10 feet hàng may mặc. C̣n những đại lư lớn, mỗi ngày cũng tiêu thụ được 3-4 container 20 feet. Nếu tính trung b́nh, cứ 2-3 cửa hàng của người Việt có thể bao tiêu sản phẩm cho một nhà máy may mặc với vài trăm công nhân hoạt động suốt một năm. Đấy không phải là con số nhỏ!

Nhân lực người Việt ưu tú...

Có một câu chuyện phiếm về lao động VN ở Liên Xô trước đây: tại một công trường xây dựng, giờ giải lao người Nga và một số người thuộc các nước SNG đều say sưa vào các thú vui như đánh bài, tán gẫu... Riêng những công nhân Việt th́ chăm chú đọc tác phẩm nổi tiếng của những nhà văn nổi tiếng như Chekhov, Lev Tolstoy, Pushkin...

Một khách du lịch từ Tây Âu đi ngang qua những con người ham học ấy đă thốt lên: “Các ngài lăng phí quá!”. C̣n bây giờ, nói như lời chị Hoa - một người buôn bán tại Trung tâm thương mại Salút, th́ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ... Việt ra chợ bán hàng tại Nga không phải là ít. Họ là những người con ưu tú được cử đi Nga học dưới thời Liên Xô, sau sự kiện năm 1991 họ không về nước mà ở lại Nga sống bằng nghề kinh doanh.

Tất nhiên phần lớn họ không trực tiếp buôn bán, nói theo ngôn ngữ của người Việt bên đó, họ là “chủ hàng”. Nghĩa là, đội ngũ này trực tiếp đặt hàng và “đánh hàng” từ Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ về Nga để bán lại cho các cửa hàng bán sỉ và lẻ khác.

Tôi đă từng nói chuyện với anh Sơn - một “chủ hàng” tiến sĩ, hay chị Sa - một người từng làm việc tại Viện Hạt nhân ở Đà Lạt... Tất cả họ đều đă “rẽ ngang” sau biến cố 1991! Hỏi họ, tôi được biết họ rất tiếc cho những kiến thức ḿnh đă học nhưng không hề có một chút “bệnh sĩ” như những người trí thức khác...

Đối với họ, ra chợ cũng là một lẽ thường t́nh trong cuộc mưu sinh của đời người. Anh Minh, một “chủ hàng” tiến sĩ ngôn ngữ học, tâm sự: “Thời thế nó vậy, kinh doanh cũng là một lĩnh vực hay, và hơn thế nó có thể nuôi chúng tôi. C̣n về các viện nghiên cứu trong nước, nói thật, lấy ǵ mà ăn với đồng lương ít ỏi như thế?”.

...Và hàng Trung Quốc bán chạy

Dạo qua các trung tâm thương mại lớn của người Việt ở Nga, tôi không khỏi xót xa khi thấy đâu đâu cũng tràn ngập hàng Trung Quốc, hàng Thổ... C̣n hàng VN thi thoảng mới gặp như những ngày nắng ấm ở Nga!

Khi hỏi tại sao không bán hàng Việt, anh Thái - một doanh nhân tại khu chợ Ṿm - giải thích: “Hàng Việt bán ở Nga chất lượng không cao hơn hàng Tàu nhưng giá lại thường đắt hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, kích cỡ áo quần của VN làm không chuẩn lắm, hàng bị tồn rất nhiều”. C̣n chị Liên, một “chủ hàng” chuyên đánh hàng từ VN qua, cho biết: “Phương thức thanh toán là một trong những vướng mắc làm cho hàng Việt khó vào thị trường Nga”.

Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng phương thức thanh toán chưa phải là điều bận tâm lắm. Điều căn bản là các doanh nghiệp VN trong nước rất thiếu thông tin về thị trường Nga và Đông Âu nói chung. Qua một số luồng thông tin không toàn diện, các doanh nghiệp trong nước rất ngại khi tiếp cận thị trường này.

Trong khi đó, các nhà máy của Trung Quốc thường xuyên cử người qua Nga để t́m đối tác qua các trung tâm thương mại. Họ t́m đến người Hoa đă đành, họ c̣n mướn phiên dịch chuyện tṛ với các doanh nhân người Việt.

Họ ghi chép rất tỉ mỉ những góp ư, kinh nghiệm của người Việt mà chẳng phải mất một đồng xu cho quá tŕnh nghiên cứu thị trường... Thậm chí nhiều người Việt c̣n vui vẻ tặng hàng mẫu cho người Trung Quốc mang về nước! Trong khi đó, suốt thời gian dài ở Nga chưa bao giờ tôi bắt gặp doanh nhân Việt trong nước làm những điều tương tự.

Các nhà máy, xí nghiệp của Trung Quốc cũng hết sức linh động. Chỉ một lần làm quen là họ sẵn sàng nhận hợp đồng làm ăn qua email hay fax... Không những thế, họ sẵn sàng giao hàng tại bất cứ đâu mà phía khách hàng yêu cầu. Các chủ hàng VN rất thích điều này, khi làm ăn với các đối tác Trung Quốc họ có thể nhận hàng tại Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Ukraine...

C̣n một điều tôi nghĩ là cốt lơi cho sự bành trướng của hàng hóa Trung Quốc, đó là khi bán hàng Trung Quốc người kinh doanh có cơ hội thu lợi nhuận cao với số vốn ít! Chú tôi đă từng đến Bắc Kinh để đặt hàng, và ông giật ḿnh khi một số mặt hàng có giá tại Bắc Kinh mắc hơn rất nhiều so với ở Nga, dù rằng tất cả đều một loại và đều là “made in China”!

Trong kinh doanh, người Hoa quyết đoán hơn người Việt, nếu như một mặt hàng khi đến Nga mà họ nhận thấy khó bán th́ ngay lập tức họ bán đổ bán tháo để thu hồi vốn. C̣n người Việt th́ làm theo kiểu “c̣n nước c̣n tát”, và cuối cùng, tính cả chi phí mướn kho băi để lưu trữ th́ cách làm của người Việt cũng chẳng kinh tế hơn.

Một điều làm tôi “choáng” trước các nhà máy của Trung Quốc là họ sẵn sàng cho đối tác nợ với một số tiền lớn nếu nhận thấy tiềm năng từ đối tác này. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước cứ khăng khăng theo kiểu “tiền trao cháo múc”!

Tôi đă từng trao đổi chuyện này với anh Công, giám đốc một công ty may mặc ở Đồng Tháp, nhưng anh Công cũng lắc đầu chịu thua. Anh nói: “Công ty tôi là công ty nhà nước, nếu không thu hồi được nợ nần th́ phiền phức lắm. Hơn nữa tôi cũng hơi ngán thị trường Đông Âu, nghe báo đài đưa tin lộn xộn tôi sợ quá...”.

Về mặt tổ chức, Pḥng tham tán thương mại và Đại sứ quán VN tại Nga cũng chưa phát huy hết vai tṛ. Một đội ngũ hùng mạnh nhưng không được tổ chức, thiếu sự liên kết hỗ trợ là thực trạng đang tồn tại trong giới doanh nhân Việt tại Nga. Trong khi đó, phía Trung Quốc lại làm rất tốt chuyện này...

Và một cách vô thức, cả một đội ngũ doanh nhân Việt tại Nga trở thành những người bán hàng và tiếp thị đắc lực cho các nhà máy sản xuất của Trung Quốc.

Tuyết phủ trắng cả Matxcơva, tôi rảo bước trên đại lộ dẫn đến chợ Ṿm, ḷng chợt ấm lên khi nh́n thấy một tấm panô quảng cáo “cao Sao Vàng”, một dược phẩm của VN được yêu chuộng tại Nga. Một chiều nọ tôi lại đứng như trời trồng giữa cái lạnh 30 độ âm khi nh́n thấy lá cờ Việt bay phấp phới trước một ngân hàng quốc tế. Nhưng ít lắm những khoảnh khắc như thế...!

THẾ ANH

-------------

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), March 09, 2005

Answers

Response to Người Việt lĂ m giĂ u cho Trung Quốc. Tại sao?

NHỜ ƠN CHÓ VÀ ĐẢNG, HÀNG NGÀN TRẺ THƠ VÀ PHỤ NỮ VN ĐĂ ĐƯỢC XUẤT CẢNG

RA NƯỚC NGOÀI ĐỂ LÀM NÔ LỆ T̀NH DỤC CHO BỌN NGOẠI BANG

-- bo bo (mystyle@fyi2me.com), March 10, 2005.


Moderation questions? read the FAQ